Nhà hoạch định chính sách của ECB bình luận gì về chương trình PEPP?
Ông Robert Holzmann bình luận:
- PEPP (chương trình mua tài sản khẩn cấp) sẽ kết thúc khi tình trạng khẩn cấp về COVID kết thúc
- Nhưng hiện tại chúng tôi chưa thấy viễn cảnh đó
- Sẽ xem xét PEPP tốt hơn vào tháng 9
- Thị trường có đánh giá đúng đắn về triển vọng của chương trình PEPP
UBS sẽ cho phép tới 2/3 nhân viên kết hợp làm việc tại nhà và tại văn phòng trong dài hạn!
Giám đốc điều hành Ralph Hamers đang tìm cách giúp ngân hàng này cạnh tranh hơn trong việc tuyển dụng nhân viên. Một số vị trí, chẳng hạn như giao dịch viên và nhân viên chi nhánh, sẽ không được làm việc tại nhà. Ngân hàng này chưa có lịch trở lại văn phòng làm việc bình thường.
Nhà hoạch định chính sách SNB cho rằng việc can thiệp vào thị trường tiền tệ là điều cần thiết!
Nhà hoạch định chính sách SNB, Andrea Maechler, bình luận
- Chúng tôi vẫn dự báo lạm phát ở mức dưới 1%
- Chính sách tiền tệ nới lỏng là hoàn toàn cần thiết
Nếu ECB thậm chí không thể di chuyển một chút nào vào lúc này, thì SNB rõ ràng sẽ không có cơ hội làm như vậy.
Chuyên gia tại UOB dự báo BOE sẽ tăng lãi suất vào giữa năm 2023
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, đánh giá cuộc họp BoE mới nhất.
"Cuộc tranh luận về việc tăng lãi suất năm 2022 hay năm 2023 chắc chắn đang nóng lên. Mặc dù chúng tôi chắc chắn sẽ không loại trừ một động thái tăng lãi suất sớm hơn, nhưng kịch bản chính của chúng tôi hiện tại là vào giữa năm 2023."
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng Bảng Anh tiếp tục thể hiện sức mạnh!
- Đồng Bảng Anh dẫn đầu đà tăng nhóm G7 trong phiên hôm nay khi tỷ giá GBP/USD tăng 0.33% lên 1.3915.
- Trong khi đó đồng Yen điều chỉnh tăng, đưa USD/JPY lên 110.70
- Một đồng tiền lợi suất thấp khác là đồng Franc lại không được may mắn như vậy, tỷ giá USD/CHF tăng 0.11% lên 0.9177
Giá dầu tiếp tục tăng với trọng tâm là OPEC + trong tuần này
Phần lớn chuyên gia dự báo OPEC+ sẽ tăng sản lượng lên 500 nghìn thùng/ngày nhưng có một chút khả năng là tăng nhiều hơn nữa. Điều đó chỉ có thể khiến những người Long dầu khó chịu một chút nhưng chắc chắn giá dầu sẽ tiếp tục tăng.
Hiện giá dầu WTI đang tăng 0.2% trong phiên.
Ngay cả những người Ấn Độ bị ám ảnh về vàng cũng đang đổ hàng tỷ USD vào tiền điện tử
Thần chú của những người đam mê tiền điện tử rằng Bitcoin tương đương với vàng kỹ thuật số đang thuyết phục thành công những người nắm giữ kim loại quý lớn nhất thế giới chuyển sang loại tài sản này.
Tại Ấn Độ, nơi các hộ gia đình sở hữu hơn 25,000 tấn vàng, các khoản đầu tư vào tiền điện tử đã tăng từ khoảng 200 triệu đô la lên gần 40 tỷ đô la trong năm qua, theo Chainalysis. Điều này xảy ra bất chấp sự thù địch hoàn toàn đối với tiền điện tử từ ngân hàng trung ương và một lệnh cấm giao dịch được đề xuất.
