Westpac: GDP Quý III của Úc sẽ tăng trưởng âm
Theo Westpac, với việc 2 bang đông dân nhất nước Úc vẫn đang trong cảnh phong tỏa, tăng trưởng âm là một điều dễ đoán. Tuy nhiên, nhiều người đang kỳ vọng kinh tế sẽ hồi phục trở lại trong quý IV. Westpac dự báo GDP quý III sẽ giảm 2.5%, GDP cả năm sẽ tăng 3.2%.
Goldman Sachs vẫn trung thành với vị thế Short AUD/CAD!
Khuyến nghị của Goldman Sachs đối với cặp chéo AUD/CAD nhằm hưởng lợi từ sự phân kỳ giữa RBA và BOC:
- nhắm mục tiêu tới 0,85
- dự báo RBA giữ nguyên lãi suất cho đến cuối năm 2023 nhưng hy vọng BoC sẽ tăng lãi suất vào tháng Giêng tới đây
- sự phân kỳ về giá mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của hai nước, khi các chiến lược gia hàng hóa của chúng tôi dự báo giá dầu thô tăng nhưng dự đoán thời kỳ suy yếu kéo dài của quặng sắt
Các hãng sản xuất vaccine COVID sẽ tiếp tục hưởng lợi từ biến thể Omicron!
Cổ phiếu BioNTech và Moderna đã bật tăng sau khi hai công ty cho biết họ đang làm việc để điều chỉnh vaccine nhằm giải quyết Omicron, trong khi BioNTech cho biết họ có thể có phiên bản vaccine mới trong vòng 100 ngày.
J&J cũng đang theo đuổi một loại vaccine để nhắm tới mục tiêu là biến thể này
Giám đốc điều hành của Pfizer cho biết công ty sẽ biết trong vòng hai đến ba tuần liệu loại vắc-xin hiện tại của họ chống lại Omicron tốt như thế nào.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD điều chỉnh giảm nhẹ đầu phiên!
Đồng Bạc Xanh đang điều chỉnh giảm nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.04% xuống 96.15.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.13% lên 1.3329.
- Hai đồng Antipodean cũng thể hiện phong độ tốt khi AUD/USD tăng 0.17%, NZD/USD tăng 0.1% sau khi chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ.
- Cặp USD/JPY tăng 0.2% lên 113.75.
Bản tin COVID-19: Thế giới đang bình luận như thế nào về Omicron?
- Joe Biden cảnh báo người Mỹ không nên phản ứng thái quá, và kêu gọi họ đi tiêm phòng. "Biến thể này là một nguyên nhân gây ra lo ngại," tổng thống nói. "Chứ không phải là nguyên nhân cho sự hoảng sợ." Chính quyền Mỹ vẫn chưa tin rằng các công thức vaccine mới là cần thiết, nhưng đang làm việc với Pfizer và Moderna.
- WHO đang kêu gọi các quốc gia thành viên bắt đầu test rộng rãi biến thể mới, nói rằng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.
- Các nhà lãnh đạo EU đang thảo luận về việc có nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến khẩn cấp vào thứ Sáu hay không.
- NYC đã ban hành một khuyến cáo mới về khẩu trang, yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở tất cả các địa điểm trong nhà bất kể tình trạng tiêm chủng.
- Úc sẽ tạm dừng nới lỏng hơn nữa các hạn chế biên giới.
- Vương quốc Anh đã áp đặt lại các xét nghiệm PCR bắt buộc đối với những người mới đến quốc gia này và sẵn sàng cung cấp các mũi tiêm bổ sung cho tất cả người lớn và mũi thứ hai cho nhiều trẻ em hơn.
- Ý có thể bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi 5-11 ngay từ ngày 23/12.
Chỉ số S&P 500 tăng mạnh nhất trong 6 tuần!
Sau khi trải qua phiên bán tháo mạnh nhất kể từ tháng Hai thì SP500 đã phục hồi tăng 1.3% trong phiên hôm qua - mức tăng theo ngày mạnh nhất trong 6 tuần khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của biến thể Omicron.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 29/11: Tâm lý thị trường tích cực trở lại khi nỗi lo về Omicron dần phai mờ!
