Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp tích cực thúc đẩy tâm lý của giới đầu tư trong bối cảnh lo ngại về lạm phát. Chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq giữ vững sắc xanh với mức tăng lần lượt 0.53%, 0.36% và 0.59%.
Đồng bạc xanh duy trì đà tăng, chỉ số DXY tăng 0.2% lên mức 94.010. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 1.64%
Trên thị trường tiền tệ: Đồng Yên Nhật đang là đồng tiền yếu nhất trong nhóm G-7 khi tỷ giá USD/JPY tăng 0.5% lên mức 114.27; ở chiều ngược lại đồng Aussie là đồng tiền tăng mạnh nhất so với đồng USD, với mức tăng 0.08%.
Trên thị trường hàng hóa:
Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ Hoyer phát biểu:
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ - Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer cho biết đảng Dân chủ đang tiếp tục đạt được tiến bộ trong kế hoạch kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ông nói thêm rằng: “Tôi vẫn tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ nằm trong tầm tay đối với kế hoạch đầu tư"
Phản ứng thị trường:
Chỉ số S&P 500 và Dow Jones đang giao dịch ở mức cao kỷ lục mới, lần lượt tăng 0.6% và 0.4%
Theo số liệu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố, sau khi doanh số bán nhà giảm 1.4% trong tháng 8, Doanh số bán nhà mới ở Mỹ đã tăng 14% trong tháng 9. Số liệu này đã vượt qua kỳ vọng của thị trường với mức tăng 1.5%
Giá bán trung bình đã tăng 18.7% so với cùng kỳ năm trước lên $ 408,000
Phản ứng thị trường:
Chỉ số DCY đã tăng 0.05% ở mức 93.87.
UBS đã công bố lợi nhuận tăng vọt bất ngờ, sau các đối thủ Phố Wall nắm bắt được sự bùng nổ của thương vụ.
Phí quản lý tài sản tăng cao nhất trong gần ba năm, mặc dù UBS cảnh báo hoạt động của khách hàng có thể chậm lại trong quý cuối cùng. Ngân hàng đang bắt đầu quản lý tài sản kỹ thuật số ở Hoa Kỳ, nhằm giành thị phần lớn hơn trên thị trường tiết kiệm hưu trí và quyền chọn cổ phiếu.
Economics cho thấy lạm phát có thể lên tới 3% đến năm 2024.
Bloomberg Economics cho biết các dự báo của Fed về tăng trưởng và thất nghiệp cho thấy một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát là sự kết hợp của các yếu tố cung, cầu và chính sách tài khoá, tất cả đều cho thấy mức tăng giá lâu bền hơn so với triển vọng của Fed là 2.2% vào năm 2022.
Theo thống kê của Bloomberg, số vụ vỡ nợ trái phiếu USD của các doanh nghiệp Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay đã lập kỷ lục mới, với tổng trị giá ít nhất 8,7 tỷ USD. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nhà quản lý đang ráo riết thực hiện chiến dịch giảm tỷ lệ đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản.
Tháng trước cuộc khủng hoảng tại China Evergrande Group đã khiến rất nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu phải lo lắng.
WTO được cho là đồng ý với yêu cầu của Australia về việc kiểm tra thuế nhập khẩu rượu của Trung Quốc
Có thông tin cho rằng WTO sẽ thành lập một hội đồng giải quyết tranh chấp để xem xét vấn đề diễn ra hồi đầu năm, khi mà quan hệ của Úc và Trung Quốc lúc bấy giờ trở nên xấu đi trong bối cảnh các cuộc gọi thăm dò nguồn gốc COVID-19.
Trung Quốc kêu gọi người sáng lập Evergrande trả nợ bằng tài sản cá nhân.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng đã họp và cảnh báo các công ty trong các lĩnh vực chủ chốt nên chủ động chuẩn bị cho việc trả nợ nước ngoài.
Từ mức tăng nhẹ lên 93.9 điểm, chỉ số DXY lúc này đã giảm nhẹ về mức 93.8 điểm, gần như không đổi trong ngày. Nhìn chung các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD, trừ một số đồng tiền risk-off như JPY và CHF. EUR và CAD đã đảo chiều tăng nhẹ, GBP tiếp tục kiểm tra 1.38, AUD tiếp tục kiểm tra 0.75. Thị trường sẽ tiếp tục đợi thêm dữ liệu niềm tin người tiêu dùng và GDP tại Mỹ để có thêm xúc tác.
