- Việc tăng lãi suất 25bp trong tuần vừa qua là một bước tiến phù hợp
- Các đợt điều chỉnh tăng đã đưa phạm vi lãi suất của Fed lên trên 5%, nhưng lạm phát vẫn còn cứng đầu trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
- Suy thoái sẽ không xảy ra mà cơ bản là tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát hạ nhiệt
- Báo cáo việc làm công bố hôm nay mạnh hơn dự kiến
- Thị trường lao động rất chặt chẽ và sẽ cần thời gian để hạ nhiệt
- Các ngân hàng khu vực đã gặp phải một số vấn đề nhưng chỉ phản ánh số ít tình trạng trong hoạt động trung gian tài chính của Hoa Kỳ
- Nhận định rằng các ngân hàng khu vực sẽ hoạt động ổn định
- Bài học rút ra từ Barr Report: không cơ chế nào có thể bù đắp sai phạm từ việc quản lý kém
- Fed vẫn có khả năng sẽ hạ cánh mềm
- Thị trường lao động mạnh mẽ nghĩa là tiêu dùng tiếp tục tăng, củng cố niềm tin vào tăng trưởng liên tục
- Có thể giảm lạm phát bằng cách cho phép hoạt động của thị trường lao động trở lại trạng thái bình thường, không để tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao
- Đại dịch đã đưa Fed và Hoa Kỳ trở lại thời kỳ thập niên 80 và 90 khi cố gắng kiềm chế lạm phát
- Không nên cho rằng chỉ riêng chính sách tiền tệ sẽ khiến Hoa Kỳ rơi vào suy thoái hay gặp một cú sốc bất ngờ
- FOMC nhận định lãi suất đang nằm trong phạm vi thắt chặt vừa đủ
Chủ tịch Fed St. Louis Bullard: Việc tăng lãi suất 25bp trong tuần vừa qua là một bước tiến phù hợp
Tổng thống Hoa Kỳ Biden: Trần nợ hoàn toàn không liên quan đến ngân sách
Pres. Biden nói:
- Trần nợ và ngân sách hoàn toàn không liên quan gì đến nhau
- Đảng Cộng hòa đang bị chia rẽ vì trần nợ
- Đảng Cộng hòa muốn Nhà Trắng đồng ý nhượng bộ bằng việc cắt giảm hà khắc
- Có thể thảo luận về ngân sách nhưng không Mỹ sẽ không bị đe dọa bởi vỡ nợ
- Cuộc tranh chấp về trần nợ liên quan đến một cuộc khủng hoảng sản xuất
Kỳ vọng là Hoa Kỳ có đủ tiền để thanh toán nợ cho đến khoảng ngày 1 tháng Sáu.
CNBC: Nhà Trắng xem xét khả năng nâng trần nợ trong ngắn hạn
Phóng viên Kayla Tausche của tờ CNBC Washington cho biết:
- Nhà Trắng đang cân nhắc khả năng gia hạn trần nợ trong ngắn hạn để tránh vỡ nợ và cho phép các bên tiếp tục đàm phán.
GBP vượt mức đỉnh tính từ tháng 6 năm 2022 xác lập cuối phiên Á
- Mức đỉnh được xác lập trước đó đạt 1.26344
- Hưởng lợi từ đà suy yếu của USD sau báo cáo NFP vượt dự kiến tối nay
USDCAD liên tục trượt giá từ sau báo cáo NFP
- USD đã suy yếu trở lại gây áp lực lên cặp USDCAD
- CAD ngay sau đó đã trở lại là đồng tiền tăng mạnh nhất so với USD trong số các đồng tiền chính
- Hiện CAD đang giao dịch quanh 1.3430
Deutsche Bank: Đã đến lúc chốt lời từ EUR/USD
Deutsche Bank từng đánh giá tích cực về EUR và nó thực sự đã hoạt động tốt trong hơn 04 tháng qua khi tăng lên 1.10 từ khoảng 1.06 vào cuối tháng 12. Ngân hàng này tuyên bố đã đến lúc chốt lời từ EUR.
Cuối cùng, họ dự báo EUR/USD tăng lên 1.15-1.20, nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc đảo chiều hướng đi từ Fed. Các yếu tố chính thúc đẩy bao gồm:
- Đã có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát Mỹ giảm - chỉ báo đánh dấu xu hướng dốc hơn của đường cong lợi suất cùng sự suy yếu của USD
- Một xác nhận cuối cùng từ kỳ vọng dovish hơn từ truyền thông Fed
Thách thức trong những tháng tới chủ yếu sẽ xác định thời điểm đảo chiều chu kỳ thắt chặt của Mỹ, vì các kịch bản khác nhau sẽ dẫn đến mức độ suy yếu của đồng đô la khác nhau. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì đã đến lúc chốt lời từ đồng Euro.
AUD vươn lên dẫn đầu đà tăng so với USD
AUD đã tăng đến 0.78% trong ngày, hiện đang giao dịch quan 0.6744
Cập nhật thị trường FX: USD lấp gap tăng của báo cáo NFP
- USD lấp gap tăng của báo cáo NFP
- GBP tăng trở lại cùng với đà mở rộng của AUD
- CAD dẫn đầu trong các đòng G7, theo sau là AUD
- EUR, JPY và CHF chững lại đà giảm
Quan chức ECB Muller: ECB cần tập trung cân nhắc độ trễ chính sách
- Cần thận trọng với độ trễ chính sách từ các lần tăng lãi suất trước đó
lập trường của Muller thiên về phe hawkish nhưng có lẽ Báo cáo sản xuất công nghiệp của Đức trước đó đã khiến quan chức này e ngại.
