Bitcoin tăng hơn 2% lên $46.2K ở thời điểm hiện tại, chạm đỉnh trong 1 tháng và nâng mức tăng năm 2024 lên khoảng 9%. BTC đang nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ổn định đổ vào một số quỹ tiền điện tử tại Mỹ, đồng thời nhận được sự quan tâm đặc biệt về sự kiện halving dự kiến diễn ra vào tháng 4.
Đồng Euro đang giảm thấp trong khi USD tiếp tục mạnh mẽ. Đồng Franc tiến gần USD sau trục xoay của SNB nhưng vị thế của đồng đô la vẫn đang được giữ vững.
Xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát ngày càng cao và có thể hướng tới một cuộc khủng hoảng khí đốt. Nếu Nga cắt nguồn cung, suy thoái gần như là chắc chắn. Nó sẽ là vấn đề lớn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Châu Âu trong khoảng thời gian tới. Đó sẽ là tai họa đe dọa cuộc sống ở châu Âu và sẽ không phải là những tín hiệu tích cực cho đồng Euro. Bên cạnh đó, một kịch bản như vậy cũng có nguy cơ làm leo thang xung đột chống lại Nga và sự không chắc chắn sẽ chỉ làm tăng thêm nhiều lo ngại cho đồng tiền chung.
Mốc ngang giá đang được chú ý và giống như EUR/CHF sau khi chạm mức, nó có thể sẽ không dừng lại ở đó.
Vàng đã quét 2 đầu sau khi vượt qua ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1,732.27. Trên quy mô trong ngày, giá vàng đã chứng kiến sự phục hồi hình chữ V sau khi chạm đáy. Kim loại quý này đã lấy lại mức hỗ trợ quan trọng 1,732.27 USD. Nó cũng đã kiểm tra thất bại kháng cự 1,740. Trong khi đó, chỉ số RSI (14) đã quay trở lại phạm vi 40.00-60.00.
DXY đã không cho thấy các dấu hiệu đảo chiều và nhắm vào mục tiêu cao hơn trước báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ.
Việc không thực hiện giới hạn giá dầu đối với Nga, có thể khiến giá dầu tăng lên khoảng 140 USD/thùng
Yellen thảo luận đề xuất giới hạn giá dầu của Nga với bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản, mục tiêu là giảm thiểu tác động tiêu cực đến Nhật Bản, các nước khác, đồng thời cắt giảm doanh thu của Nga
Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về việc giới hạn giá đề xuất được đặt quá thấp, đã không bác bỏ phạm vi $40- $60/thùng
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen sẽ nhấn mạnh sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ bất chấp lạm phát cao và tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên giảm 1.6% khi bà gặp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki vào thứ Ba.
Yellen sẽ mô tả các bước Washington đang thực hiện để giải quyết lạm phát
Bà sẽ lưu ý những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt, với hậu quả của cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một số nước đang phát triển và thị trường mới nổi cũng như nền kinh tế châu Âu.
Mọi sự chú ý đều đổ dồn về cách tiếp cận của EUR/USD đối với mức 1.00. Tỷ giá này hiện tại đang ở mức khoảng 1.0002.
EUR, AUD, NZD, CAD và GBP đều giảm so với USD. Đồng Yên tăng nhẹ, tỷ giá USD/JPY đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất dưới 137.10. Đồng yên đã được hỗ trợ, ít nhất trong phiên này, bởi một số yếu tố bao gồm:
Dữ liệu lạm phát ở cấp độ nhà sản xuất lại được đưa ra mạnh mẽ. Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhận xét rằng giá nhập khẩu tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được theo dõi từ năm 1980, do đồng yên lao dốc.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki nhận xét về việc đồng yên giảm giá 'nhanh chóng'
Chánh văn phòng Nội dung Nhật Bản Matsuno bày tỏ lo ngại về việc giá cả tăng cao làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng
Tại Trung Quốc, số trường hợp mắc Covid gia tăng và lệnh phong tỏa đã được ban hành cho một thành phố trong ba ngày.