Cặp tiền này hôm nay đang tăng khoảng 0.17% trong ngày, lên đúng mức 0.7500 trong lúc chờ đợi dữ kiện từ hai nước. Trong 3 phiên trước, AUDUSD đã gàn chạm mức 0.7550, tuy nhiên ngay sau đó đã suy yếu. Hỗ trợ gần nhất cho cặp tiền sẽ là đường Fibo 23.6% của kênh tăng giá từ đầu tháng Mười. Các trader sẽ tiếp tục chờ đợi số liệu niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ và lạm phát tại Úc để có thêm xúc tác.
Theo ông Peter Altmaier:
Ông không bình luận thêm gì về lý do cho những thay đổi này, nhưng việc hạ tăng trưởng năm 2021 nhiều khả năng là do các vấn đề chuỗi cung ứng và lạm phát.
Thước đo kỳ vọng lạm phát chính của ECB trong phiên hôm nay đã chạm mức 2.028%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2014. Điều này cho thấy thị trường trái phiếu đang tiếp tục kỳ vọng rằng áp lực giá sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng tới, khi khủng hoảng năng lượng và chuỗi cung ứng vẫn đang tiếp diễn.
Cặp EURUSD đang chật vật tại vùng 1.16, khi cả phe mua và phe bán đều đang cố gắng lấy quyền kiểm soát. Các chuyên gia tại SocGen nhận định rằng việc giữ được mức 1.1570 sẽ rất quan trọng để có thể giữ được đà tăng. Ngoài ra, vượt mức 1.1730/1.1750 cũng là cần thiết để có thể tiến tới 1.1910.
Các chỉ số châu Âu hiện chưa có quá nhiều thay đổi hồi đầu phiên. Có vẻ như các nhà đầu tư vẫn đang cẩn trọng về những rủi ro hiện hành như lạm phát, Covid hay Trung Quốc:
Trên thị trường tiền tệ, tình hình cũng đang rất im ắng. Đồng đô la chỉ đang tăng nhẹ, nhưng cũng đang tiến sát 94 điểm:
Vàng giảm 0.24% xuống 1,803. Dầu chưa có nhiều thay đổi ở mức $83.6/thùng.
Theo ANZ, những kỳ vọng lạm phát sắp tới, cộng với kỳ vọng BoE tăng lãi suất, đặc biệt khi thị trường đang tính đến việc lãi suất 3 tháng sẽ tăng lên 1.25% vào cuối năm nay sẽ là yếu tố thúc đẩy cho GBP. Tuy nhiên ANZ chưa cảm thấy chắc chắn với mức tăng như vậy. Ngân hàng này vẫn kỳ vọng GBP sẽ tiếp tục mạnh lên lên vùng 1.40 so với USD, và lên 1.50 vào năm 2022.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3779.
Tâm lý hôm nay có vẻ đang khá ổn định khi các HĐTL chỉ số châu Âu đang ghi nhận tăng điểm. Nhiều khả năng phiên hôm nay các chỉ số châu Âu cũng sẽ mở cửa khởi sắc:
Theo báo cáo mới nhất từ Citibank, kinh tế toàn cầu sẽ tăng 4.2% vào năm 2022 so với dự báo ban đầu 4.4%. Lý do cho việc hạ 0.2% tiếp tục là dịch bệnh và khủng hoảng Evergrande tại Trung Quốc.
Hồi đầu tháng Mười, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5.7% vào năm 2021 và4.4% vào năm 2022. Với việc lo ngại kinh tế giảm tốc có thể khiến các ngân hàng trung ương kéo dài các biện pháp nới lỏng, đồng đô la có thể sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn tích lũy, còn giá hàng hóa và các đồng châu Đại Dương có thể hưởng lợi.
Kỳ vọng lạm phát tại Mỹ hôm nay đã chạm mức 2.66%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2006 vào cuối phiên Mỹ. Động thái này xảy ra sau khi chủ tịch Powell nói rằng rủi ro đang nghiêng về phía các vấn đề thắt nút cổ chai kéo dài lâu hơn, khiến lạm phát tăng cao hơn.
Với kỳ vọng lạm phát lên cao như vậy, vấn đề thắt chặt sẽ tiếp tục là tâm điểm và báo cáo GDP và PCE tuần này sẽ thêm phần quan trọng.
Theo ông Adrian Orr:
Ông Orr cũng từng có nhận định lạm phát tạm thời, tuy nhiên lúc này quan điểm của ông đã khác, và ông cũng khá bất ngờ.
