Niềm tin của nhà đầu tư Eurozone bất ngờ tăng vọt
Dữ liệu mới nhất do nhóm nghiên cứu Sentix (Chỉ Số Độ Tự Tin của Nhà Đầu Tư ) công bố vào thứ Hai.
Chỉ số này đã tăng lên 14.9 trong tháng 1 từ ngưỡng 13.5 trong tháng 12 so với mức giảm xuống 12.0 như dự kiến. Chỉ số này đã tăng mạnh trở lại từ vị trí thấp nhất kể từ tháng 4/ 2020.
Tương tự, chỉ số điều kiện hiện tại đã tăng lên 16.3 trong tháng Giêng từ mốc 13.3, ghi nhận mức tăng đầu tiên kể từ tháng Chín.
Tuy nhiên, chỉ số kỳ vọng giảm nhẹ từ 13.8 xuống 13.5.
Giám đốc điều hành Sentix Patrick Hussy cho biết: “Kỳ vọng ổn định từ tháng trước do ảnh hưởng của tình trạng tắc nghẽn nguồn cung liên tục và số liệu lạm phát cao”.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Eurozone giảm nhẹ.
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành - ngày 10/1/2022 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Eurozone là 7.2% thấp hơn so với tháng 10 0.1%.
Điều đang chú ý là tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu quay trở lại bằng với mức trước đại dịch. Các nhà đầu tư vẫn tranh luận về những thay đổi của bối cảnh thị trường việc làm và sự hỗ trợ của chính phủ, vẫn còn khó khăn để đánh giá chính xác các điều kiện cơ bản của thị trường lao động. Điều này nói lên rằng, cho tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang trong xu hướng tích cực.
ING: USD sẽ tỏa sáng trong thời kỳ thắt chặt chính sách
Theo ING, đợt giảm phiên thứ Sáu đã tạo cơ hội buy on dip USD, khi ngân hàng này có vẻ bất ngờ khi USD lại giảm. Thị trường lãi suất đang kỳ vọng Fed hawkish hơn sau báo cáo lao động thứ Sáu, tuy nhiên đô la vẫn giảm. Báo cáo CPI tuần này sẽ tạo động lực để Fed hawkish hơn, và đô la sẽ tỏa sáng trong thời kỳ thắt chặt chính sách.
Cùng chứng khoán châu Âu, các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm
Dù trước phiên Âu có ghi nhận mức tăng tương đối, các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ lúc này đã đảo chiều giảm. Như vậy, tâm lý thị trường đã đảo chiều khá nhanh chóng:
- HĐTL Dow Jones giảm 0.09%
- HĐTL S&P 500 giảm 0.12%
- HĐTL Nasdaq giảm 0.22%
Về cơ bản, nỗi lo chính lúc này vẫn là Fed, lạm phát và Omicron.
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh đầu tuần mới. Fed vẫn là mối lo ngại lớn nhất
Dù các HĐTL khởi đầu khá thuận lợi, vào phiên hôm nay, các chỉ số chứng khoán châu Âu lại đang suy yếu khá mạnh. Có vẻ như lo ngại về việc Fed tăng lãi suất vẫn là mối lo lớn nhất lúc này. Chủng Omicron hoành hành cũng đang là một vấn đề lớn:
- Chỉ số DAX giảm 0.64%
- Chỉ số FTSE giảm 0.44%
- Chỉ số Euro Stoxx giảm 0.63%
- Chỉ số MIB giảm 0.19%
- Chỉ số Ibex giảm 0.32%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang củng cố lại sức mạnh sau phiên hôm trước giảm do báo cáo NFP có phần gây thất vọng:
- Chỉ số DXY tăng 0.25%, tiến sát 96 điểm
- EUR giảm 0.32%
- GBP giảm 0.03%
- AUD giảm 0.04%
- NZD giảm 0.18%
- JPY giảm 0.2%
- CHF giảm 0.33%
- CAD chưa đổi
Vàng giảm 0.2% xuống 1,793. Dầu thô tăng 0.2% lên $79/thùng.
