Iran tuyên bố thỏa thuận với Mỹ để dỡ bỏ lệnh trừng phạt năng lượng đã "sắp sàng"
Bộ Ngoại giao Iran cho biết "còn rất ít thời gian" để các cường quốc trên thế giới giải quyết những khác biệt tồn đọng trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng thỏa thuận đó được đưa ra nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của nước này.
Saeed Khatibzadeh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, cho biết "không có nhiệm vụ nào là không thể đối với các nhà đàm phán", những người đang ở Vienna tiếp tục các cuộc đàm phán để tạo ra một thỏa thuận giữa Tehran và Washington nhằm khôi phục hiệp định. Ông không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng.
Thành viên ECB Holzmann: ECB đang ở trong "vùng nguy hiểm" khi lo ngại lạm phát gia tăng
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Robert Holzmann:
- Quá sớm để nói về việc kết thúc PEPP
- PEPP sẽ kết thúc vào tháng 3 năm sau trừ khi xuất hiện làn sóng vi rút mới
- PEPP được thiết kế để trở thành một công cụ tạm thời
Không có gì mới về PEPP nhưng có vẻ như một số quan chức đang thừa nhận rằng họ cần phải giải quyết cuộc tranh luận lạm phát. Hiện vẫn còn sớm nhưng nếu xu hướng này tiếp tục đến quý 3 và có lẽ là quý 4 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của ECB chắc chắn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu có bình luận gì về chương trình mua trái phiếu PEPP?
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Politico rằng vẫn còn quá sớm để tranh luận về sự kết thúc của Chương trình Mua trái phiếu Khẩn cấp Đại dịch (PEPP). Bà cho biết, nền kinh tế đang trên con đường dần phục hồi và có khả năng sẽ quay lại mức trước đại dịch vào quý I 2022.
Phản ứng thị trường
EUR/USD không bị ảnh hưởng bởi các nhận xét của bà Lagarde, do nó vẫn phụ thuộc vào động lực của dollar Mỹ. Hiện cặp tỷ giá đang được giao dịch ở mức 1.2101.
Cập nhật thị trường chứng khoán Châu Á trưa ngày 14/6 : Thị trường giao dịch trái chiều trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch trái chiều vào ngày thứ Hai, khác với mức tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch cuối cùng. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 0.04% trong khi S&P 500 tăng 0.19% và Nasdaq tăng 0.35% vào thứ Sáu.
Chỉ số MSCI ngoài Nhật Bản đã giảm 0.1% trong khi các thị trường chính trong khu vực - Trung Quốc, Hồng Kông và Úc đóng cửa vào thứ Hai.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0.35%, Kospi giảm 0.01% và Topix tăng 0.25%.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 ở ba tỉnh khi các trường hợp nhiễm vi-rút giảm. Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã tái khẳng định sẽ khởi động Thế vận hội Tokyo vào tháng Bảy, bất chấp những lo ngại về đại dịch Covid-19.
Giá Vàng đang giao dịch ở mức 1,864.20 USD, giảm 0.82% trong ngày.
Chỉ số Dollar Mỹ DXY ổn định ở mức 90.53 với mức tăng 0.03% trong ngày
Cập nhật dữ liệu Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 4: Liệu hoạt động công nghiệp đã hồi phục đạt dự kiến?
Dữ liệu mới nhất do METI phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2021 cho thấy dữ liệu Sản xuất công nghiệp cuối tháng 4 của Nhật Bản tăng 2.9% so với mức 2.5% tháng trước trên cơ sở hàng tháng.
Số liệu này đã tái khẳng định một số cải thiện khiêm tốn trong hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản bất chấp tình hình vi-rút đã được cải thiện hơn nhiêu so với thời điểm trước đó.
Cập nhật tình hình Covd-19 tại Đức: Triển vọng hồi phục ngày càng tươi sáng
Đức báo cáo 549 trường hợp nhiễm Covid-19 mới và 10 trường hợp tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay
Tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày giảm ở mức 16.6. Trong khi đó, số ca nhiễm hiện tại đã giảm nhẹ xuống khoảng 45,100 trường hợp. Mặc dù số liệu có bị ảnh hưởng do ngày cuối tuần nhưng nó không thể lu mờ đi triển vọng tích cực trong tình hình vi-rút tại đây.
