Doanh số nhà chờ bán tại Mỹ tháng 12 tăng so với tháng trước
- Doanh số nhà chờ bán: +2.2%. (Kỳ vọng: +0.7%, Trước đó: +2.0%)
- Doanh số bán nhà: 77.4 so với tháng trước
- Tỷ lệ bán nhà: 5.4% so với cùng kỳ năm trước
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên mở cửa
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ mở cửa giảm vào thứ Hai, với khối lượng giao dịch thấp và lo ngại về việc lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, ảnh hưởng đến đợt tăng trưởng mạnh cuối năm của chứng khoán.
Chỉ số Dow Jones giảm 128.3 điểm, tương đương 0.30%, xuống còn 42,863.86 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 50.2 điểm, tương đương 0.84%, xuống còn 5,920.67 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 261.6 điểm, tương đương 1.33%, xuống còn 19,460.41 điểm khi mở cửa.
Chỉ số PMI của Chicago tháng 12 thấp hơn kỳ vọng
- PMI Chicago: 36.9 (Kỳ vọng: 42.5, Tháng trước: 40.2)
Thị trường tiền điện tử giảm trước giờ mở cửa phiên Mỹ
Trước giờ mở cửa thị trường Mỹ vào thứ Hai, các đồng tiền mã hóa lớn đều giảm, trong bối cảnh EU bắt đầu áp dụng các quy định mới về các sàn giao dịch tiền điện tử, dẫn đến việc hủy niêm yết đồng stablecoin lớn nhất trên toàn khu vực.
Bitcoin giảm 0.2%, giao dịch ở mức $93,603. ETH giảm 0.4%, ở mức $3,405. Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu giảm 0.9% xuống còn 3.3 nghìn tỷ USD. Chỉ số thị trường CoinDesk giảm 1.1% trong 24 giờ qua.
Quy định "Thị trường tài sản mã hóa" (MiCA) của EU bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, thiết lập khung pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa hoạt động trong các quốc gia thuộc khối. Quy định này được kỳ vọng sẽ cải thiện sự ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư bằng cách khắc phục những lỗ hổng dữ liệu hiện tại và thống nhất các quy trình giám sát.
Đồng thời, đồng stablecoin lớn nhất là USDT của Tether sẽ bị hủy niêm yết trên hầu hết các sàn giao dịch ở châu Âu, do không đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ theo quy định mới.
Tại Mỹ, các quỹ ETF bitcoin trong tuần trước đã ghi nhận mức rút vốn hơn 387 triệu USD, khiến tổng tài sản còn lại giảm xuống 106.68 tỷ USD vào đầu tuần này, theo dữ liệu từ nền tảng nghiên cứu SoSoValue. Trong khi đó, 9 quỹ ETF ETH thu hút dòng vốn ròng 349.2 triệu USD, nâng tổng tài sản lên 12.11 tỷ USD.
Lịch kinh tế Mỹ tuần này:
- Hôm nay: Dữ liệu Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Chicago tháng 12 và chỉ số doanh số nhà chờ bán tháng 11.
- Thứ Ba: Dữ liệu giá nhà Case-Shiller và Chỉ số giá nhà từ FHFA cho tháng 10.
- Thứ Năm: Dữ liệu đơn vay mua nhà hàng tuần và số liệu thất nghiệp.
- Thứ Sáu: Dữ liệu chỉ số sản xuất tháng 12 từ Viện Quản lý Cung ứng ISM.
- Thị trường Mỹ sẽ nghỉ vào thứ Tư nhân dịp Tết Dương lịch
Doanh số nhà chờ bán là điểm sáng trong phiên tới
Hôm nay thị trường ngoại hối khá trầm lắng. Ngược lại, thị trường chứng khoán lại biến động khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm gần 1%.
Đây là lúc các nhà đầu tư điều chỉnh và tái cơ cấu danh mục đầu tư, nên những biến động hôm nay không quá đáng lo. Thời điểm đầu năm mới được dự đoán sẽ có xu hướng chốt lời ở những cổ phiếu tăng mạnh.
Lịch kinh tế hôm nay không có nhiều thông tin quan trọng lắm, có các báo cáo PMI Chicago vào 21h45, doanh số nhà chờ bán lúc 22h00 và báo cáo từ Fed Dallas lúc 22h30
DXY giảm vào phiên thứ Hai
Đồng USD giảm giá trước giờ mở cửa phiên Mỹ, mở đầu một tuần giao dịch trầm lắng do kỳ nghỉ năm mới vào thứ Tư.
Lịch công bố dữ liệu ngày thứ Hai bao gồm báo cáo PMI Chicago tháng 12 lúc 21h45, sau đó là dữ liệu doanh số nhà chờ bán tháng 11 lúc 22h00 và báo cáo sản xuất tháng 12 lúc 22h30.
-
GBP/USD: Tỷ giá tăng từ 1.2579 lên 1.2603 cuối phiên Mỹ hôm thứ Sáu và đạt 1.2561 vào sáng cùng ngày. Không có dữ liệu nào từ Anh vào thứ Hai. Cuộc họp tiếp theo của BoE dự kiến vào ngày 6/2.
-
USD/JPY: Tỷ giá giảm xuống 157.6150 cuối phiên Mỹ hôm thứ Sáu và 157.6272 vào sáng cùng ngày. Dữ liệu PMI sản xuất Nhật Bản tăng nhẹ hơn kỳ vọng trong tháng 12 nhưng vẫn cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế. Cuộc họp tiếp theo của BoJ dự kiến diễn ra vào ngày 23-24/1.
-
USD/CAD: Tỷ giá giảm từ 1.4416 xuống 1.4374 cuối phiên Mỹ hôm thứ Sáu và 1.4389 vào sáng cùng ngày. Không có dữ liệu nào từ Canada vào thứ Hai. Cuộc họp tiếp theo của BoC dự kiến vào ngày 29/1.