Chủ tịch UBS: Lạm phát đang "cao đến mức khó tin"
Theo ông Axel Weber:
- Lạm phát tại Mỹ đang cao đến khó tin
- Sẽ có thêm nhiều bất ngờ về việc lạm phát cao thế nào tại Anh và châu Âu
- Sự tăng giá "trong ngắn hạn" của hàng hóa là một cảnh báo rằng lạm phát có thể tiếp tục tăng cao hơn
- Ngạc nhiên vì Fed, ECB, BOE lại chậm trễ với lạm phát đến vậy
Ngân hàng UOB có nhận định gì về AUDUSD?
Theo UOB, AUDUSD có nguy cơ suy yếu xuống vùng 0.7110 trong 1 đến 3 tuần, tuy nhiên, trong ngắn hạn, áp lực giảm đã tạm thời lắng xuống, và cặp tiền này sẽ giao dịch trong biên độ 0.7155-0.7210 trong 24 giờ tới. Nếu cặp tiền vượt được 0.7235, áp lực giảm có thể chấm dứt hoàn toàn, và sẽ cần đánh giá lại quan điểm.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7197.
Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán châu Âu đưa tín hiệu chào tuần tích cực
Các HĐTL chỉ số chứng khoán châu Âu phần lớn đều đang tăng trước phiên giao dịch hôm nay:
- HĐTL chỉ số Eurostoxx tăng 0.4%
- HĐTL chỉ số DAX tăng 0.3%
- HĐTL chỉ số FTSE tăng 0.3%
- HĐTL chỉ số IBEX tăng 0.4%
Tại Mỹ, các HĐTL cũng đang tăng sau tuần trước khá ảm đạm:
- HĐTL chỉ số Dow Jones tăng 0.07%
- HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.2%
- HĐTL chỉ số Nasdaq tăng 0.42%
Thành phố Thiên Tân cấm mọi hoạt động du lịch để đối phó với Covid
Đây là quyết định của lãnh đạo thành phố sau khi Thiên Tân ghi nhận khoảng 20 ca nhiễm Omicron. Ngay khi có tin này, thành phố đã tổ chức xét nghiệm hàng loạt với quy mô tới 14 triệu người, quyết tâm với "không Covid." Lệnh cấm hoạt động du lịch này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Dầu thô: Dư địa giảm là vẫn còn
Số liệu từ CME cho thấy có khoảng 5.4 nghìn hợp đồng open interest trong tuần trước, tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, khối lượng lại giảm khoảng 190.7 nghìn, kết thúc chuỗi tăng 5 ngày.
Giá dầu WTI đã chạm 80 trong phiên trước, tuy nhiên lại không thể đóng cửa trên mức đó. Lượng open interest tăng cộng với hành động giá tiêu cực đồng nghĩa với việc dầu có thể tiếp tục suy yếu trong thời gian tới.
Chuyên gia tại ngân hàng UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
Bình luận của chuyên gia tới từ UOB: “Chúng tôi đã không dự đoán được mức tăng mạnh của EUR lên 1.1364 vào thứ Sáu tuần trước (chúng tôi đã kỳ vọng cặp tiền đi ngang). Sự gia tăng mạnh mẽ và nhanh chóng dường như có khả năng tiếp diễn nhưng trong điều kiện quá mua, ngưỡng kháng cự chính tại 1.1395 khó có thể bị đe dọa (1.1375 đã là một mức khá mạnh). Hỗ trợ ở 1.1335 nhưng chỉ có sự phá vỡ hỗ trợ 1.1320 sẽ cho thấy rằng áp lực tăng giá hiện tại đã giảm bớt. ”
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD thể hiện sức mạnh trở lại!
Đồng USD đã bật tăng trong buổi sáng phiên đầu tuần khi chỉ số DXY tăng 0.2% lên 95.92.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.25% khi tiến tới vùng kháng cự mạnh và trở về mốc 1.1332.