Chứng khoán tăng điểm và giá TPCP Mỹ giảm khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại, đánh giá các kịch bản đối với chủng COVID-19 mới omicron. Tổng thống Joe Biden trấn an người Mỹ, cho rằng không nên hoảng sợ trước biến thể mới.
Một thước đo về lượng mua nhà của Hoa Kỳ đã phục hồi trong tháng 10 lên mức cao nhất trong 10 tháng trở lại đây, báo hiệu nhu cầu nhà ở ổn định. Doanh số bán nhà đang chờ xử lý của Hiệp hội Môi giới Quốc gia đã tăng 7,5% so với một tháng trước đó.
- S&P 500 tăng 1.32% lên mốc 4655.26 điểm, đây là mức tăng mạnh nhất trong 1 tháng trở lại đây
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng 2,3% lên 16399.24 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.68% lên 35135.95 điểm
Giá dầu thô tại Mỹ điều chỉnh về cuối phiên xuống mốc $70/thùng, tuy nhiên vẫn giữ được đà tăng trong ngày giao dịch.
Giá vàng giảm xuống $1784/oz khi nhu cầu trú ẩn giảm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá nhẹ và kết thúc phiên chỉ số DXY nằm giữa biên độ 96.00 - 96.40.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.25% xuống 1.1288
- Đồng Bảng Anh giảm 0,2% xuống 1,3304 USD
- Cặp USD/JPY tăng 0,3% lên 113.67
Dầu thô hạ nhiệt, đánh mất một nửa đà tăng trong ngày
Sau khi phía Iran, một quốc gia sản xuất dầu lớn từ chối trở lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân trừ khi Mỹ rút lệnh trừng phạt, đồng thời chạm kháng cự, giá dầu đã không thể giữ vững đà tăng. Từ mức đỉnh ngày tăng gần 7%, lúc này dầu WTI đã có phần hạ nhiệt xuống hơn $70, tức tăng khoảng 3.2%. Một điều đáng khích lệ đó là hỗ trợ tâm lý $70, trùng với đường Fibonacci 23.6%, cũng đã được giữ vững. Phe mua sẽ cố gắng tìm đường bứt phá khỏi đường Fibo 50%.
Cùng với dầu thô, CAD cũng đã suy yếu từ đỉnh ngày, hiện tăng 0.1% so với USD.
Iran: Sẽ không đàm phán thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Mỹ không dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt
Đây là quyết định từ phía Iran, và có vẻ như với tình hình hiện tại, khi giá dầu tiếp tục là cơn đau đầu với chính quyền tổng thống Biden, quốc gia này sẽ không phải vội vàng với Mỹ.
JPMorgan gần đây cũng đã đưa ra dự báo giá dầu lên mức $150/thùng vào năm 2023, do vậy, có thể nói, Iran đang là bên nắm thế chủ động.
Dòng tiền bắt đáy đổ vào mạnh, chứng khoán Mỹ phục hồi sau thứ Sáu đỏ lửa
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đã đón dòng tiền bắt đáy trở lại sau thứ Sáu đen tối, một ngày giảm giá từ những mặt hàng tiêu dùng đến cả tài sản tài chính. Chỉ số Dow Jones tăng 1.07%, chỉ số S&P 500 tăng 1.09% và chỉ số Nasdaq tăng 1.31%. Chứng khoán châu Âu cũng đang diễn biến tương tự: chỉ số DAX tăng 1%, chỉ số FTSE 100 tăng 1.64% và chỉ số Stoxx 600 tăng 1.32%.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la hôm nay cũng đã vực dậy, chỉ số DXY tăng 0.3% lên gần 96.4 điểm, tuy nhiên, mức giảm phiên thứ Sáu vẫn là quá nhiều và nhiều khả năng không thể phục hồi lại trong một phiên. Nhìn chung các đồng tiền hàng hóa hôm nay đều đang hồi phục trở lại, với đó, các đồng tiền risk-off đều đang suy yếu:
- EUR giảm 0.32%
- GBP giảm 0.26%
- AUD tăng 0.36%
- NZD giảm 0.05%
- JPY giảm 0.5%
- CHF giảm 0.15%
- CAD tăng 0.22%
Vàng giảm 0.3% xuống 1,787. Dầu tăng gần 7% lên $72.7/thùng.