Richi Sood, một doanh nhân 32 tuổi, là một trong những người đã chuyển từ vàng sang tiền điện tử. Kể từ tháng 12, cô ấy đã chỉ đưa hơn 1 triệu rupee (13,400 đô la) - một số trong số đó vay từ cha cô - vào Bitcoin, Dogecoin và Ether.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 28/06: Thị trường giữ tâm lý thận trọng, tác động của dòng tiền cuối tháng chưa rõ ràng
Chứng khoán châu Âu sụt giảm vào thứ Hai, dẫn đầu bởi cổ phiếu du lịch trong bối cảnh lo ngại về các hạn chế do Covid-19 gây ra, trong khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cùng với chứng khoán châu Á ít thay đổi.
Vàng tiếp tục dao động trong biên độ $1,770/oz -$1794/oz, lợi suất ổn định quanh mức 1.52% khi thị trường thiếu vắng chất xúc tác.
Dầu WTI giảm nhẹ xuống 73.81 USD/thùng trước thềm cuộc họp của OPEC+ trong tuần này. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, liên minh này sẽ tăng sản lượng lên 550,000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 8.
Đồng USD sau khi tăng nhẹ đầu phiên Á đã suy yếu đi đôi chút, tuy nhiên thị trường FX đang diễn biến khá phân hóa. EUR, GBP và JPY là 3 đồng tiền chính duy nhất tăng giá so với USD trong khi các đồng beta cao lại suy yếu do các nhà đầu tư duy trì tâm lý thận trọng. GBP tăng mạnh nhất trong nhóm G7 lên 1.3927 khi xuất hiện tin đồn rằng nước Anh sẽ mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến nhờ sự thay thế bộ trưởng y tế mới. Mặc dù đây đã là thời điểm cuối tháng (thường chứng kiến USD tăng) nhưng tác động của nó cho đến lúc này vẫn chưa rõ ràng. Tâm điểm tuần này sẽ là báo cáo NFP vào thứ sáu.
Thành viên ECB Panetta: Rủi ro tác động lạm phát vòng hai vẫn còn hạn chế
Nhận xét của thành viên ban điều hành ECB, Fabio Panetta
- Dường như nền kinh tế đang không đi vào con đường quá "nóng"
- Sự kết hợp chính sách ở Châu Âu ngày nay rõ ràng là vượt trội so với những gì chúng ta có trước đây
- Khả năng cao rằng nhu cầu tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đủ mạnh để thách thức các hạn chế về nguồn cung
- Cần phải tin tưởng rằng chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ sẽ không bị cắt giảm quá sớm
ECB tiếp tục bác bỏ bất kỳ tác động lớn nào liên quan đến triển vọng lạm phát hiện tại. Tuy nhiên, với việc Fed áp dụng lập trường mà họ đã làm trước đó hai tuần, rất dễ dàng để mọi ngân hàng trung ương lớn khác có thể "vượt mặt" Fed hiện nay.
SNB tổng tiền gửi trực tiếp w.e. Ngày 25 tháng 6 712,5 tỷ CHF so với 712,2 tỷ CHF trước đó
Tiền gửi nội địa đạt 631.0 tỷ CHF so với 631.4 tỷ CHF trước đó
Không có nhiều thay đổi về tổng thể các khoản tiền gửi, gợi ý rằng SNB không quá tích cực trong việc can thiệp vào thị trường thời điểm hiện tại.
HSBC: Hầu hết các đồng tiền châu Á sẽ mạnh lên so với USD
Các đồng tiền châu Á đều đang giảm sau cuộc họp FOMC tháng 6. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại HSBC tin rằng các đồng tiền ASEAN sẽ lấy lại những gì đã mất vào cuối năm nay. Đối với đồng Nhân dân tệ, các yếu tố trong nước sẽ chiếm ưu thế hơn so với xu hướng chung của đồng USD.