HĐTL chứng khoán Mỹ suy yếu trước thềm mở phiên
HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên giao dịch với khối lượng thấp vào thứ Hai, khi lợi suất trái phiếu kho bạc neo ở mức cao gây áp lực lên thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm
Trong đó, HĐTL Dow E-minis giảm 78 điểm, tương đương 0.18%, S&P 500 E-minis giảm 12.75 điểm, tương đương 0.21%, và Nasdaq 100 E-minis giảm 43.75 điểm, tương đương 0.20%.
Cổ phiếu tăng trưởng suy yếu trước giờ mở cửa thị trường với Tesla giảm 1.6%, Meta giảm 0.5%, trong khi công ty chip Broadcom mất giá 0.6% và Nvidia giảm 0.8%.
Thị trường dự kiến vẫn sẽ trầm lắng trong khoảng thời gian diễn ra kỳ nghỉ lễ Năm mới vào thứ Tư và có thể sẽ tiếp tục cho đến ngày 06/01. Vào cuối tuần, các nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ lưỡng báo cáo PMI từ Viện ISM báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Đội hình FOMC mới trong năm 2025 sẽ ra sao?
Mỗi năm, các chủ tịch Fed từ khu vực mới tham gia FOMC với tư cách là thành viên được quyền bỏ phiếu và năm 2025 chào đón Susan Collins (Fed Boston), Austan Goolsbee (Fed Chicago), Jeffrey Schmid (Fed Kansas City) và Alberto Musalem (Fed St. Louis). Họ thay thế các quan chức Raphael Bostic, Beth Hammack, Thomas Barkin và Mary Daly.
Tại sao điều này quan trọng: Sự kết hợp giữa quan điểm "hawkish" và "dovish" của các nhà hoạch định chính sách có thể tạo ra những thay đổi chính sách tinh tế. Lập trường "hawkish""của Jeffrey Schmid có thể làm suy yếusự sẵn sàng cắt giảm lãi suất của Fed, trong khi Austan Goolsbee, một người ôn hòa, có thể ủng hộ sự ổn định lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng.
Hiểu xu hướng của các thành viên bỏ phiếu là rất quan trọng để dự đoán hướng đi của thị trường. Dưới đây là xu hướng quan điểm của các quan chức:
- Hawkish: Schmid dẫn đầu, với Musalem và Collins nghiêng về phía diều hâu.
- Dovish: Xu hướng ôn hòa của Goolsbee khiến ông cần chú ý, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như công nghệ và hàng tiêu dùng.
- Trung lập: Powell, Williams và Hội đồng Thống đốc có thể sẽ duy trì cách tiếp cận cân bằng, tập trung vào dữ liệu lạm phát và lao động.
Có thể thấy, Ủy ban FOMC năm 2025 đang dần trở nên trung lập hơn với sự lãnh đạo của Powell sẽ tạo ra sự cân bằng. Tuy nhiên, sự pha trộn giữa hai luồng quan điểm đảm bảo rằng những điều bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Đối với các nhà đầu tư, chìa khóa là luôn linh hoạt và theo dõi các tín hiệu có thể hành động theo nhiều hướng chính sách và dữ liệu kinh tế.
Nhà lập pháp Hồng Kông đề xuất bổ sung Bitcoin vào kho dự trữ chiến lược
Một nhà lập pháp Hồng Kông muốn khu hành chính đặc biệt này tận dụng chính sách "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc để đưa Bitcoin vào dự trữ quốc gia vì an ninh tài chính.
Wu Jiexhuang,, thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nói với tờ báo Wen Wei Po rằngchính quyền Hồng Kông nên tận dụng tốt "một quốc gia, hai chế độ" và trước tiên hãy thử đưa Bitcoin vào quỹ ETF trước khi tiếp tục khám phá các cách khác để tăng lượng nắm giữ Bitcoin của Hồng Kông.
Ông này đã nhấn mạnh tiềm năng của Bitcoin trong việc thu hút nhân tài và đầu tư, đồng thời củng cố sự ổn định tài chính trong bối cảnh thị trường biến động. Ông nhấn mạnh rằng việc nắm giữ Bitcoin như một phần của dự trữ quốc gia có thể giảm thiểu sự gián đoạn do việc áp dụng rộng rãi hơn trên thị trường truyền thống, mang lại cho Hồng Kông lợi thế đi đầu.
"Nếu các cường quốc kinh tế lớn chủ động đưa Bitcoin vào dự trữ chiến lược, giá trị của Bitcoin sẽ ổn định hơn, khiến ngày càng nhiều quốc gia khác làm theo và giảm lượng nắm giữ tài sản truyền thống", ông Kiệt Trang nói. "Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm giá của tài sản truyền thống và sẽ thu hẹp dự trữ tài chính của chính phủ nắm giữ tài sản truyền thống", ông nói thêm.
Theo báo cáo, Trung Quốc hiện đang nắm giữ 190.000 Bitcoin thông qua nhiều nỗ lực tịch thu từ các vụ án khác nhau, khiến dự trữ Bitcoin của nước này chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
"Lạm phát đình đốn" có thể tiếp tục là tâm điểm trong năm 2025
Mặc dù chắc chắn mọi người sẽ không nghe thấy các quan chức ngân hàng trung ương thừa nhận điều đó. Tuy nhiên, những lời bàn tán về điều này vẫn sẽ tiếp diễn
Vương quốc Anh dường như đang dẫn đầu xu hướng đình trệ trong nền kinh tế, nhưng có một vài nền kinh tế lớn khác cũng đang xuất hiện những dấu hiệu. Đức và Úc là một trong số những quốc gia nổi bật, nhưng nếu các chính sách của Trump thực sự làm bùng phát áp lực giá cả ở Mỹ, khả năng lạm phát đình đốn cũng sẽ xảy ra tại đây
Sẽ rất thú vị khi xem cách mà các NHTW sẽ né tránh cụm từ này như thế nào và họ cố gắng chuyển hướng sự chú ý của mọi người ra sao. Nhưng xét đến triển vọng kinh tế trên toàn cầu như thế nào, đây là một từ mà mọi người có thể sẽ nghe thấy nhiều hơn vào năm 2025.
Lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tuần vừa qua giảm mạnh
- Lượng tiền gửi không kỳ hạn của SNB đến cuối ngày 27/12 ở mức 445.7 tỷ CHF, so với mức 456.5 tỷ CHF trước đó
- Tiền gửi không kỳ hạn trong nước đạt mức 436.4 tỷ CHF (Trước đó: 448 tỷ)
Đây là một sự sụt giảm đáng chú ý trong tiền gửi không kỳ hạn, với số liệu hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 2015. Sự biến động này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thanh khoản thấp, nhưng cũng có thể là do hành động của SNB trong tháng này. Sau khi SNB cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, những bên cho vay hiện gửi nhiều tiền mặt tại SNB hơn ngưỡng cho phép sẽ thấy số tiền vượt quá được hưởng lãi suất 0%
Mức tiền gửi không kỳ hạn cũng là một hình thức đo lường sự can thiệp ngoại hối của SNB, nhưng sự sụt giảm ở đây có vẻ như đi ngược lại quan điểm rằng họ (SNB) đang thấy đồng CHF quá mạnh.
Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Âu trước thềm kết thúc năm 2024
Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch thứ Hai. Chỉ số Eurostoxx 600 giảm khoảng 0.4% ngay sau giờ mở cửa, với tất cả các ngành và sàn giao dịch chính đều trong vùng tiêu cực. Các cổ phiếu thuộc nhóm công nghiệp, truyền thông và công nghệ dẫn đầu đà giảm.
Giao dịch dự kiến diễn ra với thanh khoản mỏng trong ngày thứ Hai khi các thị trường đồng loạt chuẩn bị khép lại năm cũ để nghỉ lễ Năm Mới.
Theo ước tính sơ bộ bởi Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha (INE), chỉ số HICP của nước này đã tăng lên 2.8% trong tháng 12, so với mức 2.4% ghi nhận vào tháng 11. Con số này cao hơn dự báo 2.6% từ khảo sát của Reuters.
Ngoài ra, lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng, cũng tăng lên 2.6% so với cùng kỳ năm trước, theo ước tính của INE.
Cập nhật này được đưa ra ngay sau phát biểu của ông Robert Holzmann, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, với tờ báo Áo Kurier cuối tuần qua. Ông Holzmann cho biết lộ trình cắt giảm lãi suất của ECB dự kiến sẽ chậm lại khi lạm phát vẫn "cứng đầu".
“Tôi không thấy khả năng tăng lãi suất vào lúc này,” ông nói. “Tuy nhiên, có thể việc cắt giảm lãi suất tiếp theo sẽ bị trì hoãn lâu hơn.”
Cùng lúc đó, các nhà lập pháp Ý đã thông qua ngân sách năm 2025, với mục tiêu đưa thâm hụt tài chính quốc gia về gần mức 3% để tuân thủ quy định của EU.
Trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Tài chính mới của Pháp, ông Eric Lombard, cho biết dự luật ngân sách năm 2025 sẽ nhắm đến mức thâm hụt khoảng trên 5%.
Tây Ban Nha: Dữ liệu CPI sơ bộ tháng 12 vượt dự báo
Theo dữ liệu được công bố từ INE:
- Dữ liệu CPI sơ bộ tháng 12: 2.8% (Dự đoán: 2.6%; Trước đó: 2.4%)
- Dữ liệu HICP tháng 12: 2.8% (Dự đoán: 2.6%; Trước đó: 2.4%)
Điều đáng chú ý là lạm phát lõi hàng năm (loại trừ giá năng lượng và thực phẩm) được cho là sẽ tăng lên 2.6%, từ mức 2.4% của tháng 11. Dưới đây là xu hướng lạm phát tại Tây Ban Nha:
Xu hướng giảm phát dường như đang chững lại khi năm 2024 khép lại. ECB từng nhận định rằng việc kiểm soát lạm phát sẽ không diễn ra suôn sẻ trong những giai đoạn cuối của năm, và dữ liệu này càng củng cố quan điểm đó. Nghi vấn hiện tại là liệu con đường "gập ghềnh" này sẽ kéo dài đến bao giờ trong năm 2025.
ECB: Cảnh báo về chiến tranh thương mại
Ông Klaas Knot, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại là rất đáng kể.
- Nếu Mỹ áp đặt thuế quan mới, Trung Quốc có thể tìm cách xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang EU.
- Điều này có thể dẫn đến áp lực giảm phát đặt sang châu Âu, tạo thêm thách thức cho nền kinh tế nơi đây.
- Các yêu cầu tăng lương lên tới 7% hiện nay không phù hợp với mục tiêu đưa lạm phát trở lại mức 2% của ECB.
Dù hiện tại vẫn chỉ là dự đoán, nhưng những thiệt hại đối với triển vọng kinh tế đã được phản ánh rõ ràng trong định giá thị trường. Vấn đề đặt ra lúc này là mức độ quyết liệt của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc thúc đẩy chiến tranh thuế quan và cách EU hoặc Trung Quốc sẽ phản ứng trước tình hình này.
Danh sách các thành viên có quyền bỏ phiếu tại Fed năm 2025
Năm 2025, danh sách các thành viên có quyền bỏ phiếu tại Fed gồm:
- Jerome Powell (Chủ tịch Fed)
- John Williams (Phó Chủ tịch Fed, Chủ tịch Fed New York)
- Michael Barr (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Michelle Bowman (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Lisa Cook (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Philip Jefferson (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Adriana Kugler (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Christopher Waller (Thành viên Hội đồng Thống đốc)
- Susan Collins (Chủ tịch Fed Boston)
- Austan Goolsbee (Chủ tịch Fed Chicago)
- Jeffrey Schmid (Chủ tịch Fed Kansas City)
- Alberto Musalem (Chủ tịch Fed St. Louis)
Dự báo hiện tại cho thấy Fed có khả năng tăng cường lập trường "hawkish" trong năm tới. Điều này được phản ánh qua biểu đồ dot plots gần đây và kế hoạch tạm dừng điều chỉnh lãi suất vào tháng 1/2025.
