Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Số đơn đặt hàng ngành công nghiệp của Anh đang được cải thiện nhưng tình hình và triển vọng vẫn khá ảm đạm. Kỳ vọng sản lượng trong tháng 9 tiếp tục giảm từ -2 (tháng 8) xuống -17. Trong khi đó, số đơn đặt hàng sách xuất khẩu ở mức -8, chỉ tăng nhẹ so với mức -12 trong tháng trước.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem nhẹ thông báo của ông Putin khi cho rằng các kế hoạch của Nga đối với Ukraine không thành công. Chứng khoán đang chứng kiến sự phục hồi tốt với các chỉ số HĐTL châu Âu và Hoa Kỳ tăng cao trong ngày.
Bitcoin đã giảm 2% xuống còn 19 nghìn đô la trong 24 giờ qua khi USD tăng và các chỉ số chứng khoán giữ vững đà giảm. Mặc dù tâm lý thị trường không lạc quan trước quyết định lãi suất của Fed vào rạng sáng mai, BTC đã cố gắng hồi phục từ mức thấp nhất của ngày hôm qua.
Ethereum giảm 1.7% xuống 1,335 USD, với biến động giá của các altcoin hàng đầu dao động từ -2.7% (Shiba Inu) đến +7% (XRP), trong khi tổng vốn hóa giảm 1.2% xuống còn 927 tỷ USD - theo ước tính của CoinMarketCap.
BTCUSD đã giao dịch gần mức thấp trong ba tháng qua. Phản ứng của thị trường đối với quyết định của Fed vào rạng sáng mai sẽ xác định liệu sẽ có mức thấp mới được thiết lập hay sẽ có sự hồi phục từ đáy.
MicroStrategy đã mua thêm 301 BTC ~ 6 triệu đô la với giá trung bình là 19,851 USD vào đầu tháng 8. Trước đó, MicroStrategy đã đầu tư lần đầu tiên vào tiền điện tử vào tháng 6 khi công ty mua 480 BTC trị giá khoảng 10 triệu đô la.
Chuyên gia tiền điện tử nổi tiếng Willie Wu nói rằng hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch CME đang gây áp lực đáng kể lên bitcoin.
Sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ lưu ký tài sản kỹ thuật số và các công cụ để đảm bảo an toàn cho các công ty tiền điện tử.
Giá vàng tiếp tục tăng chạm mức cao nhất trong ngày là $1,672.78/oz. Tâm lý risk off có vẻ vẫn đang chi phối phần lớn thị trường, hỗ trợ cho các tài sản trú ẩn.
Đức đã quốc hữu hóa Uniper vào thứ Tư sau khi gói cứu trợ trị giá hàng tỷ euro trước đó không hỗ trợ được nhà nhập khẩu khí đốt này và giá dầu tăng vọt sau tuyên bố điều động một phần quân đội Nga của Tổng thống Vladimir Putin.
Berlin đã đồng ý mua số cổ phần còn lại của Uniper do Fortum (Phần Lan) nắm giữ để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước.
"Chính phủ sẽ làm mọi thứ có thể để giữ cho các công ty hoạt động ổn định trên thị trường ", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, đồng thời thông báo về động thái của Uniper và các bước khác nhằm giúp Đức tránh phân bổ năng lượng trong mùa đông này.
Bộ Kinh tế Đức cho biết sau khi mua cổ phần của Fortum, nhà nước Đức sẽ nắm giữ khoảng 99% cổ phần của Uniper. Uniper cho biết thỏa thuận này liên quan đến việc rót vốn 8 tỷ euro (7.94 tỷ USD). Việc rót vốn của chính phủ Đức sẽ nâng tổng gói cứu trợ lên ít nhất 29 tỷ euro.
Ngoại trưởng Anh Gillian Keegan cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư chỉ ra sự leo thang đáng lo ngại và những lời đe dọa của ông là hoàn toàn nghiêm túc.
Putin đã ra lệnh huy động quân sự đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến thứ hai, cảnh báo phương Tây rằng nếu phương Tây tiếp tục 'đe dọa hạt nhân' thì Moscow sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh của kho vũ khí khổng lồ của mình.
Putin khẳng định lại mục tiêu của mình là "giải phóng" vùng trung tâm công nghiệp Donbas ở miền đông Ukraine và hầu hết người dân trong khu vực không muốn quay trở lại cái mà ông gọi là "ách thống trị" của Ukraine.
Giá khí đốt cho các doanh nghiệp sẽ được áp trần ở mức £75/MWh; giá điện cho các doanh nghiệp sẽ được áp trần ở mức £211/MWh.
