Tổng thống Biden: Đảo ngược đà tăng của lạm phát là ưu tiên hàng đầu
Theo tổng thống Biden:
- Ông đã yêu cầu hội đồng kinh tế quốc gia của Nhà Trắng tìm kiếm các biện pháp giảm chi phí năng lượng
- Giá các mặt hàng phi năng lượng tăng đang phản ánh 'cuộc đấu tranh dai dẳng' để khôi phục hoạt động của nền kinh tế
- Cam kết với sự tự chủ của Fed
Chứng khoán Mỹ ảm đạm sau báo cáo lạm phát
Có vẻ như việc lạm phát tăng tới 6.2% thay vì như dự báo là 5.8% đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư Mỹ hôm nay, khi cả ba chỉ số phố Wall đều đang đỏ ngay từ những giây phút đầu tiên mở cửa. Chỉ số S&P 500 giảm 0.34%. Chỉ số Dow Jones giảm 0.14%, và chỉ số Nasdaq giảm mạnh 1% nay từ đầu phiên. Đặc biệt, cổ phiếu của Tesla, sau khi giảm 12% phiên hôm qua, cũng đã chào phiên hôm nay giảm hơn 3%, đánh dấu phiên thứ ba liên tiếp giảm điểm.
Trên thị trường tiền tệ, báo cáo CPI cũng đang đè nặng lên đồng đô la, khi từ mức đỉnh ngày 94.4 điểm, chỉ số DXY đã giảm xuống 94.1 điểm, tuy nhiên hiện vẫn tăng 0.2%. EUR giảm 0.21%. GBP giảm 0.17%. AUD tăng 0.18%. NZD giảm 0.1%. JPY giảm 0.5% trước việc lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại. CHF giảm 0.1%. CAD tăng 0.36%.
Vàng tăng 1.62% lên 1,861 sau báo cáo CPI Mỹ, chính thức vượt mốc 1,835 vốn đã cản trở đà tăng từ mùa hè. Dầu giảm nhẹ 0.45% xuống $84.1/thùng.
Sự trỗi dậy của "Donald Trump" phiên bản nước Pháp sẽ đè nặng áp lực lên đồng Euro
Theo Nordea, sự nổi lên của ứng viên tổng thống Pháp Éric Zemmour, một người người cực hữu, và thường được so sánh với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây áp lực rất lớn cho đồng Euro và tài sản tài chính tại Pháp. Đồng EUR sẽ suy yếu so với các đồng tiền khác, còn chênh lệch lợi suất trái phiếu Đức-Pháp sẽ ngày càng nới rộng. Đồng thời, xu hướng tìm đến các đồng tiền an toàn sẽ ảnh hưởng tới các cặp chéo nội Âu như EURCHF.
Báo cáo đăng ký trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ có gì mới?
Trong tuần trước, Mỹ đã ghi nhận thêm 267 nghìn đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu, cao hơn kỳ vọng 257 nghìn. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 14/3/2020. Ngoài ra, số lượng xin tiếp tục nhận trợ cấp tốt nghiệp đạt 2,16 triệu, tăng 59 nghìn so với tuần trước.
Vàng lần đầu tiên vượt 1,835 sau gần năm tháng trước tình hình lạm phát tại Mỹ
Với số liệu lạm phát cao hơn kỳ vọng rất nhiều, vàng đã bứt phá trở lại, hiện tăng 0.5% trong ngày lên gần mức 1,841. Mức đỉnh đạt được trong ngày là 1,847. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày 16/6 vàng vượt được khỏi 1,835.
Số liệu lạm phát tháng Mười tại Mỹ có gì đáng chú ý?
Trong tháng Chín, CPI tại Mỹ đã tăng 6.2% YoY, cao hơn kỳ vọng ban đầu là 5.8% rất nhiều. Chỉ số DXY đang tăng lên 94.4 điểm sau tin này. Ngoài ra:
- So với tháng trước, CPI đã tăng 0.9%, vượt kỳ vọng 0.4%
- CPI lõi tăng 0.6% MoM, vượt kỳ vọng 0.4%
- Chi phí nhà ở tăng 0.4% MoM
- Chỉ số giá thực phẩm tăng 0.9% MoM
Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tháng 11 tăng so với tháng trước
Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tháng 11 tăng 5.5% so với tháng trước giảm 3.3%.
