Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Bitcoin quay về mốc 90,000 USD
Giá vàng giao ngay tiếp tục tăng mạnh và trong giao dịch gần đây đã chạm mức 1,820 USD/oz, được hỗ trợ bởi sự suy yếu của Dollar Mỹ.
Sự sụt giảm của đồng USD vào thứ Tư, chủ yếu so với đồng Euro và Yên Nhật, đã chứng kiến DXY giảm trở lại để thăm dò mức 96.00 đã đưa giá vàng tiếp tục ngày tăng thứ hai liên tiếp.
Giờ đây, sự chú ý chuyển sang việc công bố ước tính của ADP về thay đổi việc làm quốc gia của Hoa Kỳ vào tháng 12, điều này sẽ giúp các nhà giao dịch điều chỉnh kỳ vọng cho số bảng lương phi nông nghiệp chính thức của ngày thứ Sáu và do đó có thể gây ra một số thay đổi lớn.
Dữ liệu sẽ được công bố lúc 13:15 GMT, vài giờ trước khi công bố báo cáo cuộc họp tháng 12 Diều Hâu của Fed, nơi ngân hàng trung ương đã tăng gấp đôi tốc độ giảm dần QE và báo hiệu rằng nhiều khả năng sẽ có ba lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Chỉ số sức mạnh Dollar Mỹ - DXY sụt giảm vào thứ Tư sau khi chạm đỉnh hàng tuần gần mốc 96.5 vào ngày hôm qua.
Kháng cự hiện tại đang ở vị trí 96.46 (đỉnh ngày 4/1) và với việc phá vỡ mức này sẽ đặt mục tiêu của cặp tiền lên mốc cao nhất của năm 2021 là 96.93 (ngày 24/11), gần với mốc tâm lý 97.00.
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường hỗ trợ 4 tháng (tính từ tháng 9) xung quanh 94.90, quan điểm DXY hạ giá khó xảy ra. Ngoài ra, vẫn còn hỗ trợ quan trọng trên đường SMA 200 ngày ở mức 93.02.
Thống đốc NHTW Latvia và thành viên hội đồng quản trị ECB Martins Kazaks cho biết hôm thứ Tư rằng ECB sẵn sàng tăng lãi suất và cắt giảm kích thích nếu như triển vọng về lạm phát gia tăng vào đầu năm 2023.
Kazaks cho biết hồi tháng 12 rằng ECB "ngày càng có nhiều khả năng" đạt được mục tiêu ổn định lạm phát 2%, nhưng cần bằng chứng về điều đó trước khi dừng chương trình kích thích. Vào thời điểm đó, Kazaks nói rằng lạm phát vẫn cần một sự thúc đẩy từ tiền lương nếu nó muốn ổn định trong mức 2.0%.
Dù đã bị tuyên bố vỡ nợ vào tháng trước, nhưng những rắc rối đối với công ty ngập trong nợ nần này còn lâu mới kết thúc.
Cuối ngày thứ Hai, Evergrande xác nhận rằng họ đã nhận được lệnh từ chính quyền thành phố Đan Châu, tỉnh Hải Nam yêu cầu phá dỡ 39 tòa nhà đang được xây dựng tại dự án Ocean Flower Island.
Trong khi đó, “China Huarong Asset Management Co. sẽ tiếp tục giao dịch vào thứ Tư sau khoản cứu trợ 6.6 tỷ USD, sự giải cứu do nhà nước điều phối dường như không có khả năng xảy ra đối với nhà phát triển bất động sản nổi tiếng Evergrande Group”
Theo Washington Post đưa tin hôm thứ Tư, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bắt đầu thảo luận sớm về một đợt cứu trợ COVID-19 khác để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Kế hoạch được các quan chức Mỹ chuẩn bị kế hoạch và sẽ cần một khoảng thời gian nữa để có thể thực hiện.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ đảm bảo hoạt động kinh tế ổn định trong quý đầu tiên.
Theo đó, vị thủ tướng nói rằng: "Chúng tôi sẽ thực hiện cắt giảm thuế và các loại chi phí khác, đồng thời sẽ tăng cường thanh toán chuyển khoản cho chính quyền địa phương và cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID"
Phó Thủ tướng A.Novak Nga cho biết dự kiến sẽ khôi phục sản lượng dầu 85% vào năm 2022 từ mức giảm tối đa vào tháng 5-6 năm 2020 như một phần của thỏa thuận OPEC+.
"Điều đó có nghĩa rằng chúng tôi sẽ tăng thêm 1.7 triệu thùng dầu/ngày bắt đầu từ tháng 2."