- Hai đồng tiền trú ẩn là JPY và CHF đều "bại trận" trước đồng USD với mức giảm giá trên 0.25%.
- Riêng đồng Aussie chứng kiến lực mua mạnh khi AUD/USD tăng 0.19% lên 0.7194 sau số liệu số đơn xin cấp phép xây dựng được chấp thuận tích cực hơn dự báo.
IMF cảnh báo Fed tăng lãi suất nhanh hơn có thể làm chao đảo thị trường tài chính!
- Lạm phát tiền lương trên diện rộng, tắc nghẽn nguồn cung kéo dài có thể thúc đẩy giá cả tại Mỹ tăng hơn dự kiến
- Điều đó có thể kích hoạt Fed tăng lãi suất nhanh hơn
- Đổi lại, điều đó có thể làm chao đảo thị trường tài chính và dẫn đến dòng vốn chảy ra từ thị trường mới nổi
- Sự phục hồi toàn cầu sẽ tiếp tục vào năm 2022 và 2023, nhưng rủi ro vẫn cao do đại dịch
Bất chấp những bình luận trên, IMF nói rằng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và nhận thấy lạm phát sẽ điều chỉnh vào cuối năm nay.
Hãng hàng không Úc hủy gần 25% số chuyến bay trong tháng Giêng và tháng Hai!
Virgin Australia đã hủy gần một phần tư số chuyến bay trong tháng 1 và tháng 2, với lý do sự bùng phát Omicron COVID-19 làm gián đoạn khả năng thực hiện nhiệm vụ của phi hành đoàn và giảm nhu cầu đi lại
- giảm tần suất trên các tuyến có nhiều chuyến bay
- tạm dừng 10 tuyến từ cuối tháng 1
Thị trường chứng khoán châu Á sáng nay: Thanh khoản yếu vào kỳ nghỉ lễ của Nhật Bản, Trung Quốc bảo vệ phe "bò"!
Chứng khoán châu Á dao động trong một biên độ nhỏ trong đầu ngày Thứ Hai khi nhà lãnh đạo khu vực tại Nhật Bản kỷ niệm "Lễ trưởng thành" khiến thanh khoản mỏng. Các quan chức ở tỉnh Quảng Đông đang tạo điều kiện cho các cuộc họp giữa các nhà phát triển đang gặp khó khăn và các DNNN để khuyến khích sáp nhập và mua lại, theo một báo cáo của Cailian.
Goldman Sachs dự báo Fed có thể sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay!
Goldman Sachs trích dẫn sự tiến bộ nhanh chóng của thị trường việc làm và sự "hawkish" trong biên bản FOMC tháng 12.
- “Chúng tôi đang đưa ra dự báo về khả năng thu hẹp bảng cân đối kế toán sớm hơn từ tháng 12 xuống tháng 7, thậm chí là sớm hơn”
- “Với lạm phát có thể vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu tại thời điểm đó, chúng tôi không còn nghĩ rằng việc thu hẹp bảng cân đối sẽ thay thế cho việc tăng lãi suất hàng quý. Chúng tôi tiếp tục chứng kiến mức tăng trong tháng 3, tháng 6 và tháng 9 và hiện kỳ vọng cả tháng 12 ”.
2 lý do khiến vàng gặp khó khăn trên mức $1800/oz!
Một đoạn trích từ ngân hàng ANZ về vàng, một bản tóm tắt ngắn gọn về trạng thái hiện tại của nó.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã khiến vàng phải vật lộn để giữ trên mốc $1,800/oz.
- Tuy nhiên, đồng USD yếu hơn đã giúp ngăn chặn lực bán ra giữa các nhà đầu tư.
BOJ có thể nâng dự báo lạm phát năm tài khóa 2022 lên 1% hoặc cao hơn từ mức 0.9% hiện tại!
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến sẽ nâng dự báo lạm phát giai đoạn 2021-2022 tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 17 và 18 tháng 1, báo Yomiuri đưa tin vào cuối tuần.