Trợ giá sẽ được áp dụng cho các hợp đồng được ký kết kể từ ngày 1/4/2022 với thời gian sử dụng năng lượng được xác định là từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/2023.
Trái phiếu kho bạc, vàng và đô la Mỹ dẫn đầu đà tăng của các tài sản trú ẩn sau Tổng thống Nga Putin tuyên bố tập trung thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine, làm chao đảo các thị trường vốn đã chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất quy mô lớn của Fed vào đêm nay. Chứng khoán châu Âu cũng là một nạn nhân của Tổng thống Putin với các chỉ số chính sập nhanh chóng ngay đầu phiên. Hiện tại, các chỉ số đang phân hóa, dần ổn định trở lại để hướng đến FOMC - sự kiện quan trọng nhất tuần này. Hợp đồng tương lai chứng khoán Âu và Mỹ tiếp tục suy giảm. Nhà kinh tế Nouriel Roubini (người đã dự báo chính xác khủng hoảng tài chính 2008) cho rằng suy thoái sẽ xảy ra vào cuối 2022 và kéo dài suốt 2023, cho dù chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ cũng có thể khiến S&P 500 giảm tới 30%.
Dòng tiền đổ vào trái phiếu kho bạc Mỹ khi nhà đầu tư nhận thấy đại cục bất ổn của cuộc chiến Nga-Ukraine. Lợi suất các kỳ hạn nhanh chóng sập mạnh, với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 4bp xuống 3.52%. Trái phiếu chính phủ Đức cũng có những động thái tương tự.
Đô la Mỹ giao dịch gần mức cao kỷ lục trong bối cảnh thị trường biến động sau khi Bitcoin giảm xuống dưới $19,000. Đặc biệt sau phát biểu của Tổng thống Putin, USD tăng vọt lên đỉnh intraday, hiện đã điều chỉnh giảm nhẹ. Nhân dân tệ suy yếu xuống mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ giữa năm 2020 bất chấp PBOC thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức cao hơn dự kiến trong 20 ngày liên tiếp. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, một số khác cho rằng mức tăng 100bp mới hợp lý và xóa bỏ hoàn toàn định giá khả năng tăng 50 bp. Phát biểu của Putin đã đạp Euro xuống dưới 0.9900 - mức thấp được thấy lần cuối vào ngày 7/9. Bảng Anh cũng lao đao không kém khi chạm mức thấp nhất kể từ 1985.
Dầu thô có lẽ là hàng hóa được hưởng lợi nhiều nhất từ Tổng thống Putin. Dầu WTI tăng vọt lên $86.15 - chạm mức cao nhất 1 tuần qua sau phát biểu của ông, ghi nhận mức tăng gần 3% trong ngày. Vàng cũng đã chớp được thời cơ tăng giá lên mức cao nhất trong ngày ở $1,671.68/oz, tăng gần 0.50%
Điểm mấu chốt từ tuyên bố của Putin là Nga đã tăng cường nỗ lực trong việc duy trì trọng tâm chính vào cuộc xung đột ở Ukraine, gây ra nhiều bất ổn cho các thị trường.
Chứng khoán giảm điểm ngay đầu phiên Âu trong khi đồng đô la và yên đang gia tăng sức mạnh so với đồng euro. Nhưng dầu cũng là một điểm đáng chú ý trong ngày hôm nay, với dầu thô WTI hiện tăng 2.6% lên 86.42 USD.
Từ góc độ kỹ thuật, tin tức mới nhất cũng giúp cung cấp một số hỗ trợ cho phe mua khi họ dựa vào hỗ trợ đường xu hướng hàng tuần (đường màu trắng) từ mức thấp nhất của tháng 11/2020 và tháng 12/2021. Điều này hỗ trợ cho dầu WTI trước khi hướng tới mức quan trọng tiếp theo ở $80.
Tuyên bố của Putin có thể là một yếu tố hậu thuẫn giá dầu ở thời điểm hiện tại nhưng nếu nó trở thành một nguyên nhân khiến Nga lựa chọn sử dụng dầu làm 'vũ khí' như họ đã làm với khí tự nhiên, dầu thậm chí sẽ hưởng lợi nhiều hơn nữa trong bức tranh toàn.
Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt trong khu vực, một đồng tiền rơi tự do không hẳn là lý tưởng nhưng đá giúp nhấn mạnh tình hình mà châu Âu đang phải đối mặt vào lúc này. ECB có thể được cho là nhân tố quan trọng khi nói đến chính sách thắt chặt giữa các ngân hàng trung ương lớn. Triển vọng ECB trở nên u ám, tiềm năng kinh tế cũng kém lạc quan sau đại dịch.