GBP/USD đang tăng mạnh nhất trong ngày
Đồng Cable đang dẫn đầu đà tăng trên thị trường FX trong ngày hôm nay, có vẻ như những đồn đoán rằng bộ trưởng y tế mới tại Anh sẽ giúp nước này mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến đang thúc đẩy GBP.
Chỉ số giá nhập khẩu tại Đức tháng 5 đạt 1.7% so với dự báo 1.3%
Không có gì ngạc nhiên khi giá nhập khẩu của Đức tiếp tục tăng cao hơn trong tháng 5 do tác động của nguồn cung hạn chế.
Chiến lược gia FX tại ngân hàng UOB có bình luận như thế nào về triển vọng GBP/USD?
Theo ý kiến của các chiến lược FX tại UOB Group, Cable được dự báo sẽ giao dịch đi ngang trong tuần tới trong khoảng 1.3820 đến 1.4020. Trong 24 giờ tiếp theo, GBP có thể giảm xuống dưới 1.3860 nhưng vẫn giữ nguyên ngưỡng hỗ trợ chính tại 1.3820 với ngưỡng kháng cự tại 1.3915, theo sau là 1.3940.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Boston: Hoa Kỳ không chịu được một cú "shock" giá lớn trên thị trường nhà ở
Trong tờ Financial Times (FT) hôm thứ Hai, Eric Rosengren, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Boston (Fed) nói rằng Hoa Kỳ không thể chịu được một cú shock về giá lớn trên thị trường nhà ở.
Trước những bình luận trên, Chỉ số đô la Mỹ vẫn không chịu ảnh hưởng và đang giữ mức cao hơn xung quanh 91.85
.
Hàn Quốc tịch thu 47 triệu USD tài sản mã hóa trốn thuế
Sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, các quan chức ở tỉnh đông dân nhất của Hàn Quốc là Gyeonggi, đã nhắm mục tiêu vào 12,000 cư dân giàu có nhất vì nghi ngờ trốn thuế.
Tổng giá trị tài sản lên đến 53 tỷ won, xấp xỉ 47 triệu USD tài sản mã hóa từ những người trốn thuế bị thu giữ. Kim Ji-ye, Giám đốc Văn phòng tỉnh Gyeonggi, nêu rõ rằng tất cả người Hàn Quốc nên tuân thủ luật pháp và không có trường hợp ngoại lệ nào được chấp nhận: Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ người nộp thuế tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ thuế công bằng của chúng tôi bằng cách thăm dò và truy tìm các tài sản mà những kẻ trốn thuế có thể đang che giấu giữa sự bùng nổ giao dịch tiền mã hóa trong thời gian gần đây.
EUR/USD chịu áp lực dưới 1.1925 khi sức mạnh USD được củng cố
Tỷ giá EUR/USD không thể kéo dài các động thái phục hồi của tuần trước, sau khi đã giảm 0.11% trong ngày và hiện đang được giao dịch tại 1.1925. Lo ngại mới về lạm phát và số ca nhiễm COVID-19 đã củng cố nhu cầu của đồng đô la Mỹ, do sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn của nó. Ngoài những lo ngại về việc bình thường hóa chính sách của Fed, những rủi ro do Covid-19 tại Úc, Nhật Bản và Anh đang đè nặng lên EUR/USD
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) đã đạt mức tăng mạnh nhất trong ngày trong hơn một tuần, sau khi tăng 0.07% và hiện đang ở mức 91.88.
Cập nhật diễn biến các đồng tiền nhóm G-10: Sức mạnh đồng Dollar được củng cố nhờ số ca nhiễm vi-rút ngày càng tăng cao!
