Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago lần đầu tiên vượt 8 đô la/giạ sau gần một thập kỷ, tiến sát đỉnh lịch sử do chiến tranh đe dọa nguồn cung toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu đối với ngũ cốc của Mỹ.
Lần cuối cùng ngô đạt mức giá này kể từ tháng 9/2012, sau khi hạn hán và nắng nóng tàn phá cây trồng ở Trung Tây Hoa Kỳ.
Triển vọng toàn cầu về nguồn cung ngô đã bị ảnh hưởng khi Nga xâm lược Ukraine làm gián đoạn hoạt động canh tác và dòng chảy thương mại trong khu vực chiếm khoảng 1/5 xuất khẩu này. Chi phí phân bón gia tăng cũng đang làm giảm triển vọng trồng trọt ở Hoa Kỳ, nhà giao hàng hàng đầu thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cũng đang tăng lên. Tuần thứ hai liên tiếp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo lượng ngô Mỹ bán cho Trung Quốc vượt quá 1 triệu tấn.
Các quan chức Ukraine cho biết, lực lượng quân đội còn lại của Mariupol đang bị quân Nga bao vây nhưng vẫn chưa đầu hàng, quân đội vẫn đang cố thủ tại các nhà máy thép Azovstal khổng lồ.
Tây Ban Nha cho biết họ sẽ tiếp bước các đồng minh châu Âu như Pháp và Ý và sớm mở lại đại sứ quán tại Kyiv. Ukraine sẽ tìm kiếm thêm viện trợ tài chính trong tuần này tại các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ở Washington.
Các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào thành phố Lviv ở phía tây và tấn công các mục tiêu khác trên khắp Ukraine vào thứ Hai, trong một nỗ lực tăng cường nhằm làm suy giảm khả năng phòng thủ của nước này trước một cuộc tấn công tổng lực ở phía đông.
Ít nhất 7 người được báo cáo đã thiệt mạng ở Lviv, nơi những đám khói đen dày đặc bốc lên bao trùm một thành phố vốn chỉ xảy ra các cuộc tấn công lẻ tẻ trong gần hai tháng chiến tranh và đã trở thành nơi trú ẩn của một lượng lớn dân thường chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh dữ dội ở nơi khác.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố sẽ “kiên cường chiến đấu đến cùng” ở Mariupol. Những binh sỹ Ukraine tử thủ tại đây đã phớt lờ tối hậu thư "đầu hàng hoặc chết" của Nga vào Chủ nhật.
Ngân hàng Thế giới đã hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu từ 4.1% xuống 3.2%. Ngoài ra:
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 18/04 với những biến động trái ngược nhau. Tin tức chú ý hiện tại đến chủ yếu từ các động thái chờ đợi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, năm 2022 của các công ty đại chúng. Bên cạnh đó, tình hình chiến sự ở Nga vẫn đang lan tỏa sức nóng ra toàn thế giới, với động thái mới nhất đến từ việc Nga nã tên lửa vào Lviv.
Các chỉ số chính chứng khoán Mỹ
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật tình hình giá dầu Brent và WTI:
Cập nhật giá vàng thế giới: Với việc lo ngại giữa xung đột Nga - Ukraina sẽ tiếp tục kéo dài, giá vàng thế giới đã có những biến động mạnh. Giá vàng thế giới hiện đang giao dịch tại mốc 1991 USD/ounce, ao hơn 0.84% so với phiên giao dịch ngày thứ sáu tuần trước.
Nhìn chung, hôm nay là một ngày trầm lắng trên thị trường FX. Biến động đáng chú ý duy nhất diễn ra ở 2 đồng AUD và NZD, khi 2 đồng này đang giảm tương đối so với USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang tăng. Dầu WTI giảm nhẹ, khí đốt tự nhiên tăng. Vàng quay trở lại mức 2000 đô la sau khi giao dịch ở mức thấp nhất là 1939 đô la vào tuần trước. Căng thẳng từ Ukraine và lo ngại lạm phát vẫn là mối lo đẩy giá trở lại cao hơn.
Nhìn nhanh các thị trường:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhẹ:
Ông Putin đang có những bình luận tích cực về kinh tế Nga:
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết các cuộc ném bom của máy bay Nga tại Ukraine đã tăng 50%, theo Reuters.
