Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
EURUSD đã de-peg đầu phiên giao dịch châu Âu. Giá sau đó đã nhanh chóng hồi phục 50 pip tính tới hiện tại.
1.00705 sẽ là mục tiêu tiếp theo và cũng là vùng cản tương đối mạnh, chúng ta có thể thấy tỷ giá đã quay đầu giảm khi hồi phục lên 1.00686.
Mặc dù EURUSD bị bán quá mức nhưng đồng USD đang thực sự có lợi thế và cề dài hạn, thị trường tiếp tục kì vọng vào một EUR suy thoái hơn nữa.
Chứng khoán Mỹ mở cửa tương đối tích cực, ghi nhận sắc xanh ở các chỉ số:
Trong khi đó, trên thị trường FX, DXY đã điều chỉnh gần 0.5% từ giữa phiên Âu, hiện chỉ số đã về lại vùng hỗ trợ quanh 107.9-108.1.
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
Vàng giảm mạnh hơn khi chuẩn bị vào phiên Mỹ, giá vàng đang được giao dịch quanh $1,730 (-0.11%). Dầu thô tiếp tục đà giảm sau phiên điều chỉnh hôm qua. Giá dầu WTI đã giảm xuống dưới $100/thùng, cụ thể $99.26/thùng (-4.1%).
BTC chưa ghi nhận nhiều biến động, giá giao dịch quanh vùng $19.8k-$19.9k.
F2Pool là một trong những Bitcoin pool lớn nhất thế giới hỗ trợ 14.3% mạng BTC.
Một chuyên gia tại đây đã đưa ra nhận định :"Giá của các linh kiện máy tính phục vụ cho việc đào BTC sẽ tiếp tục giảm hướng đến viễn cảnh mùa đông crypto, các thợ đào cũ sẽ phải chịu áp lực khi thời gian thu hồi vốn gia tăng".
Bằng chứng là phần lớn các công ty đào BTC đã thanh lý dàn "trâu" đào của mình.
Sự chênh lệch ngày càng xa giữa lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 2 và 10 năm đang làm tăng thêm nỗi lo lắng về suy thoái.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã giảm 6.7 bps xuống 2.928% trong khi kỳ hạn 2 giảm 2.9 bps xuống 3.039% ghi nhận mức chênh lệch -11 điểm cơ bản, phá vỡ mức thấp nhất của tháng Tư.
Sự đảo ngược là một tín hiệu suy thoái kinh điển, mặc dù Fed lập luận rằng khoảng cách này sẽ được thụ hẹp.
Câu hỏi bây giờ là đường cong sẽ âm sâu đến mức nào? Trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007 - trước cuộc khủng hoảng tài chính - mức chênh lệch ghi nhận từ 10-20 điểm cơ bản. Với việc Fed vẫn tăng lãi suất, gây áp lực tăng trong 2 năm, đường cong có thể giảm thêm.
Lịch kinh tế tại Hoa Kỳ không có điều gì đáng quan tâm trong hôm nay. Sáng mai (13/7), Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin sẽ phát biểu và sau đó vào lúc 8:00 sáng sẽ tới lượt Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey.
Sự kiện chính trong tuần này là báo cáo CPI của Mỹ công bố vào ngày mai, dự báo ở mức 5.7% từ mức 6.0% trong tháng 5.
Điều này có thể lý giải với một hỗn hợp của sự lo ngại về nguồn cung năng lượng ở Đức, kế hoạch tăng lãi suất của ECB và các hạn chế liên quan đến đại dịch ở Trung Quốc đã dẫn đến triển vọng kinh tế xấu đi đáng kể.
EUR/USD tiếp tục giảm. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào hỗ trợ xung quanh khu vực 1.0000 do cản tâm lý của mức này có thể dẫn đến một sự gượng dậy từ phe mua.
Cặp GBP/USD đã sụt giảm trong bối cảnh một số đợt bán ra trong ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Ba. Áp lực bán mạnh mẽ vẫn không ngừng trong suốt đầu phiên Âu và kéo giá giao ngay xuống vùng lân cận 1.1800, hoặc mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
USD tiếp tục kéo dài thời kỳ tăng giá mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ mới đây, điều này càng được củng cố hơn bởi những kỳ vọng của thị trường vào một Fed "diều hâu" và khẩu vị rủi ro ảm đạm. Đổi lại, điều này được coi là yếu tố chính tiếp tục gây áp lực giảm đối với cặp GBP/USD.