Bên cạnh đó vào thứ Ba, OPEC+ đã nhất trí duy trì mức tăng theo kế hoạch 400.000 thùng/ngày trong hạn ngạch sản lượng dầu thô cho tháng Hai.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mốc cao tại 1.68% vào thứ 3. Vào thứ Tư, báo cáo việc làm của khu vực tư nhân Hoa Kỳ được ADP công bố và biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của FOMC cũng là tâm điểm của thị trường. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG tin rằng lợi suất kỳ hạn 10 năm có thể đạt mức cao mới.
"Trọng tâm sẽ là cuộc tranh luận về lạm phát và việc FOMC vẫn tự tin như thế nào trước sự sụt giảm của lạm phát. Các tranh luận về mức độ tương đương với toàn dụng lao động và tốc độ ''thắt chặt định lượng'' nhanh hơn cũng sẽ rất quan trọng đối với lãi suất và đồng USD"
Chuyên gia của Goldman Sachs, Zach Pandl, mới đây phát biểu rằng Bitcoin sẽ tiếp tục áp đảo vàng trong bối cảnh tài sản kỹ thuật số ngày càng được lan truyền rộng rãi, mức $100,000 có thể trở thành hiện thực trong 5 năm tới.
Pandl cũng lưu ý rằng Bitcoin có thể giành lấy thị phần từ vàng theo thời gian như một “sản phẩm phụ” của việc áp dụng nhiều hơn cùng với tiềm năng từ “các giải pháp mở rộng quy mô dành riêng cho Bitcoin”.
Trung Quốc trong hôm nay đã công bố đợt test hàng loạt mới nhất chỉ có 35 trường hợp dính COVID-19, giảm so với 95 trường hợp/ngày trước đó.
Chính quyền địa phương đã đề cập vào đầu tuần rằng nới lỏng giãn cách sẽ chỉ được áp dụng khi đạt được ''mức độ lay lan xã hội bằng 0''. Nhưng ít nhất thì điều đó cũng cho thấy tình hình vi rút đang được kiểm soát, và là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thị trường rủi ro và toàn cầu.
Theo Reuters, BoJ được kỳ vọng sẽ điều chỉnh lạm phát Nhật Bản tăng cao hơn cho năm tài chính 2022-2023, trước tình hình giá năng lượng tăng cao. Trong đó:
Trong tháng Mười Hai, chỉ số PMI ngành dịch vụ tại Eurozone giảm xuống 53.3 điểm. Nhìn chung, hoạt động kinh tế tại châu Âu đã chịu áp lực lớn từ dịch Covid, đặc biệt là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức, với hoạt động kinh tế giảm mạnh nhất trong 18 tháng nhờ sự bùng phát của chủng Omicron.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu khởi động phiên hôm nay khá từ tốn, các chỉ số đa phần đang tăng nhẹ khi giới đầu tư quan sát động thái của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ:
Lợi suất trái phiếu 10 năm hôm nay tiếp tục tiến sát 1.7%, hiện ở mức 1.65%, giảm nhẹ so với đỉnh hôm qua 1.68%.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang có dấu hiệu suy yếu nhẹ sau 2 phiên tăng mạnh. Đa phần các đồng tiền đều đang tăng so với USD:
Vàng tăng 0.1% lên 1,816. Dầu WTI giảm 0.4% xuống $76.88/thùng.
Thị trường hôm nay sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo việc làm ADP và biên bản cuộc họp Fed.
Hồng Kông đã đưa ra các biện pháp sau để chống chọi với chủng Omicron đang hoành hành:
Các HĐTL chỉ số chứng khoán đang diễn biến trái chiều trước khi châu Âu mở cửa phiên thứ Tư:
Tại Mỹ, các HĐTL đều đang suy yếu. Nhìn chung, tâm lý thị trường phiên hôm nay đã bắt đầu xấu đi:
Dữ liệu từ CME cho thị trường HĐTL dầu thô ghi nhận thêm 1.1 nghìn hợp đồng open interest vào thứ Ba. Khối lượng theo đó cũng tăng phiên thứ ba liên tiếp, hôm nay lên khoảng 239,5 nghìn hợp đồng.
Giá dầu thô nhìn chung rất tích cực trong nửa đầu tuần này. Đà tăng của phiên thứ Ba đã lấy động lực từ lượng open interest tăng, tiếp tục hỗ trợ giá dầu. Phe bò sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát trên đường MA 200 ngày, chờ đợi cơ hội đưa dầu WTI vượt $80.