Sự leo thang gần đây của cuộc chiến tại Ukraine diễn ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cuối tuần trước chia sẻ rằng các cuộc đàm phán với Nga đang đi vào "ngõ cụt", vì Ukraine sẽ "không đánh đổi lãnh thổ hoặc con người của mình."
Hơn nữa, nếu các lực lượng Nga tiếp tục đe dọa tiêu diệt đội quân Ukraine còn lại ở Mariupol, điều này sẽ "chấm dứt" các cuộc đàm phán hòa bình, ông Zelensky cảnh báo.
Tỷ giá EUR/USD không thay đổi vào đầu tuần gần 1.0800 trong bối cảnh thị trường châu Âu đóng cửa.
Nhưng tâm trạng kém lạc quan gần đây của cặp tiền (Fed diều hâu, chiến tranh Nga-Ukraine) vẫn còn đóng vai trò chủ đạo. Thêm vào đó, lợi suất của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong nhiều năm mới trước giờ phiên giao dịch Mỹ và thị trường trái phiếu châu Âu đóng cửa, động thái này có thể khiến cặp tiền này quay trở lại mức thấp nhất của tuần trước (xung quanh 1.0750).
Những bài phát biểu của Fed và ECB có thể sẽ là động lực chính của cặp tiền này trong tuần này, với Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến xuất hiện cùng nhau vào thứ Năm.
Bạc đã thu hút được các nhà đầu tư vào hôm nay và leo lên mức đỉnh trong nhiều tuần. Đây là ngày tăng thứ 7 trong 8 ngày gần đây.
Tỷ giá XAG/USD hiện tại đang dao động quanh mốc 25.88, tăng gần 1% trong ngày.
Nếu giá bạc tiếp tục duy trì trên mức Fibo 61.8%, triển vọng cho đà tăng giá mạnh hơn nữa sẽ xuất hiện!
Trong trường hợp, XAG/USD suy yếu xuống dưới mốc $25.00, sự lạc quan cho kim loại này sẽ biến mất.
USD/CHF hiện dao động quanh mốc 0.9432, tăng 0.1% trong ngày!
Tỷ giá USD/CHF tăng ngày thứ năm liên tiếp trong bối cảnh sức mạnh của đồng USD được duy trì.
Triển vọng diều hâu của Fed, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng đã củng cố cho đồng bạc xanh. Hơn nữa, các nhà đầu tư dường như cũng lo lắng rằng sự kéo dài của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine sẽ gây thêm áp lực đối với lạm phát vốn đã cao.
Ngược lại, tâm lý “risk-off” đã đưa ra hỗ trợ cho đồng CHF và giới hạn đà tăng của cặp tiền.
Giá vàng đang tích lũy quanh mốc 2,000 Dollar, chờ đợi bứt phá. Điều này diễn ra trong bối cảnh hầu hết các sàn giao dịch toàn cầu đã đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh và dòng tiền đang tìm nơi trú ẩn an toàn.
Vàng hiện tại dao động quanh mốc 1993.52 USD/oz, tăng 1.03% trong ngày!
Lạm phát gia tăng, rủi ro suy thoái và chiến tranh Nga-Ukraine đang hỗ trợ kim loại vàng!
Bài phát biểu từ Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ khiến các nhà đầu tư “bận rộn” trong tuần này.
USD/RUB đang kéo dài sự sụt giảm sau các phát biểu trên. Giá thực thi đang ở mức 81.12, không thể kháng cự trên mốc 83 USD.
Dầu sụt giá vào thứ Hai do lo ngại về nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc cùng với nguồn cung toàn cầu thắt chặt và cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng sâu sắc.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng 3 do tiêu dùng, bất động sản và xuất khẩu bị ảnh hưởng, làm mất lượng tăng trưởng quý đầu tiên nhanh hơn dự kiến và làm triển vọng vốn đã bị suy yếu do hạn chế COVID-19 và chiến tranh Ukraine tồi tệ hơn.
Dầu Brent giảm 19 cent, tương đương 0.2% xuống 111.51 USD/thùng vào lúc 08h25 GMT, giảm từ mức cao nhất kể từ ngày 30/3 tại 113.80 USD trước đó trong phiên. Giá dầu thô tại Mỹ giảm 19 cent, tương đương 0.2%, ở mức 106.76 đô la.