Đồng dollar và Yên đồng loạt tăng do sự lây lan của các biến thể vi-rút ở Châu Á Thái Bình Dương và các lệnh phong toả gia tăng đã tác động lên tâm lý thị trường
Malaysia tăng cường lệnh phong toả trên toàn quốc trong khi chính quyền Australia áp đặt các lệnh hạn chế ở Sydney và Darwin nhằm ngăn chặn sự bùng phát của biến thể virus delta •
Chỉ số Dollar Spot Index của Bloomberg tăng 0.1% lần đầu tiên tăng sau ba ngày, sau khi đã giảm 0.8% trong tuần trước - mức giảm mạnh nhất trong hai tháng.
Theo một nhà giao dịch FX tại Châu Á, AUD/USD đạt 0.7566 - mức thấp nhất ngày 24 tháng 6, khi các nhà đầu tư cân nhắc ảnh hưởng của các lệnh hạn chế mới trên toàn quốc. Rodrigo Catril, Chiến lược gia ngoại hối cao cấp tại National Australia Bank Ltd. ở Sydney, cho biết. “Sự gia tăng số ca nhiễm cùng với nguy cơ gia hạn lệnh phong toả ở Úc đang đè nặng lên đồng AUD” • AUD/USD hiện đã giảm 0.1% xuống 0.7585; NZD/USD giảm 0.1% xuống 0.7069
Kết quả khảo sát Reuters: Tăng trưởng xuất khẩu tháng 6 của Hàn Quốc giảm tốc nhưng vẫn giữ ở mức hai con số!
Xuất khẩu của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 6 nhưng đạt mức tăng trưởng hai con số nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và nhu cầu nước ngoài mạnh mẽ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của quốc gia này bao gồm chất bán dẫn, ô tô và các sản phẩm dầu mỏ. Theo kết quả khảo sát cho thấy, nền kinh tế đang đối mặt với quá trình phục hồi khó khăn hơn và con số này sẽ chậm hơn so với mức tăng 45.6% được thấy vào tháng 5 - mức tăng trưởng mạnh nhất trong 32 năm.
Lloyd Chan, nhà kinh tế tại Oxford Economics, cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ ở mức vừa phải trong tháng 6 khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi biến mất, nhưng nó sẽ vẫn mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự đi lên của chu kỳ điện tử và sự phục hồi của thương mại thế giới”
Trong khi đó, các nhà kinh tế nhận thấy nhu cầu đối với chất bán dẫn, ô tô và hóa dầu hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ được cho là chậm lại do nhu cầu từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia đang dần suy yếu.
Ông Barclays cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 6 sẽ điều chỉnh lại ... do gián đoạn nguồn cung cũng như việc đóng cửa cảng ở Trung Quốc, khiến dòng chảy thương mại bị gián đoạn nghiêm trọng”
Standard Charted: $1,770/oz là hỗ trợ trung hạn của vàng
Ngân hàng Standard Charted cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ khi số liệu lạm phát PCE mới đây kém hơn dự kiến, điều này sẽ khiến Fed không vội vàng thắt chặt sớm. Nhờ đó vàng có thể được hưởng lợi, và vùng $1,770/oz đang đóng vai trò là hỗ trợ trung hạn.
Morgan Stanley ủng hộ quan điểm bearish với AUD/NZD
Ngân hàng này cho biết, với sự phân kỳ chính sách giữa RBA và RBNZ khi RBNZ ngày càng hawkish, Short AUD/NZD là một lựa chọn hấp dẫn. Bên cạnh đó, quan điểm của họ về NZD/USD là trung lập, tuy nhiên rủi ro giảm đang tỏ ra cao hơn một chút khi USD đang tăng trên diện rộng.
Thủ tướng Merkel đề xuất cấm người dân Anh nhập cảnh vào EU
Với diễn biến của biến chung COVID-19 mới ở Anh phức tạp, bà Merkel đề xuất người dân Anh sẽ không được nhập cảnh vào EU, dù đã tiềm vaccine hay chưa.
Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhắm tới Iran
Mỹ đã tổ chức các cuộc không kích nhằm vào hai căn cứ quân sự của Iran ở các nước Syria và Iraq, đây là những kho lưu trữ vũ khí quan trọng.