- "Triển vọng của ngân hàng trung ương về xu hướng giá cho năm tài khóa 2022, hiện ở mức 0.9%, sẽ được nâng lên 1% hoặc cao hơn."
- “Việc sửa đổi có thể xảy ra chủ yếu là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra”.
- "BOJ có thể sẽ quyết định tiếp tục các biện pháp nới lỏng hiện tại."
Thời hạn chót của Evergrande về việc trả nợ trái phiếu sắp tới!
Điều tồi tệ nhất còn rất lâu mới kết thúc đối với lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, khi các nhà đầu tư vẫn cảnh giác trước thời hạn trái chủ bỏ phiếu về kế hoạch của tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande để trì hoãn một lựa chọn trả nợ trước hạn. Theo Bloomberg, “một cuộc họp trực tuyến do đơn vị Hengda Real Estate của nhà phát triển bất động sản tổ chức cho những người nắm giữ trái phiếu sẽ kết thúc vào cuối ngày thứ Hai. Trái phiếu có trị giá là 4.5 tỷ nhân dân tệ (706 triệu đô la) bảo đảm 6,98% đến hạn vào năm 2023, có quyền chọn bán vào ngày 8 tháng 1 ”.
Nhà máy sản xuất iPhone tại Ấn Độ của Foxconn sẽ mở cửa trở lại vào ngày 12 tháng 1
Nhà máy Foxconn đã bị đóng cửa vào ngày 18 tháng 12, sau cuộc biểu tình của hơn 250 công nhân đang được điều trị vì ngộ độc thực phẩm.
Apple đã đặt nhà máy trong tình trạng quản chế sau khi phát hiện một số ký túc xá và phòng ăn không đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu. Theo báo cáo của Reuters, nhà máy sẽ mở cửa trở lại vào cuối tuần này.
Khảo sát của Deloitte cho thấy các công ty lớn của Anh có kế hoạch tăng cường đầu tư vào năm 2022.
Khảo sát của Deloitte cho thấy các công ty lớn của Anh có kế hoạch tăng cường đầu tư vào năm 2022. Trong khảo sát dành cho các giám đốc tài chính, 37% coi chi phí tài sản cố định cao hơn là ưu tiên cho năm 2022, mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát hàng quý bắt đầu vào năm 2009 và tăng từ mức 20% vào đầu năm 2021.
Kazakhstan sẽ trấn áp cuộc nổi dậy với sự hỗ trợ của Nga.
Kazakhstan sẽ trấn áp cuộc nổi dậy với sự hỗ trợ của Nga. Các nhân viên an ninh đang tiến hành các cuộc đột kích trên toàn quốc, với gần 6,000 người bị bắt giữ và 164 người tử vong. Các binh sĩ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể có thể sẽ ở lại trong một tuần, theo Interfax. Cựu Thủ tướng Karim Massimov và các quan chức khác đã bị bắt hôm thứ Năm do bị tình nghi phản quốc, Ủy ban An ninh Quốc gia cho biết hôm thứ Bảy.
Thêm áp lực lên Fed: Báo cáo hôm thứ Tư cho thấy CPI (chí số giá tiêu dùng) của Mỹ có thể tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 12.
Thêm áp lực lên Fed: Báo cáo hôm thứ Tư cho thấy CPI (chí số giá tiêu dùng) của Mỹ có thể tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 12, mức tăng lớn nhất trong gần 40 năm. Giá tiêu dùng tăng 0.4% so với tháng trước, chậm lại so với tháng 11.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD đang trên đà phục hồi.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng nhẹ 0.06% lên 95.769.
- Cặp GBP/USD tăng 0.08% lên 1.3596.
- EUR/USD giảm nhẹ 0.09% xuống 1.1350.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.19% lên 115.69.
- Hai đồng Antipodean đều tăng giá.
Chứng khoán Mỹ giảm hôm thứ Sáu, đánh dấu sự khởi đầu tệ nhất cho một năm của chỉ số S&P 500 kể từ năm 2016!