Dầu thô "nửa chặng đường" tìm lại những gì đã đánh mất trong phiên thứ Sáu
Sau một phiên thứ Sáu buồn, giảm hơn 13% trước lo ngại chủng virus omicron, dòng tiền bắt đáy hôm nay đã nhanh chóng trở lại, và tới giờ dầu WTI đang tăng gần 7% trong ngày lên $72.77/thùng. Mức này trùng với đường Fibonacci 50% từ đợt giảm thứ Sáu trên đồ thị H1. Đây sẽ là kháng cự tiếp theo phe mua phải vượt qua. Vượt qua mức này, đường Fibonacci 61.8% ngay trên sẽ là một kháng cự tiềm năng, khi đợt phục hồi trước đó từ đường 50% cũng đã dừng lại tại đây, trước khi giảm xuống vùng $67.43/thùng.
PPI tháng Mười tại Canada tiếp tục tăng mạnh
Trong tháng Mười, chỉ số PPI Canada đã tăng 1.3% MoM (+16.7% YoY), vượt xa kỳ vọng tăng 1% MoM (+14.3% YoY).
Điều đáng chú ý nhất trong báo cáo PPI này là giá nguyên liệu thô tăng 4.8% MoM, gấp đôi so với mức tăng của tháng trước, một con số rất đáng báo động về lạm phát.
CEO Pfizer: Có thể sẽ cần tiêm vắc xin hàng năm để chống chọi với Covid
Theo CEO Pfizer ông Albert Bourla:
- Có thể sẽ cần tiêm vắc xin hàng năm để chống chọi với Covid trước những biến thể mới
- Pfizer có thể sản xuất 4 tỷ liều vắc xin trong năm tới
- Nếu cần phải nghiên cứu vắc xin hoàn toàn mới, Pfizer sẽ làm
Số liệu CPI tháng Mười Một tại Đức có gì đáng chú ý?
Trong tháng Mười Một, Đức ghi nhận CPI sơ bộ tăng 5.2% YoY, vượt kỳ vọng ban đầu +5% YoY. Ngoài ra, chỉ số HICP cũng tăng 6% YoY, vượt xa kỳ vọng 5.4%.
Như vậy, lạm phát tại Đức đã chính thức vượt mức 5%, và câu hỏi lúc này sẽ là liệu nó có tăng nữa hay không. ECB cho rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong tháng này, nhưng để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% không phải là một câu chuyện đơn giản.
Chứng khoán hồi phục sau cơn hỗn loạn omicron
Chứng khoán châu Âu và các HĐTL chỉ số Mỹ đều hồi phục cùng lợi suất trái phiếu khi thị trường tiêu hóa các viễn cảnh bùng phát của chủng omicron. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu hồi phục từ một trong những pha giảm mạnh nhất trong năm, với cổ phiếu du lịch và năng lượng dẫn dắt thị trường. Dầu thô tăng mạnh và lợi suất trái phiếu vượt 1.53%. Đô la cũng đang tăng và lấy lại các mức giảm từ thứ Sáu.
Chủng omicron đã được phát hiện tại 17 quốc gia. Các chuyên gia y tế Nam Phi cho rằng chủng này có các chiệu trứng nhẹ, nhưng WTI cảnh báo cần thêm thời gian để hiểu rõ hơn chủng này.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út: không phải lo lắng về biến thể Omicron
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, ông không quá lo lắng về chủng Covid mới, sau khi chủng này tàn phá thị trường dầu toàn cầu, khiến dầu thô giảm hơn 13% trong phiên thứ Sáu. Ông cũng từ chối bình luận về khả năng OPEC+ tăng sản lượng trong cuộc họp tiếp theo.
Thị trường vẫn sẽ tiếp tục lo ngại về chủng Omicron, tuy nhiên lúc này các tài sản rủi ro đã phần nào dễ thở hơn nhờ dòng tiền bắt đáy.