Đối với các thành viên mới tham gia quyền bỏ phiếu, Jeffrey Schmid được coi là người có lập trường "hawkish" nhất trong số bốn người, mặc dù vẫn chưa thể so sánh với Hammack. Austan Goolsbee lại nghiêng nhiều hơn về phía lập trường "dovish". Alberto Musalem và Susan Collins có quan điểm gần với nhóm trung lập nhưng hơi nghiêng về phía "hawkish", đặc biệt là Musalem.
Sự tập trung đã chuyển hướng từ dữ liệu lạm phát sang dữ liệu thị trường lao động. Tuy nhiên, trong năm tới, các dữ liệu này dự kiến sẽ được cân bằng, đặc biệt là khi áp lực giá cả dường như đã chững lại hoặc chí ít là sẽ gặp khó khăn để đạt tới mức mục tiêu 2% trong bối cảnh những đe dọa về thuế của chính quyền Trump.
Thị trường "án binh bất động" khi năm 2024 dần khép lại
Vào đầu tuần, các cặp tiền tệ chính vẫn dao động trong biên độ hẹp khi khối lượng giao dịch sụt giảm trước thềm năm 2024 kết thúc. Dữ liệu đáng chú ý trong lịch kinh tế Mỹ ngày thứ Hai gồm doanh số bán nhà đang xử lý tháng 11 và chỉ số PMI Chicago tháng 12.
Tuần trước, chỉ số DXY đã khép lại với mức tăng nhẹ. Bắt đầu tuần mới, chỉ số này tiếp tục giữ ổn định quanh mốc 108.00. Trong khi đó, HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch ở vùng tiêu cực sau khi các chỉ số chính của Phố Wall ghi nhận mức giảm lớn vào phiên thứ Sáu tuần trước.
Theo ông Phan Công Thắng, Thống đốc PBoC, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trung bình của các ngân hàng Trung Quốc hiện ở mức khoảng 6.6%. Ông cũng nhấn mạnh rằng, so với các NHTW tại các nền kinh tế lớn khác, mức này vẫn còn dư địa để điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Trong phiên sáng châu Âu ngày thứ Hai:
- Cặp AUD/USD tăng nhẹ và hiện giao dịch trong vùng tích cực, gần mức 0.6250.
- Cặp EUR/USD không có xu hướng rõ ràng trong phiên giao dịch tuần trước và hiện duy trì ổn định trên ngưỡng 1.0400.
- Cặp GBP/USD dao động trong biên độ hẹp ngay dưới mức 1.2600 sau khi tăng nhẹ trong phiên thứ Sáu.
- Sáng thứ Hai, XAU/USD vẫn chưa có động lực bứt phá nhưng duy trì vững chắc trên ngưỡng 2,600 USD.
- Cặp USD/JPY giữ vững đà tăng và ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp. Trong phiên sáng châu Âu, cặp tiền này giao dịch khá trầm lắng quanh mức 158.00.
Cổ phiếu Nissan giảm mạnh trước lo ngại về thỏa thuận với Honda
Cổ phiếu của Nissan tiếp tục giảm, với tổng mức giảm trong hai ngày có thể lên tới 13%. Đà lao dốc này được cho là đến từ lo ngại về các điều khoản của thỏa thuận dự kiến giữa hãng xe này và Honda, khiến nhà đầu tư nhận được tỷ lệ sở hữu thấp hơn trong công ty cổ phần chung.
Trong phiên châu Á ngày thứ Hai, cổ phiếu Nissan giảm tới 6.7%. Trước đó, cổ phiếu hãng này đã tăng hơn 60% kể từ ngày 17/12, một ngày trước khi thông tin về thỏa thuận được công bố. Tuy nhiên, đến ngày 27/12, cổ phiếu bắt đầu lao dốc khi nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang tỷ lệ khởi điểm của liên doanh giữa Honda và Nissan. Việc chốt lời trong phiên giao dịch cuối cùng của năm cũng góp phần làm tăng áp lực bán.
Theo thông báo ngày 23/12, Nissan – một trong những hãng xe Nhật Bản đang gặp khó khăn – dự kiến thành lập và niêm yết công ty cổ phần chung với Honda vào tháng 8/2026. Các điều khoản chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được xác định, nhưng tỷ lệ chuyển đổi cổ phần sẽ dựa trên giá cổ phiếu của hai hãng, theo tuyên bố từ các công ty. Báo cáo từ Nikkei ngày 27/12 ước tính tỷ lệ cổ phần Honda-Nissan sẽ là 5:1.
Ông Kazuhiro Sasaki, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Phillip Securities Japan, nhận định rằng sự thất vọng của các nhà đầu tư, những người kỳ vọng một tỷ lệ chuyển đổi có lợi hơn cho Nissan, có thể đã phản ứng bằng một làn sóng bán tháo cổ phiếu của hãng này.
USD/JPY phục hồi trở lại sát mức 158.00
Không lâu sau khi giảm xuống gần 157.60 do dữ liệu PMI Nhật Bản vượt dự báo, USD/JPY đã phục hồi trở lại gần mốc 158.00.
USD vẫn mạnh vì Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn vào năm tới, điều này ngăn cản USD/JPY giảm sâu hơn nữa.
Bitcoin giảm mạnh vào những ngày cuối cùng của năm 2024
Chỉ số Crypto Fear & Greed, một chỉ báo theo dõi tâm lý thị trường đối với Bitcoin và tiền điện tử, đã giảm trở lại mức tháng 10 trong bối cảnh Bitcoin sụt giảm vào những ngày cuối năm 2024. Chỉ số này đạt điểm 65 theo bản cập nhật mới nhất vào ngày 30 tháng 12, mức thấp nhất kể từ ngày 15/10. Chỉ số này đã duy trì trên 70 trong tháng 11 và tháng 12, đặc biệt sau chiến thắng của Donald Trump và sự thành công của các chính trị gia ủng hộ tiền điện tử trong cuộc bầu cử Mỹ.