Bitcoin đã giảm 4,2% xuống mốc $38,580 trong phiên hôm nay, khi tiền điện tử nói chung bị ảnh hưởng bởi tâm lý ngại rủi ro, trong bối cảnh nhà đầu tư không có mối quan tâm nào mới với đồng tiền này.
Vốn hóa của thị trường tiền điện tử toàn cầu đã giảm khoảng 4% trong 24 giờ qua xuống còn 1.9 nghìn tỷ đô la, dữ liệu từ CoinGecko.
Theo ông John Roque, nhà phân tích kỹ thuật tại 22V Research, đồ thị Bitcoin đang cho thấy nó “chưa chạm đến mức quá bán” và hỗ trợ ngắn hạn ở mức 35,000 USD có thể sẽ không được giữ vững
“Chúng tôi tiếp tục tin rằng Bitcoin sẽ quay về mốc 30,000 đô la,” ông nói.
Bitcoin đã phải vật lộn thời gian gần đây cùng với các tài sản rủi ro, chủ yếu dao động trong biên độ $35,000 - $45,000 trong năm nay, khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát cao. Nhà cung cấp dữ liệu on-chain Glassnode cho rằng mối quan tâm đến Bitcoin vẫn bị hạn chế, tăng trưởng người dùng thấp và dòng tiền mới không nhiều.
Ông Mario Draghi nhận định trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Corriere della Sera rằng châu Âu có thể giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga nhanh hơn so với ước tính trước đây.
“Việc đa dạng hóa có thể làm được và khả thi tương đối nhanh chóng, nhanh hơn chúng ta tưởng tượng chỉ một tháng trước,” Thủ tướng Ý cho biết sau khi đạt được thỏa thuận tăng nhập khẩu khí đốt từ Algeria.
“Chúng tôi có khí đốt trong kho và sẽ có khí đốt mới từ các nhà cung cấp khác,” ông Draghi nói thêm rằng ảnh hưởng của bất kỳ “biện pháp ngăn chặn” nào cũng sẽ không quá tiêu cực. “Có thể chúng ta chỉ cần giảm 1-2 độ nhiệt độ sưởi hoặc tương tự như thế với máy điều hòa mà thôi”.
Đề xuất của Ý về việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên dùng để sản xuất năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga đang “đạt được sự đồng thuận” giữa các nước châu Âu.
Các nhà sản xuất bao gồm Tesla bắt đầu chuẩn bị mở cửa trở lại các nhà máy ở Thượng Hải vào thứ Hai, khi thành phố nỗ lực thoát khỏi tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19 đã buộc hầu hết các doanh nghiệp ở trung tâm kinh tế của Trung Quốc phải đóng cửa gần ba tuần.
Tesla đã gọi các công nhân của mình quay lại để chuẩn bị cho việc khởi động lại, theo hai nguồn tin của Reuters. Họ nói thêm rằng mặc dù nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ ban đầu dự định nối lại một ca sản xuất vào thứ Hai, nhưng bây giờ Tesla lại chuyển vào thứ Ba. Một nguồn tin cho biết một trong những nguyên nhân là do một nhà cung cấp đang gặp khó khăn với các vấn đề về hậu cần.
Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất trong chi tiêu tiêu dùng, và tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ những tháng đầu của đại dịch do chính sách phong tỏa gây căng thẳng cho nền kinh tế nước này, thêm một mối đe dọa khác đối với tăng trưởng toàn cầu.
Tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc lên đến 4.8%, tuy nhiên kết quả này không thể hiện hết mức độ thiệt hại kinh tế từ chính sách phong tỏa Covid tại trung tâm tài chính và thương mại Thượng Hải và những nơi khác từ giữa tháng trước. Một số nhà kinh tế cũng đặt câu hỏi về sức mạnh của dữ liệu này.
Tỷ phú Roman Abramovich đã tới Kyiv trong nỗ lực khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, vốn đang bế tắc sau khi xuất hiện bằng chứng về những hành động tàn bạo của quân đội Nga đối với dân thường.