Bức tranh toàn cảnh Nga-Ukraine tồi tệ hơn đã làm trầm trọng thêm những diễn biến tiêu cực trong khu vực, gia tăng áp lực cho cả các nhà lập pháp và hoạch định chính sách. Thật đáng buồn cho ECB khi họ bị mắc kẹt giữa muôn vàn khó khăn nhưng nhiều người vẫn cho rằng họ đã may mắn tránh được tình huống bi thảm như vậy trong nhiều năm nay.
Các thị trường chao đảo ngay sau khi Tổng thống Nga Putin tổng động viên quân sự bằng một loạt phát biểu gây bão. Tâm lý risk off nhanh chóng chiếm ưu thế, USD lao nhanh lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua.
Tuy nhiên, crypto có vẻ không hề bị ảnh hưởng bởi vị Tổng thống 'tài ba'. BTC/USD tiếp tục đi ngang trên giá $18,000, bất biến giữa thị trường vạn biến.
Dầu WTI phản ứng mạnh mẽ sau phát biểu của Tổng thống Nga, tăng vọt hơn 2 USD/thùng lên mức 86.15 USD/thùng - mức giá cao được thấy lần cuối vào 15/9.
Theo Phó Chủ tịch ECB:
ECB vẫn chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu chắc chắn nào về những gì họ có thể làm vào tháng tới.
Giá dầu WTI tăng từ gần mức $84.2/thùng lên $86.2 sau tin tổng thống Putin huy động lực lượng vũ trang.
Tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực sau hàng loạt phát biểu của Tổng thống Nga. Đó là một tín hiệu cho thấy Nga đang tiếp tục tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine nhưng cũng gợi ý rằng có thể có sự leo thang căng thẳng địa chính trị ở những nơi khác.
Chỉ số S&P 500 tương lai mất 15 điểm và thoái lui mức tăng trước đó trong khi đồng đô la hiện tăng nhẹ trên diện rộng.
Đồng bảng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 1985, hướng tới mức 1.1300.
Sau phát biểu của Tổng thống Putin, GBP/USD nhanh chóng phá vỡ 1.1350 xuống mức thấp 1.1304 trong vòng vài phút. Hiện cặp tiền giao dịch ở mức 1.1337.
Chỉ số DXY phóng lên mức 110.70 sau phát biểu gây bão của Tổng thống Putin. Đây là mức cao nhất trong 2 tuần qua, được thấy lần cuối vào ngày 7/9, nâng đà tăng trong ngày lên 0.47%.
Giá vàng nhanh chóng phản ứng, tăng hơn $3/oz lên mức $1,669.43/oz sau những phát biểu của Tổng thống Nga.
Lợi suất khắp các kỳ hạn đều đang giảm, tuy nhiên vẫn chưa giảm nhiều. Có vẻ động lực song song từ Fed cũng đang khiến thị trường chần chừ tất tay vào trái phiếu, thay vào đó vào USD nhiều hơn.
Theo Tổng thống Nga Putin:
Đồng euro nhanh chóng giảm 37 pip sau những phát biểu của Tổng thống Nga Putin, chạm đáy trong ngày ở mức 0.9912 - mức thấp được thấy lần cuối vào ngày 7/9.
Tổng thống Putin:
Đồng đô la đang tăng trong lúc đếm ngược đến quyết định cuộc họp FOMC. GBP/USD trượt trở lại dưới 1.1400 và AUD/USD đang kiểm tra mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020, giảm 0.22% xuống 0.6673.
Tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch này đã thận trọng hơn sau phiên thoái lui ngày hôm qua trên thị trường chứng khoán. Hợp đồng tương lai của S&P 500 chỉ tăng 0.05%. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đang giữ mức bứt phá trên 3.50% trước phiên giao dịch châu Âu.
Lãi suất hiện tại của Trung Quốc là "hợp lý" và tạo cơ hội cho các hành động chính sách trong tương lai, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, trong bối cảnh kỳ vọng nước này có thể tiếp tục hạ lãi suất trong những tháng tới
17:00 - Đơn Đặt Hàng Xu Hướng Công Nghiệp của CBI Vương quốc Anh tháng 9
17:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 9
Các chỉ số chính của châu Á giảm điểm do dự báo tăng tưởng của nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc đang bị cắt giảm, đồng yên suy yếu cùng với những lo ngại tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Các cặp tiền chính hiện chưa có nhiều biến động mạnh trong phiên giao dịch do các trader đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
Theo cuộc thăm dò, 12 trong số 23 nhà kinh tế cho biết chính phủ sẽ không mua đồng yên để ngăn đồng tiền này suy yếu thêm.