IEA cùng các thành viên đang cố gắng ổn định giá dầu
IEA cho thấy họ sẵn sàng làm việc với các thành viên và nhà sản xuất để cố gắng ổn định giá, mặc dù họ hy vọng cân bằng cung cầu sẽ cải thiện từ cuối năm.
Dữ liệu tồn kho chủ yếu là tăng, với nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm 2.5 triệu thùng và dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm tổng cộng 7.8 triệu.
Một số chủ sở hữu trái phiếu của Evergrande cho biết vẫn chưa nhận được khoản thanh toán từ công ty
Evergrande của Trung Quốc có 148 triệu đô la tiền thanh toán trái phiếu giảm giá đáo hạn vào ngày hôm nay. Tuy nhiên, một số chủ sở hữu trái phiếu của Evergrande cho biết vẫn chưa nhận được thanh toán khi thị trường châu Á đóng cửa hôm nay.
Với thời gian gia hạn 30 ngày và nếu khoản thanh toán bị bỏ lỡ, điều đó có nghĩa là Evergrande tuyên bố vỡ nợ.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ sẽ được công bố luôn trong ngày hôm nay
Ngày mai nhân ngày Cựu chiến binh, thị trường trái phiếu sẽ đóng cửa, tuy nhiên thị trường chứng khoán vẫn mở cửa bình thường
Sẽ không có bản phát hành kinh tế nào trong ngày mai, vì vậy, tức là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần sẽ được công bố luôn vào ngày hôm nay
Những dự báo mới nhất của các cố vấn kinh tế Đức
Các chuyên gia làm việc cho chính phủ nước Đức vừa đưa ra thông báo mới nhất về việc cắt giảm dự báo tăng trưởng trong những năm tới. Và nước này cũng nhấn mạnh rằng lạm phát sẽ gia tăng, cụ thể:
• Năm 2021 GDP ở mức + 2.7% (trước đó là + 3.1%)
• Năm 2022 GDP ở mức + 4.6% (trước đó là + 4.0%)
• Năm 2021 lạm phát ở mức 3.1%
• Năm 2022 lạm phát ở mức 2.6%
Các dự báo trước đó của họ được đưa ra vào tháng 3, vì vậy điều đó không phù hợp ở giai đoạn này khi xem xét sự thay đổi của tình hình kinh tế trong vài tháng qua, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung bị tắc nghẽn và áp lực chi phí gia tăng trên toàn cầu.
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc kêu cứu từ chính phủ.
Được biết, một số công ty quốc doanh Trung Quốc đã kêu gọi xem xét điều chỉnh 'ba lằn ranh đỏ' về hạn chế cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản để tạo điều kiện cho việc mua bán và sáp nhập.
Liên quan đến áp lực mà hầu hết các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phải đối mặt hiện nay khi họ đang phải vật lộn để tự tồn tại. Nhưng một lần nữa, cái gọi là 'ba lằn ranh đỏ' thực chất là vô nghĩa.
Các nhà phân tích cho rằng, việc điều chỉnh các rào cản này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng nợ xấu trong ngành và không đem lại giá trị gì đáng kể.
3 lằn ranh đỏ của Trung Quốc:
-
Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản trả trước) dưới 70%.
-
Tỷ lệ thanh toán ròng dưới 100%.
-
Tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn lớn hơn 1.
Credit Suisse dự báo về chỉ số FTSE 100 trong thời gian tới
Các chuyên gia đến từ Credit Suisse nhận định rằng chỉ số FTSE 100 sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng, nhắm mục tiêu là ở mốc 7463.
Hỗ trợ ngắn hạn ở mức 7148, mức trung bình trong 63 ngày.
“FTSE 100 vẫn ở trên đỉnh trong biểu đồ tháng tại 7,292.24 và tiếp tục gia tăng đều đặn, do có sự phá vỡ của mô hình nêm giảm (bullish continuation pattern) trước đó, cùng với xu hướng tăng giá hiện tại. Mức kháng cự tiếp theo được nhìn thấy ở mức 7463, đây là đỉnh của xu hướng giảm vào năm 2018."
