Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Đồng USD đang giảm mạnh sau tin bởi đồng Bạc Xanh đã có đà tăng dài trước đó. Chỉ số DXY giảm 0.18% xuống 92.90.
Dầu thô chịu áp lực sau khi một báo cáo cho biết Hoa Kỳ sẽ thúc giục OPEC+ sản xuất nhanh hơn để giúp ổn định giá xăng dầu. Các quan chức Mỹ đã nói chuyện với Saudi, UAE và những nước khác trong tuần này, CNBC cho biết, dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan. "Các thị trường năng lượng cạnh tranh sẽ đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định và đáng tin cậy, và OPEC + phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự phục hồi."
Đà giảm đột biến của vàng đã nhanh chóng yếu đi ngay trước mức đáy trong tháng 3 là 1679-1677. Các chiến lược gia tại ngân hàng Commerzbank cho rằng giá vàng sẽ tích lũy hoặc phục hồi vì đà bán tháo không phá vỡ xu hướng tăng giá cơ bản trong dài hạn.
Chuyên gia tại Credit Suisse cho rằng giá dầu thô Brent sẽ tiếp tục chịu áp lực với việc chỉ báo động lượng RSI khung Weekly hiện đang nằm ở vùng đỉnh, đây là tín hiệu cho thấy mức giá cũng có thể sẽ tạo đỉnh. Họ cảnh báo một mức giảm sâu hơn nếu giá dầu Brent phá vỡ mức thấp nhất tháng 7 là $67.44/thùng.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ giảm xuống đôi chút trước một báo cáo quan trọng về lạm phát của Mỹ, điều sẽ được các nhà giao dịch phân tích để tìm manh mối về định hướng chính sách của ngân hàng trung ương.
Giá vàng và dầu thô cũng không có nhiều biến động trong ngày hôm nay, lần lượt giao dịch tại $1,733/oz và 68.19 USD/thùng.
Đồng USD đang hướng tới ngày thứ 4 liên tiếp tăng giá với chỉ số DXY ở ngay bên dưới mức đỉnh tháng 7 tại 93.2. AUD và GBP đang là 2 đồng tiền yếu nhất, do tình hình Covid-19 tại Australia vẫn chưa có nhiều tiến triển và sau đà phục hồi mạnh mẽ hồi cuối tháng 7, Cable khó có thể được hỗ trợ trong giai đoạn hiện nay khi thị trường đã phản ánh hết những kỳ vọng vào giá. Tâm điểm ngày hôm nay chắc chắn là chỉ số CPI tại Mỹ, có thể con số lạm phát sẽ thấp hơn dự kiến đôi chút do sự bùng phát của biến thể Delta nhưng điều này về cơ bản cũng sẽ không thay đổi xu hướng tăng lên của USD.
Chỉ cần lưu ý một điều trong ngày, đó là lượng hợp đồng lớn vừa phải đối với EUR/USD sắp đáo hạn như được tô đậm trong hình.
Nó cũng trùng với mức thấp nhất trong năm và hỗ trợ quan trọng tại 1.1704-11, vì vậy nó có thể giúp hạn chế đà giảm trong hôm nay. Tuy nhiên, một sự phá vỡ xuống dưới có thể kích hoạt các lệnh stop và một đợt sụt giảm nhanh hơn có thể xảy ra sau đó.
Trước đó + 8.6%
Các khoản vay mới bằng đồng nhân dân tệ ¥ đạt 1.08 nghìn tỷ so với 1.20 nghìn tỷ Yên dự kiến
Trước đó đạt ¥ 2.12 nghìn tỷ
Tăng trưởng cung tiền trên diện rộng chậm lại một chút nhưng vẫn ổn định vào tháng trước và với tình hình vi rút ở Trung Quốc, tôi hy vọng các điều kiện như vậy sẽ tiếp tục diễn ra vì các nhà lập pháp và hoạch định chính sách đều sẽ cố gắng thúc đẩy các điều kiện kinh tế trong bối cảnh lo ngại suy thoái.
EUR/USD đang ở gần mức hỗ trợ 1.1700, cũng là vùng đáy trong tháng 3. Nếu phá xuống dưới 1.1700, tỷ giá sẽ đi xuống 1.1600, các nhà kinh tế học tại Société Générale lưu ý.