Chứng khoán Mỹ giảm hôm thứ Sáu, đánh dấu sự khởi đầu tệ nhất cho một năm của chỉ số S&P 500 kể từ năm 2016, trong bối cảnh sự lo ngại dâng cao về kế hoạch tăng lãi suất của Fed. Lợi suất kỳ hạn 10 năm giao dịch ở mức khoảng 1.76%, giá dầu giảm và vàng tăng giá. Đồng USD giao dịch ở mức cao hơn một chút so với đồng JPY và EUR, với khối lượng thấp so với các đồng tiền chính khác, khi tuần giao dịch đang diễn ra ở Châu Á - Thái Bình Dương. Thị trường Nhật Bản đóng cửa vào thứ Hai.
Bitcoin đã kéo dài đà trượt qua cuối tuần, tiến gần đến mức hỗ trợ kỹ thuật là $40,000.
Bitcoin đã kéo dài đà trượt qua cuối tuần, tiến gần đến mức hỗ trợ kỹ thuật là $40,000. Đồng tiền này đã có sự phục hồi nhẹ vào Chủ nhật, nhưng với dự báo Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất ngay sau tháng 3, nhiều người đang đặt câu hỏi liệu hệ sinh thái tiền điện tử có thể duy trì mà không có thanh khoản hay không. Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group cho biết: “Hiện tại, đồng tiền này đang chứng minh nó chỉ là một loại tài sản risk on/risk off.". Tròng khi đó, PayPal đang nghiên cứu để ra mắt stablecoin của riêng mình.
Kim loại nhẹ nhất thế giới, Lithium, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh khi doanh số bán xe điện bùng nổ khiến lượng cầu tăng cao.
Kim loại nhẹ nhất thế giới, Lithium, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh khi doanh số bán xe điện bùng nổ khiến lượng cầu tăng cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đang gây ra một làn sóng thỏa thuận khi các thợ mỏ tìm cách khai thác các khoản tiền gửi mới và các nhà sản xuất ô tô chạy đua để chốt nguồn cung. Tuy nhiên sự tăng trưởng này có nguy cơ chấm dứt sự sụt giảm giá pin kéo dài trong nhiều năm, tạo ra một cơn đau đầu về lạm phát khác cho các nhà sản xuất ô tô đang đặt cược hàng tỷ USD vào cuộc cách mạng EV.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 7/1: Chứng khoán Mỹ giảm, với chỉ số S&P 500 có khởi đầu tệ nhất của một năm kể từ năm 2016!
Chứng khoán Mỹ giảm, với chỉ số S&P 500 có khởi đầu tệ nhất của một năm kể từ năm 2016, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Lập trường diều hâu trong biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed được công bố vào giữa tuần đã thúc đẩy tình trạng bán tháo và báo cáo NFP đã không xoa dịu được những lo ngại về việc tăng lãi suất vào đầu tháng 3. Dữ liệu việc làm tháng 12 cho thấy các nhà tuyển dụng đã bổ sung ít nhân sự hơn dự kiến trong khi mức lương tăng cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4%.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.4% do sự sụt giảm cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn.
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.1%.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm 0.5% xuống $79.09/thùng.
Giá vàng tăng 0.3% lên $1,794.40/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.5%.
- EUR/USD tăng 0.6% lên 1.1360.
- Cặp GBP/USD tăng 0.5% lên 1.3594.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.2% lên 115.56.
Ấn Độ cắt giảm ước tính tăng trưởng cho năm 2021/22 trong bối cảnh COVID gia tăng
Chính phủ Ấn Độ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm tính đến cuối tháng 3 xuống còn 9.2% vào thứ Sáu so với mức dự báo trước đó là hơn 10%, do sự gián đoạn do biến thể Omicron của coronavirus ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và kinh tế hoạt động.
Nền kinh tế đã được phục hồi sau khi chính phủ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế di chuyển vào tháng 6 để hạn chế virus coronavirus. Nhưng sau khi các trường hợp Omicron tăng vọt trong tuần này, nhiều nhà chuyên gia đã cắt giảm ước tính tăng trưởng xuống gần 9% so với ước tính hơn 10% trước đó.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trước đó đã dự đoán mức tăng trưởng 9.5%.
