Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Giá sản xuất lại tăng vọt thêm 1 tháng nữa và tác động từ xung đột Nga - Ukraine tiếp tục lan rộng. Thành phần chính gây ra sự gia tăng giá sản xuất vẫn là sự gia tăng chi phí năng lượng.
Các ngân hàng trung ương sẽ thực sự phải chống lạm phát, điều này sẽ dẫn đến lãi suất tăng hơn nhiều so với dự kiến hiện tại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế tại Natixis, các nhà đầu tư nên giữ tiền mặt, ít nhất là cho đến khi lãi suất ổn định.
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường dầu thô kỳ hạn cho thấy các nhà giao dịch đã cắt giảm vị thế mở khoảng 8.3 nghìn hợp đồng vào thứ Năm, ghi nhận mức giảm hàng ngày thứ ba liên tiếp. Khối lượng giảm khoảng 11.6 nghìn hợp đồng.
Giá dầu WTI đã điều chỉnh tăng vào thứ 5. Tuy nhiên, động thái này có thể là "short covering" thể hiện bằng việc khối lượng giao dịch và số vị thế mở giảm.
Dữ liệu sơ bộ từ CME Group đối với thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở giảm 2.4 nghìn hợp đồng vào thứ Năm trong khi khối lượng giao dịch đã tăng phiên thứ hai liên tiếp, lần này là khoảng 25.5 nghìn hợp đồng.
Giá vàng tăng mạnh trong ngày thứ Năm trong bối cảnh số vị thế mở giảm, cho thấy khả năng kim loại quý tăng tiếp khó xảy ra trong ngắn hạn.
Một quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết: “Sự mất giá của đồng Yen sẽ giúp ích cho Nhật Bản."
Quan chức IMF này cũng đề cập việc kiểm soát đường cong lợi suất của BOJ khá hiệu quả: "Các động thái gần đây của đồng Yen phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế trong trung hạn."
Điều đáng chú ý là Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kenji Okamura cũng cho biết: “Các nền kinh tế châu Á phải lưu ý đến rủi ro hệ thống khi chính sách nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn bị rút nhanh hơn dự kiến”.
Dữ liệu tiền lương đầu tuần này là một sự thất vọng và một số nhà phân tích ở Úc đã kêu gọi RBA tăng lãi suất 25bp vào tháng Sáu.
Westpac lại nghĩ khác:
Biên bản cuộc họp RBA nhấn mạnh rằng họ đang thực hiện một cách tiếp cận rộng hơn nhiều để đánh giá áp lực tiền lương thay vì chỉ dựa vào Chỉ số giá tiền lương. Chỉ số tiền lương gây thất vọng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới RBA. Chúng tôi tin rằng lựa chọn chính sách tốt nhất cho tháng 6 là tăng 40 điểm cơ bản.
Theo Reuters:
Hiện tại USD đang phục hồi nhẹ sau phiên giảm rất sâu đêm qua. Chỉ số DXY lúc này cũng đã tìm lại được mức 103. CHF là đồng tiền duy nhất tăng so với USD. AUD là đồng giảm sâu nhất. Lợi suất trái phiếu cũng đang tăng nhẹ trở lại.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, hầu hết các chỉ số đều đang xanh. Chỉ số Nikkei tăng 1.17%. Tăng mạnh nhất lúc này là chỉ số HSI (+1.9%). Chứng khoán châu Đại Dương cũng đang khởi sắc với chỉ số ASX tăng 1%.
Sẽ không có quan chức nào của FED phát biểu trong ngày hôm nay.
Lịch phát biểu hôm nay bao gồm:
Cũng trong ngày hôm nay là cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 tại Đức
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis Neel Kashkari phát biểu vào chiều muộn theo giờ Mỹ:
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt lãi suất như sau:
PBOC cũng đã cam kết nới lỏng nhiều hơn để ổn định nền kinh tế.