AUD/USD khôi phục ngưỡng 0.7700 trong bối cảnh thị trường trầm lắng
AUD/USD khôi phục lại ngưỡng 0.7700, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 0.7692, trong phiên giao dịch khá mờ nhạt vào thứ 2. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, hạn chế đà giảm giá của cặp Aussie trong bối cảnh một phiên giao dịch trầm lắng. Các thỏa thuận thương mại mới với Vương quốc Anh, cũng như thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và Đức bằng cách đồng ý về việc sử dụng công nghệ phát thải thấp hơn tạo thêm rào cản cho nhịp giảm giá ngắn hạn của cặp Aussie. Hơn nữa, cuộc đàm phán G7 về việc thúc đẩy vắc-xin covid-19 và duy trì các gói cứu trợ tiếp tục hạn chế sự sụt giảm . Chỉ số đô la Mỹ (DXY) vẫn ổn định sau khi tăng 0.07% xung quanh mức 90.55 do các nhà đầu tư có xu hướng ưa chuộng đồng bạc Xanh vào những thời điểm thị trường vẫn còn chưa xác định rõ xu hướng như hiện nay.
Quỹ Bitcoin ETF Canada liên tục bổ sung BTC bất chấp tình hình thị trường
Nhu cầu đối với Bitcoin (BTC) của các nhà đầu tư Canada đã không dao động trong bối cảnh điều chỉnh giá mới nhất, cho thấy những người tham gia thị trường đang tận dụng mức giá giảm
Quỹ Purpose Bitcoin ETF, ra mắt vào tháng 2, hiện đã tích lũy được 19,692.149 BTC tính đến ngày 13 tháng 6, theo dữ liệu của Bybt. Quỹ đã thêm 284.51 BTC trong bảy ngày qua và gần 2,000 BTC kể từ ngày 15 tháng 5.
Mức tài sản đã tăng lên hơn 1.3 tỷ USD trong vòng chưa đầy hai tháng hoạt động. Điều này chứng minh rằng dòng tiền vào quỹ Purpose Bitcoin ETF cho thấy người Canada không lo ngại về hành động giá ngắn hạn của Bitcoin.
The Wall Street Journal: Những lí do chủ chốt khiến Fed sớm thu hẹp quy mô kích thích
Trong một bài báo xã luận, The Wall Street Journal (WSJ), giải thích lý do tại sao Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể thu hẹp lại các kích thích tài chính sớm hơn dự kiến.
Trích dẫn chính
Mục tiêu của Fed là toàn dụng lao động và có vẻ như mục tiêu này sẽ đạt được sớm hơn kỳ vọng.
“2.6 triệu người đã nghỉ hưu kể từ tháng 2 năm 2020, theo ước tính từ Fed Dallas. “
“Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết ngày 4 tháng 6 trên CNBC. "Thông thường, khi mọi người nghỉ hưu, họ không quay trở lại thị trường lao động."
“Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết vào ngày 5 tháng 6 rằng trong khi việc làm vẫn còn thiếu hơn 7 triệu việc làm dưới mức trước đại dịch, số người nghỉ hưu tăng lên có thể có nghĩa là chúng ta không nhất thiết phải hồi phục hoàn toàn con số trước đại dịch".
Lưu ý rằng FOMC sẽ họp vào tuần này, ngày 15 và 16 tháng 6, để quyết định về chính sách tiền tệ của mình.
Các bộ trưởng G7 đồng lòng giữ vững chính sách kích thích kinh tế trong thời gian dài
Các quốc gia G7 đều cho biết họ sẽ giữ các chính sách kích thích nền kinh tế trong một quãng thời gian đủ dài. Họ không muốn kết thúc các chính sách nới lỏng này quá sớm và cần nhìn thấy sự phục hồi kinh tế được xác nhận một cách rõ ràng.
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq dự báo gì về giá dầu?
Ông cho biết, nếu OPEC giữ nguyên mức sản lượng như hiện tại, giá dầu sẽ dao động trong phạm vi $68-75/thùng trong nửa cuối năm nay.
Goldman cho rằng quá sớm để Fed đưa ra những gợi ý thắt chặt
Goldman Sachs cho biết Fed sẽ không đưa ra những tín hiệu thắt chặt ngay trong tháng 6, khi chủ tịch Powell và các cộng sự có thể đồng tình rằng thị trường lao động đang kém khả quan. Thay vào đó, cuộc họp tháng 8 hoặc tháng 9 sẽ là thời điểm đẹp hơn.