"Chúng tôi đã hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng cơ bản của khu vực đồng Euro trong năm tới khoảng 75bp, đồng thời đánh dấu nguy cơ suy thoái nghiêm trọng hơn nếu dòng khí đốt từ Nga bị gián đoạn hoàn toàn. Theo quy luật chung, mức giảm tăng trưởng 75bp thường có giá trị khoảng 1.5% trên EURUSD, do đó, các động thái trong tuần này phù hợp với việc thị trường điều chỉnh theo triển vọng thay đổi này và gây thêm áp lực lên tăng trưởng kinh tế. nó có thể đẩy EURUSD xuống thấp hơn 5% nữa, "GS lưu ý.
"Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rủi ro nghiêng theo chiều hướng giảm trong những tuần tới, đặc biệt là sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ khiến Fed tiếp tục thắt chặt và giảm bớt phần nào lo ngại về suy thoái sắp xảy ra ở đất nước này", GS nói thêm.
Có vẻ như nhiều khả năng Nga sẽ cắt khí đốt sang châu Âu như một phần của chiến sách làm giàu bằng chiến tranh:
Điều này sẽ đưa "kịch bản đi xuống trầm trọng" của Goldman Sachs vào cuộc.
Một lần nữa nỗi lo tăng trưởng/suy thoái lại bao phủ thị trường, khi chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ, bị đạp mạnh ngay từ đầu phiên. Cả ba chỉ số chính đều đã đóng cửa trong sắc đỏ:
Chỉ số Dow Jones -0.52%
Chỉ số S&P 500 -1.15%
Chỉ số Nasdaq -2.26%
Nỗi lo suy thoái, dư âm báo cáo NFP và triển vọng Fed thắt chặt một lần nữa khẳng định ai mới là nhà vua trên thị trường tiền tệ lúc này: USD. Chỉ số DXY tăng 1.2% trong phiên hôm qua, chạm mốc 108.18 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều suy yếu so với đồng bạc xanh, tiêu biểu như JPY xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, AUD, một đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng, cũng thiết lập đáy 2022 mới, và đặc biệt là EUR, với triển vọng kinh tế ảm đạm tại Eurozone cùng nhiều khủng hoảng chồng chất, sắp sớm muộn rẻ hơn USD. Các cặp tiền đã biến động như sau:
EURUSD -1.43%
GBPUSD -1.14%
AUDUSD -1.6%
NZDUSD -1.3%
USDJPY +1.05%
USDCHF +0.66%
USDCAD +0.45%
Lợi suất trái phiếu khắp các kỳ hạn đều giảm trong phiên hôm qua, khi các trader đổ xô vào tài sản an toàn. Lợi suất 10 năm giảm 10bp, xuống 2.98%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm hiện ở mức 8bp, mức chênh lệch lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2007.
Vàng suy yếu trong phiên Mỹ, vừa chịu sức ép từ đồng đô la, nhưng lại cũng được hỗ trợ bởi lo ngại bất ổn kinh tế, chốt phiên giảm gần $9/oz xuống gần $1,733/oz. Dầu trong phiên giảm tương đối mạnh về vùng $100/thùng, nhưng sau đó tạo nến rút chân và đóng cửa tại mức $104/thùng.
Hôm nay không có sự kiện nào đáng chú ý, tuy nhiên, báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố ngày mai, với dự báo lạm phát tăng 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo sẽ rất đáng chú ý vì nó sẽ là một yếu tố quan trọng cho cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed, dự kiến một lần nữa sẽ tăng 75bp. Thị trường đang định giá 90% tăng 75bp và 10% tăng 100bp.
Nếu lạm phát PPI lan sang CPI, BoJ có thể phải cân nhắc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản coi CPI tăng là tạm thời, kỳ vọng CPI sẽ giảm trong thời gian tới.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol sẽ gặp gỡ các quan chức năng lượng toàn cầu khác tại Sydney trong một diễn đàn kéo dài hai ngày vào thứ Ba.
Nhà kinh tế trưởng của Canada Mortgage and Housing Corp. cảnh giác với việc Ngân hàng Trung ương Canada đang tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát tràn lan trong nước.