Nhà kinh tế trưởng của Sumitomo Mitsui, Akiyoshi Takumori, nói rằng việc BOJ 'kiểm tra tỷ giá' gần đây đã khiến mọi người ngạc nhiên nhưng tín hiệu can thiệp sẽ là "điều cuối cùng" mà BOJ có thể làm. Trong khi nhà kinh tế cấp cao của Tập đoàn Tài chính Sony, Hiroshi Watanabe, cho rằng nếu USDJPY vượt quá 150 và đồng Yên giảm với tốc độ rất cao thì có khả năng BOJ sẽ can thiệp, nhưng trên thực tế, điều đó là cực kỳ khó xảy ra do động thái can thiệp không có hiệu quả.
Cập nhật USD/JPY: -0.04%
Việc chính phủ lựa chọn người kế nhiệm Kuroda, nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 4 năm sau, sẽ rất quan trọng đối với việc BOJ có thể loại bỏ chương trình kích thích khổng lồ mà ông đã triển khai cách đây một thập kỷ hay không.
Phó thống đốc Masayoshi Amamiya của Ngân hàng Nhật Bản đã đứng đầu trong số các ứng cử viên trở thành người đứng đầu ngân hàng tiếp theo trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của Reuters. Ông vẫn là người được thị trường yêu thích nhất để kế nhiệm Thống đốc đương nhiệm Haruhiko Kuroda. Amamiya được thị trường nhận định là có quan điểm dovish với chính sách tiền tệ và có biệt danh là "Ngài BOJ" vì đã quan tâm đến nhiều bước nới lỏng tiền tệ độc đáo của ngân hàng.
Là cánh tay phải của Kuroda, Amamiyađã liên tục kêu gọi sự cần thiết phải giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo để đảm bảo Nhật Bản thoát khỏi giảm phát một cách bền vững.
Người theo dõi BOJ kỳ cựu và chiến lược gia trái phiếu chính của MUFJ, Naomi Mugurama, nói rằng:
"Thống đốc tiếp theo sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc tăng cường các chức năng hoạt động của khuôn khổ chính sách của BOJ, mà không gây ra sự gián đoạn thị trường lớn. Nó đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật và sức mạnh trong việc ra quyết định (điều này khiến Amamiya trở thành một ứng cử viên sáng giá)."
Chi tiêu thẻ tín dụng New Zealand tháng 8:
Sau tin tức, NZD/USD không có nhiều biến động mạnh.
Cập nhật USD / JPY:
Có một rủi ro đang hiện hữu là Fed sẽ báo hiệu lãi suất vẫn ở mức cao. Điều đó sẽ gây ra một cuộc 'hỗn chiến' giữa Fed và các thị trường, vốn đang ngày càng lo lắng về việc thắt chặt quá mức và suy thoái.
Goldman Sachs duy trì quan điểm CHF sẽ tăng trong cuộc họp chính sách SNB tuần này.
Báo cáo SNB sẽ được công bố vào 14:30 vào Thứ Năm, ngày 22 tháng 9 năm 2022:
Giá sản xuất của Đức trong tháng 8 tăng kỷ lục 45.8% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 37.2% trong tháng 7 và cao hơn mức dự báo của thị trường là 37.1%.
PPI Đức đã tăng 7.9% so với tháng trước, cũng là mức cao nhất được ghi nhận, sau khi tăng 5.3% trong tháng 7 và phá vỡ mức tăng 1.6% kỳ vọng.
Giá năng lượng tăng mạnh 139.0% so với 105.0% trong tháng 7, trong đó khí đốt tự nhiên tăng 209.4% và điện tăng 174.9%.
Các cặp tiền lớn chưa có nhiều biến động trong phiên giao dịch hôm nay tại đây, do các trader chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Thị trường đã định giá hoàn toàn một lần tăng lãi suất 75b lên 3.00-3.25%. Với điều đó, Fed cũng đã đưa chính sách vào mức hạn chế. Dot plot cũng sẽ là tâm điểm để đánh giá xem Fed dự báo lãi suất dài hạn ở đâu, và liệu có khả năng hạ lãi suất trong năm 2023 không.
CNY lại tiếp tục trượt giá. Kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các đợt phong tỏa Zero Covid, khủng hoảng thị trường bất động sản và gần đây là tình trạng thiếu điện. USDCNH hiện đã tăng lên mức 7.05.
Ngân hàng Riksbank của Thụy Điển đã tăng lãi suất thêm 100bp, đưa lãi suất repo lên 1.75% - mức tăng lớn nhất kể từ khi ban đầu đưa ra mục tiêu lạm phát