Vàng hôm nay đã chạm đáy ngày tại mức 1,801. Sự suy yếu của vàng phần nhiều nằm ở việc lợi suất trái phiếu hồi phục trở lại sau hai phiên giảm, và đồng đô la tiến sát mức 94 điểm. Giữ trên mức 1,800 là rất quan trọng với phe mua, vì điểm này cũng rất gần với đường MA 200 ngày, từng là một kháng cự rất khó chịu và chặn đà tăng của vàng trong nhiều tháng. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo GDP và PCE của Mỹ trong tuần này để có thêm xúc tác.
Trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng và tác động của lạm phát lên phục hồi kinh tế sau đại dịch, Elon Musk đã nói rằng lạm phát đang rất nóng trong ngắn hạn, tuy nhiên dài hạn sẽ khó nói. Còn nhà sáng lập twitter lại cực đoan hơn. Ông Jack Dorsey nói rằng Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi siêu lạm phát, và "nó sẽ thay đổi mọi thứ".
Những bình luận này đến sau khi chủ tịch Powell cảnh báo rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn mong đợi.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, bộ trưởng Yellen và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Lưu Hạc đã thảo luận về các kinh tế vĩ mô và phát triển tài chính ở Mỹ và mối quan hệ Trung - Mỹ. Bà đã thẳng thắn đưa ra những vấn đề đáng quan tâm với ông Lưu Hạc, tuy nhiên Bộ Tài chính đã không nêu rõ là những vấn đề gì.
Theo các chuyên gia từ ngân hàng Kiwibank, RBNZ sẽ nâng lãi suất OCR lên 2% trong tháng 11/2022. Đây là mức tăng 0.5% so với dự báo ban đầu 1.5% của họ. Các chuyên gia cũng tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao, và dữ liệu CPI sắp tới sẽ thúc đẩy RBNZ đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt. Họ kỳ vọng lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức 6%.
Các nước giàu đã không đạt được cam kết tài trợ 100 tỷ USD một năm cho các nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, làm suy yếu cơ hội thành công của hội nghị thượng đỉnh COP26 trong tháng này. Các nước phát triển sẽ chỉ đạt được mục tiêu chung vào cuối năm 2023.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine, thực hiện bởi Đại học Oxford, Covid có khả năng gây ra các bệnnh về thần kinh hiếm gặp hơn so với những người đã tiêm vaccine. Họ đã phân tích hồ sơ sức khỏe của 32 triệu người ở Anh để xác định những nguy cơ phát triển các bệnh lý về não hiếm gặp trước và sau khi xét nghiệm dương tính, hoặc tiêm vaccine lần đầu AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech. Mặc dù vaccine đã làm gia tăng một số biến chứng, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng khả năng Covid gây ra bệnh lý về thần kinh đối với những người không tiêm thậm chí còn lớn hơn.
Đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng so với các đồng G7 trong phiên hôm nay.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ họp vào thứ Ba để thảo luận về phương án hỗ trợ người tiêu dùng và các công ty khi giá điện và giá khí đốt tăng cao. Một số quốc gia đang kêu gọi EU đưa ra các công cụ can thiệp mới, nhưng một nhóm quốc gia cho rằng sự gia tăng này chỉ là tạm thời và không nên dẫn đến những thay đổi vội vàng đối với luật năng lượng của khối cũng như những cải cách khí hậu đầy tham vọng.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ và các cơ quan khác sẽ đưa ra báo cáo dự kiến trong tuần này, nêu rõ rằng SEC có quyền lực đáng kể đối với các đồng Stablecoin như Tether. Báo cáo cũng sẽ thúc giục Quốc hội thông qua luật quy định tiền điện tử nên được quy định tương tự như tiền gửi ngân hàng. Nó có thể củng cố khả năng của SEC trong việc theo đuổi các hành động và chính sách thực thi đối với tiền điện tử.
Chỉ số S&P 500 tăng lên mức đỉnh mới khi các nhà giao dịch hướng tới một chuỗi báo cáo doanh thu từ các công ty công nghệ nặng ký bao gồm Facebook, đồng thời lưu ý đến những lo ngại về lạm phát và rủi ro từ Covid-19 gia tăng khi đợt bùng phát của biến thể Delta ở Trung Quốc dự kiến sẽ xấu đi.