Kịch bản vừa phải:
lãi suất chính sách đạt 2.5% vào đầu năm 2023 và sau đó giữ ở mức đó cho đến cuối năm 2025.
kịch bản lãi suất cao
Kịch bản lãi suất cao:
Ngân hàng trung ương Canada cần ngăn nhu cầu dư thừa gây vòng xoáy tiền lương/giá cả trước kỳ vọng lạm phát tăng cao
Trong kịch bản này, Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất mạnh hơn và tăng lãi suất chính sách lên 3.5% vào đầu năm 2023 trước khi dần dần chuyển về mức trung lập 2.5%. Trong cả hai kịch bản, lạm phát trở lại mốc 2% vào cuối năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế chạm đáy trong khoảng thời gian từ quý 4 năm 2022 đến quý 1 năm 2023. Hai quý này ghi nhận mức tăng trưởng âm cận biên, báo hiệu một cuộc suy thoái nhẹ trong kịch bản lãi suất cao.
Nhưng, nó có thể trở nên tồi tệ hơn:
Chính sách tiền tệ có thể cần phải thắt chặt hơn nữa với tỷ lệ duy trì ở mức cao lâu hơn so với kịch bản lãi suất cao của ngân hàng trung ương Canada để điều chỉnh kỳ vọng của các hộ gia đình và doanh nghiệp và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Trong trường hợp xấu nhất, điều này có thể dẫn đến lạm phát đình đốn.
Giới đầu tư đang đổ xô lại vào trái phiếu trước kỳ vọng suy thoái gia tăng. Lợi suất khắp các kỳ hạn đều đang suy yếu, tiêu biểu lợi suất 2 năm giảm gần 9bp, lợi suất 5, 10 và 30 năm giảm 10bp.
Lợi suất 10 năm đã giảm xuống dưới 3%, chênh lệch lợi suất 2-10 năm hiện ở mức 44bp, đường cong 2s10s tiếp tục đảo ngược, báo hiệu suy thoái.
EURUSD suy yếu trước triển vọng lạm phát đình trệ tại châu Âu, đồng thời còn rất nhiều khủng hoảng khác như phân mảnh thị trường trái phiếu và Nga có thể cắt đứt nguồn cung năng lượng sang đây.
Đáy phiên hôm nay đạt được là 1.0052, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2002.
Phe bán sẽ muốn tiếp tục giữ vững kháng cự tại 1.0070 (đáy phiên hôm qua), và sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát để đưa cặp tiền về ngang giá.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đều đang giảm điểm trong một phiên risk-off hoàn toàn trước nỗi lo suy thoái. Ngoài ra, báo cáo NFP cuối tuần trước cũng đã củng cố triển vọng Fed tăng lãi suất, khi thị trường đang bắt đầu định giá lãi suất tăng 100bp. Nhìn chung, áp lực lên cổ phiếu là rất lớn, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất:
Chỉ số Dow Jones giảm 0.22%
Chỉ số S&P 500 giảm 0.57%
Chỉ số Nasdaq giảm 1%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục xưng hùng xưng bá khi chỉ số DXY tiếp tục lập đỉnh mới, lần đầu tiên chạm mức 108 kể từ năm 2022. AUD đang là đồng tiền yếu nhất phiên, một phần cũng là vì đây là một đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng toàn cầu. Câu chuyện của EUR và GBP không đổi, ngoài ra, khủng hoảng năng lượng Eurozone cũng đang đè nặng lên đồng tiền chung. Các trader GBP có thể tiếp tục theo dõi câu chuyện chính trị từ Anh, khi có một số quan chức đảng Bảo thủ, tiêu biểu là Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đã tự ứng cử mình:
EUR -1.28%, về 1.0055, rất gần với mức ngang giá
GBP -1.16%, phá qua 1.1900
AUD -1.9%
NZD -1.43%
JPY -1.18%
CHF -0.75%
CAD -0.74%
Vàng cũng đang giảm dưới áp lực của USD, nhưng cũng không giảm quá sâu, hiện giao dịch quanh mức 1,738 (-0.23%). Dầu WTI giảm 1.6% về khoảng $103.1/thùng.