Giá Bitcoin hiện khoảng 93,000 USD, giảm 13.7% trong 12 ngày qua.
USD/JPY giảm nhờ dữ liệu ủng hộ BoJ tăng lãi suất
- USD/JPY giảm nhẹ xuống 157.75 khi các nhà giao dịch kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 1.
- Chỉ số PMI sản xuất Jibun của Nhật Bản đạt 49.6 vào tháng 12, vượt dự kiến 49.5.
Giá vàng tăng lên 2,625 USD/oz
XAU/USD đã tăng trong sáng nay, được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn trước khi Trump nhậm chức
Ngày 9/1/2025 sẽ là Ngày quốc tang của Mỹ dành cho Cựu Tổng thống Carter
Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã thông báo rằng Thứ năm ngày 9/1/2025 sẽ là Ngày quốc tang của Mỹ dành cho Cựu Tổng thống Jimmy Carter
- Những người lao động lđược nghỉ làm trong ngày này
- Thị trường chứng khoán và trái phiếu đóng cửa
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu mừng năm mới
Xinhua đưa tin:
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu mừng năm mới, dự kiến vào lúc 6:00 ngày 31/12
Thống đốc PBoC Pan Gongsheng: NHTW vẫn còn dư địa để hạ lãi suất
Tuyên bố của Thống đốc PBoC Pan Gongsheng:
- Cần tăng cường điều chỉnh chính sách tiền tệ
- Tỷ lệ dự trữ tiền gửi trung bình của các ngân hàng Trung Quốc là khoảng 6.6%
- So với NHTW ở các nền kinh tế lớn khác, mức này vẫn còn dư địa để điều chỉnh
PBoC sẽ không cắt giảm lãi suất quá nhiều, quá sớm vì đồng nhân dân tệ yếu vẫn là mối lo ngại đối với họ.
Cập nhật thị trường phiên Á
Đây là một phiên giao dịch khá trầm lắng với các kỳ nghỉ lễ không chính thức làm giảm bớt sự quan tâm và hoạt động giao dịch.
Tin tức và luồng dữ liệu khá nhẹ. Chỉ số PMI Sản xuất của Nhật Bản trong tháng 12 được xác nhận vẫn đang trong tình trạng thu hẹp, mặc dù chỉ số này đã cải thiện so với tháng 11.
Thống đốc PBoC Pan Gongsheng cho biết NHTW vẫn còn dư địa để hạ lãi suất. Một hạn chế mà NHTW đang phải đối mặt là đồng nhân dân tệ yếu. Ngân hàng sẽ coi việc tiếp tục giảm lãi suất là làm tăng khả năng dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, điều mà họ muốn tránh.
Trong tin tức vào cuối tuần, chính quyền trung ương Trung Quốc đã kêu gọi các chính quyền địa phương phát tiền mặt trước kỳ nghỉ lễ năm mới để thúc đẩy nhu cầu trong nền kinh tế.
Cập nhật USD/JPY:
Chỉ số PMI Sản xuất chính thức tháng 12 của Nhật Bản vượt qua dữ liệu sơ bộ
Chỉ số PMI Sản xuất chính thức tháng 12 của Nhật Bản ở mức 49.6.
Chỉ số PMI Sản xuất của Nhật Bản cho tháng 12 năm 2024 cải thiện so với số liệu sơ bộ ở mức 49.4 và dữ liệu của tháng 11 ở mức 49.0. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở trong mức thu hẹp.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.12: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Hoa Kỳ với đợt bán tháo trên diện rộng, DXY mất "đà", Vàng suy yếu khi lợi suất TPCP chạm đỉnh 7 tháng
Niềm vui ngày lễ của Phố Wall đã kết thúc đột ngột vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa ở mức thấp hơn trong đợt bán tháo trên diện rộng, ảnh hưởng đến cả các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng, những động lực chính của thị trường trong tuần giao dịch bị rút ngắn. Chỉ số Dow Jones giảm 333.59 điểm xuống 42,992.21. Chỉ số S&P 500 giảm 66.75 điểm, đóng cửa ở mức 5,970.84, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 298.33 điểm, đóng cửa ở mức 19,722.03. Động thái này đã đánh dấu phiên sụt giảm thứ 10 liên tiếp của Dow Jones, chuỗi thua lỗ tồi tệ nhất kể từ năm 1974. Ông Michael Reynolds, Phó Chủ tịch bộ phận chiến lược đầu tư tại Glenmede cho biết: "Hôm nay có vẻ như có khá nhiều hoạt động chốt lời trên diện rộng. Chúng ta đã trải qua hơn hai năm trong một thị trường bullish khá mạnh, vì vậy, thực sự không có gì ngạc nhiên khi thấy một số người chốt lời và cân bằng lại danh mục đầu tư của họ trước năm mới". Nhấn mạnh chủ đề chốt lời, cổ phiếu của 45 công ty có thành tích tốt nhất trong năm cho đến nay trên S&P 500 đều sụt giảm vào thứ Sáu. Đợt bán tháo đã ngăn cản động thái "bullish Ông già Noel", trong đó cổ phiếu thường tăng trong năm phiên cuối cùng của tháng 12 và hai phiên đầu tiên của tháng 1. Theo Niên giám của Nhà giao dịch chứng khoán, kể từ năm 1969, S&P 500 đã tăng trung bình 1.3%. Phiên giao dịch của thứ Năm ám chỉ đà tăng trưởng đang chững lại, với cả S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận mức giảm nhỏ để chấm dứt chuỗi bullish kéo dài nhiều phiên. Cổ phiếu Mag7, vốn là động lực chính thúc đẩy đợt bullish năm 2024 của thị trường, cũng bị cuốn vào đợt bán tháo vào thứ Sáu. Trong ngày thứ hai liên tiếp, Tesla dẫn đầu nhóm bearish, giảm 5%. Nvidia giảm 2.1% trong khi Alphabet, Amazon và Microsoft đều giảm hơn 1.5%. Tất cả 11 lĩnh vực chính của S&P đều giảm. Những cổ phiếu có hiệu suất kém nhất vào thứ Sáu là ba cổ phiếu dẫn đầu năm 2024: hàng tiêu dùng tùy ý, công nghệ thông tin và dịch vụ truyền thông. Bộ ba này đã giảm từ 1.1% đến 1.9% trong ngày. Bất chấp sự sụt giảm của thứ Sáu, cả ba chỉ số chính của Hoa Kỳ đều ghi nhận mức tăng trong tuần. Trong tuần, S&P 500 tăng 0.7%, Dow tăng nhẹ 0.36% và Nasdaq tăng 0.75%. Khối lượng giao dịch trong tuần lễ ngắn ngày do kỳ nghỉ Giáng Sinh đã thấp hơn mức trung bình của sáu tháng qua và có khả năng sẽ vẫn ở mức thấp cho đến ngày 6 tháng 1.