Cuộc họp G-7 đã thảo luận những vấn đề gì?
Các nhà lãnh đạo G-7 đã có những quan điểm mạnh mẽ để lên án sự bành trướng kinh tế và các hành động phi nhân quyền của Trung Quốc tại cuộc họp thượng đỉnh tại Anh. Tổng thống Biden tuyên bố đã có "nhiều hành động" trừng phạt đối với Bắc Kinh. Nhóm G-7 đã không đạt được mục tiêu vaccine của riêng mình, khi mới chỉ có 613 triệu liều vaccine được phân phối, thay vì 1 tỷ như đã cam kết.
Bitcoin tăng lên $39,000, Elon Musk đã nói gì?
Tỷ phú Elon Musk cho biết Tesla đã chấp thuận hình thức thanh toán bằng tiền điện tử trở lại khi việc đào coin có thể được thực hiện bằng năng lượng sạch. Ông cho biết Tesla đã bán ra 10% lượng Bitcoin nắm giữ nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 11/06: Thị trường đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp FOMC
Lợi suất tại Mỹ đã phục hồi lên mức 1.457% sau suốt 1 tuần lễ giảm liên tục đã khiến đồng USD có một phiên thứ 6 tăng 0.50%, đưa chỉ số DXY lên mức 90.51. Thị trường đã hướng tới cuộc họp FOMC trong tuần này, một lo sợ về lạm phát cao có thể khiến Fed vạch ra kế hoạch thắt chặt sớm hơn dự kiến. Toàn bộ các đồng tiền G-7 đều suy yếu so với USD, trong đó dẫn đầu là Kiwi khi giảm hơn 1%. EUR và GBP giảm gần 0.5%, cả hai đồng tiền đều có những thời điểm đánh mất những mốc tâm lý quan trọng lần lượt tại 1.21 và 1.41. USD/CAD tăng 0.47% lên mức cao nhất trong 1 tháng tại 1.2151.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm: Dow Jones tăng 0.06%, S&P 500 tăng 0.19% và tiến sát mức đỉnh cao mọi thời đại còn Nasdaq tăng 0.35%.
Vàng giảm mạnh hơn 1% xuống $1,878/oz. Giá dầu tiếp tục tăng lên gần $71/thùng.
USD/CAD tăng lên mức cao nhất trong gần 1 tháng.
Tỷ giá USD/CAD đã chạm mức 1.216, tăng 0.55% trong phiên hôm nay. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng qua. Kháng cự tiếp theo mà tỷ giá có thể hướng đến là 1.22.
Iran sẽ khôi phục các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân vào thứ 7
Nguồn tin từ EU cho biết, Iran sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận hạt nhân vào thứ 7 tuần này tại Vienna thay vì vào tuần tới như trước đó dự kiến.
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6 của Đại học Michigan tăng mạnh từ 82.9 lên 86.4, vượt xa mức dự kiến. Một điều tích cực khác trong khảo sát này là lạm phát kỳ vọng trong năm nay đã giảm từ 4.7% xuống 4.0%. Chỉ số DXY tiếp tục được củng cố đà tăng lên mức 90.50, vàng giảm xuống $1,880/oz. Bên cạnh đó, lợi suất 10 năm cũng tăng lên 1.46%.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Lợi suất phục hồi, USD mạnh lên trên diện rộng
Lợi suất 10 năm của Mỹ phục hồi tăng 2 điểm cơ bản lên mức 1.45% đã khiến đồng USD và thị trường chứng khoán được hưởng lợi. Các chỉ số chứng khoán Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng 0.33%, 0.15% và 0.07%.
Đồng USD cũng hồi phục ấn tượng, chỉ số DXY tăng 0.38% lên 90.40. Điều này khiến các đồng tiền G-7 đều suy yếu, dẫn đầu là NZD giảm 0.51% xuống 0.7151. EUR/USD giảm 0.39% xuống 1.2120 khi các quan chức ECB có thái độ dovish, GBP/USD giảm 0.32% xuống 1.4131 còn USD/JPY tăng 0.32% lên 109.67.
Vàng giảm mạnh xuống $1,889/oz khi không thể vượt qua $1,900/oz. Giá dầu duy trì tăng trên mức $70/thùng.
Quan chức ECB bình luận gì về lạm phát tại khu vực EU?
- Holzmann cho biết, nếu lạm phát vượt 3%, chiến lược của NHTW sẽ cần phải xem xét lại.