Theo nguồn tin thân cận, ông Abramovich đã gặp gỡ các nhà đàm phán Ukraine và thảo luận về cách phục hồi cuộc đàm phán. Tỷ phú Nga, người có quan hệ lâu năm với Tổng thống Vladimir Putin, đã đóng vai trò là người hòa giải không chính thức kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 2.
Trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông Ukraine hôm thứ Bảy, ông Zelensky cho biết các cuộc đàm phán đang "đi vào ngõ cụt vì chúng tôi sẽ không đánh đổi lãnh thổ và người dân của mình". Ông nói rằng nếu các lực lượng Nga tiếp tục đe dọa tiêu diệt số quân Ukraine còn lại đang chiến đấu ở Mariupol, điều đó có thể "chấm dứt" các cuộc đàm phán.
Đồng USD tiếp tục tăng giá, chỉ số DXY tăng 0.24% lên 100.737.
Các nhà chức trách Ukraine cho biết đã có tên lửa tấn công Lviv vào sáng sớm hôm thứ Hai và các vụ nổ đã làm rung chuyển các thành phố khác khi lực lượng Nga tiếp tục các cuộc bắn phá sau khi tuyên bố gần như kiểm soát hoàn toàn cảng Mariupol chiến lược phía nam. Bị thúc đẩy bởi sự kháng cự của Ukraine ở phía bắc, quân đội Nga đã tái tập trung cuộc tấn công trên bộ vào Donbas, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công đường dài vào các mục tiêu ở những nơi khác, bao gồm cả thủ đô Kyiv.
Thị trưởng Lviv Andriy Sadoviy cho biết năm cuộc tấn công tên lửa đã tấn công thành phố phía tây vào đầu ngày thứ Hai. Không rõ liệu có bất kỳ thương vong nào ở đó hay không. Tại Kyiv, một phóng viên Reuters đã nghe thấy một loạt tiếng nổ gần sông Dnipro. Chính quyền địa phương vẫn chưa cung cấp bất kỳ thông tin chính thức nào về nguyên nhân của những tiếng nổ này.
Theo hãng truyền thông Suspilne, hai người đã bị thương trong các cuộc tấn công ở khu vực miền nam Dnipropetrovsk. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 18 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc pháo kích trong 4 ngày qua ở thành phố Kharkiv, miền đông bắc Ukraine. "Đây không là gì khác ngoài sự khủng bố có chủ ý: súng cối, pháo chống lại các khu dân cư và thường dân," ông nói vào cuối ngày Chủ nhật.
Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường và bác bỏ những gì Ukraine nói là bằng chứng về hành động tàn bạo được dàn dựng nhằm phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình. Nga gọi hành động của mình, được phát động gần hai tháng trước, là một hoạt động quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraine và tiêu diệt những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.
Phương Tây và Kyiv cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin gây hấn vô cớ.
Vàng thu hút lượng mua lớn vào ngày đầu tiên của tuần mới và tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều tuần, quanh vùng $1,990 trong đầu phiên giao dịch châu Âu. Các nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm tài sản trú ẩn trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine đang kéo dài và không có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai quốc gia. Ngoài ra, các lệnh cấm vận của Trung Quốc và lệnh cấm vận tiềm năng của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt của Nga có thể làm gia tăng các lo ngại về lạm phát và tăng trưởng.
Tính trong ngày, XAU/USD đã nhiều lần kiểm tra mức quan trọng tại $1,966.18 vào ngày 24 tháng 3. Đường EMA 20 ngày và 50 ngày đang đi lên. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đã vượt quá 60.00, cho thấy xu hướng tăng vững chắc hơn trong tương lai.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2018, tăng gần lên mức 3%. Động thái này tiếp tục củng cố vị thế của đồng đô la và đồng thời giữ đồng yên lại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Hoa Kỳ ngày hôm nay:
Lợi suất trái phiếu chỉnh phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tiếp tục dao động gần với mức trần 0.25% và điều đó đang gây áp lực lên BOJ.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang đe dọa phá trên mức trung bình động 200 tháng trên đường hướng tới mốc 3%:
Cặp USD/CAD đã ghi nhận một phiên tăng trong bối cảnh đồng USD thể hiện sức mạnh.Trên chart H4, phe "bò" đồng Loonie đang bảo vệ mức thoái lui Fibonacci 50% ở 1.2652.