Con đường khả dĩ nhất lúc này cho EUR/USD vẫn là giảm xuống.
Một con số CPI của Mỹ dưới mức dự báo ngày hôm nay có thể sẽ hỗ trợ cho cặp tiền trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ chỉ là cơ hội để bán ra mới mức giá hấp dẫn hơn.
Sự lây lan của biến thể Delta từ Sydney sang các khu vực khác của bang New South Wales - nơi có 344 trường hợp mới vào hôm thứ Tư - đã buộc một thành phố khác của Úc phải đóng cửa.
Thống đốc New South Wales Gladys Berejiklian nói với các phóng viên là Dubbo, thành phố có khoảng 50,000 dân, cách Sydney 240 dặm, là thành phố mới nhất có lệnh không ra khỏi nhà trong ít nhất một tuần sau khi phát hiện hai ca nhiễm bệnh. Trong khi đó Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Úc, đã kéo dài thời gian phong tỏa thêm một tuần.
Một đoạn trích từ bình luận của nhà phân tích hàng hóa tại TD, cho thấy lợi suất thực đang tăng lên và kỳ vọng ngày càng tăng về Cục Dự trữ Liên bang sớm "taper":
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức đi ngang
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.1%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 0.7% trong khi Hang Seng và Shanghai Composite đều tăng 0.1%.
Thời báo Tài chính (FT) công bố dữ liệu vàng mới nhất từ cơ quan công nghiệp Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhẫn mạnh sự quan tâm của ETF châu Âu tăng gần đây đối với việc mua ròng vàng.
“Các nhà đầu tư châu Âu đã rót gần 1 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng trong tháng 7, nhiều hơn so với lượng bán ròng từ các quỹ của Mỹ. Điều này cho thấy sự xuất hiện của các quan điểm trái chiều về lạm phát, nền kinh tế toàn cầu và hướng đi trong tương lai của kim loại quý ” - FT cho biết vào đầu thứ Tư.
Sự lây lan của biến thể delta từ Sydney đến các khu vực trong khu vực của bang New South Wales - nơi có 344 trường hợp vào thứ Tư - đã buộc một thành phố khác của Úc phải phong toả.
Dubbo, thành phố có khoảng 50,000 dân, cách Sydney 240 dặm, là thành phố mới nhất thực hiện lệnh giãn cách trong ít nhất một tuần sau khi phát hiện hai trường hợp nhiễm vi rút. Trong khi đó Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Úc, đã kéo dài thời gian phong toả thêm một tuần.
Chứng khoán châu Á hôm thứ Tư biến động trái chiều khi các nhà đầu tư chờ đợi một báo cáo quan trọng về lạm phát của Mỹ. Chứng khoán Nhật Bản và Úc tăng khiêm tốn với chỉ số Topix tăng 1%, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0.4%. Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc ít thay đổi, trong chứng khoán Hàn Quốc giảm sau khi nước này công bố số ca nhiễm vi-rút tăng kỷ lục. Chỉ số Kospi giảm 0.4% trong khi chỉ số Hang Seng tăng 0.3% và chỉ số Shanghai Composite tăng 0.3%
Dầu thô ổn định sau khi tăng từ mức thấp nhất trong ba tuần do một báo cáo cho thấy tồn kho đang dần giảm. Dầu thô WTI Hoa Kỳ hiện đang được giao dịch tại 68.06 USD/thùng trong khi dầu Brent hiện đang ở mức 70.16 USD/thùng.
Trên thị trường FX, USD/JPY tăng nhẹ 0.06% lên 110.70 - mức cao nhất trong một tháng. EUR/USD cũng đã tăng không đang kế trong phiên và hiện đang ở mức 1.1719. GBP, AUD và NZD đều không có nhiều biến động
Coinbase đã công bố thu nhập quý 2 vào thứ Ba, công bố lợi nhuận hơn 1.6 tỷ USD, gần gấp đôi những gì đã công bố trong quý đầu tiên. Công ty cũng công bố doanh thu 2.03 tỷ USD, vượt quá dự đoán của các nhà phân tích là 1.88 tỷ USD.