Có vẻ như báo cáo NFP đã làm thay đổi điều gì đó, khi vẫn cho thấy một thị trường lao động khỏe mạnh, đủ sức chống chọi lại chính sách thắt chặt dù rủi ro suy thoái đang rất cao. Thị trường đang định giá 6% khả năng Fed tăng 100bp, 94% còn lại là tăng 75bp.
Vào ngày 13/7, số liệu CPI Mỹ sẽ được công bố. Thị trường sẽ chờ xem lạm phát có tiếp tục chạm đỉnh mới, hay đã bắt đầu thoái lui để đánh giá khả năng FOMC tăng lãi suất.
Một tòa án ở miền nam nước Nga hôm thứ Hai đã lật lại phán quyết đình chỉ hoạt động của Tập đoàn đường ống dẫn dầu Caspian (CPC) và thay vào đó phạt công ty này 200,000 rúp (3,300 USD), xoa dịu lo ngại về sự suy giảm nguồn cung dầu toàn cầu.
Các công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ là Chevron và Exxon là một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn.
Đường ống này đã xuất tới 54 triệu tấn dầu, tương đương khoảng 1.2 triệu thùng/ngày, dầu CPC Blend BFO-CPC chua nhẹ của Kazakhstan vào năm ngoái từ Biển Đen.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 6.6bp xuống 3.035%
Vàng giảm 0.4% xuống 1,734.98 USD
Dầu thô WTI giảm 2.5% xuống 102.19 USD
Bitcoin giảm xuống 20.488 USD
Thị trường chào tuần mới trong tâm thế risk-off trước nỗi lo suy thoái khi trái phiếu đang tăng giá, còn cổ phiếu bị đạp mạnh. USD chiếm vị thế độc tôn suốt từ phiên Á đến đầu phiên Mỹ.
USDJPY vượt 137.,25 trong phiên Á và tăng tiếp lên đỉnh phiên tại 137.40, mức cao nhất kể từ năm 1998.
EURUSD giảm hơn 1%, chỉ số DXY tiến sát mức 108 điểm. GBP cũng đang giảm 0.9%.
Chứng khoán trì trệ đã đưa USDCAD vượt 1.3000 và AUDUSD giảm hơn 1.6% xuống 0.6743.
Hiện tại, không có nhiều điều để nói khi USD vẫn đang độc tôn trước rủi ro suy thoái & lạm phát, và khủng hoảng khí đốt tại châu Âu sẽ chỉ làm câu chuyện này tồi tệ hơn.
Chỉ số DXY tiếp tục tăng mạnh đầu phiên Mỹ, chạm mức 108 điểm lần đầu tiên sau 20 năm. Và nạn nhân đầu tiên của đồng đô la chính là EUR, với EURUSD đang giảm hơn 100 pip về 1.0070. Nhiều khả năng trong tuần này, EURUSD sẽ về ngang giá.
Ở một diễn biến khác, USDJPY cũng đang tăng hơn 150 pip.
JPY tiếp tục chìm sâu sau những phát biểu dovish của thống đốc BoJ Kuroda hôm nay. Nhìn chung, phân kỳ chính sách tiếp tục là động lực chính cho cặp tiền. USDJPY hiện tăng hơn 130 pip lên 137.34. Tính từ đầu năm tới giờ, JPY đã mất 20% giá trị!
Bộ tứ QUAD (Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) sẽ họp tại Sydney và Mỹ đang có kế hoạch tận dụng cuộc họp để tìm kiếm hợp tác từ các quốc gia liên quan trong việc giới hạn giá dầu của Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, nói rằng:
"Chúng tôi đưa ra phương án tạo ra một nhóm người mua để tăng sức ảnh hưởng lên thị trường nhằm hạ giá, làm giảm giá dầu Nga và lợi nhuận cho Putin."
Thứ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera hôm thứ Hai đã thúc giục các công ty Tây Ban Nha giảm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga và tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Bà nói trong một cuộc họp báo: “Mong muốn các công ty hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga và đa dạng hóa hợp đồng."
Bà tiếp tục nói rằng Tây Ban Nha đang thực hiện một kế hoạch dự phòng khí đốt cho mùa đông, dù nước này vẫn đang ở vị thế tốt hơn so với các nước láng giềng EU.
