Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Thị trường chứng khoán có tín hiệu lạc quan khi chỉ số Chứng khoán châu Âu có mức tăng nhẹ và hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2% trong phiên. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cơ sở đang cố gắng phá vỡ mức MA 100 ngày của mình (đường màu đỏ):
Đó sẽ là tín hiệu kỹ thuật tích cực cho tuần này, sau nhà đầu tư phải trải qua hai tháng tồi tệ vừa qua
Chỉ số Nasdaq cũng có tín hiệu kĩ thuật tương tự, ngay cả khi đóng cửa giảm 0.2% trong ngày hôm qua. Điều này chứng tỏ mức MA 100 ngày là vùng giá quan trọng, nhất là khi dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào 20h30 tối nay.
Đồng Euro (EUR) tăng giá giúp EUR/USD vượt qua mốc 1.0700.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ giảm nhẹ khi chỉ số DXY về lại mức 105.55 sau khi tiếp cận vùng đỉnh 106.00 của tuần trước.
Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD đến từ quan điểm "hawkish" của các quan chức Fed gần đây.
Trong khi đó, các quan điểm gần đây từ quan chức ECB tiếp tục thể hiện khả năng tạm dừng các chính sách thắt chặt hiện tại khi lạm phát tiếp tục tăng vượt quá mục tiêu.
Điều đó bất chấp sự suy giảm dự kiến về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế lớn trong năm tới. Cơ quan này cho biết nhu cầu dầu đã ổn định khi Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 17.1 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Không có thay đổi nào so với ước tính ban đầu vì lạm phát cơ bản hàng năm được dự báo sẽ giảm từ 5.8% trong tháng 9 xuống 5.2% trong tháng 10. Đó ít nhất sẽ là một diễn biến đáng khích lệ đối với ECB, mặc dù nó vẫn ở mức rất cao.
Chiến thuật này được tất cả các ngân hàng trung ương lớn áp dụng vào thời điểm hiện tại, tất nhiên trừ BOJ. Nhưng rất có thể, SNB sẽ đứng ngoài cuộc vì áp lực lạm phát ở Thụy Sĩ đã giảm đi khá nhiều so với những nơi khác.
Về chi tiết hàng tháng, giá sản xuất đã tăng 0.1% trong tháng 10 trong khi giá nhập khẩu tăng 0.4%.
Phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lam Phật An tại San Fransisco:
Trung Quốc đang trên đường phục hồi sau một năm kinh tế tồi tệ theo tiêu chuẩn của chính nước này. Sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản và sự suy giảm nhu cầu trong nước là hai lực cản lớn đối với nền kinh tế.
Giá dầu tăng mạnh khi OPEC cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường vẫn mạnh và nỗi lo ngại nguồn cung có thể bị gián đoạn khi Mỹ hạn chế xuất khẩu dầu của Nga của các nhà đầu tư:
Tâm điểm của thị trường sẽ bao gồm báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng như dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ được công bố vào tối nay và chỉ số giá sả xuất của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào ngày mai.
Tuần trước, giá dầu trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7, do lo ngại rằng nhu cầu có thể suy yếu ở những nước tiêu thụ dầu hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc. Giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm trong tháng 10 xuống mức chưa từng thấy kể từ đại dịch Covid-19 và xuất khẩu trong tháng giảm nhiều hơn dự báo.
17h30: Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson phát biểu trước Hội nghị cấp cao SNB-FRB-BIS về vấn đề: "Rủi ro toàn cầu, sự bất định và các biến động"
22:00: Phó Chủ tịch Fed Michael Barr phát biểu trong phiên điều trần "Giám sát các cơ quan quản lý tài chính" của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về các vấn đề Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị.
23:00: Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester phát biểu khai mạc ngắn gọn trong sự kiện trực tuyến "Cuộc trò chuyện với Ngân hàng Trung ương: Gánh nặng lạm phát"
00:45: Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee tham gia cuộc trò chuyện về nền kinh tế và chính sách tiền tệ tại Câu lạc bộ Kinh tế Detroit
Cựu quan chức BOJ Hayakawa cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters:
UBS nhận thấy đồng USD sẽ được hỗ trợ trong những tháng tới, dựa trên dữ liệu kinh tế tương đối kiên cường của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với nguy cơ USD sẽ suy yếu nhẹ khi bước sang năm 2024, trước sự chậm lại đang kể trong dữ liệu kinh tế Mỹ và phương hướng chính sách của Fed. UBS hiện đang tìm cách bán ra USD.