Dầu WTI đang tăng gần 5% lên $71.35 trong ngày, tuy nhiên vẫn còn rất xa để hồi lại mức giảm phiên thứ Sáu.
Bitcoin hạ nhiệt sau hai ngày cuối tuần hồi phục, chờ đợi động thái chốt lời kết thúc
Bitcoin biến động mạnh vào thứ Sáu nhưng nhìn chung vẫn giữ được các mức hỗ trợ quan trọng và tiếp tục được giao bình thường vào cuối tuần và đầu thứ Hai.
Nếu đợt giảm giá kết thúc, đợt chốt lời của phe bò có thể cũng đã đến hồi kết, và Bitcoin có thể hướng tới các vùng giá cao hơn.
Các thị trường rủi ro đang dần dễ thở hơn.
Mặc dù các biến động trên các thị trường là không có gì đáng kể so với thứ Sáu nhưng ít nhất đã cho thấy không còn quá nhiều áp lực tâm lý đè nặng lên các nhà giao dịch.
Trong vài tuần nữa chưa biết chủng COVID-19 mới này nghiêm trọng và mạnh đến mức nào nhưng hiện tại, ít nhất là chưa có đợt bùng phát lớn nào ngay cả khi chủng virus này dường như đã lưu hành trên toàn cầu cho một thời gian.
BioNTech bắt đầu nghiên cứu vắc xin cho biến thể Covid-19 mới.
BioNTech thông báo đang bắt đầu những bước đầu tiên phát triển một loại vắc xin mới cho biến thể Omicron.
Dù chưa hoàn thành quá trình tạo vắc xin, nhưng cho tới thời điểm này một loại vắc xin cho biến chủng mới là rất cần thiết.
Niềm tin người tiêu dùng tại Eurozone không đạt mức khả quan.
Niềm tin của người tiêu dùng tháng 11 tại Eurozone đạt mức kỳ vọng tại -6.8
Niềm tin vào triển vọng kinh tế giảm nhẹ, phù hợp với trong báo cáo. Tình trạng tắc nghẽn nguồn cung, áp lực lạm phát gia tăng và tình hình dịch Covid19 ngày càng tồi tệ ở châu Âu khiến tâm lý người tiêu dùng ngày càng suy giảm.
Đáng chú ý, giá bán kỳ vọng đã tăng từ 42.3 lên 49 trong tháng 11, mức cao nhất được ghi nhận.
Phó chủ tịch ECB: Lạm phát chỉ mang tính nhất thời.
Phó chủ tịch ECB, ông de Guindos phát biểu:
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ giảm vào năm sau.
- Biến thể mới và sự gia tăng các ca mắc Covid19 sẽ không ảnh hưởng tới lạm phát dài hạn.
ECB thường xuyên nhắc lại thông điệp tương tự trong nhiều tháng nay, mặc dù những quan điểm của họ là không chắc chắn. Vào thời điểm đầu năm sau nếu lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên, một loạt lý do bào chữa chắc chắn sẽ được họ đưa ra.
Kuroda của BoJ: Nền kinh tế vẫn sẽ phục hồi mạnh mẽ trước những tác động của đại dịch.
Thống đốc BoJ ông Haruhiko Kuroda phát biểu trong cuộc họp báo mới đây: “Tôi khá chắc chắn rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ vượt qua được tác động của COVID-19.”
Ông cho rằng nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trong vòng vài tháng tới.
Giá dầu đã hồi phục?
Dầu bật tăng 5% trong ngày sau đà tụt dốc 13% vào thứ 6 tuần trước. Trước đó, giá vàng đen chịu hiệu suất tồi tệ nhất trong năm khi giảm xuống dưới $70/thùng.
Các nhà kinh tế cho rằng, đà tăng của giá dầu rất khó để duy trì bởi triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch đang trở nên lạc quan hơn bao giờ hết.
Chứng khoán châu Âu hồi phục vào hôm nay
Vào đầu tuần ngày hôm nay, các chỉ số của chứng khoán Châu Âu đã phục hồi sau phiên “chìm trong sắc đỏ” trong cuối tuần trước do chủng Covid-19, Omicron xuất hiện.
