Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Cặp USDJPY có giảm nhẹ sau tin tức, nhưng đà giảm đã phần nào chững lại.
Điều này không thay đổi nhiều kỳ vọng của BOJ, đặc biệt là sau những tuyên bố và bình luận gần đây. Tuy nhiên, NHTW này nổi tiếng với việc tác động lên thị trường thông qua những thông tin trái chiều, nên đây có thể chỉ là một chiến thuật như vậy.
USDJPY một lần nữa đang áp sát mốc 152. Mặc dù không có gì đảm bảo các quan chức Nhật Bản sẽ tiến hành can thiệp tỷ giá khi cặp tiền vượt mốc 152, nhưng họ sẽ cần phải lên tiếng để giải thích về việc JPY mất giá ở mức 152 sau những nỗ lực hành động gần đây.
Nếu dữ liệu CPI Mỹ thấp hơn nhiều so với dự báo có thể đẩy USDJPY xa khỏi mốc 152 trong ngắn hạn, nhưng nếu báo cáo vượt kỳ vọng thì có nguy cơ các quan chức Nhật Bản sẽ phải đánh tiếng can thiệp tỷ giá sau đó.
Sau BofA và JPMorgan, Morgan Stanley cũng đã nâng dự báo giá dâu Brent lên 94 USD/thùng trong quý III năm 2024. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung từ OPEC tiếp tục thắt chặt, kết hợp với sản lượng dầu của Nga giảm và nhu cầu theo mùa tăng cao hơn.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu khi thị trường thận trọng hơn trước thềm công bố nhiều dữ liệu quan trọng, bao gồm báo cáo CPI Mỹ và quyết định chính sách của các NHTW. Chỉ số DAX Đức dẫn đầu đà giảm với 0.50%, theo sau là CAC của Pháp và FTSE của Anh cùng giảm 0.40%.
Trên thị trường FX, USD đi ngang, các đồng tiền chính giao dịch trong biên độ hẹp. JPY tiếp tục tích lũy dưới kháng cự quan trọng 151.92, tiến gần đến mức đáy trong 34 năm sau các bình luận thận trọng của Thống đốc BoJ Ueda.
Về mặt dữ liệu, xuất khẩu tăng làm giảm thâm hụt thương mại tháng 2 của Pháp. Các nhà phân tích của BofA nhận định CPI Mỹ sẽ tăng khiêm tốn và tiếp tục để ngỏ cơ hội cắt giảm lãi suất trong tháng 6.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm hỗ trợ vàng tăng gần $18.50, hiện giao dịch ổn định gần mức cao nhất trong ngày - đồng thời là mức kỷ lục mới tại $2357/oz. Lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 2.1bp và 3bp xuống 4.77% và 4.39%.
Giá dầu tăng do hy vọng ngừng bắn giữa Israel và Hamas mờ dần, làm gia tăng lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông. Dầu Brent và WTI lần lượt tăng trên $91/thùng và $86.70/thùng. Đà giảm của BTC tiệm cận mốc $70,100.
Thông tin từ cuộc khảo sát cho vay ngân hàng của ECB:
Dự báo của BofA về báo cáo CPI tháng 3 tại Mỹ:
BofA cho rằng báo cáo CPI sẽ phù hợp với kỳ vọng thị trường sẽ làm giảm khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 6.
Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm điểm vào thứ Ba khi các nhà đầu tư chờ đợi những dữ liệu kinh tế quan trọng hơn trong tuần này, bao gồm báo cáo CPI Mỹ vào thứ Tư tuần này.
Tại nền kinh tế Mỹ:
Tại nền kinh tế Nhật Bản:
Phân tích kỹ thuật:
Trên khung D1, USDJPY tiếp tục tích lũy dưới kháng cự quan trọng 151.92. Trên thực tế có thể thấy cặp tiền đã hình thành một mô hình Tam giác tăng và việc break khỏi kháng cự trên có thể kích hoạt một xu hướng tăng mạnh hơn. Phe bán có thể chờ tại khu vực này để gây áp lực khiến giá giảm trở lại đường xu hướng tăng. Trái lại, phe mua có thể muốn thấy giá break lên trên kháng cự này để thu hút thêm lực nhiều lực mua hơn.
