Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Thị trường bắt đầu định giá khả năng Fed tăng lãi suất 100bp sau báo cáo lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đang duy trì tốt hơn so với hầu hết các ước tính. Liệu dự đoán 100pb có phải chỉ là phản ứng quá nóng của thị trường trước tin xấu? Tuần trước, quỹ tương lai của Fed không hề tính đến việc tăng lãi suất 100bp, tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, tỷ lệ cược của điều đó hiện đang ở mức ~ 36%.
Các cuộc đình công đường sắt của Hoa Kỳ có thể làm gián đoạn nguồn cung. Vì vậy, Nhà Trắng đang xem xét vận tải hàng không
Reuters báo cáo rằng một số tuyến đường sắt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngừng vận chuyển cây trồng vào thứ Năm. Việc dừng lại sẽ đe dọa xuất khẩu và cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia súc.
WSJ đang đưa tin:
Bộ trưởng Lao động Marty Walsh đang có kế hoạch gặp gỡ đại diện công đoàn và công ty đường sắt vào thứ Tư tại Washington, DC.
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh mẽ trên toàn cầu vào năm 2022 và 2023
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki phát biểu:
Theo KiwiBank:
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki trước đó đã nói rằng can thiệp vào tỷ giá hối đoái là một trong những lựa chọn, ngoài ra:
Những từ "đầu cơ" và "một chiều" là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Nhật Bản muốn ngăn chặn, hoặc ít nhất là làm chậm đà trượt giá của đồng yên và là các bước đầu tiên trên con đường can thiệp ngoại hối thực sự (tức là BOJ mua đồng yên trên thị trường).
Starbucks Corp (SBUX.O) dự báo lợi nhuận sẽ tăng từ 15% đến 20% trên mỗi cổ phần trong ba năm tới. Starbucks có kế hoạch chi tiêu từ 2.5 đến 3 tỷ đô la cho công nghệ, cửa hàng mới và cải tạo.
Công ty có trụ sở tại Seattle dự kiến sẽ chi trả 20 tỷ đô la cho các nhà đầu tư thông qua việc mua lại cổ phiếu và cổ tức từ năm 2023 đến năm 2025. Các nhà phân tích Phố Wall phần lớn dự kiến thu nhập của hãng sẽ phù hợp với dự báo trước đó là tăng trưởng 10 đến 12%.
Số lượng đơn đặt hàng online của Starbucks tăng vọt, hiện chiếm gần 1/4 tổng số đơn đặt hàng, đã giúp chuỗi cà phê giành được thị phần trong đại dịch COVID-19 nhưng cũng dẫn đến tình trạng kiệt sức của nhân viên pha chế tại các cửa hàng cũ.
Biến động lớn đã xảy ra ở Hoa Kỳ hôm qua sau khi con số lạm phát cao đáng kinh ngạc. USD tăng vọt.
Phiên giao dịch châu Á sáng nay chứng kiến một số hỗ trợ và hồi phục mặc dù cũng không có nhiều. EUR, AUD, NZD, GBP, CAD tăng nhẹ. Hầu hết sự chú ý đều đổ dồn vào USD/JPY. Đầu phiên, cặp tiền này đã tăng trở lại mức 145 nhưng đã thoái lui một phần xuống vào khoảng 144.11 nhờ sự can thiệp bằng lời nói từ Masato Kanda - chuyên gia ngoại hối hàng đầu của Bộ Tài chính Nhật Bản. Ông sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng BoJ can thiệp vào thị trường này trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thông báo sẽ mua 550 tỷ yên Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn từ 5 đến 10 năm trong ngày hôm nay, nhiều hơn 500 tỷ được công bố trước đó. Trên thực tế, mục đích của động thái này hỗ trợ đồng yên. Nhưng nó đã yếu đi một cách thảm hại và USD/JPY một lần nữa lại tăng trở lại và hiện ở mức 144.35.
Credit Suisse:
RaboBank:
Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Matsuno:
Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như không thể xảy ra.
Cập nhật USD/JPY:
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết rằng chính phủ của ông sẽ nhanh chóng thực hiện giới hạn giá điện để giúp người tiêu dùng và các công ty đối phó với chi phí tăng cao, đồng thời cho biết họ cũng đang tìm cách giảm giá sưởi và giá khí đốt.
Phát biểu sau đó tại hội nghị tương tự, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết mục tiêu của liên minh cầm quyền là đạt được mức trần giá điện theo luật vào cuối năm nay. Scholz gợi ý rằng giới hạn chung đối với khí đốt tự nhiên có thể không phải là cách tốt nhất trong tương lai vì một biện pháp như vậy có thể dẫn đến giảm nguồn cung từ thị trường toàn cầu.
Giá năng lượng ở châu Âu đã giảm một phần do triển vọng khu vực này sẽ cố gắng kiểm soát giá cả. Giá khí đốt kỳ hạn đã giảm hơn 20% trong tháng này.