UBS vẫn ưa thích AUD trước khả năng RBA sẽ có thêm 1 đợt răng lãi suất nữa và ngân hàng cũng sẽ giữ lãi suất ở mức cao cho đến ít nhất là quý cuối cùng của năm 2024 để chống lạm phát.
Một lưu ý từ JP Morgan chỉ ra điều mà tất cả chúng ta đều nghi ngờ:
Bank of America (BofA) không nhìn thấy triển vọng tích cực cho báo cáo này. Theo dữ liệu tổng hợp về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội bộ trong tháng 10 cho thấy:
BoA dự báo doanh số bán lẻ sẽ “không mấy khả quan”, nhưng không quá gây thất vọng:
Dữ liệu Doanh số bán lẻ sẽ được công bố vào 20:30 tối mai theo giờ VN, hay 8:30 sáng theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Vào thứ Hai, Trung Quốc đã công bố loạt dữ liệu tài chính trái chiều, bao gồm:
Sự sụt giảm của cả hai thước đo này trong tháng 10 so với tháng 9 có thể là do sự kết hợp của các yếu tố sau:
Goldman Sachs dự báo rằng cả chu kỳ tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) và Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) hiện đã hoàn tất.
Dữ liệu niềm tin người tiêu dùng của ANZ - Roy Morgan giảm mạnh 3.5 điểm từ 77.8 điểm trong tuần trước xuống 74.3 điểm trong tuần này - chạm mức đáy 4 tháng, trong bối cảnh RBA đã tăng lãi suất 25bp lên 4.35% sau 4 tháng tạm dừng và giá xăng tăng khoảng 40 cent/lít đã làm xói mòn tâm lý người tiêu dùng.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng từ Viện Westpac-Melbourne trong tháng 11 năm 2023:
Nhận định từ Westpac:
Khảo sát Kinh doanh từ Ngân hàng Quốc gia Úc (NBA) vào tháng 10 năm 2023:
Nhận định từ NAB:
Chứng khoán đi ngang trong phiên thứ Ba. Chứng khoán biến động trái chiều khi thị trường hướng sự tập trung vào báo cáo CPI tháng 10 được công bố tối nay và các nhà đầu tư theo dõi cuộc chiến gia hạn thời gian trả nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Nếu báo cáo phù hợp với dự kiến, thị trường sẽ tăng kỳ vọng vào tiềm năng Fed xoay trục chính sách ôn hòa sau những thành công trong cuộc chiến chống lạm phát. Ngược lại, nếu dữ liệu kém kỳ vọng sẽ làm dấy lên lo ngại Fed một lần nữa cân nhắc Fed thắt chặt chính sách. Các nhà đầu tư cũng tiếp tục theo dõi diễn biến đàm phán nợ công nhằm ngăn chặn việc chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối tuần này, trong bối cảnh Moody’s có khả năng sẽ hạ xếp hạng tín dụng Hoa Kỳ trước những lo ngại về thâm hụt ngân sách và phân cực chính trị trong nội bộ chính phủ. Trước đó, Moody’s đã xác nhận xếp hạng cao nhất là AAA cho Mỹ, nhưng chuyển triển vọng tín dụng sang tiêu cực. Cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà tăng, trong khi lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu và bất động sản giảm nhiều nhất trong các nhóm ngành. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD hồi lại lên gần đỉnh ngày thứ Năm tuần trước sau nhịp giảm nhẹ đầu ngày giao dịch. Giá quay đầu giảm mạnh hơn 35pip trong phiên Mỹ và USD đóng cửa giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ được công bố trong ngày. Kết phiên, GBP và AUD dẫn đầu đà tăng, trong khi NZD yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
Vàng phục hồi lên gần $1950/oz trong phiên Mỹ, nhờ lợi suất TPCP đồng loạt giảm, sau khi liên tục trồi sụt trong biên độ từ $1932 - $1942 xuyên suốt phần lớn ngày giao dịch. Kết phiên, vàng tăng $7.8 lên gần $1946/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm giảm 3bp xuống 5.04%, trong khi đó các lợi suất dài hạn đóng cửa giảm nhẹ trong ngày sau khi xóa bỏ hoàn toàn đà tăng đầu phiên khi bước vào phiên Mỹ. Dầu thô tăng gân $1.1 lên $78.26/thùng - ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong tuần.
S&P 500 giảm 0.4%
Nasdaq giảm 0.5%
DJIA giảm 0.2%
Sự chú ý sẽ đổ dồn vào lợi suất trái phiếu, vốn đang tiếp tục tăng chậm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 5.6 bps.