Công ty cũng báo cáo hoạt động của người dùng tăng đột biến, lưu ý rằng “Người dùng giao dịch hàng tháng (MTU) bán lẻ đã tăng lên 8.8 triệu, tăng 44% so với quý 1 năm 2021” và tổng cơ sở người dùng được xác minh của họ đã tăng lên 68 triệu.
Các nhà phân tích tại TD Securities cho rằng:
Ông Evans cho biết:
Ông Evans là một người có lập trường dovish, vì vậy không bất ngờ khi ông có những lập trường chính sách như vậy.
Goldman Sachs cho biết hiện tại họ hoàn toàn trung lập với đồng USD:
Chúng tôi không nhìn thấy USD tăng bền vững. Theo lý thuyết đồng Dollar cười, nền kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng lợi từ các đợt tiêm chủng trong những quý tới, trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chậm lại khi các chính sách tài khóa bắt đầu hết tác dụng, sự tăng trưởng kém của Mỹ so với thế giới sẽ gây áp lực lên USD. Lạm phát giảm sẽ cho phép Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong một thời gian dài (các nhà kinh tế của chúng tôi kỳ vọng lãi suất không đổi cho đến quý 3 năm 2023)
Nhưng để thị trường chấp nhận quan điểm này, chúng ta có thể sẽ cần phải xem xét lạm phát của Mỹ, cũng như tình hình COVID-19.
Vương quốc Anh đã đặt hàng 35 triệu liệu vaccine của Pfizer cho chiến dịch tiêm chủng vào mùa thu năm sau, UK Times cho biết. Giá cho mỗi liều vaccine cũng đã tăng lên, ước tính chính phủ sẽ cần phải bỏ ra 1 tỷ Bảng Anh để đặt hàng lượng vaccine trên.
Bang lớn nhất nước Úc này đã ghi nhận thêm 344 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, thấp hơn một chút so với con số 356 của ngày hôm qua nhưng vẫn khá cao. Một điểm tích cực là trong ngày hôm nay, 30,000 liều vaccine đã được tiêm chủng, cao nhất kể từ khi vaccine được triển khai, nâng tổng số liều vaccine được tiêm chủng lên 4.53 triệu.
Tình hình dịch COVID-19 phức tạp cùng với số ca nhiễm ngày một tăng đã khiến chính quyền địa phương gia hạn lệnh giãn cách thêm ít nhất 7 ngày.
Đồng USD tiếp tục mạnh lên khi các yếu tố dẫn dắt chính vẫn chưa có gì thay đổi: Fed sẽ sớm thắt chặt chính sách. Cùng với đó, lợi suất tại Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.35% cũng khiến chỉ số DXY tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên 93.07. EUR/USD giảm 0.16% xuống 1.1717, tiệm cận mức thấp nhất trong năm 2021. USD/JPY tăng 0.31% lên 110.56. Các đồng tiền hàng hóa dẫn đầu đà tăng khi giá các hàng hóa quan trọng đều hồi phục, USD/CAD giảm 0.44% xuống 1.2517 khi giá dầu tăng 2.72% lên 68.29/thùng, AUD/USD tăng 0.23% lên 0.7346 cùng với sự phục hồi của giá quặng sắt.
Trong khi đó thị trường chứng khoán tiếp tục đi ngang khi các nhà đầu tư lo ngại về thắt chặt chính sách có thể làm chậm lại đà tăng trưởng của nền kinh tế, tuy vậy điều này cũng phần nào được bù đắp bởi gói chi tiêu cơ sở hạ tầng đã được Thượng viện thông qua mới đây. Dow Jones tăng 0.46%, S&P 500 tăng 0.10% còn Nasdaq giảm 0.49%.
Vàng đi ngang ở $1,729/oz.
Với 69 phiếu thuận trên 30 phiếu trống, dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.2 nghìn tỷ USD đã chính thức được thông qua trên Thượng viện Mỹ. Sắp tới, hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu về gói cứu trợ này. Được biết, có 20 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận cho dự luật, một tin rất tốt trong sự hợp tác song phương giữa hai đảng.