Các ngân hàng đưa ra cảnh báo rủi ro với Bitcoin
Trong khi những người đầu cơ tiền điện tử đang coi các quy định pháp lý cứng rắn là một dấu hiệu tích cực, các chiến lược gia tại JPMorgan và Fundstrat Global đang đưa ra lời khuyên thận trọng trong ngắn hạn đối với Bitcoin, khi giá trị đã giảm gần một nửa so với mức gần $65,000 đô la vào tháng 4, bị ảnh hưởng bởi những vấn đề pháp lý chặt chẽ ở Trung Quốc. Điều đó không khiến tỷ phú người Mexico, Ricardo Salinas Pliego, không thay đổi quan điểm ủng hộ việc sử dụng Bitcoin và cho biết ngân hàng của ông, Banco Azteca, đang "làm việc" để chấp nhận tiền điện tử.
Binance đã bị cấm hoạt động ở Anh
Vương quốc Anh đã cấm Binance hoạt động vì lo ngại về rửa tiền và gian lận. Việc giao dịch tiền điện tử đang được điều tra bởi một số cơ quan ở Hoa Kỳ, và Nhật Bản đã cảnh báo rằng Binance chưa đăng ký tại nước này. FCA cho biết các công ty tiền điện tử đang rút đơn đăng ký vì họ không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chống rửa tiền; Binance là một trong số đó.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 25/06: S&P 500 tiếp tục vượt đỉnh, GBP nối tiếp đà giảm
Thị trường chứng khoán tiếp tục phản ánh niềm tin vào sự phục hồi kinh tế, khi gói chi tiêu tài khóa 579 tỷ USD sắp sửa được thông qua. Dow Jones tăng 0.69%, S&P 500 tăng 0.33% lên mức đỉnh cao kỷ lục mới tại 4,820 điểm còn Nasdaq giảm nhẹ 0.06%.
Không có nhiều tin tức dẫn dắt thị trường ngoại hối nên đồng USD vẫn đi ngang, chỉ số DXY ở mức 91.81. Các cặp EUR/USD và USD/JPY không thay đổi, trong khi AUD, NZD và CAD được hưởng lợi nhờ tâm lý risk-on, dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7. Trong khi đó GBP/USD giảm 0.30% về 1.3870 khi dư âm về việc BoE không thay đổi chính sách cũng như không có ý định thắt chặt trong tương lai gần vẫn còn.
Vàng tăng nhẹ lên $1,782/oz trong khi giá dầu đóng cửa trên $74/thùng.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đóng cửa phiên cuối tuần ra sao?
Sau một ngày bùng nổ, hôm nay chứng khoán châu Âu có phần hạ nhiệt đôi chút:
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.4%
- Chỉ số CAC giảm 0.1%
- Chỉ số DAX tăng 0.1%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.3%
- Chỉ số Ibex tăng 0.2%
Nhìn chung trong tuần, các chỉ số đều ghi nhận tăng:
- Chỉ số FTSE 100 tăng 1.7%
- Chỉ số CAC tăng 0.85%
- Chỉ số DAX tăng 1.0%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 1.1%
- Chỉ số Ibex tăng 0.75%
Fed New York dự báo GDP Mỹ tăng 3.4% trong quý II
Fed New York đã hạ thấp dự báo GDP quý II xuống 0.3% còn 3.4%, đồng thời cũng giảm dự báo quý III 0.3% còn 4.1%. Để giải thích cho việc này, Fed New York cho rằng số liệu không tốt từ bán hàng hóa lâu bền và dữ liệu chi tiêu cá nhân là nguyên nhân chính dẫn tới đợt điều chỉnh này.
Thị trường hiện tại đang bỏ qua báo cáo này, chỉ số DXY tăng nhẹ lên 91.7 điểm, tuy nhiên vẫn đang giảm 0.07%.