- Dow Jones -0.77%
- S&P 500 -1.11%
- Nasdaq -1.49%
USD suy yếu vào thứ Sáu khi kết thúc tuần giao dịch thưa thớt vì kỳ nghỉ lễ, trong khi đồng yên dao động gần mức thấp nhất trong năm tháng khi các nhà giao dịch cân nhắc thông điệp trái ngược từ Fed và BoJ. Các nhà giao dịch đang đặt cược rằng lãi suất của Hoa Kỳ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, khiến lợi suất TPCP tăng cao hơn trong những tuần gần đây và do đó thúc đẩy USD so với các loại tiền tệ chính khác. Chỉ số DXY đã giảm 0.1% trong ngày xuống mức 108.02. Chỉ số này đã duy trì ở mức quanh 108 trong suốt cả tuần và vẫn dao động gần mức cao nhất trong hai năm là 108.54. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói vào đầu tháng này rằng các quan chức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ "thận trọng" về việc cắt giảm thêm sau khi giảm lãi suất 25 bps như dự kiến. Trong tháng, chỉ số DXY tăng 2%, đưa mức tăng trong năm lên 6.4%. Ngược lại, BoJ đã có cách tiếp cận "dè dặt" với việc tăng lãi suất trong bối cảnh bất ổn về các kế hoạch kinh tế của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump. Điều này đã kéo đồng yên xuống, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 7 vào thứ Năm. Vào thứ Sáu, USD/JPY giảm 0.1% xuống 157.75. Các quan chức Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ đồng yên trong năm nay nhưng đồng tiền này vẫn đang trên đà giảm trong năm thứ tư liên tiếp. EUR/USD đi ngang ở mức 1.0426, nhưng vẫn hướng đến mức giảm 1.3% trong tháng 12. GBP/USD tăng lên mức 1.2566 và đang trên đà giảm 1.4% trong tháng. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được thiết lập để kết thúc tuần gần mức thấp nhất trong 13 tháng. Đồng tiền này đã chịu ảnh hưởng do mối đe dọa về thuế quan bổ sung của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc dưới thời Trump.
- Chỉ số DXY -0.07%
- EURUSD đi ngang
- GBPUSD +0.41%
- AUDUSD -0.13%
- NZDUSD +0.15%
- USDJPY -0.08%
- USDCHF +0.29%
- USDCAD +0.05%
Giá vàng giảm vào thứ Sáu khi lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại này. Giá vàng giảm 0.7% xuống 2,615.99 USD/ounce. "Lợi suất TPCP tăng một chút ở đây và vàng sẽ vẫn chịu áp lực cho đến hết ngày hôm nay", ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, giá vàng đã tăng 28%, đạt mức cao kỷ lục tại 2,790.15 USD/ounce vào ngày 31 tháng 10. Đợt bullish này được thúc đẩy bởi chu kỳ nới lỏng lãi suất của Fed và căng thẳng địa chính trị toàn cầu gia tăng. Lợi suất TPCP đã tăng trở lại vào thứ Sáu, dao động gần mức cao nhất trong bảy tháng. Lợi suất 10y tăng 4 bps lên mức 4.626%. Lợi suất 2y tăng nhẹ hơn một chút lên mức 4.318%. Giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Sáu và ghi nhận mức tăng trong tuần với khối lượng giao dịch thấp trước thềm cuối năm, được hỗ trợ bởi lượng dầu thô tồn kho của Hoa Kỳ giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước. Dầu thô WTI tăng 0.81% lên 70.18 USD/thùng.
Cập nhật phiên Mỹ: DXY tăng vọt, giá vàng lao dốc
Phiên Mỹ tiếp tục cho thấy khẩu vị rủi ro suy giảm, các chỉ số chứng khoán chính đều chìm trong sắc đỏ:
-
Chỉ số Dow Jones (DJIA) giảm 361.94 điểm, tương ứng 0.84%, xuống mức 42,963.86.
-
NASDAQ, nơi tập trung các cổ phiếu công nghệ, giảm mạnh 431.38 điểm, tương ứng 2.15%, còn 19,588.98.
-
S&P 500, đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ với 500 công ty lớn, giảm 83.24 điểm, tương đương 1.38%, còn 5,954.35.
-
Russell 2000, chỉ số đại diện cho các công ty vốn hóa nhỏ, cũng giảm 18.8 điểm (0.82%) xuống còn 2,261.39.
Chỉ số DXY tăng mạnh trong phiên lên 108.100.
Giá vàng lao dốc xuống dưới mức 2,620 USD/oz.
Bitcoin lao dốc xuống dưới 95,000 USD.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Cổ phiếu công nghệ và ngành hàng tiêu dùng theo chu kì lao dốc
📉 Ngành công nghệ: Chịu áp lực đáng kể
Trong toàn bộ ngành công nghệ, thị trường ghi nhận sự sụt giảm trên diện rộng. Cổ phiếu của các công ty chủ chốt như Microsoft (MSFT) giảm 0.79%, cổ phiếu Nvidia (NVDA) giảm tới 1.02%, cho thấy tâm lý thị trường đang khá bi quan.