- Eurostoxx cùng với chỉ số DAX tăng nhẹ +1.1%
- Chỉ số CAC 40 phục hồi +1,4%
- Chỉ số FTSE tăng nhẹ +1,2%
- Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha cũng nâng lên +1,1%
Trên thực tế, cổ phiếu thuộc mảng du lịch và giải trí có động thái kém nhất, giảm 9% nhưng hiện đang phục hồi ở mức thấp chỉ với hơn 3%.
Vàng đang phục hồi ở mức 0.22% hiện đang giao dịch quanh vùng 1,795.26 USD/oz.
Dầu thô tăng mạnh kể từ mức sụt giảm vào thứ 6 với 5.29% đạt 71.67 USD/thùng
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY tăng nhẹ 0.22% lên mốc 96.283. AUD hiện đang dẫn dắt thị trường với mức tăng 0.38% so với đồng bạc xanh. Trong khi đó EUR đang giữ vị trí cuối bảng với mức giảm 0.38% trước tình hình biến thể mới bắt đầu xuất hiện ở khu vực đồng Euro.
Trong thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng mạnh với 2.50%.
ECB cho rằng lạm phát đã đạt đến đỉnh vào tháng 11
Nhận xét của thành viên điều hành ECB, Isabel Schnabel:
• Kỳ vọng lạm phát sẽ giảm dần trong năm tới
• Không có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát đang vượt khỏi tầm kiểm soát
• Lạm phát sẽ không tiếp tục với tốc độ như trong vài tháng qua
• Lạm phát sẽ có xu hướng trở lại 2% trong năm tới
• Sẽ là quá sớm để thắt chặt chính sách tiền tệ ngay bây giờ
Một số nhận xét táo bạo của Schnabel nhưng phù hợp với thông điệp mà ECB đang cố gắng chia sẻ với thị trường trong thời gian gần đây. Lạm phát hàng năm của Đức ước tính sẽ đạt 5% vào cuối ngày hôm nay.
Rủi ro toàn cầu liên quan đến biến thể Omnicron là "rất cao"
WHO kêu gọi các quốc gia thành viên tăng tốc độ tiêm chủng bao phủ.
Người đại diện tổ chức cũng phát biểu thêm rằng "khả năng lan rộng hơn nữa của Omnicron ở cấp độ toàn cầu là rất cao", trong một cuộc họp trực tuyến với 194 quốc gia thành viên.
WHO cũng chia sẻ rằng tùy thuộc vào các đặc điểm của biến thể Omnicron, có thể có sự gia tăng đối với các trường hợp COVID-19 trong tương lai.
Số liệu xuất khẩu ô tô của Đức giảm mạnh
Theo dữ liệu từ Destatis, mức sụt giảm trong chỉ số xuất khẩu ô tô đạt -17.2% so với quý 3 năm ngoái, vì vậy đó không thực sự là một dấu hiệu quá tích cực với nền kinh tế nước Đức
Destatis lưu ý rằng:
• Dữ liệu Xuất khẩu và nhập khẩu ô tô du lịch của Đức giảm mạnh trong quý 3/2021.
• Việc thiếu chip trong ngành ô tô và những tắc nghẽn nguồn cung, giao hàng là những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này.
• Theo số liệu tạm thời từ Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis), Đức đã xuất khẩu ô tô chở khách trị giá 23.1 tỷ Euro từ tháng 7 đến tháng 9/2021. Con số này giảm 17.2% so với cùng kỳ năm trước đó. Nhập khẩu ô tô thậm chí còn giảm nhiều hơn vào quý 3/2020, giảm 29.8% xuống còn 11.2 tỷ Euro.
Không có lo ngại lớn về tăng trưởng kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tái khẳng định điều này vào thứ Hai. Hiện tại, ông không có mối quan tâm lớn nào về tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ông ấy chia sẻ thêm: "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để tránh những khó khăn của chủng Covid mới."
Khi được hỏi về khoản viện trợ của nhà nước để giúp các công ty trong cuộc khủng hoảng Covid, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ luôn ở đó để hỗ trợ."