CPI tăng 8.6% so với cùng kỳ năm ngoái rất đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia thậm chí đang dự báo tăng 8.8% trong tháng 6, và lạm phát 2 chữ số đang đến rất gần.
Tuy nhiên, CPI lõi được dự báo tăng 0.6% so với tháng trước, tức 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù đây là một tín hiệu tốt, kỳ vọng lạm phát lõi đang ở mức hơn 7%, tức 2 tháng tăng liên tiếp, và đây có thể cho thấy rằng lạm phát vẫn chưa đạt đỉnh
CPI lõi cao hơn mức tiêu chuẩn lịch sử của nó:
Số ca nhiễm tại thủ đô của Nhật Bản đạt 11,511 trường hợp trong 24 giờ qua - nhiều nhất kể từ ngày 16 tháng 3, vượt 10,000 trường hợp. Xu hướng nói chung ở Nhật Bản làm gia tăng các ca nhiễm ngay khi đất nước này đang tìm cách thực hiện các bước để mở cửa trở lại với thế giới:
Nhưng ít nhất là hiện tại, người đứng đầu hội đồng chuyên gia COVID-19, Shigeru Omi, nói rằng không cần thiết phải áp đặt các hạn chế di chuyển. Thêm rằng mức tăng đột biến mới nhất có thể được thúc đẩy bởi sự lan truyền của biến phụ BA.5 của biến thể omicron.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) tiếp tục tăng cao hơn vào đầu ngày thứ Ba sau khi tăng hơn 1% vào thứ Hai trong bối cảnh nhu cầu USD tăng cao khi lo ngại suy thoái chi phối thị trường. HĐTL chứng khoán Mỹ giảm từ 0.8% đến 1% vào buổi sáng và DXY giao dịch ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ trên 108.00. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hơn 2% trong ngày ở mức 2.925%, cho thấy thị trường đang muốn né tránh rủi ro.
Bitcoin đã giảm 2.5% vào thứ Hai và tiếp tục giảm vào sáng thứ Ba, đã quay trở lại mức 20,000 đô la. Ethereum đã mất 5.2% trong 24 giờ qua xuống còn $1,090. Altcoin trong top 10 giảm từ 1.1% (XRP) cho đến 5.2% (Solana). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, giảm 2.6% qua đêm xuống 891 tỷ USD. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã mất 6 điểm, giảm xuống còn 16 và đã di chuyển qua lãnh thổ "sợ hãi tột độ" trong hơn hai tháng.
Đồng đô la tăng và một làn sóng áp lực mới đối với các chỉ số chứng khoán và BTC cũng không tránh khỏi áp lực bán vào thứ Hai và cho thấy rằng phe bán đã ngừng bớt áp lực bán một số tài sản với giá cao hơn nhưng tâm lý tiêu cực vẫn chi phối thị trường.
Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard nói rằng tình hình với làn sóng vỡ nợ của các công ty tiền điện tử đòi hỏi phải giám sát nhiều hơn đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Người phát ngôn của Ngân hàng Trung ương Anh Jon Cunliffe cho biết quy định của ngành tiền điện tử nên bị kiểm soát như tài chính truyền thống.
Tỷ giá EUR/USD đang tăng trở lại về phía 1.0050. Đồng đô la Mỹ vẫn chiếm ưu thế do tâm lý risk-off trên thị trường. Những lo ngại về suy thoái, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đã tác động đến tâm lý rủi ro.
Mức hỗ trợ: 1.0075 1.0030 0.09985
Mức kháng cự: 1.0125 1.0165 1.0200
Chứng khoán Châu Âu chứng kiến sự sụt giảm ngay đầu phiên chiều
Trên thị trường tiền tệ, nhu cầu đối với đồng tiền trú ẩn an toàn, USD, vào thời điểm kinh tế có nhiều bất ổn đang tăng mạnh. Hơn nữa, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể xử lý suy thoái tốt hơn so với nền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngoài ra, USD được sử dụng cho các hoạt động thanh toán quốc tế trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia đang gặp vấn đề về cán cân thương mại tức phải nhập khẩu nhiều, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD.