Chỉ số này sẽ duy trì sự bứt phá và tiếp tục tăng, phù hợp với triển vọng tăng giá trung hạn của nhóm phân tích Credit Suisse.
Dự báo của tổ chức lớn trước thềm công bố số liệu CPI Hoa Kỳ.
RBC Economics cho rằng:
- Lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao, tăng 0.5% so với tháng 9 và tăng 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Việc đứt gãy chuỗi cung ứng cùng với thiếu hụt lao động sẽ tạo áp lực gia tăng lạm phát.
Citibank dự báo CPI của Mỹ trong tháng 10 sẽ cao hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0.7% so với tháng 9. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao được cho là tạm thời, Citibank kỳ vọng CPI lõi sẽ đạt 0.459% - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6.
Deutsche Bank dự báo CPI lõi sẽ tăng 0.37% so với tháng 9.
Giá dầu thô đang hướng tới mức cao nhất trong 7 năm.
Dự báo của (EIA) cho thấy thị trường toàn cầu sẽ dư cung trong năm tới và do đó giá dầu có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, dầu thô đã có chỗ đứng vững chắc hơn sau khi Nhà Trắng công bố sẽ ngừng khai thác các kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR).
Dầu hiện vẫn duy trì đà tăng trong vài phiên gần đây và đang hướng tới mốc cao nhất trong 7 năm là $85.41, kháng cự tiếp theo có thể ở mức $84.88.
Trước những tin tức về báo cáo dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào tối nay đà tăng của dầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
USD/JPY đang trên đà phục hồi
USD/JPY đang ở trong giai đoạn phục hồi tốt nhất với 0.24% từ mức đáy trong tháng 11. Tỷ giá đã lấy lại mốc 113.00 nhờ lực kéo tích cực vào thứ Tư và phục hồi vào trưa nay.
Ngoài ra, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng trở lại đã phục hồi nhu cầu USD và tiếp tục ủng hộ cặp tiền này. Hơn nữa, trạng thái risk-off dường như đã suy yếu và các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin về chỉ số CPI trong hôm nay
Chỉ số chứng khoán châu Âu tràn ngập sắc đỏ.
Các chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai châu Âu chào phiên thứ 3 trong sắc đỏ khi áp lực về lạm phát toàn cầu ngày càng lớn:
- Chỉ số Eurostoxx và FTSE đều giảm 0.1% đầu phiên giao dịch.
- Chỉ số IBEX -0.16%
- Chỉ số CAC -0.06%
- Chỉ số DAX -0.2%.
Thị trường tiền tệ xuất hiện sự đối lập hoàn toàn, chỉ số DXY tăng 0.1%, JPY là đồng tiền có chút biến động mạnh dưới tác động của lợi suất trái phiếu.
- JPY tăng 0.22%
- EUR giảm 0.23%
- GBP gần như không đổi.
Vàng giảm 0.4% về mốc $1824/oz, dầu thô cũng có mức giảm 0.24% về $84.3/thùng.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc
Chỉ số CSI 300 đã có lúc giảm tới 1,4%, thiết lập cho mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ 14/9. Hầu hết các chỉ số phụ đều giảm, trong đó nguyên vật liệu và mặt hàng tiêu dùng dẫn đầu thị trường với mức lỗ ít nhất là 2,8%.
Thị trường chứng khoán tại Trung Quốc giảm xuống gần mức đáy trong năm do lạm phát tháng 10 gia tăng. Điều này dường như đã dập tắt hy vọng về các biện pháp nới lỏng để giúp tăng trưởng kinh tế.
GBP/USD hạ giá trước thềm thông báo chỉ số CPI
Tỷ giá GBP/USD đang trải qua mức lỗ nhẹ ở mức 1.3560 trong đầu giờ giao dịch ở châu Âu vào hôm nay, trước thềm chờ đợi chỉ số CPI của Mỹ.