Dữ liệu thương mại của Pháp vào tháng 2/2024:
Thống đốc BoJ Ueda cho biết định hướng chính sách hiện tại của họ không hứa hẹn sẽ giữ mục tiêu lãi suất qua đêm ở mức 0-0.1% cho đến khi nền kinh tế đạt được một số điều kiện nhất định.
Các nhà kinh tế từ BofA (Bank of America) và Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) của Đức đang đánh giá nhiều rủi ro khác nhau và cảnh báo về sự suy yếu của EUR khi cân nhắc tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed và ECB.
Geoffrey Yu, chiến lược gia cấp cao tại Bank of New York Mellon, cho biết:
Moritz Kraemer, nhà kinh tế trưởng tại LBBW, nhận định:
Các quan chức ECB và Chủ tịch Lagarde dự kiến sẽ đưa ra nhiều tín hiệu hơn trong cuộc họp tuần này để mở đường cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào ngày 6/6. Mặc dù họ đã phản đối mạnh mẽ những quan điểm cho rằng ECB sẽ thận trọng như Fed, nhưng cũng không hoàn toàn cam kết về hành động tiếp theo và cho biết sẽ để dữ liệu quyết định.
Chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ Mỹ của NFIB sẽ là dữ liệu đáng chú ý nhất hôm nay
Tuy nhiên, ngày mai thị trường sẽ "nóng hơn bao giờ hết" với các quyết định chính sách của RBNZ, CPI của Mỹ và quyết định chính sách của BoC.
USD/JPY tăng tiệm cận mốc 152.00, giao dịch quanh mức 151.89 sau những phát biểu của Thống đốc BoJ Ueda khi ông cho rằng cần xem xét giảm mức độ kích thích kinh tế nếu lạm phát tiếp tục tăng tốc.
Phát biểu của Thống đốc BoJ Ueda:
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Nhật Bản trong tháng 3 năm 2024:
Mặc dù lạm phát gần đây có xu hướng tăng và gây khó khăn, nhưng các nỗ lực kiềm chế lạm phát trước đó đã có hiệu quả. Chính vì vậy, chính sách của MAS có thể sẽ không thay đổi đáng kể, nghĩa là duy trì sự cân bằng nhưng không nới lỏng các hạn chế hiện hành.
Lưu ý về chính sách tiền tệ của MAS:
Tháng 10 năm 2023, MAS bất ngờ thông báo chuyển sang họp quý để đánh giá các chính sách tiền tệ từ năm 2024. Trước đây, họ chỉ họp hai lần một năm, vào tháng 4 và tháng 10.
RBNZ được nhiều người dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp 10:00 sáng mai. Đối với cuộc họp tuần này, quan điểm của Shadows Board cũng giống như sự đồng thuận của thị trường:
Vàng giao dịch quanh $2,340 đầu phiên Á trước khi tăng hơn $6 lên trên $2,346 ở thời điểm hiện tại.
Thị trường chờ đợi công bố dữ liệu lạm phát Mỹ vào ngày mai.
Khảo sát Kinh doanh Ngân hàng Quốc gia Úc vào tháng 3 năm 2024:
Một số chỉ số phụ:
Áp lực chi phí vẫn còn rõ ràng:
NAB nói về áp lực giá:
JPY tiếp tục suy yếu, USDJPY dao động quanh 151.90 bất chấp sự can thiệp bằng ngôn từ của Bộ trưởng tài chính Nhật Bản. Nếu cặp tiền chạm ngưỡng 152.00, chính phủ Nhật Bản nhiều khả năng sẽ có biện pháp can thiệp tiền tệ.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki nỗ lực can thiệp bằng ngôn từ để hỗ trợ JPY:
Doanh số bán lẻ ở Anh tăng mạnh nhất kể từ tháng 8:
BRC cho biết tổng số liệu chi tiêu bán lẻ không được điều chỉnh theo mùa và phản ánh việc Chủ nhật Phục sinh rơi vào ngày 31 tháng 3, sớm hơn một tuần so với năm 2023.