Điều này xảy ra trong bối cảnh sự bùng phát của biến thể Omicron Covid mới ở Nam Phi, một lần nữa khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng.
Novak của Nga: Không cần các biện pháp khẩn cấp trên thị trường dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm thứ Hai cho biết “không cần thiết phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp trên thị trường dầu mỏ”.
Ông nói thêm rằng OPEC và các đối tác đồng minh (OPEC+) đã không kêu gọi xem xét lại thỏa thuận hiện tại.
Trong bối cảnh tâm lý rủi ro thay đổi hoàn toàn, WTI phục hồi 4.45% trong ngày để giao dịch ở mức 71.11 USD.
Hợp đồng tương lai khí tự nhiên tăng trở lại
Theo số liệu chuyên sâu từ CME Group đối với thị trường khí đốt tự nhiên, hợp đồng mở (open interest) đã đảo chiều giảm bốn ngày liên tiếp và tăng khoảng 14.3 nghìn hợp đồng vào thứ Sáu. Mặt khác, khối lượng giao dịch giảm gần 27 nghìn hợp đồng.
Natural Gas hiện nhắm đến mốc 6.00 USD
Việc giá khí đốt tự nhiên tiếp tục phục hồi vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh hợp đồng mở gia tăng, cho thấy mức tăng tiếp theo có vẻ được ủng hộ trong thời gian rất gần. Trên thực tế, ngưỡng kháng cự tiếp theo sẽ là 6.00 Dollar cho mỗi mmbtu vào thời điểm hiện tại.
Một số chuyên gia phân tích tại các ngân hàng lớn đưa ra bình luận về Omicron!
Goldman Sachs cho biết số trường hợp có thể xảy ra với biến thể mới là "rất lớn". Nó có thể có tác động tăng trưởng đáng kể nhưng cũng có thể chỉ là "báo động giả" và họ hiện không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với dự báo của mình.
Trong khi đó, các nhà phân tích của Credit Suisse nói rằng thuốc chống COVID sẽ vẫn còn hiệu quả vì chúng không được thiết kế để nhắm mục tiêu các protein đột biến (nơi các đột biến xảy ra) giống như vaccine.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD bật tăng trở lại!
Đồng USD bật tăng trở lại khi chỉ số DXY tăng 0.21% lên 96.27.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.24% xuống 1.1279.
- Hai đồng Antipodean có màn thể hiện tốt, AUD/USD tăng 0.37% trong khi NZD/USD tăng 0.22%.
- Cặp USD/JPY tăng 0.37% lên 113.61.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết đã đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài đến từ Nam Phi và 8 quốc gia khác
Đây là động thái phản ứng với biến thể Omicron mới nhất từ Nhật Bản.
Thủ tướng cho biết cũng đang xem xét các biện pháp kiểm soát biên giới khác.
Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên đầu tuần có phải tín hiệu tăng giá dài hạn?
Giá dầu thô WTI tăng tới 5.3% trong phiên đầu tuần. Sự phục hồi sớm của dầu thô là một dấu hiệu tốt cho thấy đà bán tháo hôm thứ Sáu là phản ứng hơi quá mức. Lưu ý rằng chứng khoán châu Á mới chỉ bước vào phiên và do đó ta chưa thể tự tin thái quá về một xu hướng tăng.
Các hạn chế đi lại quốc tế đã được nhiều quốc gia áp dụng lại và cổ phiếu hãng hàng không giảm mạnh. Giá dầu có lúc đã giảm tới hơn $10/thùng trong phiên thứ 6 tuần qua.
Biến thể mới sẽ có sức ảnh hưởng tới OPEC+ tại cuộc họp của họ vào thứ Năm.
Đà tăng giá của tài sản rủi ro cho thấy hiệu ứng Omicron đang yếu dần
Biến thể Omicron có thể không có tác động lâu dài trên thị trường, ít nhất là khi đánh giá bởi sự đảo chiều được thấy trong giao dịch đầu ngày thứ Hai:
• Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ, Nhật tăng cao hơn
• Dầu thô đang tăng trở lại
• Đồng Yen giảm giá
• TPCP Mỹ giảm giá
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 26/11: Tâm lý Risk-off bao trùm khi biến thể Omicron gây lo ngại!