Đồng USD đã bật tăng sau báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào hôm qua.
Tỷ giá USD/JPY đạt mức 145 trước đó trong phiên giao dịch nhưng đã giảm nhẹ sau những bình luận của các quan chức Nhật Bản.
Khả năng không có sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối và ngay cả khi có nhưng không đi kèm với sự thay đổi chính sách từ BOJ, sự can thiệp có thể phản tác dụng hoặc nhiều nhất chỉ là giải pháp ngắn hạn.
Tỷ giá USD/JPY đã phá qua mức 145 vào tuần trước và giảm xuống vào cuối tuần do bình luận từ Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda.
PPI Mỹ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay.
Khả năng rất thấp công bố này có thể có tác động lớn hơn trận động đất mà chỉ số CPI mang lại cho thị trường tài chính từ hôm qua. Tuy nhiên, đừng bao giờ nói không bao giờ!
Mức đóng trước đó là 6.9690.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thông báo rằng họ sẽ mua 550 tỷ yên Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn từ 5 đến 10 năm vào ngày hôm nay.
Con số này nhiều hơn con số 500 tỷ được công bố trước đó.
Đây là một nỗ lực để hỗ trợ đồng yên. Thị trường sẽ tiếp tục giã đồng yên do tín hiệu này từ BOJ.
Sau khi tăng gần 4% trong phiên hôm qua, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 4/5, Apple ngay lập tức đã có phiên giảm gần 6%, xóa sạch đà tăng 4 phiên gần đây, và đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày... 5/5.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng không có bằng chứng Nasdaq giảm hơn 5% trong phiên.
Chốt phiên Nasdaq giảm 5.16%.
Dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố tối ngày hôm qua tăng vượt dự kiến với CPI tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +8.1%), tăng 0.1% so với tháng trước (kỳ vọng -0.1%) và CPI lõi tăng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +6.1%), tăng 0.6% so với tháng trước (kỳ vọng +0.3%) đã tạo ra rất nhiều biến động đối với thị trường. Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo, lợi suất khắp các kỳ hạn tăng mạnh với lợi suất thực 10 năm chạm đỉnh 1.01% sau gần 4 năm, lợi suất 2 năm vượt 3.7% - mức cao nhất kể từ năm 2007. Chứng khoán Mỹ sập mạnh với các chỉ số chính ngập trong sắc đỏ.
Thị trường tiền tệ cũng biến động mạnh sau tin CPI Mỹ. USD tăng dữ dội trong bối cảnh thị trường bắt đầu đẩy mạnh định giá khả năng Fed tăng lãi suất 100bp, kỳ vọng lãi suất dài hạn tại Mỹ lập đỉnh mới sau báo cáo lạm phát. Các cặp tiền lớn vi phạm nhiều mốc kỹ thuật quan trọng. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB cũng cho rằng ECB cần tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới để đối mặt với tình hình lạm phát hiện tại.
Giá vàng rơi tự do xuống mức $1,702.08/oz, giảm 1.3%. Giá dầu giảm mạnh, WTI chốt phiên hôm qua ở mức $87.31/thùng còn Brent giảm 1.71% xuống còn $93.61/thùng. Theo lịch kinh tế, báo cáo CPI của Anh được công bố vào 13h và PPI của Mỹ công bố lúc 19h30 sẽ là các số liệu quan trọng nhất ngày hôm nay.
Một số nỗ lực can thiệp bằng lời nói đã diễn ra từ đầu giờ sáng ở Nhật Bản.
Masato Kanda - quan chức hàng đầu về tiền tệ của Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng BoJ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Theo Kanda:
USDJPY tiếp tục tăng lên kiểm tra 145 ngay từ phiên Á.
Theo Westpac:
Thâm hụt cán cân vãng lai New Zealand trong quý II đạt 5.224 tỷ NZD, vượt kỳ vọng 4.7 tỷ NZD, nhưng cũng đã cải thiện so với con số 6.14 tỷ trong quý trước.
Theo Westpac:
Theo Reuters:
Một chuỗi cung ứng khó khăn như thế này là điều không nên xảy ra trong bối cảnh lạm phát đáng báo động.
Các chỉ số chính giảm mạnh sau khi CPI cao hơn dự kiến đã dội một gáo nước lạnh vào thị trường.
Tổng kết:
Khảo sát tư nhân ghi nhận:
BTC từng được các tín đồ crypto tôn sùng là tài sản phòng hộ lạm phát. Nhưng với pha giảm hôm qua, ta nên quên hẳn đi quan điểm này.
Điều duy nhất bitcoin có tương quan thực sự mật thiết năm nay là Nasdaq. Đồng tiền này từng là một chỉ báo sớm về khẩu vị rủi ro tương đối tốt, nhưng đến giờ, Fed đang cầm đằng chuôi.