Giám đốc điều hành BRC Helen Dickinson cho biết:
Khảo sát ý kiến doanh nghiệp hàng quý của New Zealand (QSBO) từ Viện nghiên cứu kinh tế New Zealand (NZIER):
Báo cáo chỉ ra rằng:
Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari phát biểu tại Đại học Montana:
Chủ tịch Fed Goolsbee phát biểu trên radio:
Thị trường chứng khoán Mỹ không có nhiều biến động khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố hôm thứ Tư để hiểu rõ hơn về tác động của chính sách lãi suất của Fed đã lên lạm phát. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát dự đoán lạm phát sẽ tăng 0.3% trong tháng 3. Theo CME Fedwatch, thị trường hiện định giá dưới 50% khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong cả tháng 6 và 7 - giảm đáng kể so với con số được ghi nhận vào đầu tháng. S&P 500 đóng cửa với mức giảm nhẹ 0.04%, Dow Jones giảm 0.03% trong khi Nasdaq Composite tăng 0.03%.
Trên thị trường FX, USD suy yếu bất chấp đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc. Kỳ vọng lạm phát của Fed New York 1 năm không thay đổi ở mức 3.0%, nhưng kỳ vọng 3 năm đã tăng lên 2.9% từ 2.7% trước đó. AUD mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. AUDUSD tăng lên trên đường MA 100 ngày ở mức 0.6569. USD dao động trong khoảng đường MA 200 và 100 giờ từ 0.9041 đến 0.9046. USDJPY tăng lên 151.938, kém 3 pip so với mức cao nhất từ năm 2024 và mức cao mới trong 30 năm trước khi quay đầu giảm và đóng cửa ở 151.847.
Vàng tăng 9.03 USD hay 0.39% lên mức 2,338.60 USD. Bitcoin tăng hơn 3% lên trên 71,600 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lập đỉnh mới trong năm 2024, đóng cửa với mức tăng 4.4 bps trong ngày lên 4.421%. Dầu thô giảm do hy vọng về lệnh ngừng bắn/giải phóng con tin ở Isreal. Hamas đã đưa ra đề xuất nhưng theo nguồn tin, họ đã bác bỏ kế hoạch của Israel. Dầu thô WTI giảm 0.30 USD xuống mức 86.50 USD/ thùng
Bank of America dự báo lạm phát CPI cơ bản sẽ ở mức vừa phải hơn trong tháng 3, cho thấy áp lực lạm phát giảm bớt.
Những kết quả như vậy có thể củng cố niềm tin của Fed và mở đường cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Cuộc khảo sát người tiêu dùng trong tháng 4 của Fed New York:
Kỳ vọng lạm phát 3 năm đã liên tục tăng từ 2.4% lên 2.7%, và hiện là 2.9% trong tháng 4. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng ít nhất thì kỳ vọng lạm phát 5 năm đã giảm xuống. Vấn đề lúc này là liệu kỳ vọng lạm phát 1 năm có tăng theo do giá dầu cao hơn hay không?
Các dữ liệu khác:
Goldman Sachs tiếp tục giữ quan điểm EUR/CAD giảm, và nhắm mục tiêu xuống 1.44 trước thềm cuộc họp ECB vào giữa tuần này. Mặc dù EUR/CAD đã sidaway và kẹt dưới 1.48 trong khoảng 2 tháng gần đây do sự lưỡng lự của thị trường, nhưng cuộc họp của ECB sắp tới có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu tiền lương tháng 6 để tạo tiền đề cho việc cắt giảm lãi suất. Hơn nữa, kỳ vọng tăng trưởng ổn định tại khu vực Eurozone, trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn kiên vường khiến ngân hàng này nhận thấy rủi ro EUR/CAD giảm trong thời gian tới.
Chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục khởi sắc vào đầu phiên thứ Hai sau báo cáo việc làm NFP bùng nổ hôm thứ Sáu. Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng của các doanh nghiệp, ngay cả khi điều này có thể trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed. Lịch trình kinh tế hôm nay tương đối nhẹ nhàng khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng. Theo CME Fedwatch, xác suất cắt giảm lãi suất trong tháng 6 đã quay trở lại trên 50%, nhưng vẫn thấp hơn 50% vào tháng 7. Ngày càng nhiều nhà kinh tế lung lay trước triển vọng nới lỏng trong năm nay, được biết tổng mức cắt giảm theo thị trường lãi suất đã giảm xuống 60bp vào thứ Sáu - thấp hơn dự báo của Fed là 75bp trong cuộc họp tháng 3.
Về mặt dữ liệu, chỉ báo phản ánh xu hướng việc làm tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 3, báo hiệu việc làm tiếp tục tăng trong quý II. Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo GDP quý I lên 2.5% và dự báo CPI lõi tháng 3 tăng 0.27% so với tháng trước.
Trên thị trường FX, USD giảm khi lợi suất TPCP thu hẹp đà tăng từ mức cao nhất kể từ đầu năm. Lợi suất 10 năm đã giảm từ 4.46% trước phiên Mỹ xuống 4.42% vào thời điểm hiện tại. Một số nhà đầu tư cho rằng USD đã mạnh lên trong thời gian gần đây dường như là do các hoạt động kích thích tài chính của Chính phủ. Ngay khi các hóa đơn đến kỳ hạn thanh toán, USD có thể sẽ đảo ngược xu hướng hiện tại. CHF dẫn đầu đà giảm (-0.4%), trong khi các đồng antipodeans mạnh nhất trong nhóm G7 (NZD và AUD lần lượt tăng 0.3% và 0.4% trong ngày).
Trên thị trường hàng hóa, vàng tiếp tục thoái lui khỏi mức cao nhất trong ngày, hiện giao dịch quanh $2327/oz, tức giảm hơn $2. Dầu thô giảm mạnh hơn $1.3 xuống $85.50/thùng do căng thăng địa chính trị tại Trung Đông hạ nhiệt - làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung sau khi Israel rút thêm quân số khỏi miền Nam Gaza, đồng thời cam kết ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về lệnh ngừng bắn.
BTC vẫn tăng hơn 3.4% vào đầu tuần, dù đang điều chỉnh khỏi mức cao nhất trong ngày (giảm từ gần 72,800 USD xuống còn gần 71,700 USD). Sự kiện Bitcoin Halving đang đến gần và giá cần duy trì trên 80,000 USD để các nhà khai thác và thợ mỏ có lãi.
Đây là báo cáo tổng hợp của dữ liệu đã được phát hành nên sẽ không là yếu tố thúc đẩy thị trường.
Will Baltrus, Phó Chuyên gia kinh tế tại The Conference Board cho biết:
Goldman Sachs dự báo:
Việc các nhà đầu tư xôn xao về chữ số thập phân thứ 2 trong dữ liệu CPI đang làm nổi bật mức độ quan trọng trong biến động giá tiêu dùng hiện tại.
Chi phí cho thuê và OER đang đặc biệt gây bối rối với các nhà kinh tế và Fed, điều mà Chủ tịch Fed Chicago Austin Goolsbee đã đề cập vào tuần trước. Goldman Sachs tin rằng dữ liệu việc làm đang nóng hơn tốc độ tăng trưởng dân số, đồng thời nâng nhẹ dự báo GDP quý I.
USD hiện đang chịu áp lực bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao hơn.