Các chỉ số lớn tại châu Âu đều đang ghi nhận tăng điểm trong phiên hôm nay:
Pha giảm mới đây của các cổ phiếu công nghệ trên sàn Nasdaq có vẻ đã bị gây ra bởi lợi suất 10 năm chạm mức 1.34%, nhiều trader cho biết. Một số nhà đầu tư cũng chỉ ra rằng cổ phiếu công ty sản xuất bán dẫn cũng đã suy yếu cùng với công nghệ sinh học và các công ty vắc xin (các cổ phiếu này đã giúp Nasdaq bay cao phiên trước), tạo đà bán tháo.
Chỉ số Nasdaq đang gặp khá nhiều áp lực khi hiện đang giảm 0.6% xuống 14,770 điểm và hiện đang trong quá trình kiểm tra đường MA 50 giờ. Một pha break hoàn toàn khỏi đường này sẽ tạo thêm động lực giảm. Các trader sẽ quan sát kỹ vùng swing ngày 13/7 tại 14803.68 là kháng cự gần nhất. Nếu Nasdaq đóng cửa dưới mức này, phe bán sẽ chiếm ưu thế.
Sau đường MA 50 giờ, hỗ trợ quan trọng tiếp theo sẽ là đường MA 100 giờ tại 14753.30. Dưới nữa sẽ là đường MA 200 giờ tại 14661.60.
Theo bà Loretta Mester, cả châu Âu và Mỹ đã công bố khung chính sách tiền tệ để đối phó với thay đổi động lực lạm phát trong hai thập kỷ gần đây, và hiểu rõ được liệu các động lực có thay đổi do dư âm của dịch Covid hay không là rất quan trọng. Khi kinh tế mở cửa trở lại sau dịch, nguồn cung đã bị sốc mạnh, giá cả đang tăng, và cùng với đó là lo ngại lạm phát. Vấn đề ở đây là, liệu giá cao có dẫn tới lạm phát cao kéo dài hay không.
Dù Mester là một thành viên rất hawkish, bà không có bình luận gì về chính sách của Fed. Ngoài ra, bà sẽ không bỏ phiếu cho các quyết định của FOMC năm nay.
Sau phát biểu của bà, vàng hồi phục khỏi đáy ngày 1,717 lên mức 1,726.
Dầu đã tăng gần 3% trong ngày lên mức $68.7/thùng. Dù lo ngại Covid vẫn đang lăm le nhu cầu dầu tại Trung Quốc, những người mua dầu thực có vẻ đang đẩy giá cao lên trước dấu hiệu thâm hụt dầu trên thị trường.
Cùng với dầu, CAD cũng đang tăng 0.3% trong ngày.
Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cho biết dù các nhà đầu tư có tổ chức đã tăng số vị thế bán USD lên 310,328 hợp đồng, đồng đô la sẽ tiếp tục mạnh lên trong ngắn hạn và thách thức số hợp đồng bán gia tăng, khi số lượng vị thế bán lúc này vẫn đang thấp hơn con số 586,589 của tháng Sáu rất nhiều.
Hiện tại chỉ số DXY đang ở mức 93.1 điểm.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang chưa có nhiều biến động khi mở cửa. Chỉ số S&P tăng 0.07%, chỉ số Dow Jones tăng 0.03%, chỉ số Nasdaq tăng 0.1%. Tại châu Âu, đa phần các chỉ số đều đang tăng điểm: Chỉ số FTSE MIB hiện đang tăng mạnh nhất (+0.4%), chỉ số Stoxx 600 cũng đang tăng 0.36%.
Thị trường tiền tệ đang khá trầm lặng trong lúc chờ đợi thêm chất xúc tác. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.14% lên 93.1 điểm. Hai đồng tiền biến động mạnh nhất lúc này là hai đồng tiền risk-off: CHF (-0.38%) và JPY (-0.27%). AUD tăng 0.14%. EUR giảm 0.16%. GBP, NZD và CAD chưa có nhiều thay đổi.
Vàng đang được giao dịch trong biên độ hẹp hôm nay, hiện đang ở mức 1,721, giảm 0.44% trong ngày. Dầu WTI đang cố gắng tìm lại đà hồi phục, hiện tăng 1% lên $67.4/thùng.
Trong phiên hôm nay, hai sự kiện đáng chú ý nhất là dự luật cơ sở hạ tầng sẽ được bỏ phiếu, và bài phát biểu của chủ tịch Fed Chicago Charles Evans. Ngày mai lúc 19h30, Mỹ sẽ công bố dữ liệu CPI tháng Bảy.