- Knot lại cho rằng, mặc dù lạm phát cao là một rủi ro, nhưng NHTW này hoàn toàn có thể kiểm soát được nó.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế đưa ra dự báo nhu cầu dầu
Giống với OPEC, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng nhu cầu dầu sẽ hồi phục lại về lúc trước dịch trong năm sau và thúc giục OPEC tăng sản lượng để cân bằng cung cầu thị trường. Tiêu thụ sẽ vượt 100 triệu thùng nửa sau năm 2022. Iran có thể tăng xuất khẩu lên 1.4 triệu thùng/ngày sau một thỏa thuận - bằng với mức OPEC cần tăng thêm.
Điểm tin COVID-19: Chủ quan, hội nghị Bitcoin tại Mỹ thành ổ dịch
Hội nghị Bitcoin Miami 2021, với ít nhất 12,000 vé được bán và được tham dự chủ yếu bởi những người không đeo khẩu trang, đã trở thành một ổ dịch mới, theo những người tham dự. Tại cuộc họp G7, các thành viên bộ phận an ninh thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải tự cách ly sau một đợt bùng dịch trước khi bà Merkel đến. Tokyo có thể sẽ không cho khán giả vào xem thế vận hội Olympic.
USDCAD vượt 1.2100
Cặp tiền này đã tăng trở lại và vượt mức 1.2100 trước việc đôla Mỹ mạnh lên nhờ lợi suất trái phiếu tăng. Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2106.
Phân bố của cải và thuế có thể là trọng tâm của G7
Các lãnh đạo G7 có thể phân bố 100 tỷ đô trong quỹ IMF từ các nước giàu sang các nước kém phát triển hơn. Đây là nỗ lực trong đẩy mạnh tiêm vắc xin và hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Các lãnh đạo cũng ủng hộ việc đặt thuế toàn cầu ít nhất 15% để chấm dứt cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút các doanh nghiệp bằng thuế thấp hơn.
NZDUSD tụt sâu, lập đáy ngày mới
Cặp tiền này đã không giữ được đà tăng sau phiên hôm qua, và bắt đầu giảm xuống trước khi vào phiên Mỹ. Chỉ số DXY tăng 0.2% lên 90.24 đã tiếp sức cho đà tăng của đồng bạc xanh trong phiên hôm nay.
Hiện tại NZDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7172.
Capital Economics: Chỉ số S&P 500 sẽ tăng bất chấp lạm phát
Các chiến lược gia tại Capital Economics cho biết kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm tới nhờ chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng, và điều này sẽ hỗ trợ doanh thu cho các doanh nghiệp và tăng khẩu vị rủi ro. Tuy nhiên việc trái phiếu chính phủ chống lạm phát tăng cũng sẽ kìm hãm lại đà tăng của cổ phiếu, nhưng sẽ không gây ra giảm mạnh. Vì vậy CE dự báo chỉ số S&P 500 sẽ tăng nhẹ trong vài năm tới, nhưng sẽ không có bán tháo do lạm phát giống những năm 70 của thế kỷ trước.
Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất
Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 5.5% sau cuộc họp tháng Sáu, với lý do kinh tế đang hồi phục nhanh hơn dự báo và lạm phát có thể vượt mục tiêu.
GBPJPY đi ngang quanh 155
Cặp tiền này vẫn chưa xác định được đà tăng giảm, và tiếp tục đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần quanh mức 155. Tâm lý ưa rủi ro hiện tại đang gây áp lực lên đồng JPY. Còn tại Anh, lùm xùm Brexit và dữ liệu vĩ mô kém khả quan cũng đang kìm lại đà tăng của GBP.
Hiện tại GBPJPY đang được giao dịch quanh mức 154.93.
JPMorgan nhận thấy tín hiệu Bitcoin sắp bước vào thị trường giá giảm
Tiền điện tử đã tăng khoảng 10% trong 3 ngày và được giao dịch ở mức 37,100 đô la. Trong khi động lực có thể cổ vũ cho "phe bò", một nhóm phân tích của JPMorgan Chase & Co. cho biết cấu trúc "backwardation" trên thị trường tương lai - nơi giá giao ngay cao hơn giá giao xa - là lý do để thận trọng.