Vivek Rathi, giám đốc công ty tư vấn Knight Frank India, cho biết đợt vi rút thứ ba đã ảnh hưởng đến các ước tính.
"Chúng tôi hy vọng sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng” trong làn sóng thứ ba và tiếp tục thúc đẩy kinh tế mà không bị gián đoạn nghiêm trọng."
Số trường hợp COVID-19 hàng ngày của Ấn Độ đã tăng lên 117,100 vào thứ Sáu , tăng gấp 5 lần trong một tuần và tất nhiên là vượt qua đỉnh lây nhiễm trước đó khi biến thể Omicron lây lan nhanh thay thế cho Delta ở các thành phố.
Chỉ số PMI Ivey của Canada lao dốc!
Ivey PMI của Canada, được Trường Kinh doanh Richard Ivey phát hành mỗi tháng nhằm khảo sát các điều kiện kinh doanh ở Canada, đã giảm xuống 45.0 trong tháng 12 từ mức 61.2 trong tháng 11.
Cũng như các chỉ số PMI khác, kết quả trên 50 nhìn chung có liên quan đến sự tăng trưởng so với tháng trước trong hoạt động kinh tế. Do đó, Ivey PMI của Canada cho rằng các điều kiện kinh doanh ở trong nước đã rơi vào tình trạng tiêu cực.
Tuy nhiên, trong phiên bản báo cáo điều chỉnh theo mùa, chỉ số PMI vẫn giảm xuống 51.1, sau khi trượt từ 61.2 vào tháng 11.
Dầu đang xuất hiện xu hướng tiêu cực
Dầu WTI nhanh chóng giảm 1 USD. WTI đã cố gắng ba lần để vượt lên trên 80.50 USD nhưng không thành công và hiện đã giảm xuống còn 79.17 USD từ mức đỉnh 80.40 USD ngay trước báo cáo việc làm của Hoa Kỳ.
Nguồn cung từ Libya hầu như đã hoạt động trở lại và các cuộc biểu tình ở Kazakhstan đã lắng dịu.
Trong khi đó, omicron đang giảm nhu cầu xăng dầu và Trung Quốc hôm nay đã tuyên bố người dân ở Thâm Quyến không nên đi du lịch sau khi xuất hiện hai trường hợp Covid. Có nhiều khả năng là du lịch Tết âm lịch của Trung Quốc sẽ bị hạn chế đáng kể. Trên toàn cầu, vận chuyển hàng đang hứng chịu hậu quả và các thùng dầu từ SPR của Mỹ tiếp tục được tung ra thị trường.
Mặt khác, giá khí đốt vẫn đủ cao để thu hút sự chuyển đổi từ khí sang dầu.
Chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ sau báo cáo việc làm NFP!
Các chỉ số chính đang giao dịch thấp hơn vào đầu phiên của Hoa Kỳ. Chỉ số Dow giảm ngày thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số S&P và NASDAQ cũng tụt dốc trong ngày thứ tư. Cụ thể:
• Chỉ số DowJones giảm 48 điểm tương đương -0.12% ở mức 36,197.
• Chỉ số S&P giảm mạnh nhất với -1.12% ở mức 4,688.
• Chỉ số NASDAQ cũng -32 điểm hoặc -0.22% ở mức 15,049.
Thị trường ngoại tệ chứng kiến sự “hạ giá” của chỉ số sức mạnh đồng Dollar (DXY) với mức giảm -0.21% xuống còn 96.032. Hiển nhiên, USD trở thành đồng tiền yếu nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Trong khi đó, EUR đã tận dụng lợi thế này và nâng tỷ giá EUR/USD lên cao nhất trong ngày 0.34%, xung quanh 1.3320.
Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ tăng 1.45% so với ngày hôm qua.