Đường EMA 21 và 50 tại 1.2610 và 1.2593 tương ứng đang hướng lên trên, điều này cho thấy khả năng đà tăng tiếp diễn.
Trong khi đó, chỉ số RSI đang đối mặt với ngưỡng kháng cự gần 60.00, điều này báo hiệu sự đảo chiều giảm. Tuy nhiên, việc chỉ số vượt quá 60.00 sẽ "truyền lửa" cho phe "bò" USD/CAD.
Các nhà phân tích nhận định, việc cắt giảm lượng tiền mà các ngân hàng Trung Quốc phải dự trữ có thể phản ánh mối lo ngại của ngân hàng trung ương Trung Quốc về lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Hoa Kỳ, khiến khả năng cắt giảm lãi suất tiếp tục thấp hơn.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Sáu đã thông báo cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng từ ngày 25 tháng 4, giải phóng khoảng 530 tỷ nhân dân tệ (83.16 tỷ USD) thanh khoản dài hạn. Họ cho biết động thái này sẽ giúp các ngân hàng hỗ trợ các ngành và công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Trong một cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera vào cuối tuần qua, Thủ tướng Ý Mario Draghi nói rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga nhanh hơn so với ước tính trước đây
Theo Tân Hoa Xã, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He kêu gọi ổn định chuỗi cung ứng trước đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất do COVID gây ra.
Liu cho biết ông sẽ lập một "danh sách trắng" cho các công ty thương mại nước ngoài và công nghiệp chủ chốt.
Ông Liu nói thêm: “Những "thẻ xanh" cho các công ty logistics quan trọng cần được cấp đầy đủ và họ sẽ không bị giới hạn bởi những thủ tục như đợi kết quả kiểm tra COVID-19."
Đồng USD đang thể hiện sức mạnh ngay phiên đầu tuần khi tăng giá so với các đồng G7.
Ông cho biết việc đồng Yen giảm xuống khoảng 125-126 Yen so với đồng USD, từ khoảng 115-116 Yen một tháng trước là đủ biến động để gây tổn hại cho các công ty.
Ông Kuroda phát biểu trước quốc hội: “Việc đồng Yen giảm giá gần đây, mất khoảng 10 Yen so với đồng USD trong khoảng một tháng, là khá mạnh và có thể gây khó khăn cho các công ty trong việc lập kế hoạch kinh doanh."
Ông nói: “Do đó chúng ta cần tính đến tác động tiêu cực của đồng Yen yếu".
Giá vàng hôm thứ Hai đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3, do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine làm suy yếu tâm lý rủi ro và khiến các nhà đầu tư tìm đến sự an toàn của vàng.
Vàng giao ngay tăng 0.5% lên mức $1984.58/ounce lúc 8h sáng, đạt mức cao nhất kể từ ngày 14 tháng 3 trước khi giảm nhẹ ở thời điểm hiện tại xuống $1983/oz.
Các chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đang có diễn biến khá trái chiều. Trong khi chỉ số Hong Kong và Úc đang tăng tương đổi, chỉ số Nhật Bản và Trung Quốc lại đang giảm. Chứng khoán Nhật suy yếu một phần có thể do sự suy yếu của đồng Yên và triển vọng kinh tế khó khăn khi giá cả nhập khẩu tăng cao:
Trên thị trường tiền tệ, chưa có nhiều biến động trong phiên sáng hôm nay.
CNY là đồng tiền tiêu dùng nội địa, tỷ giá USDCNY được giới hạn biến động 2% trong ngày so với tỷ giá tham chiếu.
Cụ thể, thống đốc NHTW Nhật cho biết trước đó:
Quan điểm này của ông càng ủng hộ đà tăng của USDJPY, hiện tỷ giá đã vượt mốc 126 và đang hướng đến 127.
Cụ thể:
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 ở 1.2974 đầu tuần trước, GBPUSD đã hồi phục về vùng 1.3000.
Tuy nhiên, với đà tăng của DXY, GBPUSD khó mà giữ được tỷ giá hiện tại trong tuần này.
Nhìn vào biểu đồ, tỷ giá hiện đã nằm dưới tất cả các đường SMA20-SMA200 ủng hộ cho xu hướng giảm tiếp diễn. RSI cũng đang nằm trên 40 nên đà bán có thể quay lại.