Chúng tôi tin rằng việc quay trở lại "backwardation" trong những tuần gần đây là một tín hiệu tiêu cực”, các chiến lược gia của JPMorgan do Nikolaos Panigirtzoglou dẫn đầu đã viết trong một ghi chú. Họ nói thêm rằng tỷ lệ vốn hóa Bitcoin trên tổng giá trị thị trường tiền điện tử sụt giảm là một xu hướng đáng lo ngại khác.
Thành viên ECB Holzmann: Lạm phát trên 3% sẽ buộc chúng tôi phải xem xét lại chiến lược
Ít nhất có một ranh giới để chúng ta theo dõi trong những tháng sắp tới, mặc dù lạm phát cơ bản vẫn khá ổn định ngay cả khi tính đến báo cáo tháng 5.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 11/06: Thị trường FX lặng im hậu báo cáo CPI
Chứng khoán toàn cầu nới rộng mức tăng và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ổn định trong bối cảnh thị trường ngày càng tin rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời. Hợp đồng tương lai S&P 500 ít thay đổi, giao dịch quanh mức 4,239 điểm, Nasdaq giảm nhẹ xuống 13,959.
Giá vàng sau khi phục hồi mạnh mẽ hậu báo cáo CPI tại Mỹ đã điều chỉnh đôi chút về $1,893/oz trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn chìm sâu ở mức 1.44%.
Dầu thô có lẽ là một trong những tài sản biến động mạnh nhất lúc này, tăng 0.3% lên 70.28 USD/thùng nhờ sự hoạt động trở lại của ngành du lịch và vận tải tại các nước phát triển.
Sự biến động lại là thứ xa xỉ đối với thị trường FX, ngay cả báo cáo lạm phát vượt dự báo và mức sụt giảm 10 bps của lợi suất Mỹ cũng không thể khiến các trader trở nên phấn khích hơn. Ngoại trừ GBP và 2 đồng lợi suất thấp là JPY và CHF, tất cả các đồng tiền chính khác đều mạnh hơn so với USD. Số liệu sản lượng nông nghiệp và GDP đầy thất vọng tại Anh, các tranh chấp trong vấn đề Brexit với EU và khả năng trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh là những nhân tố chính khiến Cable yếu đi. EUR, AUD và NZD hầu như không đổi so với mức giá đóng cửa hôm qua, giao dịch lần lượt tại 1.2168, 0.7759 và 0.7196.
BlackRock nhận được sự chấp thuận để bắt đầu kinh doanh quỹ tương hỗ tại Trung Quốc
BlackRock Inc. đã trở thành nhà quản lý tài sản nước ngoài đầu tiên được phép bắt đầu kinh doanh quỹ tương hỗ sở hữu hoàn toàn ở Trung Quốc, một bước tiến trong việc tranh giành "miếng bánh" của một trong những thị trường tài sản phát triển nhanh nhất thế giới.
Công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới đã được Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cấp giấy phép để bắt đầu bán các sản phẩm và giải pháp đầu tư trong nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Các diễn giả của BOE sắp sửa phát biểu vào phiên Âu
Một số nhà hoạch định chính sách của BOE sẽ phát biểu trong ngày hôm nay
Thống đốc BOE Andrew Bailey sẽ cùng các nhà hoạch định chính sách Jon Cunliffe và Dave Ramsden tham gia sự kiện ra mắt Trung tâm đổi mới BIS từ 15:30 đến 17:30 giờ Việt Nam. Đây sẽ là một sự kiện hội thảo với các phần Hỏi & Đáp liên quan.
Tuy nhiên, vì đây là sự kiện kỷ niệm ngày ra mắt Trung tâm đổi mới BIS ở London, tôi không cho rằng chúng ta sẽ nghe thấy bất cứ điều gì quá cụ thể về chính sách tiền tệ.
Ngân hàng trung ương Đức nâng dự báo GDP và lạm phát trong năm
Bundesbank nâng cấp dự báo về nền kinh tế Đức trong năm:
Năm 2021 GDP đạt 3.7% so với 3.0% trước đó
Năm 2022 GDP đạt 5.2% so với 4.5% trước đó
Năm 2023 GDP đạt 1.7% so với 1.8% trước đó
HICP năm 2021 ở mức 2.6% so với 1.8% trước đó
2022 HICP ở mức 1.8% so với 1.3% trước đó
2023 HICP ở mức 1.7% so với 1.6% trước đó
Với khả năng phục hồi của nền kinh tế trong Q1 và tình hình vi rút đang trở nên tốt hơn, những diễn biến trên không gây quá nhiều bất ngờ.