Giá dầu quay đầu giảm sau khi chạm mức $85/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 khi nhà đầu tư tập trung vào các cuộc đàm phán sắp tới giữa Iran và Liên minh châu Âu có thể dẫn đến sự hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Trên thị trường tiền tệ, đồng dollar Mỹ tăng giá so với các đồng G7 khi chỉ số DXY vượt qua biên trên của khu vực 93.50 - 93.80.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi các nhà giao dịch hướng tới một chuỗi báo cáo thu nhập từ các công ty lớn về công nghệ bao gồm Facebook, đồng thời lưu ý đến những lo ngại về lạm phát và rủi ro Covid-19 gia tăng.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã chững lại sau đà tăng tuần trước và không thể vượt qua ngưỡng 1.7%. Sự chậm lại của lợi suất và kỳ vọng lạm phát lên cao đang giúp vàng có ngày tăng giá thứ 5 liên tiếp, hiện giao dịch quanh vùng $1,808/oz.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trong khi đó vẫn chưa cho thấy dấu hiệu ngừng lại với giá dầu thô và giá khí tự nhiên lần lượt tăng tới 1.29% và 9.7% lên 84.83 USD/thùng và 5.792/mmBTU.
Trên thị trường FX, mức hỗ trợ 93.5 của chỉ số DXY vẫn rất được “tôn trọng” khi 1 lần nữa USD đảo chiều tại vùng giá này. Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo không đạt dự báo tại Đức đã khiến EUR sụt giảm trong ngày, từ mức đỉnh 1.165 xuống chỉ còn 1.1612. Tuy nhiên, các đồng beta cao vẫn đang có “phong độ” rất ấn tượng khi tâm lý ưa rủi ro chiếm ưu thế, đặc biệt là AUD với mức tăng 0.37%.
Trung Quốc đã đẩy số ca bệnh Covid-19 về con số 0 ba lần trong 5 tháng qua, nhưng các đợt bùng phát đang xuất hiện thường xuyên hơn bao giờ hết, đặt ra câu hỏi về việc quốc gia này có thể kiên trì với chiến lược phong tỏa hiện tại trong bao lâu.
Khoảng cách giữa các đợt bùng phát lớn ở Trung Quốc đã giảm từ khoảng 2 tháng trong nửa cuối năm ngoái xuống còn 12 ngày kể từ tháng 5, khi nước này chứng kiến những ca bệnh đầu tiên do chủng Delta. Mặc dù Trung Quốc vẫn có thể đẩy lùi các ca lây nhiễm trong nước trở lại con số không, nhưng thời gian không có virus đang ngày càng ngắn lại, dữ liệu về Covid do Bloomberg News tổng hợp cho thấy.
Cuộc khảo sát của Fed tại Dallas về các nhà sản xuất trong tháng 10:
Chỉ số sản xuất ở mức +18.3 so với 24.2 trước đó
Đơn đặt hàng mới +14.9 so với 9.5 trước đó
Báo cáo từ CNBC
Đây là một động thái lớn cho tiền điện tử.
Mastercard tiếp cận mọi nơi và giờ đây nó sẽ cung cấp các khoản thanh toán bằng tiền điện tử trên mạng của mình, theo CNBC.
Nhận xét từ thành viên BOE MPC:
Tenreyro đang duy trì một lập trường ôn hòa.
Chỉ số hoạt động quốc gia tháng 9 của Fed chi nhánh Chicago giảm 0.13 so với tăng 0.05 trong tháng trước.
Janet Yellen dự đoán lạm phát sẽ tăng nhanh trong nửa đầu năm 2022.
Bà cho rằng tốc độ tăng trưởng giá cả sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm khi tắc nghẽn nguồn cung, thị trường lao động thắt chặt và các tác động đại dịch khác được cải thiện.
Theo khảo sát cho thấy, lượng thời gian mà thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ dành cho Facebook đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng thanh thiếu niên đăng ký mới cũng đang giảm.
Trung Quốc báo cáo khoảng vài chục ca mắc Covid-19/ngày trong thời gian gần đây. Phản ứng của Bắc Kinh về việc kiềm chế du lịch đã gây ra mối lo ngại về ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế vốn đang suy yếu.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới nhất đã lan rộng sang 11 tỉnh kể từ ngày 17-10.
Tăng trưởng cả năm có thể thấp hơn "đáng kể" so với dự báo tháng 6 là .7%
Lạm phát tiếp tục tăng trong thời điểm hiện tại, trước khi giảm dần trong năm tới
Do các hạn chế về nguồn cung vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài, dự kiến điều đó sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến nền kinh tế Đức trong năm tới.