Trên thị trường hàng hóa, Vàng giao động dữ dội sau báo cáo NFP, hiện đang mốc 1791.32 USD/oz, tăng nhẹ 0.03%. Ở chiều ngược lại, giá dầu thô đang trên đà giảm sau phiên tăng mạnh gần 3% vào ngày hôm qua, hiện giao dịch 78.63 USD/thùng, giảm nhẹ 0.54%
GBP/USD ngắm mục tiêu 1.36 – Scotiabank
Tỷ giá GBP/USD đang ổn định giữa mốc 1.35. Các nhà kinh tế học tại Scotiabank lưu ý rằng xu hướng tăng giá của cặp tiền này có thể thúc đẩy tới mức 1.36 khi bứt phá trên mức đường DMA 100 ngày ở 1.3556.
Và hiện tại DMA 100 ngày đang đóng vai trò là kháng cự chính.
"Đồng bảng Anh sẽ tìm thấy hỗ trợ tốt tại vùng 1.35."
“Mức kháng cự sau đường MA 100 ngày 1.3556 là 1.3577, mức thoái lui Fib 38.2% của mức giảm từ tháng 6 đến tháng 12, với mức 1.36 đóng vai trò là một mốc quan trọng khác để vượt qua.”
Tiền lương chiếm trọng tâm trong báo cáo việc làm tháng 12 của Mỹ
Thu nhập trung bình hàng giờ tăng 0.6% trong tháng
Hoa Kỳ chỉ thêm 199 nghìn việc làm trong tháng 12, nhẹ nhàng hơn nhiều so với mức dự báo 410 nghìn và tỷ lệ ADP trên 800 nghìn.
Tại sao đồng Dollar Mỹ lại “vững” như vậy sau một báo cáo việc làm yếu?
Thứ nhất, các chỉ số trong khảo sát hộ gia đình (chứ không phải khảo sát cơ sở) mạnh hơn với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4.2% xuống 3.9%. Thứ hai thu nhập trung bình hàng giờ tăng 0.6% trong tháng so với 0.4% dự kiến. Động thái này đã đẩy lãi suất so với cùng kỳ năm ngoái lên 4.7%.
Trong luận điểm 'tạm thời' trước đây của mình, Fed dự kiến tăng trưởng tiền lương sẽ tiếp tục ở mức tương đối thấp, trước khi chuỗi cung ứng phục hồi và lạm phát quay trở lại mức 2% hoặc thấp hơn. Thay vào đó, giá cả vẫn ở mức mạnh và giờ đây người lao động đang được tăng lương.
Vì vậy, đồng Dollar Mỹ đang giữ vững vị trí của mình sau báo cáo và nếu nỗi sợ tăng lãi suất tương tự ảnh hưởng đến chứng khoán, chúng ta có thể thấy các giao dịch như AUD/USD suy yếu.
CAD “bùng nổ” trước dữ liệu việc làm hơn mong đợi
Sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Canada có thêm nhiều việc làm hơn dự kiến vào tháng trước, đồng Dollar Canada đã “vượt mặt” Dollar Mỹ một thời gian ngắn trước khi thoái lui mức tăng để giao dịch đi ngang trong ngày. Lợi suất 10 năm của Canada tăng khoảng 4 điểm cơ bản.
Nền kinh tế Canada đã tăng thêm 54,700 việc làm trong tháng 12, nhiều hơn gấp đôi so với mức dự báo là 25 nghìn. Tăng việc làm được thúc đẩy bởi lĩnh vực xây dựng (+ 27.1 nghìn). Ngược lại lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và bất động sản lại lao dốc (-10.7 nghìn). Tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn 10 bps so với kỳ vọng ở mức 5.9%.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về biến thể omicron, trong khi các nền kinh tế vẫn đang đối phó với biến thể Delta. Những con số này báo hiệu tốt cho sự phục hồi nói chung của Canada, nhưng số trường hợp Covid tiếp tục tăng nhanh một cách đáng báo động.