USDCHF đang dao động trong phạm vi nhỏ 0.9411-0.9439 test lại vùng đỉnh cũ từ giữa tháng trước.
Trong khung H4 USDCHF đang tạo mô hình lá cờ. Nếu DXY tiếp tục tăng như hiện tại, tỷ giá sẽ vượt cản trên và tạo xu hướng tăng tiếp. Điều này càng được ủng hộ khi tỷ giá hiện vẫn đang ở trên 2 đường EMA20 (0.9358) và EMA50 (0.9400) và chỉ số RSI cũng đang dao động trong khoảng 65-80.
Mặt khác, nếu tỷ giá giảm xuống dưới 0.9382, xu hướng giảm có thể được hình thành có thể đưa tỷ giá về vùng đáy cũ (0.9287).
Một tuần nữa ghi nhận những ảnh hưởng từ chính sách “hawkish” của Fed cũng như các NHTW nhiều quốc gia lên tâm lý chung của thị trường. Kèm theo đó là những thông tin chẳng mấy lạc quan đến từ xung đột Nga-Ukraine khi một loạt các số liệu quân đội 2 bên hy sinh đã được công bố cuối tuần qua.
Sắc đỏ ghi nhận ở cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn 10 năm +3.9bps còn kỳ hạn 2 năm +5.2bps.
Ở thị trường Fx, Đô la Mỹ tiếp tục có một tuần tăng mạnh khi chỉ số DXY đã vượt qua mốc 100 vào phiên ngày 12/4 và duy trì trên mốc này đến hết tuần, hiện tại chỉ số này tăng nhẹ 0.16% so với thứ Sáu lên 100.5. Các đồng tiền khác tuy ghi nhận những thay đổi tích cực từ các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của NHTW như NZD có tăng so với USD nhưng sau đó đã điều chỉnh mạnh trở lại. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Trung Quốc cũng đang là tâm điểm chú ý tuần vừa qua khi tình hình dịch bệnh tại nước này có nhiều diễn biến phức tạp. Mặc dù vào thứ Năm, các nhà chức trách đã có những động thái nới lỏng các giới hạn đối với cư dân ở một số khu vực khi tình hình được kiểm soát phần nào nhưng vào cuối tuần qua, các ca nhiễm mới lại tăng lên một cách nhanh chóng và chính quyền đã ra lệnh phong tỏa thêm một phần thành phố Tây An.
Bối cảnh xung đột chiến tranh cũng như nhiều tin tức xấu về gia tăng lạm phát đã khiến giá dầu tăng mạnh trong tuần qua, dầu Brent phiên hôm nay tiếp tục tăng 4.52% lên $109.29/thùng. Tương tự với vàng khi kim loại này đã đạt mốc $1990/oz đầu phiên sáng hôm nay.
Thống đốc Saint Petersburg cho biết tướng Vladimir Frolov, phó tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Nga, đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lễ tang thiếu tướng Vladimir Frolov được tổ chức theo nghi thức quân đội tại nghĩa trang Serafimovsky ở thành phố Saint Petersburg của Nga hôm qua.
"Hôm nay chúng ta tiễn biệt một người anh hùng. Vladimir Petrovich Frolov qua đời trong trận đánh với những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine. Ông hy sinh mạng sống chính mình để phụ nữ, trẻ em và người già ở Donbass không còn phải nghe tiếng bom nổ và lo sợ cho tính mạng bản thân", thống đốc Saint Petersburg Alexander Beglov phát biểu trong lễ tang.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này.
Áp lực giá cả hiện đang hiện diện khắp các nền kinh tế ở châu Á, đưa châu lục này đối mặt với lạm phát lịch sử và tạo ra chi phí sinh hoạt cao đến mức kinh khủng.
Giá sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3 đã tăng cao hơn dự kiến, phù hợp với các chỉ số lạm phát gần đây khác từ các quốc gia như Ấn Độ và Hàn Quốc. Những câu chuyện tương tự tiếp tục xảy ra ở Mỹ, nơi giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ năm 1981 và ở Anh, nơi lạm phát tăng nhanh nhất trong ba thập kỷ.
Do đó, ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện các quan điểm chính sách tiền tệ quyết liệt hơn.