🚗 Sự thụt lùi của ngành hàng tiêu dùng theo chu kì lao dốc
Ngành hàng tiêu dùng theo chu kì cũng lao dốc, cổ phiếu Tesla (TSLA) giảm 1.37%. Home Depot (HD) giảm 0.74%, do sự bất ổn của người tiêu dùng tác động đến ngành bán lẻ và ô tô.
🏦 Tâm lý trái chiều trong ngành tài chính
Cổ phiếu Visa (V) chứng kiến mức giảm nhẹ 0.41%, JPMorgan Chase (JPM) giảm 0.62%. Những thay đổi này phản ánh triển vọng khác nhau của các nhà đầu tư trong bối cảnh môi trường kinh tế không chắc chắn.
🏥 Ngành chăm sóc sức khỏe vẫn giữ vững vị thế
Ngành chăm sóc sức khỏe cho thấy sự ổn định. Lilly (LLY) chứng kiến mức giảm khiêm tốn 0.59%, trong khi Johnson & Johnson (JNJ) chỉ giảm 0.12%.
Hàng tồn kho bán buôn của Hoa Kỳ bất ngờ giảm trong tháng 11
- Hàng tồn kho bán buôn của Mỹ trong tháng 11 giảm 0.2%, ước tính +0,2%
- Hàng tồn kho bán buôn trong tháng 11 ở mức 901.6 tỷ USD, giảm 0.2% so với tháng 10 và tăng 0.9% so với tháng 11/2023.
- Hàng tồn kho bán lẻ trong tháng 11 ở mức 827.5 tỷ USD, tăng 0.3% so với tháng 10 và tăng 7.2% so với tháng 11/2023.
- Hàng tồn kho bán lẻ không tính ô tô tăng 0.6% trong tháng 11
Cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ thâm hụt nhiều hơn dự kiến
- Cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ thâm hụt 102.86 tỷ USD trong tháng 11, ước tính 100.6 tỷ USD
- Xuất khẩu: Tăng lên 176.4 tỷ USD vào tháng 11, cao hơn 7.4 tỷ USD so với tháng 10.
- Nhập khẩu: Tăng lên 279.2 tỷ USD vào tháng 11, cao hơn 12.0 tỷ USD so với tháng 10.
Tổng thống đắc cử Trump sẽ tập trung vào việc đưa nhiều ngành sản xuất trở lại Mỹ hơn với ưu đãi là giảm thuế nếu hàng hóa được sản xuất tại quốc gia này.
Goldman Sachs: Fed sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần vào năm tới
Dự đoán của Goldman Sachs:
- Fed sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất vào tháng 3 năm 2025.
- Hai lần cắt giảm 25 điểm cơ bản nữa dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 và tháng 9, đưa lãi suất xuống 3.5%-3.75%.
- Dự kiến dòng tiền chảy ra khỏi bảng cân đối kế toán sẽ chậm lại vào tháng 1/2025 và dừng hẳn vào quý II/2025.
Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ:
- GDP dự kiến tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2025, nhờ tăng trưởng thu nhập thực tế mạnh mẽ và điều kiện tài chính nới lỏng.
- Mức tăng của PCE lõi dự kiến sẽ chậm lại xuống 2.4% vào cuối năm 2025.
- Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giảm dần, đạt 4.0% vào cuối năm 2025.
Triển vọng kinh tế toàn cầu:
- Tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến đạt 2.7% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2025, nhờ vào việc nới lỏng các điều kiện tài chính và tăng thu nhập khả dụng.
- Khu vực đồng euro: ECB dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất cho đến giữa năm 2025.
- Trung Quốc: Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm lại còn 4.5% do những thách thức trong nước.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
Vào thứ Sáu, chứng khoán châu Âu tăng điểm sau khi thị trường này mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Chỉ số Eurostoxx 600 tăng gần 0.4%, với hầu hết các ngành và sàn giao dịch chính đều được lan tỏa trong sắc xanh.
Cổ phiếu ngành y tế dẫn đầu mức tăng, nổi bật cổ phiếu Novo Nordisk tăng 2%. Công ty dược phẩm Đan Mạch này tiếp tục phục hồi sau đợt bán tháo lớn trước đó, khiến cổ phiếu giảm 20% chỉ trong một phiên giao dịch vào tuần trước.
Cổ phiếu của công ty vận tải dầu Frontline cũng ghi nhận mức tăng 3%, trong bối cảnh giá dầu thô đang trên đà tăng hàng tuần. Đà tăng này được cho là đến từ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới – được Ngân hàng Thế giới điều chỉnh tăng, cùng với cam kết từ Bắc Kinh về các gói kích thích tài khóa mới.
Công ty dầu khí Na Uy Vår Energi cũng nằm trong nhóm dẫn đầu chỉ số Eurostoxx 600 khi tăng 3.2%.
Cùng lúc đó, công ty trò chơi trực tuyến Thụy Điển Evolution tăng khoảng 3.9%, phục hồi từ mức giảm đầu tuần. Trước đó, công ty này đã bị Ủy ban Cờ bạc Vương quốc Anh đưa vào diện xem xét vì liên kết với các nhà điều hành không có giấy phép.
Tuy nhiên, cổ phiếu Delivery Hero đi ngược lại so với xu hướng thị trường, giảm 5% sau khi cơ quan chống độc quyền Đài Loan chặn thỏa thuận trị giá 950 triệu USD của Uber nhằm mua lại mảng kinh doanh Foodpanda của công ty này.
Nga cảnh báo Mỹ và chính quyền Trump về động thái tái thử nghiệm hạt nhân
Vào thứ Sáu, người phụ trách kiểm soát vũ khí của Nga đã cảnh báo chính quyền sắp tới của Donald Trump không được tái thực hiện các cuộc thử nghiệm hạt nhân. Đồng thời, họ nhấn mạnh rằng Moscow sẽ để ngỏ động thái của mình trước lập trường mà họ gọi là "cực kỳ thù địch" từ phía Washington.