Ngoài sự lo lắng gia tăng do dữ liệu về CPI, những lo ngại về Brexit và tình hình Covid-19 ở Anh đang đè nặng lên cặp tiền tệ này. Gần đây, GBP/USD đã phải chịu một đòn sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Simon Coveney cảnh báo về một cuộc chiến thương mại tiềm tàng nếu Nghị định thư Bắc Ireland được kích hoạt bởi Vương quốc Anh.
Biến động đáng chú ý trước những tin tức quan trọng sắp tới ở Hoa Kỳ.
Sau 3 ngày giảm liên tiếp, chỉ số DXY đã hồi phục và vượt qua mốc 94.00 trước khi báo cáo dữ liệu CPI của Hoa Kỳ được công bố.
Song song với đó thị trường trái phiếu cũng có 1 ngày giao dịch lạc quan khi lợi suất trái phiếu tăng trở lại mức 0.4%.
Những sự kiện đáng chú ý trong tuần này gồm: Dữ liệu CPI tháng 10, báo cáo xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ 4 và dữ liệu tâm lý người tiêu dùng tháng 11 vào thứ 6.
Trung Quốc: CPI và PPI tháng 10 đều cao hơn ước tính
CPI của Trung Quốc tăng 1.5% (cao hơn ước tính là 0.7%) so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh nhất kể từ tháng 9 năm 2020. Cơ quan thống kê của Trung Quốc (Cục Thống kê Quốc gia, NBS) cho biết CPI bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhu cầu hàng hóa, chi phí.
PPI tăng 13.5% y/y (cao hơn ước tính là 12.4%) - mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 1996.
Hàng loạt cơ quan trong chính phủ Nga đề xuất lĩnh vực khai thác tiền mã hóa nên được hợp pháp
Theo một báo cáo địa phương, một số nhà chức trách Nga tin rằng việc khai thác tiền mã hóa cần phải có một khuôn khổ quy định toàn diện, trong khi những người khai thác phải được coi là doanh nhân. Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã thúc giục một động thái như vậy.
Aleksey Minaev, Phó Giám đốc Phát triển Kinh tế Kỹ thuật số của Mineka, cho rằng ngành khai thác tiền mã hóa xứng đáng được tôn trọng và tuân theo quy định.
Tuy nhiên, ý tưởng này đang gặp rào cản khá lớn khi đối mặt với Ngân hàng Trung ương Nga. Theo tổ chức tài chính quyền lực nhất quốc gia, tài sản mã hóa và các hoạt động liên quan đến chúng là rủi ro mà quốc gia nên tránh tiếp cận. Song, lập luận đã được củng cố bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông đưa ra quan điểm thừa nhận Bitcoin thật sự có giá trị.
Trung Quốc tung ra đợt bán trái phiếu chính phủ bằng đồng EUR
Bộ Tài chính Trung Quốc đang phát hành trái phiếu để huy động 4 tỷ EUR, sau khi phát hành thành công trái phiếu USD vào tháng 10.
Trung Quốc cho biết việc phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài có thể giúp xây dựng giá chuẩn, từ đó giúp cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài và giúp Trung Quốc hội nhập hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tổ chức họp trực tuyến vào tuần tới
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ tổ chức cuộc trực tuyến ảo vào tuần tới - theo Reuters đưa tin.
"Các chuyên gia tin rằng hai bên có thể làm việc để đạt được một thỏa thuận về việc nới lỏng hạn chế thị thực cho các nhà báo của 2 nước và thỏa thuận mở lại lãnh sự quán ở Thành Đô và Houston bị đóng cửa trong cuộc tranh chấp ngoại giao năm 2020 có thể giúp cải thiện được mối quan hệ."
Goldman Sachs: Rủi ro về nguồn cung ở Trung Quốc vẫn còn!
Theo quan điểm của các nhà phân tích tại Goldman Sachs, tình trạng thiếu hụt năng lượng và chính sách "zero - COVID" của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự lạc quan về việc nới lỏng tắc nghẽn nguồn cung.
Trích dẫn lời của các nhà phân tích:
“Trung Quốc chiếm đến 30% năng lực sản xuất toàn cầu.”
“Mức độ miễn dịch tự nhiên vẫn còn thấp hiện nay và sự gia tăng virus lây lan trong mùa đông có thể dẫn đến một đợt lockdown mới”
“Mối nguy hiểm của những điều này là sẽ kéo dài sự gián đoạn chuỗi cung ứng và trì hoãn việc bình thường hóa áp lực của chi phí đầu vào”.
“Chúng tôi thấy những lý do lạc quan liên quan đến việc giải quyết các nút thắt trong chuỗi cung ứng, và giá vận chuyển nhìn chung đã giảm, nhưng rủi ro vẫn còn.”
CEO Apple Tim Cook tiết lộ có đầu tư vào tiền mã hóa
Trả lời phỏng vấn tại hội nghị DealBook vào ngày 09/11, khi được hỏi về việc cá nhân ông có đang sở hữu Bitcoin hay Ethereum hay không nhân việc hai đồng tiền này đều đạt đỉnh kỷ lục trong ngày hôm nay, Giám đốc Điều hành Apple Tim Cook nói: “Tôi có. Tôi cho rằng nên sở hữu nó như là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thế nhưng tôi sẽ không đưa ra lời khuyên đầu tư cho mọi người.”
Ông Cook tiết lộ thêm rằng đã quan tâm đến tiền mã hóa “được ít lâu” và đã dành thời gian nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, vị CEO của Apple cho biết ý kiến của ông được đưa ra “từ quan điểm cá nhân” và phủ nhận thông tin Apple đang có kế hoạch chấp nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán.
Giá trị của Tesla đã giảm gần 200 tỷ USD chỉ trong 2 phiên vừa qua!
Đà bán tháo của cổ phiếu Tesla đang diễn ra mạnh mẽ hơn khi Michael Burry đã tweet rằng Elon Musk có thể muốn bán một số cổ phiếu để trang trải các khoản nợ cá nhân của mình. Cổ phiếu công ty này đã giảm 12% và Tesla đã mất gần 200 tỷ USD giá trị trong hai ngày qua. Riêng anh trai của CEO và thành viên hội đồng quản trị Tesla, Kimbal Musk đã bán 88,500 cổ phiếu với giá khoảng 109 triệu USD mỗi ngày trước khi Elon đưa ra cuộc thăm dò trên Twitter của mình. Con số đó chiếm khoảng 15% cổ phần của Kimbal, không bao gồm các hợp đồng quyền chọn.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Sự chú ý đổ dồn về số liệu CPI!
Sự chú ý của nhà đầu tư đang đổ dồn về số liệu CPI của Mỹ được công bố tối nay, do đó các đồng G7 không biến động nhiều trong phiên Á.
- Chỉ số DXY đi ngang quanh mốc 94.00
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.03% xuống 1.3550.
- Hai đồng Antipodean giảm nhẹ lần lượt 0.08% với AUD/USD và 0.07% với NZD/USD.
- Đồng Yen giảm giá khi USD/JPY tăng 0.06% lên 112.91.
Bản tin COVID-19: Nghiên cứu cho thấy những người được tiêm vaccine sẽ có ít nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt hơn 16 lần!
- Pfizer đã yêu cầu các nhà quản lý Hoa Kỳ mở rộng quyền tiêm vaccine bổ sung của mình cho tất cả người lớn.
- Một nghiên cứu của Úc cho thấy những người được chủng ngừa có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong thấp hơn 16 lần.
- Hoa Kỳ đã cam kết mua 1.4 triệu liệu trình thuốc điều trị của Merck & Co. với giá khoảng 1 tỷ đô la.
- Tại NYC, các trường học đang nhận thấy nhu cầu tiêm phòng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi lớn hơn mong đợi.
- Các nhân viên y tế công của Anh làm việc trực tiếp với bệnh nhân phải được tiêm phòng đầy đủ trước ngày 1/4.
Giá vàng vẫn còn nhiều dư địa giảm?
Các chỉ số PPI và CPI của Mỹ trong tuần là những sự kiện rất quan trọng đối với các nhà giao dịch vàng và không nên đánh giá thấp khả năng giảm giá đối với vàng. Dữ liệu COT về vị thế dài hạn cho thấy sự sụt giảm khá ổn định bắt đầu từ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai đều cao hơn mức đáy năm 2018, cho thấy thị trường vẫn còn nhiều dư địa giảm giá.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 09/11: Đà tăng dài nhất kể từ 2017 của chứng khoán Mỹ đã chấm dứt!
Chứng khoán toàn cầu đang dao động gần mức cao nhất mọi thời đại khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo doanh thu, các quy định nới lỏng hạn chế đi lại và chi tiêu cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ trước nguy cơ lạm phát dai dẳng có thể dẫn đến chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy chỉ số PPI tăng nhanh trong tháng 10, làm tăng thêm lo ngại về áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 1.44%, mức thấp nhất trong 7 tuần.
Đà tăng dài nhất của chứng khoán Mỹ dừng đà tăng dài nhất kể từ năm 2017, khiến các chỉ số chính giảm từ mức cao nhất mọi thời đại.
- Trong đó, chỉ số S&P 500 giảm lần đầu tiên sau 9 phiên xuống 4685.26 điểm.
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.71% xuống 16219.94 điểm
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.31% xuống 36319.99 điểm.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng hơn 3% lên mốc $84.50/thùng.
Vàng tăng giá lên $1730/oz trong bối cảnh lợi suất TPCP Mỹ giảm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng khi chỉ số DXY giảm nhẹ xuống mốc 93.98.
- Tỷ giá EUR/USD dao động quanh mốc 1.1596
- Cặp USD/JPY giảm 0.33% xuống 112.80
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức thấp mới.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm được giao dịch ở mức 1.45%, mức thấp nhất so với nhiều tuần.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đã giảm mạnh vào cuối tuần trước khi các NHTW lớn như Fed, BoE đưa ra các quan điểm ôn hòa về lãi suất.
USD/CAD đi ngược xu hướng
Giữa bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu, tỷ giá USD/CAD đã “lội ngược dòng” và tăng mạnh lên điểm 1.2468 tương đương với 0.22%.
Trong phiên giao dịch trước đó, USD/CAD đã giảm nhẹ ở mức 0.09%. Các nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số CPI, sẽ được công bố vào ngày 10/11 và dự kiến chỉ số này sẽ tăng 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, cặp tiền trên sẽ được hỗ trợ mạnh nếu chỉ số CPI phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh trong ngày hôm nay
Trái phiếu chính phủ và chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng điểm vào phiên hôm qua trước những suy đoán về sự thay đổi lãnh đạo tại FED. Tuy vậy, lợi suất trái phiếu giảm ngay sau khi Thống đốc Fed Lael Brainard (ủng hộ phe “Dovish”) được dự báo có thể trở thành ứng cử viên cho chức vụ mới.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dowjones có đang đi ngược chiều với S&P 500 và NASDAQ, cụ thể:
• Chỉ số DowJones mở cửa với -0.14% ở mức 36,384.
• S&P 500 tiếp tục ngày tăng thứ chín liên tiếp với 5.13 điểm tương đương 0.11% và hiện đang ở 4,706.79.
• NASDAQ tăng 0.16% ở mức 16007.43.
Lợi suất trái phiểu giảm mạnh với trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm -5.1 điểm cơ bản. Trong khi đó, trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm -5.7 điểm cơ bản tương đương với 1.83%.
Trên thị trường tiền tệ, Yên Nhật trở thành đồng tiền có giá trị nhất, trong khi đó, đồng Newzeland là yếu nhất. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.04% hiện đang ở mức 94.109. Dollar đã có sự tăng trưởng đối với Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Ngược lại, Tỷ giá của AUD, CAD và New Zealand vượt trội hơn hẳn so với đồng bạc xanh.
Dầu thô WTI tăng 0.33 USD ở mức 82.5 USD/thùng.
Giá vàng được giao dịch cao hơn 0.21% so với hôm qua tại 1,827.66 USD/oz.
Bitcoin tiếp tục vượt đỉnh: Phe bò đang ngày càng hung hăng!
BTC/USD đang hướng về mức $70k khi phe bò đang nhắm tới mục tiêu $100k. Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử vượt 3 nghìn tỷ USD.
Khi các NHTW lớn như ECB, Fed và BoE đưa ra các chính sách để giải quyết lạm phát, kết hợp với yếu tố kỹ thuật là chất xúc tác mạnh cho đà tăng sắp tới của BTC.
Sau khi đạt được mức cao nhất mọi thời đại là $68,564, đà tăng của BTC vẫn cho thấy sự mạnh mẽ. Phe bò duy trì sự áp đảo và đang cố gắng đưa BTC lên tới mức $100k.
Đà tăng mạnh mẽ của Vàng có thể chinh phục các mức cao từ tháng 5.
Vàng đang duy trì chuỗi đà tăng 4 ngày liên tiếp và có thể vượt qua các mốc kháng cự từ tháng 7,8 và 9. Nếu giá vàng vượt qua vùng $1833.65 thì sẽ bật tăng mạnh trở lại mốc cao nhất của tháng 5 là $1916.
Những quan điểm ôn hòa từ hầu hết các NHTW toàn cầu đang là lực đỡ cho giá vàng ở thời điểm hiện tại.
Các điều kiện tăng lãi suất rất khó xảy ra vào năm tới
Ông Klaas Knot, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan, đồng thời là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết hôm thứ Ba rằng các điều kiện để tăng lãi suất rất khó để có thể được đáp ứng vào năm 2022.
Những ý chính trong cuộc phỏng vấn với ông Knot:
“Lạm phát sẽ giảm xuống dưới 2% vào cuối năm 2022 nhưng cần phải chuẩn bị cho các kịch bản lạm phát tăng trở lại”.
"Ngoài PEPP, APP là công cụ thích hợp để điều chỉnh chính sách, không nên cố định số tiền mua để có thể thay đổi chính sách phù hợp với điều kiện tài chính."
"ECB không nên đưa ra các cam kết vô điều kiện dài hạn sau khi chương trình PEPP kết thúc; phải duy trì tính linh hoạt”.
"Áp lực lạm phát từ giá năng lượng tăng mạnh, tắc nghẽn nguồn cung kéo dài hơn so với dự tính."
"Việc tiền lương tăng cao sẽ có nhiều khả năng hơn nếu áp lực lạm phát còn kéo dài hơn."
Dữ liệu PPI và cuộc đấu giá trái phiếu đang là tâm điểm của thị trường.
1 tuần bận rộn của các nhà giao dịch ở Mỹ khi số liệu về PPI và CPI sẽ được công bố trong hôm nay và ngày mai. PPI được dự báo sẽ đạt mức 8.7%, tăng cao hơn so với cùng kỳ là 8.6%.
Fed đã đẩy lùi lo lắng về lạm phát ở thời điểm hiện tại nhưng 1 vài biến động quan trọng có thể sẽ khiến họ quay về thế phòng thủ.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm trong cuộc đấu giá vào lúc 1 giờ chiều theo giờ ET. TPCP đã giảm 3.36 điểm cơ bản về 1.4636%.
XAU/USD đang tích lũy tại 1825 USD
Giá vàng ngày hôm nay đã đi ngang quanh vùng đỉnh của 2 tháng trước đó. Hiện tại, kháng cự tiếp theo nằm ở mức 1,833.95 USD/oz. Nếu không vượt qua được ngưỡng này, vàng có thể kéo dài xu hướng tích lũy đến cuối năm 2021.
Tâm lý thị trường dường như đang trở nên thận trọng hơn trong bối cảnh do dự về các động thái tiếp theo của Fed.
Đồng Dollar đang có chiều hướng tiêu cực bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc giảm.
Lael Brainard và Jerome Powell là ứng cử viên duy nhất tham gia tranh cử vị trí ghế chủ tịch Fed
Lael Brainard đã được phỏng vấn cho vị trí ghế Chủ tịch Fed tại Nhà Trắng vào tuần trước, theo nguồn tin lân cận cho biết.
Bà và Jerome Powell là những ứng cử viên duy nhất được biết sẽ tham gia tranh cử khi nhiệm kỳ của Powell kết thúc vào tháng Hai.
Tổng thống Biden sẽ đưa ra quyết định vào Lễ Tạ ơn.