Câu hỏi quan trọng sẽ là liệu áp lực lạm phát chỉ là tạm thời hay không và đó là rủi ro chính không chỉ đối với ECB mà tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.2% đầu phiên châu Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.2%
- Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai các chỉ số của châu Âu đều khá tích cực vào đầu phiên. Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang phản ánh tâm lý tương tự với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0.1%.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa đi ngang ở mức 28,948.73 trong khi Topix đóng cửa với mức tăng 0.1% tại 1,954.02. Chỉ số Hang Seng tăng 0.6% trong khi Shanghai Composite giảm 0.3% trong bối cảnh chứng khoán Trung Quốc có chút bất ổn.
Ấn Độ được cho là đang dần tháo gỡ lệnh cấm Bitcoin để ủng hộ tiền mã hóa như tài sản thay thế
Theo một báo cáo của The New Indian Express vào ngày 11 tháng 6, góc nhìn "thù địch" của chính phủ đối với Bitcoin (BTC) dường như đang chuyển hướng sang các chính sách quy định thông thường hơn đối với tiền mã hóa.
Dựa trên các nguồn tin nội bộ, các nhà chức trách đã từ bỏ kế hoạch trước đó về lệnh cấm Bitcoin hàng loạt để phân loại tiền mã hóa như một loại tài sản thay thế. Ủy ban chứng khoán và giao dịch của Ấn Độ được cho là sẽ được giao nhiệm vụ giám sát các quy định về tiền mã hóa trong nước với sự hợp tác của bộ tài chính.
Quốc hội sẽ tranh luận về một dự luật quy định toàn diện về tiền mã hóa trong một phiên họp bắt đầu vào tháng 7. Một hội đồng chuyên gia do bộ tài chính tạo ra được cho là đang nghiên cứu các giao thức để điều chỉnh tiền mã hóa và phát hiện của họ có thể trở thành một phần của các cuộc thảo luận của quốc hội vào tháng tới.
Tình hình vi-rút Covid-19 ở Đức ngày càng có tiến triển tích cực!
Đức báo cáo 2,440 ca nhiễm vi-rút mới và 102 trường hợp tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong 7 ngày tiếp tục thấp hơn ở mức 18.6 ở nước Đức. Trong khi đó, tổng số ca bệnh trên toàn quốc giảm nhẹ xuống còn khoảng 52,900 ca.
Điều này sẽ cho phép chính phủ nới lỏng các lệnh hạn chế theo đúng tiến độ.
Về năng lực y tế, có 1,510 (-88) bệnh nhân nhiễm vi-rút cần chăm sóc đặc biệt trong ngày hôm qua và còn 3,488 (15%) giường chăm sóc đặc biệt.
Các nhà phân tích tại JP Morgan có dự đoán gì thời điểm BoE thực hiện nâng lãi suất?
Ngân hàng JP Morgan trước đó đã dự đoán BOE sẽ chỉ tăng lãi suất trong Q1 2023. Các nhà phân tích tại ngân hàng đã lập luận rằng nền kinh tế Vương quốc Anh đang "tiến triển rất tốt" và cho biết: " Hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu do đại dịch đang giảm dần, sự phục hồi hoàn toàn cùng với lạm phát lõi được kiểm soát đã dấy lên khả năng BoE bắt đầu thảo luật việc tăng lãi suất sớm của mình".
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs có kỳ vọng gì về giá dầu thô trong mùa hè này?
Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ đạt 80 USD/thùng vào mùa hè này nhờ nhu cầu tiếp tục tăng cao. Các nhà phân tích cũng cho biết, nhu cầu dầu thô sẽ đạt 90 triệu bbl/ngày vào tháng 8. Ngoài ra, công suất dư thừa OPEC + sẽ sớm tụt hậu so với nhu cầu ngày càng tăng khi nền kinh tế quay trở lại mức trước đại dịch
BlackRock giành được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Trung Quốc cho hoạt động kinh doanh quỹ tương hỗ trong nước
Hôm thứ Sáu, BlackRock cho biết họ đã được Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) chấp thuận để bắt đầu kinh doanh quỹ tương hỗ trong nước thuộc sở hữu hoàn toàn tại Trung Quốc. Được biết, BlackRock là một doanh nghiệp quản lý tài sản lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại New York. Tổng số tài sản công ty quản lý lên tới 8.67 nghìn tỷ USD.