Cập nhật thị trường FX sau báo cáo NFP
- USD chững lại
- GBP lấp gap tăng trong ngày
- CAD và AUD nới rộng đà tăng trong khi các đồng G7 còn lại tiếp tục suy yếu
- CHF vẫn yếu nhất so với USD trong số các đồng tiền chính
Thị trường trái phiếu phản ứng thế nào trước các báo các việc làm?
- Một lý do khiến thị trường trái phiếu im ắng trước báo cáo việc làm là do con số ghi nhận trong tháng này giảm xuống so với các tháng trước đó, phản ánh việc dữ liệu toàn phần gặp đang khó khăn trong việc phục hồi.
- Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm chuyển giao chu kỳ. Ví dụ, số lượng việc làm ròng tăng từ các công ty dựa trên tỷ lệ ròng về sinh trưởng - sụp đổ của doanh nghiệp (đạt 378K - một con số khổng lồ theo báo cáo mới nhất), trong khi điều này có thể khiến khả năng nhận tín dụng cho các công ty nhỏ chậm lại sau sự sụp đổ của SVB.
- Nhìn chung, báo cáo xác nhận rằng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Nhưng các dữ liệu cập nhật gần đây và tình hình doanh nghiệp dường như cho thấy thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Bảng lương phi nông nghiệp NFP tháng 4 vượt dự kiến với tỷ lệ thất nghiệp giảm
- Bảng lương phi nông nghiệp NFP tháng 4 của Hoa Kỳ +253K
- Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.4%
- Dự báo bảng lương phi nông nghiệp NFP +185K (trong khoảng từ +125 nghìn đến +270 nghìn), theo 77 nhà kinh tế được khảo sát
- Bảng lương phi nông nghiệp -149K so với hai tháng trước, +253K so với 165K của tháng trước
- Bảng lương tư nhân phi nông nghiệp +230K so với +123K trước đó; ước tính +160K (trong khoảng từ 75K đến 230K), theo 36 nhà kinh tế được khảo sát
- Biên chế sản xuất tăng 11K sau khi -8K trong tháng trước; các nhà kinh tế ước tính -5k (-15k đến 10k), theo 16 nhà kinh tế được khảo sát
- Thu nhập trung bình hàng giờ +0.5% m/m, ước tính và trước đó giữ nguyên ở +0.3%
- Tăng trưởng hàng năm đạt 4.4%; ước tính 4.2%
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.4% so với mức 3.5% trước đó; ước tính đạt 3.6% (3.4%-3.6%) theo 75 nhà kinh tế được khảo sát
- Tỷ lệ tham gia lao động giữ nguyên ở 62.6% trong tháng trước đó
- Lượng việc làm gia đình +139k so với 577k của tháng trước đó
Báo các việc làm tại Canada có gì mới?
- Việc làm +41.4K(dự báo +20K, trước đó +34.7K)
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt: 5% (dự báo 5.1%, trước đó 5.0%)
Bảng lương phi nông nghiệp NFP tháng 4 tại Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
- +253K (dự kiến +179K, trước đó: +236K)
Ngoài ra:
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.4%, trong đó dự báo giữ nguyên số liệu của tháng trước tại 3.5%
- Tỷ lệ thiếu việc làm đạt 6.6% (dự báo và trước đó đều là 6.7%)
Dữ liệu NFP của Mỹ có gì đáng chú ý?
Bảng lương phi nông nghiệp NFP tháng 4 tại Hoa Kỳ +253K (dự kiến +179K, trước đó: +236K)
Các quỹ đầu tư toàn cầu đã bị rút tiền ồ ạt
Các quỹ đầu tư toàn cầu đã bị rút tiền ồ ạt trong tuần, do dữ liệu kinh tế yếu kém và lo ngại về suy thoái kinh tế. Các nhà đầu tư đang lo lắng về khả năng lãi suất duy trì ở mức cao hơn trong một thời gian dài.
UBS nâng kỳ vọng lãi suất cuối kỳ của ECB lên 3.75%
Các nhà kinh tế tại UBS nâng kỳ vọng lãi suất cuối kì trong khu vực đồng euro lên 3.75%, trong khi Societe Generale dự báo ở mức 4% sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát đi tín hiệu thắt chặt hơn nữa.
Goldman Sachs và Bank of America cũng kỳ vọng lãi suất sẽ đạt mức cao nhất là 3.75%, mặc dù BofA nhận thấy khả năng lãi suất chạm mức 4% cao hơn đáng kể.
Cập nhật thị trường: Lợi suất TPCP Mỹ tăng nhẹ
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng trên khắp các kỳ hạn, trong khi đó đồng bạc xanh đang dao động trên mức 102.000
Cập nhật thị trường phiên Âu: DXY dao động trên mức 101.200
Đồng bạc xanh đang suy yếu so với hầu hết các loại tiền chính, trừ CHF. USDCHF tăng mạnh lên mức 0.891 nhưng hiện đang có dấu hiệu thoái lui.
Doanh số bán lẻ Eurozone có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ Eurozone Đạo tháng 3 y/y: -3.8%
- Trước đó: -3%
- Dự kiến: -3.1%
Doanh số bán lẻ trong khu vực đồng euro đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3, do lạm phát nhanh và lãi suất tăng đã hạn chế sức mua của các hộ gia đình.
Tiêu dùng yếu suốt cả năm do thu nhập thực tế giảm và các hộ gia đình hiện đang chi một phần lớn thu nhập của họ cho năng lượng đắt đỏ, làm xói mòn nhu cầu đối với các hàng hóa khác.