GBPUSD gặp kháng cự tại 1.3930
Cặp tiền này đã không tận dụng được sự suy yếu của đồng đô la khi BOE tiếp tục giữ nguyên lập trường mềm mỏng trong thời gian tới. GBPUSD lập đỉnh ngày mới tại 1.3930, tuy nhiên sau đó lại quay về mức 1.3910, và đến giờ mức thay đổi trong ngày vẫn gần như bằng 0. Dữ liệu từ phía Mỹ không đủ để cho GBP bứt phá mạnh mẽ.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3913.
USDCAD xuống đáy ngày mới sau tin Mỹ
Sau dữ liệu PCE, đồng bạc xanh đã suy yếu đi đáng kể. Chỉ số DXY hiện tại đang ở quanh mức 91.6 điểm, giảm 0.13% trong phiên. Điều này đã đẩy USDCAD xuống sâu hơn trong phiên Mỹ và lập đáy ngày mới tại 1.2272. Ngoài ra, giá dầu tăng nhẹ cũng đang hỗ trợ cho đà tăng của CAD, đồng tiền vốn nhạy cảm với giá hàng hóa này.
Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2280.
Thống đốc Fed Minneapolis: Lạm phát cao sẽ không kéo dài
Theo giám đốc Fed Minneapolis Neel Kashkari, kinh tế Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ, và số liệu lạm phát cao sẽ dần dần ổn định về mức bình thường. Ngoài ra, ông kỳ vọng hàng triệu người Mỹ sẽ có được việc làm trở lại, và toàn dụng lao động ở mức tối thiểu có nghĩa là đưa mức lao động về với thời kỳ trước dịch Covid.
Bình luận của ông không được thị trường để ý tới, chỉ số DXY đã rơi xuống mức 91.57 điểm.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ có gì đáng chú ý?
Đại học Michigan mới đây đã công bố báo cáo chỉ số người tiêu dùng tại Mỹ. Theo báo cáo, chỉ số này trong tháng Sáu đạt 85.5 điểm so với kỳ vọng ban đầu 86.5 điểm. So với tháng trước, chỉ số đã tăng 2.6 điểm. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết chỉ số tình hình kinh tế hiện tại đạt 88.6 điểm so với dự báo 91.4, và kỳ vọng người tiêu dùng đạt 83.5 so với dự báo 83.8.
Kết quả này có phần gây thất vọng nhưng chưa có ảnh hưởng lớn tới thị trường. Đồng đô la tiếp tục trong trạng thái suy yếu, chỉ số DXY vẫn đang giảm 0.22% trong ngày, đạt mức 91.61 điểm.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 25/6: Chứng khoán tiếp tục khởi sắc
Thị trường chứng khoán tiếp tục một phiên đầy sắc xanh hôm nay. Cả ba chỉ số lớn tại Mỹ ghi nhận tăng mạnh ngay từ lúc mở cửa. Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq sau khi lập đỉnh phiên hôm trước, đến hôm nay tiếp tục tăng hơn 0.2%. Chỉ số Dow Jones đang bùng nổ nhất với mức tăng 0.5%. Dù vậy, châu Âu đang diễn biến trái chiều, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng thêm 0.3%, trong khi tại Pháp và Đức, hai chỉ số CAC và DAX đang giảm lần lượt 0.22% và 0.13%.
Sau báo cáo dữ liệu PCE, USD suy yếu mạnh. Chỉ số DXY đến giờ đã giảm 0.22%. Hai đồng tiền mạnh nhất ngày hôm nay tiếp tục là hai đại diện tới từ châu Đại Dương. NZD đã tăng vượt mức 0.4%, còn AUD khiêm tốn hơn ở mức 0.3%. Ngoài ra, EUR, CAD, CHF cũng đang tăng lần lượt 0.25%, 0.25% và 0.28%. GBP không có nhiều thay đổi
Thị trường hàng hóa cũng đang ghi nhận mức tăng đáng kể từ kim loại và dầu. Đến thời điểm này, vàng đã tăng 0.77%, tiến sát mức $1,790. Bạc tăng 1.13%. Dầu sau một phiên lao dốc đã hồi phục lại và tăng 0.3%.