Hiện tại dầu WTI đang được giao dịch quanh mức $77/thùng.
Ngân hàng UOB dự báo từ hôm qua rằng EURUSD sẽ tiếp tục tích lũy quanh vùng 1.1275 và 1.1345, và điều này đã xảy ra khi cặp tiền giao động trong biên độ 1.1270/1.1322. Phiên hôm nay nhiều khả năng cũng sẽ tiếp tục như vậy, tuy nhiên, khả năng suy yếu đã tăng thêm một chút, và trong thời gian tới có thể nằm trong biên độ 1.1240/1.1395.
Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi biên bản cuộc họp Fed, báo cáo việc làm ADP tối nay để có thêm xúc tác. Ngoài ra, báo cáo NFP tối thứ Sáu cũng sẽ là một sự kiện đáng chú ý.
EURUSD hiện đang giao dịch quanh mức 1.1300.
Đồng USD đang đi ngang trước khi bước vào phiên Âu trong khi hai đồng Antipodean giảm nhẹ.
Chỉ có những biến động nhỏ trên thị trường tiền tệ trong phiên hôm nay, với tâm trạng chung của thị trường là khá tích cực.
Không có nhiều sự kiện quan trọng trong phiên Âu và chỉ số PMI sẽ là sự kiện quan trọng nhất với lịch kinh tế.
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố - ngày 5 tháng 1 năm 2022
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 12 của Nhật Bản ở mức 39.1 so với 39.2 tháng trước đó.
Bloomberg cho biết hai chỉ số hàng hóa lớn nhất thế giới - Chỉ số S&P GSCI và Chỉ số Hàng hóa Bloomberg - sẽ được 'đặt lại', điều này sẽ kích hoạt việc bán các hợp đồng tương lai.
Đối với WTI, điều đó có nghĩa là các khoản đầu tư có thể sẵn sàng để rút ra gần 60 triệu thùng trên hợp đồng tương lai khỏi thị trường, theo ước tính của Societe Generale.
Ngân hàng Morgan Stanley kỳ vọng sự bình thường hóa bảng cân đối kế toán của Fed: "Chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ vạch ra một số chính sách mới đối với bảng cân đối kế toán trong chu kỳ này, bắt đầu bằng các chi tiết về cuộc thảo luận của họ tại cuộc họp tháng 12".
Không có nhiều biến động từ giá dầu trong phiên. Ngân hàng ING cho rằng:
Ông Dalio cho rằng: "Hiện nay, có một cuộc xung đột nội bộ lớn đang diễn ra ở Hoa Kỳ, khiến nó trở thành một nơi đầy rủi ro. Ví dụ, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp không bên nào chấp nhận thua cuộc trong cuộc bầu cử năm 2024”.
“Tôi nghĩ rằng người ta nên xem xét việc giảm thiểu sở hữu tiền mặt và trái phiếu bằng USD, EUR,JPY và đưa tiền vào danh mục tài sản đa dạng cao, bao gồm cổ phiếu và tài sản phòng ngừa lạm phát, đặc biệt là ở các quốc gia với nền tài chính lành mạnh, dân cư được giáo dục tốt và dân sự có trật tự nội bộ. "
Neel Kashkari ủng hộ hai đợt tăng lãi suất trong năm nay nhằm đối phó với kịch bản giá cả leo thang. "Lạm phát đã lên cao hơn và kéo dài hơn suy đoán của tôi", người đứng đầu Fed Minneapolis viết trong một bài luận. "Chi phí kết thúc trong chế độ lạm phát cao có thể lớn hơn chi phí kết thúc trong chế độ lạm phát thấp." Ông là quan chức Ngân hàng Trung ương "dovish" nhất kể từ khi nhậm chức vào năm 2016 và không bỏ phiếu cho FOMC năm nay.
CDC Hoa Kỳ đã rút ngắn thời gian tiêm liều bổ sung Pfizer từ sáu tháng xuống còn năm tháng. Chính quyền của ông Biden đã đồng ý mua thêm 10 triệu liều thuốc chữa Covid của Pfizer. Thống đốc Maryland đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày do số ca bệnh và khả năng nhập viện tăng đột biến. Chính phủ Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận với các phòng khám tư nhân để sử dụng một số giường bệnh của họ cho bệnh nhân. Ấn Độ thông báo nhân viên New Delhi nên làm việc tại nhà, trong khi các công ty tư nhân ở thành phố cần hạn chế hạn chế nhân sự tại văn phòng xuống còn 50%.