Lượng khí đốt từ Nga chỉ chiếm 11.9% nhu cầu của Tây Ban Nha.
Cả 3 HĐTL chỉ số chứng khoán đều đang giảm điểm, phần lớn do tâm lý risk-off, khi USD mạnh lên. Có vẻ như dư âm báo cáo NFP vẫn còn được cảm thấy trong phiên thứ Hai (hoặc phiên thứ Hai thị trường mới pricing lại đúng hướng).
Tuần này cũng sẽ khởi động mùa báo cáo tài chính quý II, và các ngân hàng lớn như JPMorgan, Morgan Stanley, Wells Fargo và Citi sẽ mở bát.
Đồng đô la tiếp tục mạnh lên trong phiên Âu, tiến gần với mức đỉnh từ hôm thứ Sáu. EURUSD và USDJPY tiếp tục là 2 cặp tiền đáng chú ý nhất trong ngày, với triển vọng tăng trưởng ảm đạm của Eurozone, và phân kỳ chính sách cực kỳ sâu sắc giữa BoJ/Fed.
Các đồng tiền high-beta cũng đang chịu rất nhiều áp lực.
Cung tiền M2 tháng 6 của Trung Quốc vượt ngoài dự kiến (+ 11.4%) so với dự kiến (+11.0%)
Các khoản vay nhân dân tệ mới 2,810.0 tỷ so với dự kiến 2,400.0 tỷ
Chi tiết nổi bật trong báo cáo là các khoản vay bằng đồng nhân dân tệ mới trong nửa đầu năm 2022 đã tăng lên mức cao nhất trong kỷ lục, lên tới 13.68 nghìn tỷ nhân dân tệ. Đó là một thông điệp rằng Trung Quốc đang đảm bảo rằng sự hỗ trợ kinh tế được duy trì, với nền kinh tế được thiết lập để chịu đựng một trong những ngày tháng tồi tệ nhất của nó trong năm nay.
Theo như thông tin mới nhất từ SNB, ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ:
Tổng số tiền gửi trực tiếp vào ngày 8 tháng 7 là 745.0 tỷ CHF so với 748.5 tỷ CHF trước đó.
Tiền gửi nội địa 635.2 tỷ CHF, giảm so với 645.7 tỷ CHF tháng trước.
Tổng lượng tiền gửi trong tuần giảm nhẹ nhưng điều đó không quá rõ ràng trong biến động đồng franc - cụ thể là EUR/CHF - vào tuần trước, với cặp tỷ giá này tiếp tục giảm xuống dưới mức ngang giá trong tuần thứ tư liên tiếp.
Mặc dù lạm phát vẫn đang lan tràn khắp châu Âu, chúng ta đang thấy lạm phát kỳ vọng giảm với thước đo thị trường chính về kỳ vọng lạm phát dài hạn trong khu vực giảm trở lại dưới mốc 2%, lần đầu tiên kể từ tháng Ba.
Đây là thông tin cho thấy thị trường hiện không tập trung toàn bộ vào lạm phát và có những phần chuyển động khác đáng chú ý. Đối với một vài người, có lẽ đó là một dấu hiệu cho thấy kỳ vọng thắt chặt của ngân hàng trung ương đang dần rõ ràng hơn. Điều đó thể hiện qua lợi suất trái phiếu, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức cũng đã giảm từ 1.90% xuống 1.28% trong những tuần gần đây.
Trong trường hợp của châu Âu, rủi ro suy thoái đang gia tăng khi cuộc khủng hoảng khí đốt có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn khi mùa hè trôi qua.
Bitcoin đã tăng 12.6% để kết thúc ở gần 21,600 đô la nhưng đang phục hồi từ mức tăng lên vùng 20,500 đô la vào đầu ngày, ghi nhận mức giảm 3.9% trong 24 giờ qua. Về cơ bản, Ethereum sao chép động lực của tiền điện tử đầu tiên, mất 3.8% trong 24 giờ xuống còn 1,150 đô la. Altcoin từ top 10 đang mất từ 2.4% (BNB) đến 5.5% (Solana). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, đã tăng 5.8% trong tuần lên 916 tỷ đô la. Chỉ số thống trị của Bitcoin tăng 0.6 lên 42.8% so với cùng kỳ.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử tăng 13 điểm trong tuần lên 24 nhưng mất 2 điểm vào thứ Hai và vẫn ở trong 'nỗi sợ hãi tột độ'. Sự gia tăng của BTC vào tuần trước đã bị chặn lại bởi đường trung bình động 200 tuần, hiện đã vượt qua gần 22,500 đô la. Bitcoin đã tiếp tục đi ngang trong ba tuần gần mức quan trọng 20,000 đô la, mức cao của chu kỳ trước đó.
Tuy nhiên, như thường lệ trong những tháng gần đây, có nhiều câu hỏi về tính bền vững của đà phục hồi trong bối cảnh Fed tăng lãi suất mạnh và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Giám đốc điều hành Rockefeller International, Ruchir Sharma tin rằng quá trình xóa nợ vẫn chưa kết thúc và BTC vẫn có thể giảm trong sáu tháng tới khi thị trường chứng khoán giảm điểm.
Giám đốc điều hành Galaxy Digital Michael Novogratz nói rằng sự suy giảm của thị trường tiền điện tử sắp kết thúc. Tuy nhiên, có thể sẽ có một "sự giằng co" cuối cùng từ những con gấu trong thời gian ngắn. Anh ấy nhấn mạnh rằng anh ấy không tin rằng BTC sẽ giảm xuống còn 13,000 đô la Dịch vụ cho vay tiền điện tử Celsius đã chuyển 25,000 mã thông báo wBTC trị giá 528 triệu đô la sang sàn giao dịch FTX. Thị trường lo ngại rằng Celsius sẽ bán các mã thông báo và phá vỡ tỷ giá hối đoái bitcoin. Theo Arkham, Celsius đã mất 390 triệu đô la tiền của khách hàng khi đầu tư vào DeFi và NFT.
Nobuaki Kobayashi, người được ủy thác của sàn giao dịch Mt.Gox bị phá sản, đã bắt đầu chuẩn bị để hoàn tiền cho các chủ nợ. Tình hình trên thị trường có thể tồi tệ hơn nếu 150,000 BTC được phân phối cho những người dùng MtGox và ngay lập tức tràn ngập thị trường.
Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) đang điều tra Voyager Digital. Theo cơ quan này, nhà môi giới tiền điện tử đã lừa dối người dùng bằng cách tuyên bố tài sản của họ đã được bảo vệ bởi chương trình của cơ quan.
Nền tảng cho vay tiền điện tử Celsius được cho là đã thuê luật sư từ Kirkland & Ellis LLP để tư vấn về các lựa chọn tái cấu trúc- cũng chính là công ty đã hỗ trợ Voyager Digital nộp đơn phá sản vào tuần trước.
Theo báo cáo từ Wall Street Journal ngày 10/7, công ty đã thuê luật sư để tư vấn về các lựa chọn, bao gồm việc nộp đơn phá sản thay cho công ty luật Akin Gump Strauss Hauer & Feld LLP đã thuê trước đó.
Bất chấp những lo ngại liên tục về người cho vay tiền điện tử có thể đi theo con đường tương tự, Celsius vẫn tiếp tục chuyển các khoản nợ của mình sang các giao thức cho vay tài chính phi tập trung (DeFi), sau khi thanh toán 20 triệu USD Coin (USDC) cho Aave.
Trong vài tuần qua, phe mua đã phải vật lộn để thực sự vượt qua mốc 135.00 với đỉnh được giới hạn xung quanh khu vực 136.70 đến 137.00. Nỗ lực mới nhất ngày hôm nay cũng có thể không thành công nhưng người mua ít nhất vẫn đang ở vị thế tốt hơn và có thể sẵn sàng cặp tiền cao hơn nữa.
Giá cao nhất ngày hôm nay đạt 137.27, cao nhất kể từ tháng 9 năm 1998. Từ biểu đồ hàng tháng, cặp tiền này có triển vọng để bứt phá qua ngưỡng cản 140.00.
Mặc dù dư địa tăng của USD/JPY vẫn còn, khả năng bứt phá mạnh khó có thể xảy ra nếu lợi suất không tăng cùng