Hôm qua là một phiên khá kỳ lạ. Có vẻ như tương quan thường thấy trong một môi trường risk-off đã không còn giống với trước (USD tăng, lợi suất tăng, chứng khoán giảm); thay vào đó, USD giảm mạnh, lợi suất giảm và chứng khoán suy yếu khi giới đầu tư đánh giá triển vọng tăng trưởng giữa tình hình giá cả tăng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đều biến động rất mạnh, quét 2 chiều sau đó đóng cửa gần với mức mở cửa, hình thành cây nến con quay trên đồ thị:
Trên thị trường trái phiếu, hầu như lợi suất khắp các kỳ hạn đều đã giảm mạnh, khi giới đầu tư đổ xô lại vào trái phiếu sau một thời gian dài bị bán tháo. Nhiều khả năng 3% sẽ là trần của lợi suất 10 năm.
Đồng đô la giảm rất mạnh trong phiên hôm qua và chỉ số DXY đã đánh mất mức 103 điểm. Nhìn chung, USD đã giảm cùng lợi suất Mỹ. Các đồng high-beta là các đồng mạnh nhất trong phiên hôm qua, tiêu biểu là AUD, NZD, đều tăng gần 1.5% so với USD. Hiện tại, thị trường FX chào phiên Á chưa có nhiều biến động, các đồng tiền hiện đang diễn biến như sau:
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô đã có một pha quay xe rất mạnh, khi phe mua kéo dầu WTI từ đáy ngày $105/thùng lên tận $111/thùng. Hiện tại dầu WTI đang mở cửa quanh mức $109. Vàng cũng đã có một phiên tăng hiếm thấy trong thời gian gần đây khi tăng 1.5% lên $1,841 (mức tăng % cao nhất kể từ đầu tháng Ba), hưởng lợi từ việc USD và lợi suất trái phiếu đều giảm. Có vẻ như kháng cự $1,833 rất khó chịu từ giữa năm ngoái đã không còn ám ảnh vàng như trước.
Trên thị trường crypto, sau những lùm xùm xoay quanh Luna/UST lắng xuống, Bitcoin cũng đã hồi phục và tìm được trở lại mức $30,000. ETH cũng đã tăng lên $2,000.
Barclays chấp nhận xu hướng tăng giá đối với CHF trong ngắn hạn.
“Chúng tôi kỳ vọng EUR/CHF sẽ giao dịch ở mức thấp hơn phạm vi gần đây của nó trong thời gian tới, khi mối lo ngại rủi ro toàn cầu tăng lên. Ba trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế giảm tốc cũng như lạm phát leo thang." - Barclays cho biết
"Mức tăng 6.5 tỷ CHF của tuần trước là một bước nhảy đáng chú ý so với mức bổ sung trung bình các tuần trước (1 - 2 tỷ CHF). Tuy nhiên, sự can thiệp mạnh mẽ hơn vào SNB chỉ có khả năng làm chậm lại đà tăng nhưng không khiến cho việc đảo ngược sự tăng giá của CHF diễn ra."
Cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á, Stephen Roach phát biểu:
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
USD/JPY đã chính thức mất mốc cao nhất thiết lập sau 6 năm (lần gần nhất là từ 2016). Hiện cặp tiền đang giao dịch quanh vùng 127.88
Đà giảm chứng khoán Mỹ đã chậm lại vào đầu phiên. Tuy vậy, mối lo về lạm phát tiếp tục gia tăng và vẫn đang hiện hữu - qua đó khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như dự báo tăng trưởng GDP Mỹ chịu ảnh hưởng theo hướng tiêu cực hơn.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường tiền tệ quốc tế:
DXY hôm nay ghi nhận đà giảm tương đối mạnh, qua đó khiến cho USD hiện đang yếu nhất trong phiên. Các đồng tiền khác trong G7 hiện đều đang duy trì tín hiệu khá tích cực đối với đồng bạc xanh. NZD hiện đang tỏ ra chiếm ưu thế nhất so với đồng Đô là Mỹ, khi mà NZD/USD ghi nhận mức tăng khá mạnh trong hôm nay.
Cập nhật các đồng tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ thế giới:
Thị trường tiền tệ các nước G7 ghi nhận sự phân hóa tương đối rõ rệt: