Tổng thống Hoa Kỳ Biden xem xét ''tăng gấp đôi lời hứa'' bảo vệ khí hậu của Obama
Nhà Trắng đang xem xét tăng gần gấp đôi lời hứa về khí hậu của Obama trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào cuối tháng Tư.
Điều này liên quan đến mục tiêu giảm ô nhiễm 50% của Hoa Kỳ vào năm 2030.
PBOC: Sự gia tăng trong nợ tín dụng từ các hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong thời gian dài
Một bài báo nghiên cứu của PBOC nhấn mạnh rằng sự bùng nổ tín dụng hộ gia đình có thể có xu hướng kéo giảm tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là nợ doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu cho biết đòn bẩy hộ gia đình đã làm chậm tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế xuống 3.7% trong 5 năm.
Khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách kiểm soát chặt chẽ đòn bẩy của các hộ gia đình.
Nợ hộ gia đình ở Trung Quốc tăng nhanh là do các khoản thế chấp và việc nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay.
WHO: Có tồn tại mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và bệnh đông máu nhưng điều này chưa hoàn toàn được xác nhận
Các cơ quan quản lý thuốc tại Vương quốc Anh và EU cho biết có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và một một dạng máu đông hiếm gặp trong não.
Vương quốc Anh hiện đang khuyến cáo rằng những người dưới 30 tuổi nên được cung cấp một loại vaccine thay thế nếu có.
EMA không đưa ra bất kỳ nguyên tắc nào về độ tuổi tiêm phòng vaccine, khiến các quốc gia phải đưa ra nguyên tắc của riêng mình.
Astra cho biết họ đang làm việc với các cơ quan quản lý về các loại vaccine khác và nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ.
WHO đã đồng ý rằng mỗi liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và bệnh đông máu nghe có vẻ hợp lý, nhưng điều này chưa hoàn toàn được xác nhận.
Thủ tướng Úc sẽ không thay đổi kế hoạch triển khai vaccine AstraZeneca
Thủ tướng Úc Morrison nói sẽ không có gì thay đổi trong việc triển khai vaccine AstraZeneca
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 07/04: Thị trường xáo trộn khi Fed bỏ mặc lạm phát!
Biên bản cuộc họp FOMC cho rằng "có thể sẽ mất một thời gian" trước khi nền kinh tế phục hồi để Fed có thể thắt chặt. Các quan chức cảnh báo rằng ủy ban cần phải thông báo rõ ràng khi nào họ có thể bắt đầu thu hẹp lại chiến dịch mua tài sản khổng lồ của Fed để tránh bất kỳ sự rủi ro nào. Các hợp đồng tương lai lãi suất đã định giá khả năng tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2022, sớm hơn những mục tiêu của Fed đã chỉ ra cho đến nay.
Ngoài ra, các quan chức tại Fed như Evans hay Kaplan đã nhấn mạnh rằng, lạm phát không phải là điều quá rủi ro, khi lạm phát có thể tạm chấp nhận được nếu nó tăng lên 2.5%, thậm chí 3%, không khiến Fed phải ra tay.
Chứng khoán Mỹ không thể tăng điểm mạnh mẽ sau những thông điệp đến từ Fed có phần lo lắng đến với các nhà đầu tư. Dow Jones tăng 0.05% S&P 500 tăng 0.15%, Nasdaq giảm 0.07%.
Lợi suất 10 năm cũng đã tăng trở lại lên mức 1.68%, điều này khiến đồng USD mạnh lên sau biên bản cuộc họp FOMC, chỉ số DXY tăng 0.13% lên 92.42. Tâm lý rủi ro phần nào bị ảnh hưởng, khiến các đồng AUD và NZD giảm mạnh lần lượt 0.66% và 0.61%, GBP cũng giảm tới 0.63%. EUR/USD "false break" trước ngưỡng 1.19 và đóng cửa giảm xuống 1.1872. USD/JPY tăng trở lại 109.86.
Vàng giảm xuống $1,738/oz, dầu tăng lên $59.77/thùng.
Các quan chức Fed không hề lo ngại về lạm phát
Ông Evans một lần nữa nhấn mạnh đây là thời điểm còn quá sớm để nói về thắt chặt quy mô QE. Fed sẽ bình tĩnh hơn trong việc kiểm soát lạm phát, họ sẽ theo dõi sự thay đổi của chỉ số giá so với tháng trước thay vì cùng kỳ năm trước để đánh giá. Trong khi đó Kaplan cho rằng Mỹ chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, và Fed thậm chí sẽ mạnh tay nới lỏng hơn nếu cần thiết.
Thế giới ủng hộ dự luật tăng thuế của chính quyền Biden!
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Aso mới đây đã lên tiếng cho rằng, dự luật thuế toàn cầu tối thiểu của Yellen chính là một "bước đột phá" đối với việc cạnh tranh thuế doanh nghiệp toàn cầu. Cùng với đó, Ý cho rằng dự luật này là thiết thực với tình hình thực tế, và hoàn toàn có thể được thông qua trong cuộc họp G20 vào tháng 7.
Dữ liệu tồn kho dầu thô tại Mỹ mang đến sự tích cực
Lượng dầu tồn kho tại Mỹ giảm hơn 3.5 triệu thùng trong tuần vừa rồi, vượt xa dự kiến giảm 1.4 triệu thùng. Động thái này đã giúp giá dầu hồi phục phần nào lên mức $59.17/thùng, khi các nhà đầu tư nhận thấy nguồn cung dầu thô đã được tối ưu hơn.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Hồi hộp chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC!
Thị trường đều đang rất nóng lòng chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC, liệu có bất kỳ một thông tin nào về chính sách sắp tới được hé lộ? Các chỉ số chứng khoán Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đang đi ngang tính đến thời điểm hiện tại.
Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền HIgh Beta đang chịu áp lực bán nặng nề, với Bảng Anh dẫn đầu khi giảm 0.55% xuống 1.3752, sau đó là CAD, AUD và NZD giảm hơn 0.4%. Lợi suất tại Mỹ điều chỉnh giảm nhẹ cũng gây áp lực lên đồng USD lên các đồng tiền EUR, JPY và CHF. EUR/USD tăng vượt qua mốc 1.19, CHF tăng 0.28% cũng là đồng tiền vượt trội nhất rổ G-7.
Vàng giảm xuống $1,738/oz. Giá dầu đi ngang.
Evans: Chỉ kiềm chế lạm phát nếu nó vượt quá...
Chủ tịch Fed Chicago phát biểu, Fed chỉ khống chế lạm phát nếu như nó vượt quá 2.5%, còn khi lạm phát vẫn thấp hơn mức này, điều đó là không đáng lo ngại. Ông cũng cho biết, Fed đang hài lòng khi chứng kiến lợi suất tăng bởi nó phản ánh sự phục hồi trong nền kinh tế.
Bản tin COVID-19: Ông Biden nâng mục tiêu tiêm vaccine của nước Mỹ!
- Biden đã nâng mục tiêu lên giúp tất cả người trưởng thành tại Hoa Kỳ đủ điều kiện tiêm vaccine trong hai tuần đến ngày 19 tháng 4.
- Vương quốc Anh bắt đầu triển khai tiêm vaccine Moderna, sớm hơn hai tuần so với dự kiến.
- Theo Business Insider, Moderna sẽ bỏ lỡ chuyến giao hàng hơn 800,000 liều sang Đức.
- Grant Thornton cho biết 88% nhân viên tại Anh muốn dành phần lớn thời gian để làm việc từ xa sau khi đại dịch lắng xuống.
- Lần đầu tiên Brazil có hơn 4,000 người tử vong trong một ngày.
Đà tăng của giá vàng sẽ được thử thách bởi mốc $1766 - Commerzbank
Chuyên gia PTKT Karen Jones tại Commerzbank cho rằng các kim loại nhìn chung đang tăng giá do đồng USD yếu đi, đồng thời vàng đang dao động tích lũy nhưng kim loại quý này cần đóng cửa trên mốc $1766 để xác nhận đà tăng.
Thủ tướng Đức tuyên bố ủng hộ "đợt phong tỏa quốc gia ngắn hạn" để hạn chế COVID
AFP đưa tin, trích lời người phát ngôn của chính phủ Đức
Tên gọi khác của đợt phong tỏa nhưng về cơ bản nó gần giống hoàn toàn với đợt phong tỏa kể từ tháng 11. Chừng nào tình hình COVID còn tiếp diễn, các nhà chức trách sẽ rất khó khăn để cố gắng giảm bớt các quy định hạn chế trong những tuần tới.
Việc phong tỏa hiện tại kéo dài đến ngày 18 tháng 4 và mặc dù chưa có ngày ấn định nào được đưa ra, nhưng có khả năng tình trạng này sẽ kéo dài thêm hai tuần nữa, tức là cho đến cuối tháng.
Tokyo thắt chặt biện pháp hạn chế để ngăn sự bùng phát thêm Covid
Tokyo đang có kế hoạch tìm cách quay trở lại các biện pháp ngăn chặn Covid nghiêm ngặt hơn khi các ca nhiễm Covid ở Nhật Bản đạt mức cao nhất trong hai tháng, chưa đầy ba tuần sau khi lệnh giãn cách được dỡ bỏ.
Thủ đô đã ghi nhận 555 ca nhiễm mới vào thứ Tư, nhiều nhất kể từ đầu tháng Hai, do các quan chức lo ngại một sự “phục hồi” trong các ca nhiễm đã bắt đầu xảy ra sớm hơn dự kiến, trong bối cảnh sự gia tăng các biến thể virus.
Thống đốc Tokyo Yuriko Koike cho biết bà sẽ quyết các biện pháp hạn chế cụ thể sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Các quán bar và nhà hàng ở các khu vực đô thị có thể sẽ bị yêu cầu đóng cửa sớm và có thể phải đối mặt với nguy cơ bị phạt nếu không tuân thủ.
Robert Steven Kaplan đồng ý với lập trường chính sách hiện tại của Fed
Dưới đây là 1 vài nhận xét của Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas - Robert Steven Kaplan:
- Đồng ý với lập trường chính sách hiện tại của Fed
- Fed nên sử dụng các công cụ của mình một cách tích cực trong thời gian khủng hoảng
- Có lý do để lạc quan về nền kinh tế trong tương lai nhưng hiện tại kinh tế cả nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
- Việc tăng lãi suất ngắn hạn lên gần mức 0 là không cần thiết để hỗ trợ thúc đẩy đà tăng của nền kinh tế.
- Sẵn sàng đáp ứng và hỗ trợ nhiều hơn nữa trong những tháng, những năm tới để đạt được các mục tiêu của Fed nhưng điều đó không có nghĩa là Fed phải giữ lãi suất gần bằng 0.
Kaplan là một trong số ít thành viên dự kiến tăng lãi suất vào năm 2022 dựa trên các kế hoạch chấm của Fed vào tháng trước. Ông không phải là thành viên bỏ phiếu trong FOMC năm nay (và cả năm sau) nhưng ông sẽ tham gia vào cuộc bỏ phiếu trong năm 2023.
Những nhận xét trên của ông chủ yếu là phỏng đoán vì ông tái khẳng định rằng lập trường chính sách hiện tại của Fed là phù hợp. Nhưng phần còn lại sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế phát triển như thế nào trong những tháng tới, ngay cả khi ông là một trong những người ủng hộ 'hawkish'.
Chính phủ Đức nói rằng hệ thống y tế đang bị đe dọa khi số ca nhiễm Covid càng ngày càng tăng cao
Chính phủ Đức cảnh báo về sự gia tăng số lượng bệnh nhân chăm sóc đặc biệt trong những tuần gần đây.
Con số trên biểu đồ cho thấy số bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt đã tăng trở lại 4,355 tính đến ngày hôm qua.
Với tình hình này, dự kiến các biện pháp nhằm ngăn chặn Covid sẽ được kéo dài chặt chẽ sau ngày 18 tháng 4 và cho đến khi việc triển khai vaccine đạt tốc độ nhanh chóng trong những tuần và tháng tới.
BOJ và FSA sẽ điều tra các giao dịch rủi ro cao của các công ty trong nước sau câu chuyện về Archegos Capital
Điều này xảy ra sau khi Nomura bị thiệt hại ước tính 2 tỷ đô la liên quan đến bê bối tại Archegos Capital vào cuối tháng trước. Đó chỉ là phản ứng dự kiến của các cơ quan quản lý vì họ cần phải cảnh giác trong trường hợp còn nhiều công ty khác cũng có vị thế rủi ro tương tự.
Thành viên ECB Knot: Chúng tôi có thể linh hoạt điều chỉnh quy mô PEPP ngay trong quý này, nếu thích hợp
- Nếu các dự báo cơ sở giữ nguyên, ECB có thể bắt đầu loại bỏ PEPP từ quý 3.
- Có thể kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 3 năm 2022.
- Có lý do chính đáng để kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2021.
- ECB thoải mái với điều kiện tài chính hiện tại.
- Sự kết thúc của PEPP không phải là sự kết thúc chương trình điều tiết của ECB.
- Không nhận thấy cần sửa đổi các công cụ khác như QE hay định hướng chính sách.
Đây là những nhận xét khá hawkish nhưng phải lưu ý rằng đây là phát biểu của ông Knot - người được biết đến là một trong những thành viên có quan điểm hawkish hơn trong hội đồng thống đốc.
Tôi không nghĩ rằng họ muốn đưa ra thời điểm chắc chắn để loại bỏ PEPP, vì vậy hãy xem những lời này với một chút "gia vị". Nhưng nếu chúng ta thấy nền kinh tế mạnh mẽ hơn ở khu vực đồng euro trong nửa cuối năm, thì những gì ông Knot nói là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 07/04: Chứng khoán đi ngang, USD tìm lại sắc xanh
Thị trường chứng khoán diễn biến khá trái chiều trong ngày hôm nay với Nikkei và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong khi thị trường Trung Quốc lại đang chìm trong sắc đỏ. Không có nhiều tin tức quan trọng trong tuần này ngoài biên bản FOMC và bài phát biểu của chủ tịch Fed vào thứ năm, nên các nhà đầu tư có vẻ đang chờ đợi những yếu tố dẫn dắt rõ ràng hơn xuất hiện.
Giá vàng đang giảm trong ngày xuống mức $1,737/oz khi USD có dấu hiệu hồi phục bất chấp lợi suất tiếp tục chìm sâu. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống chỉ còn 1.64% trong khi lợi suất kỳ hạn 5 năm cũng điều chỉnh xuống 0.86%.
Dầu thô tiếp tục dao động trong biên độ $57.5-$62 đã kéo dài từ cuối tháng 3. Quyết định tăng sản lượng của OPEC+ rõ ràng đang kìm hãm giá dầu mặc dù các dữ liệu kinh tế tích cực đã củng cố triển vọng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong quý 2. Nhiều khả năng giá dầu vẫn sẽ đi ngang cho đến khi xuất hiện chất xúc tác mới.
Tại thị trường FX, USD bắt đầu phục hồi sau khi bị bán tháo liên tục những ngày gần đây. Tất cả các đồng tiền trong nhóm G7 đều giảm so với đồng dollar với EUR/USD giảm 0.05% xuống 1.1867, GBP/USD giao dịch tại 1.3805, giảm 19 pips. Các đồng beta cao như AUD, NZD và CAD đang giảm mạnh nhất trong ngày với mức giảm khoảng 0.4%-0.5% mặc dù thị trường chứng khoán vẫn đang ổn định. CAD vẫn chịu áp lực do giá dầu giảm và tình hình Covid-19 tại nước này đang chuyển biến xấu giữa bối cảnh triển khai vắc-xin cực kỳ chậm chạp. 2 đồng lợi suất thấp là JPY và CHF không biến động nhiều, giảm nhẹ so với USD.
PMI dịch vụ tháng 3 sau sửa đổi của Đức PMI đạt 51.5 so với mức sơ bộ 50.8
PMI tổng hợp sau điều chỉnh cũng tăng lên 57.3 so với PMI sơ bộ là 56.8.
Một số điều chỉnh tăng nhẹ nhưng điều này chỉ tái khẳng định rằng lĩnh vực dịch vụ đang chứng kiến sự tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng, khi niềm tin vào phục hồi kinh tế giúp thúc đẩy hoạt động vào cuối quý 1.
Tuy nhiên, với các biên pháp phong tỏa chặt chẽ hơn dự kiến sẽ kéo dài sang quý 2, sự cải thiện có thể sẽ gặp nhiều hạn chế mặc dù mức độ lạc quan vẫn khá cao.
EUR/USD vẫn đang tăng nhẹ trong ngày, giao dịch quanh mức 1.1876
PMI dịch vụ tháng 3 của Tây Ban Nha đạt 48.1 so với dự kiến 45.8
PMI tổng hợp đạt 50.1 so với 48.1 dự kiến
Trước đó đạt 45.1
PMI có mức tăng khiêm tốn khi lĩnh vực dịch vụ giảm chậm hơn dự đoán, mặc dù hoạt động tổng thể vẫn bị cản trở phần nào bởi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn vào tháng trước. Số liệu PMI tổng hợp tăng lên phần lớn dựa vào sự cải thiện rõ rệt trong lĩnh vực sản xuất.
Phe đối lập tại Úc yêu cầu xem xét lại chính sách của RBA và chính sách tài khóa
Đảng Lao động đối lập của Úc đang kêu gọi xem xét lại các mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ cũng như trách nhiệm chung của chính sách tài khóa và tiền tệ để đối phó với sự suy yếu của nền kinh tế trước cuộc suy thoái năm ngoái.
"Phần trách nhiệm trong việc mức lương suy yếu trong nhiều năm, công việc không ổn định và đầu tư kinh doanh trầm lắng thuộc về chính phủ Morrison và sự quản lý kinh tế yếu kém của họ", thành viện nghị viện Úc Jim Chalmers cho biết hôm thứ Tư. “Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên xem xét các mục tiêu và đòn bẩy của RBA cũng như sự tương tác của chính sách tài khóa và tiền tệ.”
Nikkei 225 đóng cửa tại mốc 29,730.79, tăng 0.12%
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0.12% và đóng cửa ở mức 29,730.79
Chứng khoán Nhật Bản giao dịch tích cực hơn trong ngày mặc dù đồng yên tăng mạnh, chỉ số Topix cũng đóng cửa tăng 0.7% hôm nay.
Tâm trạng trầm lắng trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua khiến các chỉ số chứng khoán khu vực Châu Á biến động trái chiều. Hang Seng giảm 0.6% trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ dài, Shanghai Composite giảm 0.4% khi về gần cuối phiên.
Đức hủy tới 878,400 liều vaccine từ Moderna trong tháng này
Đức đã hủy lô hàng 878,400 liều vắc xin từ hãng Moderna trong tháng này. Đơn hàng dự kiến sẽ được phân phối từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5
Đây sẽ là trở ngại lớn đối với quá trình triển khai vaccine.
Theo báo cáo, lý do của việc hủy giao hàng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ triển khai vaccine vì các bang sau đó sẽ phải sắp xếp lại lịch tiêm.
EU vẫn đang đối mặt với vấn đề chất lượng của vaccine AstraZeneca, nếu điều tương tự xảy ra với Moderna, triển vọng đạt được mục tiêu tiêm vaccine vào cuối tháng 6 của EU sẽ trở nên khó khăn.
Cập nhật dữ liệu kinh tế sắp tới trong phiên châu Âu
- Đồng dollar đã chứng kiến sự thoái lui vào ngày hôm qua một lần nữa khi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đạt mức trần hiện tại gần 1.75%.
- Chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ vào ngày hôm qua nhưng nếu đà lợi suất bị đình trệ, điều đó có thể thiết lập một môi trường phát triển mạnh cho chứng khoán khi Fed đưa ra quyết định vẫn đang được triển khai.
- Công bố biên bản cuộc họp của FOMC sẽ là một trong những thông tin cần xem trong ngày tới. Nếu không, thị trường sẽ lại tập trung vào tâm lý rủi ro và lợi suất trái phiếu.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Kato cân nhắc nhượng quyền mua lại Toshiba
CVC Capital Partners (một công ty cổ phần tư nhân) đã bày tỏ sự quan tâm đến tập đoàn Nhật Bản Toshiba
Toshiba cho biết họ đã nhận được đề nghị mua lại từ phía công ty.
Thỏa thuận nhượng quyền mua lại có thể được định giá hơn 20 tỷ dollar nếu hoàn thành.
Giá trị vốn hóa thị trường của Toshiba rơi vào khoảng 1.7 nghìn tỷ yên - tức là khoảng 15.8 tỷ USD.
Kato cho biết bất kỳ sự tiếp quản nào của một công ty nước ngoài đều cần được phê duyệt và Toshiba sẽ cần đảm bảo công việc cơ sở hạ tầng đang được tiến hành ở Nhật Bản sẽ không bị gián đoạn.
Hàn Quốc tạm thời dỡ bỏ thuế nhập khẩu ngô nhằm mục đích bình ổn giá
Truyền thông Hàn Quốc, Yonhap, đưa tin:
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hong Nam-ki có kế hoạch nhập khẩu ngô và một số loại ngũ cốc không bị áp thuế cho đến cuối năm nay. Được biết, hiện tại, mức thuế 3% đang được áp đối với ngô nhập khẩu
Ông Hong cho biết tại cuộc họp về nền kinh tế rằng: “Có khả năng lạm phát hàng năm sẽ vượt quá (mục tiêu của ngân hàng trung ương) là 2%, nhưng tăng trưởng giá tiêu dùng dự kiến sẽ tạm thời tăng trong quý 2”.
JPMorgan đặt mục tiêu Bitcoin lên đến 130,000 USD
Trong một email gửi đến nhà đầu tư vào ngày 6 tháng 4 vừa qua, JPMorgan cho biết sự biến động đang ngày càng giảm dần của Bitcoin là một tín hiệu tích cực cho sự quan tâm của tổ chức đối với tài sản này.
Các chiến lược gia, đứng đầu là Nikolaos Panigirtzoglou từ JPMorgan, đã viết: “Những dấu hiệu về sự bình thường hóa mức biến động của BTC là đáng khích lệ. Theo quan điểm của chúng tôi, việc bình thường hóa tiềm năng biến động Bitcoin từ đây có thể sẽ giúp phục hồi sự quan tâm của quỹ đầu tư trong tương lai.”
Trên cơ sở sự biến động dài hạn đang giảm của Bitcoin, các chiến lược gia đã chỉnh lại mục tiêu giá Bitcoin để phù hợp với chiến lược đầu tư mới “Về mặt lý thuyết, nếu so sánh với dòng tiền đang đổ vào vàng, giá Bitcoin sẽ phải tăng đến 130,000 USD”.
Chỉ số giá cả hàng hoá ANZ của New Zealand tích cực hơn dự kiến!
Chỉ báo của ANZ theo tháng về xu hướng giá đối với 17 mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand đã tăng + 6.1% so với con số 3.3% trước đó. Dữ liệu này cũng đã tăng 20.2% so với cùng kì năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 hoành hành.
Được biết, chỉ số đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3:
Đồng Euro dường như vẫn còn dư địa để tăng hơn nữa!
Đồng EUR đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần trong bối cảnh nhu cầu mua Euro của các doanh nghiệp và dòng tiền đổ vào quyền chọn mua tăng cao. Đồng euro có thể vẫn còn dư địa để tăng cao khi đồng bạc Xanh đang tiếp tục giảm trong quý thứ hai; điều này có thể khiến các tài khoản dùng đòn bảy gặp nguy hiểm, trong khi họ đã giữ một lượng trạng thái short khổng lồ kể từ tháng 7
Có gì thay đổi trong mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF khi đại dịch dần qua đi?
IMF đã nâng dự đoán mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu với số liệu kỳ vọng tốt nhất trong 4 thập kỷ. Quỹ này đã nâng dự báo GDP của thế giới trong năm nay lên 6% từ mức 5.5% của tháng 1.
Số liệu dự đoán của Hoa Kỳ đã được nâng lên 6.4% từ mức 5.1% trước đó và của Trung Quốc lên 8.4% từ mức 8.1%. IMF cho biết, ngay cả khu vực đồng Euro với tiến trình phục hồi còn chậm trễ, vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 4.4% so với số liệu trước đó là 4.2%.
Fed Chicago: Còn rất lâu để Fed có thể đạt mục tiêu!
Chủ tịch Fed Chicago, ông Evans cho biết:
- Vẫn còn một chặng đường dài trước khi đạt được mục tiêu của Fed.
- Dự kiến chính sách sẽ được duy trì như hiện tại trong khoảng thời gian tới.
- Hy vọng rằng mục tiêu việc làm sẽ đạt được sớm, để đạt được mục tiêu lạm phát có thể khó khăn hơn.
- Nền kinh tế có nhiều động lực nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để hồi phục trở lại mức trước đại dịch.
- Chúng ta cần tăng lạm phát cao hơn và củng cố kỳ vọng lạm phát 2%.
BIden sẽ không can thiệp vào Fed!
Tổng thống Biden cho biết, Fed là một cơ quan độc lập với chính phủ, và ông sẽ không đưa ra bất kỳ lời khuyên gì đối với Cục Dự trữ Liên bang. Ông cũng nhấn mạnh rằng, ông rất khác biệt so với người tiền nhiệm Donald Trump, luôn gây áp lực lên Fed.
Số lượng việc làm mới tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 2 năm
Số lượng việc làm mới được tạo trong tháng 2 của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm tại 7.37 triệu, dẫn đầu từ một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch và cho thấy các nhà tuyển dụng đang sẵn sàng tăng cường tuyển dụng trong những tháng tới.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06/04: Lợi suất giảm gây áp lực nặng nề lên Dollar, chứng khoán điều chỉnh
Sau khi thiết lập các mức đỉnh lịch sử nhờ 3 phiên liên tiếp tăng điểm, thị trường chứng khoán đã điều chỉnh nhẹ trong phiên vừa rồi: Dow Jones giảm 0.29%, S&P 500 giảm 0.10% và Nasdaq giảm 0.05%.
Đồng bạc xanh tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp khi lợi suất tại Mỹ giảm, với lợi suất 10 năm giảm mạnh xuống 1.65%, chỉ số DXY giảm 0.29% xuống 92.30. Điều này giúp các đồng EUR và JPY tăng mạnh nhất nhóm G-7, lần lượt tăng 0.54% lên 1.1876 và 0.39% xuống 109.75 (USD/JPY). Chiều ngược lại, tâm lý rủi ro suy yếu đã khiến CAD chịu áp lực giảm 0.35%, AUD và NZD cũng chứng kiến sắc đỏ trước khi hồi phục trở lại vào cuối phiên. GBP yếu nhất nhóm G-7, giảm 0.55% xuống 1.3825.
Vàng tăng đáng kể lên mức $1,743/oz. Dầu tăng nhẹ lên $59.33/thùng.
ECB sẽ mở rộng quy mô PEPP nếu nền kinh tế quá tồi tệ
Thành viên ECB Pierre Wunsch cho biết:
- Mức tiết kiệm của các hộ gia đình trong năm 2020 và đầu năm 2021 đủ để giúp tiêu dùng cá nhân tăng vượt mức 2019 trong 3-5 năm."
- Chính sách của ECB phù hợp với các điều kiện tài chính như hiện tại.
- ECB chỉ có thể giữ các điều kiện tài chính ổn định trong vài tháng hoặc một năm.
- Nếu nền kinh tế được cải thiện mạnh mẽ, ECB sẽ thắt chặt trong tương lai.
- Nếu nền kinh tế xấu đi rõ ràng, ECB có thể mở rộng PEPP cho đến tháng 3 năm 2022.
Biden muốn đẩy nhanh tiến triển triển khai vaccine
Tổng thống Biden cho biết, vaccine sẽ được phân phối đến tay toàn bộ người dân Mỹ trước ngày 19/4, thay vì ngày 01/5 như kế hoạch trước kia. Ông cũng cho biết, 150 triệu liều vaccine đã được phân phối, tương đương với 40% số người dân Mỹ được tiêm chủng.
PTKT: Các vị thế Short USD/JPY được chốt lời khi tỷ giá tiến đến ngưỡng giá quan trọng!
Sau khi di chuyển trong phạm vi giữa MA 100 và MA 200, tỷ giá USD/JPY đã bứt phá thoát ra khỏi phạm vi này, giảm xuống 109.8. Tỷ giá cũng đã có lúc tiến đến mức 109.68, là mức Fibonaccci 50%, tại đây áp lực chốt lời xuất hiện và cặp tiền không thể vượt qua mức giá này để giảm sâu hơn. Đây vẫn là ngưỡng hỗ trợ tốt, trước ngưỡng sâu hơn là Fibonacci 61.8% tại 109.37, cũng là mức thấp nhất trong 1 tuần qua. 110.00/15 vẫn là kháng cự tốt cho giá.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Risk-off quay trở lại, Dollar giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Sau 3 phiên liên tiếp tăng điểm và cán mốc đỉnh cao lịch sử, thị trường chứng khoán đã "nghỉ ngơi" và các chỉ số điều chỉnh giảm nhẹ. Dow Jones giảm 0.16%, S&P 500 giảm 0.05%, Nasdaq đi ngang.
Điều này cũng khiến các tài sản rủi ro chịu áp lực, khi AUD và NZD lần lượt giảm 0.14% và 0.34%, CAD cũng giảm 0.21%. Chỉ số DXY giảm 0.12% xuống 92.46 khi lợi suất tiếp tục thoái lui, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống 1.68%. Điều này khiến USD/JPY suy yếu xuống mức 109.8, EUR/USD tăng 0.21% lên 1.1836.
Vàng tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần tại $1,738/oz. Dầu thô WTI tăng trở lại mức $60.22/thùng.
IMF nâng cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021
Quỹ tiền tệ Thế giới IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của mình, từ mức 5.5% lên 6.0% trong năm nay.
- 2021 sẽ là năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ 1976.
- Các quốc gia phát triển sẽ có tăng trưởng ở mức 5.1%, được nâng cấp từ mức 4.3% cũ.
- Các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6.7%, được nâng cấp từ mức cũ 6.3%.
Ngoài ra, một số dự báo khác được thể hiện trong hình dưới đây.