Đồng USD ít biến động khi chỉ số DXY dao động quanh ngưỡng mở cửa ở mức 96.267.
Các cổ phiếu bị hạ giá vào cuối năm 2021 đang khó khăn trở lại trong năm mới khi lợi suất tăng đột biến. ARK Innovation ETF đã giảm 4,2%, trong khi một rổ cổ phiếu công nghệ gần như không có lãi.
OPEC+ đã thông qua mức tăng sản lượng 400,000 thùng/ngày vào tháng 2 như dự kiến. Tổ chức này đang theo sát kế hoạch khôi phục sản lượng bị gián đoạn trong đại dịch do triển vọng về thị trường dầu toàn cầu đang được cải thiện. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, sự lây lan của biến thể Omicron sẽ không làm giảm nhu cầu về dầu thô.
Liệu chúng ta có đang trong tình trạng "lạc quan tếu"? Tỷ số P/E của 10 cổ phiếu lớn nhất S&P 500 đang ở gần mức kỷ lục của bong bóng dot-com cách đây hai thập kỷ. Định giá cao, lợi suất trái phiếu dự kiến tăng và tốc độ tăng trưởng chậm lại có thể khiến giá cổ phiếu dễ bị điều chỉnh hơn. Bất kỳ sự thoái lui nào của những gã khổng lồ này đều có thể dẫn đến sự sụt giảm trên diện rộng.
Chứng khoán Mỹ giảm từ mức cao kỷ lục do lo ngại về việc lãi suất tăng khiến cổ phiếu công nghệ bị bán tháo. Trái phiếu Chính phủ sụt giảm và đồng Yên sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017. Phí sản xuất của các nhà máy vào tháng 12 thấp hơn nhiều so với dự kiến, tăng cường thêm dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát có thể đã lên đến đỉnh điểm ở một số khu vực. Tuy nhiên, dữ liệu về tỷ lệ bỏ việc kỷ lục của Hoa Kỳ đã dấy lên mối lo ngại về tình hình lạm phát tiền lương.
Chỉ số S&P 500 ít biến động do xuất hiện những tín hiệu trái chiều về lạm phát của Mỹ trước ba đợt tăng lãi suất dự kiến từ Cục Dự trữ Liên bang trong năm nay.
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.3% với cổ phiếu của Tesla giảm 4.2%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 1.2% lên $76.97/thùng sau khi OPEC+ ra quyết định sẽ phục hồi nguồn cung dầu.
Giá vàng tăng 0.9% lên $1,815.50/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD ít biến động.
EUR/USD dao động quanh mức 1.1286
Cặp GBP/USD tăng 0.4% lên mức 1.3531
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.7% xuống 116.11
Theo số liệu công bố từ ISM, chỉ số sản xuất tháng 12 của Mỹ đạt 58.7, thấp hơn so với con số dự kiến là 60.0
Hiện tại, tâm lý xung quanh lĩnh vực sản xuất là rất vững chắc khi nhu cầu trong hầu hết các ngành đều vượt cung.
Sau mức tăng vọt 26% trong năm 2021, doanh số chip bán dẫn toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng gần 10% để vượt mốc 600 tỷ USD trong năm 2022.
Theo các nhà phân tích của Euler Hermes, doanh số chip bán dẫn toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua nhờ cú hích từ ba nhân tố chính, bao gồm: nhu cầu, giá bán, và cải tiến sản phẩm. Các nhà sản xuất chip bán dẫn đã thắng lớn ngay giữa đại dịch Covid-19 và không gian tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn vẫn rộng mở trong năm 2022.
Nhu cầu chip bán dẫn dùng vào sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính cá nhân và điện thoại thông minh đã "tăng vọt bất thường" khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi từ đại dịch. Trong khi đó, giá bán chip bán dẫn cũng tăng mạnh do nhu cầu tăng cao còn nguồn cung bị thắt chặt.
Theo các chuyên gia của Morgan Stanley, năm 2021 đã là một năm thu hút đầu tư kỷ lục đối với các sản phẩm ESG trên thị trường tài chính. Riêng trái phiếu Xanh đã được huy động ở vào khoảng 505 tỷ USD. Và theo nhiều chuyên gia tài chính châu Âu, xu hướng này dự kiến sẽ mạnh hơn nữa vào năm 2022, ước tính giá trị phát hành trái phiếu Xanh sẽ đạt 1.000 tỷ USD trong năm 2022.
Việc EU dự kiến dán nhãn “năng lượng xanh” cho khí gas và hạt nhân, sẽ là một động lực mới cho đầu tư bền vững, vì việc này sẽ thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư với các sản phẩm ESG (các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị).