USD suy yếu sau dữ liệu PCE
Sau dữ liệu PCE lõi đạt đúng kỳ vọng tăng 3.4%, chỉ số DXY đã giảm đáng kể xuống vùng 91.6 điểm. Cùng với đó là việc đồng USD suy yếu mạnh so với đa số các đồng tiền khác. Hai đồng tiền châu Đại Dương tiếp tục củng cố sức mạnh khi cả hai đều tăng hơn 0.4% trong phiên. Các đồng tiền như EUR, CHF, CAD cũng đang ghi nhận mức tăng trên 0.2%. GBP là đồng duy nhất không có nhiều thay đổi, một phần do việc BOE công bố chính sách ngày hôm qua.
Số liệu PCE tháng 5 tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Số liệu lạm phát PCE lõi tháng 5 của Hoa Kỳ tăng 3.4% so với cùng kỳ năm trước, không đổi so với dự kiến
- PCE lõi tăng 0.5% so với mức tăng 0.6% dự kiến
- Chi tiêu cá nhân không tăng (dự kiến tăng 0.4%(
Con số lạm phát phù hợp với ước tính là một sự cứu trợ cho các thị trường và các thành viên Fed. Điều bất ngờ tiêu cực trong báo cáo là việc chi tiêu cá nhân giảm.
9 triệu người Mỹ bị mất việc làm trong đại dịch không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp thất nghiệp nào
Theo phân tích của Bloomberg Businessweek, ít nhất 9 triệu người Mỹ bị mất việc làm trong đại dịch không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp thất nghiệp nào. Dữ liệu cũng nêu bật sự khác biệt rõ rệt giữa các tiểu bang. California đã trả hơn 70% số tiền yêu cầu trợ cấp trong 13 tháng bắt đầu từ tháng 3 năm 2020, trong khi Montana không trả tiền trợ cấp cho 89% những người đã nộp đơn.
Chủ tịch ECB: Triển vọng hiện tại đã cân bằng!
Bình luận của chủ tịch ECB, bà Lagarde:
- Áp lực giá cơ bản vẫn giảm
- Kinh tế khu vực đồng Euro phục hồi về mức trước đại dịch trong quý 1 năm 2022
- Tiếp tục hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ cần thiết để tránh tác động xấu của đại dịch
- Lạm phát có thể sẽ gia tăng vào mùa thu, nhưng chỉ là tạm thời.
Chuyên gia tại Commerzbank bình luận gì về tỷ giá GBP/USD?
Axel Rudolph, Chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Commerzbank, nhận định
- “GBP/USD tiếp tục bị giới hạn trong khu vực 1.3790/1.4014.”
- "Dưới 1.3784, hỗ trợ sẽ nằm ở vùng 1.3670/69."
- “Vùng kháng cự nhỏ ở 1.3977/1.4018 dự kiến sẽ tiếp tục giới hạn đà tăng của cặp tiền”.
Chuyên gia tại Commerzbank bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
Axel Rudolph, Chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Commerzbank, nhận định
- “Tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống 1.1847, gần với mức đáy đầu tháng 3 và mức thoái lui Fibonacci 78.6% ở 1.1836/24 có thể sớm đạt được khi sự tích lũy ngắn hạn trên khu vực này chấm dứt.”
- “Mức kháng cự nhỏ ở đường MA 200 ngày tại 1.1998"
Quan chức y tế Đức cho chủng virus Delta đang lây lan nhanh chóng
Đây rõ ràng là tin tức không tốt dành cho khu vực châu Âu
Điều này hiện cũng đang tạo ra một vấn đề cho Israel.
Chủng delta đang chiếm hơn 15% các trường hợp nhiễm bệnh ở Đức.