Vàng tăng nhẹ +0.04% lên mức $1734/oz, trong khi giá dầu Brent thì vẫn đang trong giai đoạn side-way ở ngưỡng $103-104/ thùng
Trên thị trường tiền tệ, USD vẫn đang chiếm ưu thế so với một loạt đồng tiền khác, biểu hiện ở chỉ số DXY vượt đỉnh 2 thập kỷ, 108.02.
Dù cuộc họp thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giao dịch đồng yên, nhưng đây vẫn không được coi là thời điểm thích hợp để Nhật Bản tìm cách can thiệp để bảo vệ đồng yên.
Thị trường ảm đạm trước giờ mở cửa:
Lo ngại suy thoái tiếp tục chi phối cả thị trường chứng khoán Châu Âu và Mỹ. Sự bùng phát trở lại của COVID-19 ở Trung Quốc cũng như nguy cơ cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên ở châu Âu là những tin tức tiêu cực lúc này.
Bên cạnh đó:
Tâm lý risk-off tăng cao với hợp đồng tương lai cổ phiếu cùng với lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ giảm. Đồng đô la vẫn ở vị thế tốt với tỷ giá EUR/USD sắp chạm mức 1.00 trước phiên giao dịch sáng của châu Âu.
USD/JPY cũng đang giữ trên 137.00.
Mặc dù thị trường chứng khoán đã tìm thấy sự hồi phục trong giai đoạn đầu của tháng này, nhưng lo ngại suy thoái bắt đầu gia tăng trên toàn cầu. Ở châu Âu, trọng tâm là cuộc khủng hoảng khí đốt đang diễn ra trên diện rộng do Nga đe dọa cắt nguồn cung. Đối với Phố Wall, những trò tai quái trên Twitter của Elon Musk không mang lại niềm vui cho các cổ phiếu công nghệ bắt đầu tuần mới.
Nasdaq tiếp tục tập trung vào đường trung bình động 200 tuần:
Cuộc khảo sát ZEW của Đức được tiến hành trong bối cảnh rủi ro suy thoái gia tăng cùng với cuộc khủng hoảng khí đốt đã làm trầm trọng thêm tình hình của khu vực:
Ngày hôm nay không có quá nhiều điều đáng chú ý, ngoại trừ một hợp đồng USD/JPY đáo hạn ở mức 137.60 trị giá 1.1 tỷ USD.
EUR/USD đã rất gần mức 1.00.
Đồng Euro đang giảm thấp trong khi USD tiếp tục mạnh mẽ. Đồng Franc tiến gần USD sau trục xoay của SNB nhưng vị thế của đồng đô la vẫn đang được giữ vững.
Xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát ngày càng cao và có thể hướng tới một cuộc khủng hoảng khí đốt. Nếu Nga cắt nguồn cung, suy thoái gần như là chắc chắn. Nó sẽ là vấn đề lớn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Châu Âu trong khoảng thời gian tới. Đó sẽ là tai họa đe dọa cuộc sống ở châu Âu và sẽ không phải là những tín hiệu tích cực cho đồng Euro. Bên cạnh đó, một kịch bản như vậy cũng có nguy cơ làm leo thang xung đột chống lại Nga và sự không chắc chắn sẽ chỉ làm tăng thêm nhiều lo ngại cho đồng tiền chung.
Mốc ngang giá đang được chú ý và giống như EUR/CHF sau khi chạm mức, nó có thể sẽ không dừng lại ở đó.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết chủng mới này được cho là có khả năng lây truyền và tàng hình nhiều hơn so với các biến thể trước đó.
Theo Reuters:
Mọi sự chú ý đều đổ dồn về cách tiếp cận của EUR/USD đối với mức 1.00. Tỷ giá này hiện tại đang ở mức khoảng 1.0002.