Một phiên đấu thầu trái phiếu tương đối tốt, nhu cầu nước ngoài cao, nhu cầu trong nước sát với trung bình, người bán không bị kẹt quá nhiều hàng.
Nomura đã nâng dự báo của họ cho cuộc họp tháng 9 lên mức tăng 100 điểm cơ bản do dữ liệu CPI cao hơn dự kiến hôm nay. Họ cũng tăng lãi suất dài hạn năm 2023 lên 4.5-4.75%.
Lãi suất hiện tại là 2.25-2.5%. Việc tăng 75 điểm cơ bản sẽ đưa lãi suất lên 3.0-3.25%. Còn 2 cuộc họp một vào ngày 1-2/11 và 13-14/12.
Nếu Fed tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 11, lãi suất sẽ lên 3.5-3.75%. Tăng tiếp 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 12 đưa lãi suất lên 4.0-4.25%. Nomura dự báo Fed tăng thêm 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 2 năm 2023 (đưa lãi suất lên 4.5%-4.75%).
Thông tin được Bloomberg đăng tải, và dầu đã phục hồi đà giảm trong phiên hôm qua.
Có vẻ như Nhà Trắng đang cố gắng thúc đẩy sản lượng tại Mỹ. Một số báo cáo cho biết sản lượng tại đây đang thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức trước đại dịch.
Trước đó, kỳ vọng tăng 100bp đạt đỉnh tại 47%, nhưng sau đó thoái lui.
Các chỉ số chính của châu Âu đảo chiều giảm mạnh:
Lần cuối cùng Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình gặp nhau, một cuộc chiến đã nổ ra ngay sau đó.
Điện Kremlin cho biết họ sẽ thảo luận về Ukraine và Đài Loan. Cùng với đó, cuộc gặp có 'ý nghĩa đặc biệt' trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu hiện nay. Putin cũng có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Erdogan vào thứ Sáu. Cả ba sẽ cùng gặp mặt tại Uzbekistan.
Cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America (BofA) là một trong những cuộc khảo sát duy nhất cho thấy tâm lý tiền mặt trên thị trường chứng khoán. Kết quả cho thấy 52% người được hỏi cho biết họ giảm tỉ trọng chứng khoán, trong khi đó 62% người lựa chọn việc gia tăng lượng tiền mặt.
BofA cho biết việc giảm tỉ trọng chứng khoán tương đối phổ biến trong 212 người được hỏi, những người này hiện cũng đang quản lý 616 tỷ đô la. Châu Âu cũng là nơi ghi nhận mức giảm sâu nhất với tỉ lệ nắm giữ chứng khoán chiếm 42%. Bên cạnh đó, số người quản lý quý chịu rủi ro cao hơn bình thường đang ở mức thấp kỉ lục.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa phần long USD, dầu, hàng hóa, tài sản ESG, chứng khoán tăng trưởng, tiền mặt và short trái phiếu chính phủ Mỹ.
Không khó hiểu khi USD là đồng tiền mạnh nhất, với NZDUSD đang giảm sâu nhất.
Nhìn vào biểu đồ H1 của NZDUSD, cặp tiền chững lại trong 2 phiên gần đây quanh 0.6155 và 0.6166. Dù lúc đầu mới chỉ giảm nhẹ ngay sau tin CPI, cặp tiền nhanh chóng đi vào lòng đấy. Giá đã giảm trở lại dưới MA 100 và 200 giờ tại 0.60944 và 0.60855 (đường màu xanh lam và xanh lục).
Đáy tuần trước tại 0.59956 sẽ là hỗ trợ đáng chú ý.
Chứng khoán Mỹ chạm đáy trong phiên giao dịch với S&P 500 hiện giảm 3% và Nasdaq giảm 3.8%. Đây là một ngày tồi tệ và thị trường đang định giá Fed mạnh tay hơn.
CIBC không loại trừ khả năng Fed sẽ tăng lãi suất quyết liệt.
"Người Mỹ tiết kiệm được tiền xăng, nhưng phải trả nhiều hơn cho mọi thứ khác trong tháng 8. Kết quả là lạm phát cơ bản tăng nóng, đẩy mạnh khả năng Fed xem xét tăng 100bp trong cuộc họp tuần sau, hoặc lãi suất dài hạn vượt 4%."
Thị trường hiện đang định giá 19% khả năng tăng 100bp vào tuần tới với lạm phát dài hạn ở mức 4.30% trong tháng 3/2023.a
Theo ông Gediminas Simkus, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ECB cần tăng ít nhất 50 bp trong tháng 10 để đối mặt với tình hình lạm phát hiện tại. Ông cũng cho biết thêm việc chính phủ hỗ trợ làm dịu bớt cuộc khủng hoảng năng lượng là cần thiết, xong cần tránh làm tình trạng lạm phát thêm trầm trọng. Bên cạnh việc cẩn trọng với tăng trưởng kinh tế chậm lại, ECB cũng cần tập trung vào vấn đề giá cả.