Việc hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới tái thực hiện các thử nghiệm hạt nhân sẽ mở ra một tân kỷ nguyên "tăm tối" với gần 80 năm kể từ khi Mỹ thử nghiệm quả bom hạt nhân đầu tiên tại Alamogordo, New Mexico vào tháng 7 năm 1945.
Hiện nay, Nga, Mỹ và Trung Quốc đều đang tiến hành các chương trình hiện đại hóa diện rộng với kho vũ khí hạt nhân của mình, trong bối cảnh các hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang dần kết thúc.
Tổng thống Đức giải tán Quốc hội, kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 23/2
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã chính thức giải tán Quốc hội và ấn định cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2. Ngoài ra, ông cũng đã phê duyệt lịch trình do Thủ tướng Olaf Scholz đề xuất sau khi ông chấm dứt liên minh cầm quyền vào tháng trước.
Thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), ông Scholz, đã chấm dứt liên minh ba đảng với Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) sau khi sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của FDP do mâu thuẫn về vấn đề ngân sách của chính phủ.
Quyết định bất ngờ này đã khiến Scholz mất đi đa số ủng hộ trong Hạ viện và mở đường cho một cuộc bầu cử quốc gia diễn ra sớm hơn bảy tháng so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của ông.
Chỉ còn chưa đầy hai tháng trước ngày bầu cử. Theo kết quả của các cuộc thăm dò, phe bảo thủ đối lập dưới sự lãnh đạo của Friedrich Merz đang nhận được phần đông sự ủng hộ. Trong khi đó, SPD của Scholz xếp thứ ba, sau cả đảng cực hữu AfD, và Đảng Xanh đứng ở vị trí thứ tư.
Kỳ vọng nào giành cho "tháng giao dịch tốt nhất" của vàng trong năm 2025?
Giá vàng đã tăng hơn 27% trong năm 2024, nhưng diễn biến từ giá vàng có vẻ như đã chững lại kể từ tháng 11. Một trong những nguyên nhân giải thích điều này chính là kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, khi Cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, dẫn đến những thay đổi trong kỳ vọng chính sách của Fed trong năm tài khóa 2025 sắp tới. Đà tăng trưởng mạnh mẽ của USD cũng góp phần kiềm chế đà tăng của vàng – ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Tháng 12, vốn được xem là thời điểm "nóng" của giá vàng, dường như không duy trì được chuỗi tăng trưởng này. Tuy nhiên, mọi sự chú ý đang hướng đến tháng 1. Đây là thời điểm mà giá vàng thường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm. Theo dữ liệu mùa vụ, tháng 1 là tháng tốt nhất đối với giá vàng trong thập kỷ qua. Nhưng kể từ đại dịch COVID-19, xu hướng này có vẻ như đã không còn mạnh mẽ như trước. Theo một số ý kiến, việc tích trữ vàng trong tháng 12 để đón đầu xu hướng tăng trưởng có thể được coi là một phần lý do. Ngoài ra, những khó khăn kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn vừa rồi cũng có thể tác động đến đà tăng của giá vàng. Dẫu vậy, nhu cầu mua vàng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán vẫn luôn được coi là yếu tố thúc đẩy.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn duy trì vị thế là một trong những quốc gia tích trữ vàng lớn nhất trong 12 tháng qua, bất chấp các dữ liệu cho thấy sức mua từ NHTW không quá nổi bật.
Dự báo về các tháng tới, một số yếu tố có thể tạo áp lực lên giá vàng trong những ngày đầu năm mới. Yếu tố đầu tiên là tâm lý thị trường vẫn chịu ảnh hưởng từ lập trường hawkish của Fed trong tuần trước. Điều này đã hỗ trợ đồng USD và có thể tạo đà cho các thị trường khác khi bước sang năm mới.
Thứ hai, từ góc độ phân tích kỹ thuật, giá vàng đã gặp khó khăn trong tuần qua khi lần đầu tiên trong hơn một năm, giá giảm xuống dưới mức đường trung bình động 100 ngày. Tuy nhiên, lực mua đã xuất hiện trở lại, giúp giá phục hồi trong những phiên gần đây. Mức hỗ trợ quan trọng hiện tại được xác định ở 2,616 USD/oz, và giá hiện đang giao dịch ở khoảng 2,635 USD/oz.
Điều kiện thanh khoản thấp khiến đánh giá về các xu hướng sắp tới khó có thể chính xác. Tuy nhiên, đây sẽ là mức quan trọng cần theo dõi khi thị trường trở lại trạng thái bình thường vào tuần tới.
Hàn Quốc: Hai nhà lãnh đạo bị luận tội trong vòng một tháng cuối năm
Quốc hội Hàn Quốc đã luận tội quyền Tổng thống của Thủ tướng Han Duck Soo. Đây là một đòn mạnh mẽ giáng thẳng vào bộ máy chính phủ vốn đã chao đảo sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ chức vụ cách đây chưa đầy hai tuần vì sắc lệnh thiết quân luật của ông.
Theo Chủ tịch Quốc hội Woo Won Shik, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu 192-0 ủng hộ việc luận tội Thủ tướng Han Duck Soo vào thứ Sáu. Trước cuộc bỏ phiếu, ông cũng cho biết rằng chỉ cần phải có đa số phiếu trong tổng số 300 phiếu quốc hội để thông qua động thái này, thay vì cần có hai phần ba số phiếu để đình chỉ Tổng thống.
Đây là lần đầu tiên một quyền Tổng thống bị luận tội ở Hàn Quốc. Thủ tướng Han Duck Soo đảm nhận vai trò này sau khi Yoon Suk Yeol bị quốc hội luận tội vì quyết định áp đặt thiết quân luật vào ngày 3 tháng 12, một động thái bị bãi bỏ sáu giờ sau đó.