Chứng khoán Mỹ kéo dài đà khởi đầu mạnh mẽ khi giới đầu tư lạc quan về sự hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới hậu Covid. Hiện tại, chỉ số S&P500 tiếp tục tăng 0.3% lên mốc 4810 điểm sau khi vượt đỉnh kỷ lục, Dow Jones tăng 0.74% lên 36,858 điểm, Nasdaq giảm nhẹ về 16,418 điểm.
Thị trường tiền tệ đã có chuyển biến tích cực trở lại, các đồng tiền chính hầu hết đều bật tăng. AUD tiếp tục có sức mạnh vượt trội khi tăng +0.36%, ngược lại JPY vẫn là đồng gây thất vọng khi giảm -0.77%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 4 điểm cơ bản lên 1.67 % sau khi tăng 12 điểm cơ bản vào hôm thứ Hai. Lợi suất kỳ hạn hai năm ở mức 0.78 %
Giá dầu tăng 0.6% lên $76.52/thùng, giá vàng 0.5% lên $1808.50/oz.
Nhiều bằng chứng đang cho thấy biến thể Omicron ảnh hưởng đến đường hô hấp, nhưng các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước đó và dẫn đến "sự tách biệt" ở một số nơi giữa số ca bệnh và tỷ lệ tử vong.
"Chúng tôi đang chứng kiến ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Omicron đang lây nhiễm sang phần trên của cơ thể. Không giống như những biến thể khác, sẽ gây ra bệnh viêm phổi nặng", Giám đốc Tổ chức Sự cố của WHO A. Mahamud nói với các nhà báo có trụ sở tại Geneva.
OPEC+ đã đồng ý bám sát kế hoạch hiện tại và quyết định tăng sản lượng 400K thùng/ngày (BPD) vào tháng 2 như đã được dự báo từ trước đó.
Giá dầu đạt mức cao mới trong ngày trước khi nguồn tin rò rỉ ở mức $79.99/thùng, sau đó nhanh chóng tụt mạnh về mốc $76.38/thùng.
Lạm phát trong 5 năm tới của EU lần đầu tiên được kỳ vọng tăng trên 2.0% kể từ cuối tháng 10 vào thứ Ba. Kỳ hạn 5 năm được coi là thước đo chính về kỳ vọng lạm phát dài hạn của thị trường khu vực EU, đồng thời là thước đo độ tin cậy của chính sách ECB để đạt được mục tiêu 2.0% trong dài hạn.
Chỉ số này đã tăng từ mức thấp 1.85% trong tháng 12 bởi sự bi quan liên quan do Omicron là tác nhân chính. Tuy nhiên, các thành viên ECB sẽ nhìn nhận con số này như là chỉ báo lạc quan để đạt được lập trường chính sách hiện tại của họ
EUR/JPY giảm dần xu hướng giảm của ngày thứ Hai và lấy lại mốc 131.00.
Tỷ giá nhanh chóng vượt qua đợt điều chỉnh hàng ngày, được ghi nhận vào đầu tuần và hiện đang tập trung sự chú ý vào mức 131.00 trở lên.
Sự đột phá gần đây của đường SMA 200 ngày sẽ hỗ trợ cặp tiền trong thời gian ngắn hạn.
Điều đó nói rằng, phe Bò hiện phải đối mặt với rào cản nhỏ tiếp theo ở mức Fibo (của xu hướng giảm từ tháng 10 đến tháng 12) ở mức 131.15 ngay trước đỉnh vào 10/11 ở vị trí 131.41 và sau đó là mức thoái lui Fibo khác ở 132.17.
Mặc dù nằm trên SMA 200 ngày, triển vọng cho EUR/JPY sẽ chỉ ra xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
Theo Quek Ser Leang tại Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của Tập đoàn UOB, tỷ giá USD/MYR vẫn có thể kiểm tra lại vùng hỗ trợ 4.1520.
“USD/MYR đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng là 4.1620 vào thứ Sáu tuần trước. Mặc dù sự sụt giảm nhanh chóng trong vài tuần qua dường như là quá mức, nhưng tỷ giá vẫn có thể xuống mốc 4.1520”.
“Trong tuần này, việc giảm liên tục dưới mức hỗ trợ chính này là khó có thể xảy ra. Mức kháng cự là 4.1800, tiếp theo là 4.1920. Sắp tới, hỗ trợ tiếp theo dưới 4.1520 là 4.1400.”