Thay đổi việc làm tháng 12 của Canada gấp đôi so với ước tính
Thay đổi việc làm tháng 12 của Canada đạt 54.7 nghìn, gấp hai lần so với ước tính trước đó, chỉ đạt 24.5 nghìn
Cụ thể:
• Tỷ lệ thất nghiệp 5.9% so với 6.0% ước tính.
• Việc làm toàn thời gian tăng thêm 123 nghìn, có xu hướng tăng kể từ tháng 6 và cao hơn 248 nghìn so với mức trước đại dịch.
• Chỉ số Bán thời gian giảm 68 nghìn. Việc làm bán thời gian hầu như không thay đổi kể từ tháng 6 hầu như vẫn giữ nguyên như vào tháng 2/2020.
• Dịch vụ việc làm + 10 nghìn.
• Hàng hóa sản xuất + 44 nghìn.
• Việc làm trong khu vực công tăng 32 nghìn.
Fed sẽ tập trung vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp - Societe Generale
Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ bỏ qua các số liệu tiêu đề về việc làm để tập trung vào tỷ lệ thất nghiệp giảm và đặt trọng tâm vào mức lương tăng hấp dẫn, theo Societe Generale.
“Đây là một câu chuyện lạm phát và đường cong đang phản ứng bằng Đường lợi tức dốc”, Subadra Rajappa người đứng đầu chiến lược tỷ giá của Hoa Kỳ cho biết ”
“Con số này cho thấy Fed đang theo dõi để tăng lãi suất ngay khi họ kết thúc việc mua tài sản vào tháng 3”
Công ty hôm thứ Năm đề dự báo đường cong lợi suất TP Mỹ 2-10 năm sẽ dốc đứng. "Điều này dường như đang diễn ra"
NFP gây thất vọng, Dollar giảm, Vàng biến động dữ dội.
Sau báo cáo tràn đầy thất vọng của NFP, chỉ số DXY đã giảm 0.14% xuống 96.102.
Trong khi đó, giá vàng biến động giữ dội, quanh khu vực 1782 USD đến 1796 USD. Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mốc 1791.12 USD, tăng nhẹ 0.08%.
Vàng lao dốc xuống mức đáy trong nhiều tuần sau NFP.
Vàng suy yếu gần mức thấp nhất trong hai tuần trong bối cảnh thị trường chứng khoán phục hồi tốt. Vàng đã mất đi mức tăng đột biến ban đầu ở Bắc Mỹ và giảm xuống mức đáy trong ba tuần, xung quanh khu vực 1,785 USD, phản ứng với báo cáo việc làm hỗn hợp của Hoa Kỳ.
Báo cáo NFP cho thấy nền kinh tế đã có thêm 199 nghìn việc làm mới trong tháng 12, không bằng một nửa kỳ vọng 400 nghìn. Tuy nhiên, sự thất vọng đã được bù đắp bằng một bản sửa đổi tăng của báo cáo của tháng trước lên 249 nghìn từ 210 nghìn.
Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3.9%, đánh bại kỳ vọng 4.1%, tái khẳng định kỳ vọng về việc Fed cuối cùng sẽ kết thúc vào tháng Ba.
Chỉ số sức mạnh của USD giảm đã mở rộng một số hỗ trợ cho kim loại.
Tỷ giá GBP/USD “dịu” đi trước thềm công bố báo cáo việc làm của Hoa Kỳ.
Tỷ giá GBP/USD giảm xuống chỉ dưới 1.3550 khi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ chuẩn bị được công bố. Hiện tại, không có gì đáng ngạc nhiên khi cặp tiền được giao dịch trầm lắng.
Những nhà đầu tư phe Bò cho GBP/USD đã cảm thấy nhẹ nhõm vào đầu tuần vì những tín hiệu Diều Hâu của Fed và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh không được thể hiện trong USD. Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng nếu báo cáo việc làm tốt, đồng USD sẽ “bật đèn xanh” và tăng giá cao hơn.
Cặp tiền này tiếp tục giao dịch trong kênh xu hướng tăng giá gần đây, với ngưỡng kháng cự tiếp theo sẽ ở 1.3600 và hỗ trợ tại 1.3400.