Sau khi mất hỗ trợ tại 1.1750, tuyến phòng ngự cuối cùng của EURUSD sẽ là 1.1704, mức thấp nhất từ đầu năm nay. Một pha break dưới mức này có khả năng đưa giá xuống vùng 1.16, đáy của tháng Mười một năm ngoái.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1713, rất gần tới kiểm tra 1.1704.
Giá đồng sẽ biến động trong thời gian tới khi các cuộc đàm phán về tiền lương tại một mỏ đồng ở Chile thất bại, trong khi các công đoàn và ban quản lý tiếp tục nói chuyện với hai mỏ khác. Các công nhân tại một mỏ đồng do JX Nippon làm chủ sẽ ra đi vào ngày hôm nay sau khi các cuộc đàm phán thất bại. Các cuộc đàm phán hòa giải tại Escondida của BHP đã được kéo dài thêm một ngày với nỗ lực ngăn chặn đình công. Công nhân tại mỏ Andina của Codelco đang bỏ phiếu về một kế hoạch trả lương mới.
Kế hoạch của ông Joe Biden sẽ phải vượt qua bài kiểm tra pháp lý lớn đầu tiên tại Thượng viện khi sẽ có một cuộc bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD sẽ diễn ra ngày hôm nay và sau đó là gói ngân sách 3.5 nghìn tỷ USD là phần còn lại của kế hoạch trên. Cuộc bỏ phiếu đó có thể kéo dài đến sáng mai hoặc thậm chí là chiều mai khi đảng Cộng hòa đề xuất sửa đổi.
WSJ đưa tin trong khi cố vấn kinh tế của Biden ủng hộ việc ông Powell tiếp tục giữ nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Fed, một số thành viên Đảng Dân chủ đang thúc đẩy bầu ra một chủ tịch mới phù hợp hơn với các ưu tiên của đảng này.
Nhiệm kỳ của ông Powell sẽ hết hạn vào tháng Hai năm sau. Do đó, đây sẽ là chủ đề nóng trong những tháng tới.
Chứng khoán châu Âu tăng giá nhờ các báo cáo thu nhập mạnh mẽ trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ đi ngang khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các bình luận từ những quan chức Cục Dự trữ Liên bang về việc giảm bớt kích thích.
Vàng hầu như không đổi, giao dịch quanh mức $1,729/oz khi lợi suất TPCP Mỹ đã ổn định và thị trường chờ đợi báo cáo CPI quan trọng tại Mỹ vào ngày mai.
Giá dầu phục hồi khá đáng kể, tăng 1.82% lên 67.69 USD/thùng nhưng áp lực vẫn còn đó vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại và sự bùng phát của biến thể Delta tiếp tục gây ra những lo ngại về nhu cầu trong ngắn hạn.
Trên thị trường FX, đồng USD có phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp, đặc biệt là so với đồng tiền có lợi suất thấp như JPY, tăng 0.25%. EUR/USD cũng đã gần chạm đến mức giá thấp nhất kể từ đầu năm đến nay tại vùng 1.17, nhiều khả năng ngưỡng hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ do sự phân kỳ về chính sách giữa ECB và Fed. Hiện tiêu chí về việc làm để thắt chặt chính sách của Fed đã sắp đạt được và một khi Cục dự trữ liên bang đưa ra thông báo chính thức thời điểm "taper", USD sẽ còn bứt phá lên cao hơn nữa.
Khảo sát triển vọng 40.4 so với 56.7 dự kiến
Trước đó 63.3
Triển vọng kinh tế Eurozone đạt 42.7 so với dự báo 72
Trước đó 61.2
Các điều kiện hiện tại được cho là sẽ cải thiện hơn nữa trong tháng này khi sự phục hồi kinh tế trong mùa hè tiếp tục. Tuy nhiên, điểm nổi bật chính của báo cáo là sự sụt giảm đáng kể trong con số kỳ vọng - trên thực tế là tháng thứ 3 liên tiếp.
Không có nhiều thứ cần lưu ý trong hôm nay ngoài một vài mức giá được in đậm trong hình.
Có lượng quyền chọn với kích thước khiêm tốn cho EUR/USD trong khoảng từ 1.1700 đến 1.1750 để có thể hạn chế đà giảm.