Chứng khoán Mỹ ghi nhận tình trạng bán tháo trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về một biến thể COVID mới được xác định ở Nam Phi có thể làm bùng phát dịch bệnh và phá vỡ đà phục hồi kinh tế mong manh. Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học ở Nam Phi được cho là đang làm việc “với tốc độ cực nhanh” để xác định xem biến thể B.1.1.529 có thể lây lan nhanh như thế nào và liệu nó có kháng được vaccine hay không. Mối đe dọa mới làm tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thắt chặt tiền tệ và tăng trưởng chậm lại.
- Chỉ số Nasdaq 100 đã bị kéo xuống mức đóng cửa thấp nhất trong hơn hai tuần khi giảm 2.09% xuống 16025.58 điểm.
- Chỉ số S&P 500 giảm 2.27% xuống 4594.61 điểm
Giá dầu thô tại Mỹ giảm xuống dưới $70/thùng (thấp nhất tại $67.3/thùng) lần đầu tiên kể từ cuối tháng 9.
Giá vàng biến động hai chiều trong phiên và tiếp tục dao động quanh mốc $1790/oz
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yen Nhật - đồng tiền tệ trú ẩn trong nhóm G7 - bật tăng trong khi đồng USD giảm giá. Chỉ số DXY giảm xuống 96.07.
- Tỷ giá EUR/USD bật tăng 0.86% lên 1.11302 sau khi các quan chức ECB bớt lạc quan về tình hình lạm phát.
- Cặp USD/JPY giảm 1.8% xuống 113.25 trong bối cảnh tâm lý rủi ro tiêu cực.
Dầu WTI lần đầu tiên giảm xuống dưới $70/thùng trong 2 tháng
Một phiên buồn cho những người mua dầu hôm nay. Có vẻ như áp lực của chủng Covid mới đang là rất lớn khi trong phiên hôm nay, dầu WTI đã giảm hơn 10% và lần đầu tiên phá $70 kể từ ngày 21/9. Như vậy, chỉ mất 7 phiên để dầu giảm từ trên $80 xuống dưới $70. Và chỉ riêng trong phiên hôm nay, 2 đường MA 100 và 200 ngày đều đã bị phá. Cuộc họp OPEC tiếp theo sẽ định đoạt số phận của dầu.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu: Chủng virus từ Nam Phi là "biến thể đáng lo ngại". Chứng khoán và dầu đồng loạt suy yếu
Sau khi Bỉ trở thành quốc gia EU đầu tiên ghi nhận chủng virus mới, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu đã liệt chủng mới này vào danh sách biến thể đáng lo ngại.
Sau tin này, chứng khoán châu Âu tiếp tục lập đáy mới. Chỉ số DAX giảm 3.45%. Chỉ số CAC giảm 4.5%. Dầu tiếp tục lao dốc, giảm gần 10% xuống hơn $70/thùng.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu: Cần ngừng các chuyến bay tới các quốc gia có chủng Covid mới
Bà Ursula von der Leyen hôm nay đã nói rằng tất cả các chuyến bay tới các quốc gia có chủng Covid mới nên được hoãn lại cho đến khi đã có thêm thông tin về chủng này. Bình luận của bà có bao gồm Bỉ, quốc gia EU đầu tiên ghi nhận chủng mới. Hợp đồng của EU với các công ty sản xuất vắc xin có nói rằng các công ty cần phản ứng và điều chế vắc xin đặc trị chủng mới ngay lập tức.
Pfizer: Cần 100 ngày để sản xuất vắc xin mới
Theo Pfizer, nếu bất ngờ có một chủng Covid kháng vắc xin, công ty kỳ vọng sẽ phát triển và sản xuất vắc xin đặc chủng mới trong vòng 100 ngày. Tuy nhiên, một chủng virus kháng vắc xin, như chủng mới bùng phát tại nam châu Phi gần đây, vẫn sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng đến nền kinh tế, vì sản xuất vắc xin chỉ là 1 phần, phần còn lại sẽ do triển khai tiêm chủng, và có thể mất nhiều tháng.