EUR, AUD, NZD, CAD và GBP đều giảm so với USD. Đồng Yên tăng nhẹ, tỷ giá USD/JPY đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất dưới 137.10. Đồng yên đã được hỗ trợ, ít nhất trong phiên này, bởi một số yếu tố bao gồm:
Tại Trung Quốc, số trường hợp mắc Covid gia tăng và lệnh phong tỏa đã được ban hành cho một thành phố trong ba ngày.
107 ca nhiễm mới được xác nhận ở Trung Quốc đại lục
69 ca địa phương mới trên đất liền
Nỗi sợ hãi đang gia tăng đối với Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc và một cường quốc kinh tế.
Mức đóng cửa trước đó là 6.7140
Lần cuối cùng EURUSD ở mức 1 là vào cuối năm 2002.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Sec. Matsuno cho biết:
Ý nghĩa cho đồng Yên là rủi ro BoJ phải làm gì đó, sau bình luận về số liệu PPI:
USDJPY đã tăng trở lại từ mức cao:
Đoạn trích từ Goldman Sachs theo eFX.
Có vẻ như nhiều khả năng Nga sẽ cắt khí đốt sang châu Âu như một phần của chiến sách làm giàu bằng chiến tranh:
Điều này sẽ đưa "kịch bản đi xuống trầm trọng" của Goldman Sachs vào cuộc.
Phần lớn trọng tâm lúc này là về ngang giá.
Một lần nữa nỗi lo tăng trưởng/suy thoái lại bao phủ thị trường, khi chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ, bị đạp mạnh ngay từ đầu phiên. Cả ba chỉ số chính đều đã đóng cửa trong sắc đỏ:
Nỗi lo suy thoái, dư âm báo cáo NFP và triển vọng Fed thắt chặt một lần nữa khẳng định ai mới là nhà vua trên thị trường tiền tệ lúc này: USD. Chỉ số DXY tăng 1.2% trong phiên hôm qua, chạm mốc 108.18 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều suy yếu so với đồng bạc xanh, tiêu biểu như JPY xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, AUD, một đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng, cũng thiết lập đáy 2022 mới, và đặc biệt là EUR, với triển vọng kinh tế ảm đạm tại Eurozone cùng nhiều khủng hoảng chồng chất, sắp sớm muộn rẻ hơn USD. Các cặp tiền đã biến động như sau:
Lợi suất trái phiếu khắp các kỳ hạn đều giảm trong phiên hôm qua, khi các trader đổ xô vào tài sản an toàn. Lợi suất 10 năm giảm 10bp, xuống 2.98%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm hiện ở mức 8bp, mức chênh lệch lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2007.
Vàng suy yếu trong phiên Mỹ, vừa chịu sức ép từ đồng đô la, nhưng lại cũng được hỗ trợ bởi lo ngại bất ổn kinh tế, chốt phiên giảm gần $9/oz xuống gần $1,733/oz. Dầu trong phiên giảm tương đối mạnh về vùng $100/thùng, nhưng sau đó tạo nến rút chân và đóng cửa tại mức $104/thùng.
Hôm nay không có sự kiện nào đáng chú ý, tuy nhiên, báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố ngày mai, với dự báo lạm phát tăng 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo sẽ rất đáng chú ý vì nó sẽ là một yếu tố quan trọng cho cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed, dự kiến một lần nữa sẽ tăng 75bp. Thị trường đang định giá 90% tăng 75bp và 10% tăng 100bp.
ANZ Roy Morgan khảo sát tâm lý người tiêu dùng hàng tuần.
ANZ bình luận:
9.5% so với cùng kỳ năm trước
0.7% so với cùng kì tháng trước
Nếu lạm phát PPI lan sang CPI, BoJ có thể phải cân nhắc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản coi CPI tăng là tạm thời, kỳ vọng CPI sẽ giảm trong thời gian tới.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol sẽ gặp gỡ các quan chức năng lượng toàn cầu khác tại Sydney trong một diễn đàn kéo dài hai ngày vào thứ Ba.
Hiện tại chưa có thêm thông tin chi tiết nào.
Thứ Ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022:
Về chương trình thảo luận theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ:
Một quan chức ở Nhật Bản cho biết thêm: