Microsoft tuyên bố rót 2.2 tỷ USD vào Malaysia nhằm phát triển điện toán đám mây và AI
Microsoft đã công bố khoản đầu tư 2.2 tỷ USD trong bốn năm tại Malaysia để mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ hợp tác với chính phủ Malaysia để thành lập Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo và cải thiện năng lực an ninh mạng của quốc gia này
Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 32 năm của Microsoft tại Malaysia. Khoản đầu tư bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI, tạo cơ hội đào tạo kỹ năng AI cho 200,000 người và hỗ trợ các nhà phát triển,
Sau cuộc gặp với Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella vào ngày 2 tháng 5, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố khoản đầu tư này phù hợp với những nỗ lực của Malaysia nhằm nâng cao năng lực AI của mình.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Kearney, AI được dự đoán sẽ đóng góp 1 nghìn tỷ USD vào GDPi của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Malaysia chiếm khoảng 115 tỷ USD.
Bảng cân đối của BOJ cho thấy Nhật Bản có thể đã can thiệp vào thị trường ngoại hối
Theo ước tính từ Bloomberg, Nhật Bản có thể đã chi từ 3,260 tỷ đến 3,660 tỷ JPY cho hoạt động can thiệp này.
Bảng cân đối kế toán dự kiến của BOJ cho thấy khoản thâm hụt 4,360 tỷ JPY trong khoản mục ngân quỹ kho bạc. Và nếu bù trừ con số này với mức phí giao dịch từ 700 đến 1,100 tỷ từ các công ty môi giới trên thị trường tiền tệ, thì số tiền còn lại sẽ tương ứng với số tiền mà chính phủ Nhật có thể đã sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Cập nhật phiên Âu: CHF tăng mạnh sau báo cáo CPI Thụy Sĩ chạm đỉnh 4 tháng, các nước lớn tại Eurozone chưa thể thoát khỏi suy thoái sản xuất
Lịch trình kinh tế đầu phiên Âu hôm nay khá sôi động, với loạt báo cáo PMI tại khu vực đồng Euro và báo cáo CPI Thụy Sĩ cao hơn dự báo.
Lạm phát Thụy Sĩ chạm đỉnh 4 tháng (1.4% so với dự báo 1.1% và mức 1% của tháng 3). Mặc dù giá tiêu dùng tăng mạnh, nhưng số liệu này phù hợp với dự báo 1.4% mà các nhà hoạch định chính sách SNB đưa ra cho quý II. USDCHF giảm mạnh hơn 50pip xuống 0.9100 sau khi dữ liệu được công bố, gây áp lực lên USD khiến chỉ số DXY giảm hơn 13pip, nhưng hiện đã phục hồi hoàn toàn.
Tây Ban Nha tiếp tục tỏa sáng với tư cách là quốc gia có thành tích dẫn đầu trong số các nước lớn thuộc khu vực đồng Euro (52.2 so với dự báo 51.3), với xu hướng tăng trưởng được duy trì kể từ tháng 2 và 3 nhờ sự cải thiện liên tục về nhu cầu cả trong nước và quốc tế. Động lực tích cực này hoàn toàn trái ngược với những kết quả yếu kém được chứng kiến ở Đức, Pháp và Ý. Tuy nhiên, nhờ bối cảnh toàn cầu thuận lợi, nhiều người dự đoán rằng sự chênh lệch này sẽ dần dần thu hẹp trong những tháng tới. Chỉ số toàn phần vẫn nằm sâu trong vùng suy thoái trong tháng 4, số lượng đơn đặt hàng mới thậm chí còn giảm nhanh hơn trước và thay vì bổ sung thêm hàng tồn kho đã mua, chúng lại tiếp tục cạn kiệt. EURUSD tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0728, nhưng hiện đã đảo chiều giảm xuống 1.0700 sau báo cáo PMI Đức - Pháp yếu kém.
Trên thị trường FX, hiện CHF và các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng, trong khi JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính. Vàng giảm hơn $15.2 xuống dưới $2305/oz dù lợi suất giảm nhẹ khắp các kỳ hạn, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 2.3bp và 2bp xuống 4.94% và 4.61%. Dầu thô tăng nhẹ $0.60 lên $79.65/thùng sau pha giảm mạnh đầu phiên Mỹ hôm qua. Các chỉ số châu Âu trái chiều đầu phiên.
Chứng khoán châu Âu trái chiều đầu phiên thứ Năm
Chứng khoán châu Âu trái chiều đầu phiên thứ Năm khi thị trường toàn cầu tiêu hóa quyết định chính sách tiền tệ tháng 5 của Fed và một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý I.
HCOB: PMI sản xuất tháng 4 tại Eurozone tăng nhẹ như dự báo
- 45.7 (dự báo: 45.6, trước đó: 45.6)
Linh vực sản xuất dường như tiếp tục "kéo chân" Eurozone trong việc nỗ lực thoát khỏi suy thoái. Sản lượng giảm với tốc độ tương tự như những tháng trước, với lượng hàng mua vào giảm với tốc độ nhanh hơn. Thêm vào đó, trong khi không ghi nhận nhiều sự thay đổi khả quan trong chu kỳ tồn kho, thì cả hàng hóa mua vào và thành phẩm trong tháng 4 đều đều tiếp tục duy trì xu hướng cạn kiệt đã chứng kiến trong thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản: Kanda: Không thể phớt lờ những biến động tỷ giá quá mức
- Biến động tỷ giá quá mức có thể tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản
- Nhanh chóng xử lý các biến động thị trường cần thiết 24/24 một cách phù hợp
- Ông Kanda từ chối bình luận về động thái can thiệp ngăn JPY mất giá
Cập nhật FX: EURUSD đảo chiều giảm sao dữ liệu PMI Pháp - Đức yếu kém
EURUSD tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0728 nhờ dữ liệu PMI khả quan từ Tây Ban Nha, nhưng đảo chiều giảm và xóa bỏ đà tăng đầu phiên Âu sau các báo cáo gây thất vọng từ Đức và Pháp.
HCOB: PMI sản xuất tháng 3 tại Đức phù hợp với dự báo
- 42.5 (dự báo: 42.2, trước đó: 42.2)
Lĩnh vực sản xuất tại Đức hồi nhẹ trong tháng 4, phản ánh tình trạng suy thoái đã giảm bớt. Dù vậy, 42.5 vẫn là một con số "rất yếu", với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, nhưng ít nhất thì sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất cũng đang chậm lại.
HCOB: PMI sản xuất tháng 3 tại Pháp ghi nhận sự cải thiện
- 45.3 (dự báo: 44.9, trước đó: 44.9)
Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Hamburg cho biết:
- "Sản lượng sản xuất của Pháp vẫn giảm trong tháng 4. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế nói chung, nhưng điều này chỉ là tạm thời. Chỉ số Sản lượng giảm, phản ánh nhu cầu suy giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất sẽ phục hồi trong quý III năm nay."
PMI sản xuất tháng 3 tại Ý giảm nhiều hơn dự báo
- 47.3 (dự báo: 50.3, trước đó: 50.4)
Lĩnh vực sản xuất tại Ý quay trở lại vùng suy thoái trong tháng 4. Nguyên nhân chính là do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, trong khi giá đầu vào tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1/2023.
PMI sản xuất tháng 4 tại Thụy Sĩ thấp hơn dự báo
- 41.4 (dự báo: 45.5, trước đó: 45.2)
OECD nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu
Dự báo tăng trưởng | Năm 2024 | Năm 2025 | ||
Mới nhất | Trước đó | Mới nhất | Trước đó | |
Toàn cầu | 3.1% | 2.9% | 3.2% | 3.0% |
Mỹ | 2.6% | 2.1% | 1.8% | 1.7% |
Eurozone | 0.7% | 0.6% | 1.5% | 1.3% |
Nhật Bản | 0.5% | 1.0% | 1.1% | 1.0% |
Vương quốc Anh | 0.4% | 0.7% | 1.5% | 1.3% |
Trung Quốc | 4.9% | 4.7% | 4.5% | 4.2% |
OECD nâng dự báo tăng trưởng của hầu hết các nước trong năm nay và năm tới, đặc biệt là tại Mỹ - quốc gia đang hỗ trợ củng cố niềm tin vào tăng trưởng toàn cầu tích cực hơn trong năm nay.
HCOB: PMI sản xuất tháng 3 tại Tây Ban Nha cao hơn dự báo
- 52.8 (dự báo: 50.8, trước đó: 51.4)
Hoạt động sản xuất của Tây Ban Nha mạnh mẽ hơn trong tháng 4 và ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp con số ghi nhận duy trì trên 50. Đáng chú ý, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng đều tăng mạnh trong tháng.
USDCHF tiến tới kiểm tra hỗ trợ 0.9100 trong ngắn hạn
USDCHF giảm 0.4% trong ngày xuống 0.9115 sau báo cáo CPI Thụy Sĩ vượt kỳ vọng, làm nảy sinh một số e ngại với kế hoạch xoay trục của SNB. Nhưng ít nhất là các con số ghi nhận đều thấp hơn 2%, dù không có gì đảm bảo lạm phát sẽ tiếp tục duy trì dưới ngưỡng này trong thời gian tới.
Báo cáo này chưa phải yếu tố cản trở SNB hạ lãi suất, nhưng chắc chặn họ cũng không mong muốn lạm phát tăng trở lại sau nhiều nỗ lực nới lỏng chính sách. USDCHF hiện đã giảm về gần 0.9100, do đó đây sẽ là hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhìn vào khung thời gian tuần, cặp tiền hiện đang đối mặt với ngưỡng kháng cự quan trọng khác là đường MA 100 và 200 tuần lần lượt ở mức 0.9154 và 0.9170, và phe mua cần phá qua các kháng cự này để thu hút thêm nhiều lực mua hơn, với mục tiêu tiếp theo là đỉnh tháng 10/2023 tại 0.9245, với mức Fibo 50% của pha giảm từ đỉnh tháng 10 đến đáy tháng 12.
Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Thụy Sĩ thấp hơn dự báo
- -0.1% so với cùng kỳ (dự báo: 0.2%, trước đó: điều chỉnh tăng từ -0.2% lên 0.2%)
- -0.8% so với tháng trước (trước đó -0.1%)
CPI tháng 4 tại Thụy Sĩ cao hơn dự báo
CPI toàn phần:
- +0.3% so với tháng trước (dự báo: 0.1%, trước đó: 0.0%)
- +1.4 so với cùng kỳ (dự báo: 1.1%, trước đó: 1.0%)
CPI lõi:
- +1.2 so với cùng kỳ (trước đó: 1.0%)
Sau khi tuyên bố chống lạm phát thành công, dữ liệu tháng 3 đang làm một tín hiệu kém khả quan với SNB. Lạm phát hàng năm cao hơn ước tính ở mức 1.4% và lạm phát cở bản cũng lên tới 1.2%, nhưng ít nhất con số ghi nhận vẫn thấp hơn 2% và điều này cũng không "dội gáo nước lạnh" vào quan điểm xoay trục của SNB.
Cập nhật USDCHF: giảm mạnh hơn 50pip sau tin
Phân tích kỹ thuật GBP/USD: Xuất hiện nhiều đồng lực hỗ trợ cặp GBP/USD đang hướng tới mốc 1.2550
GBP/USD tăng trong phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Năm, giao dịch quanh mức 1.2530 trong phiên Á. RSI 14 ngày đang ở mức 50, nếu tiếp tục tăng cao có thể thấy xu hướng giảm yếu đi.
Ngoài ra, đường MACD đang cắt lên đường tín hiệu nhưng chưa vượt qua đường trung bình, cho thấy đà giảm có thể suy yếu.
Cặp GBP/USD có thể kiểm tra mức hỗ trợ giảm đầu tiên tại 1.2518, tiếp theo là EMA9 tại 1.2504 và tiếp theo là mức 1.2500. Nếu phá vỡ dưới mức này có thể gây áp lực khiến cặp tiền này giảm xuống mức đáy trong sáu tháng tại 1.2300, tiếp theo là mức 1.2240.
Ngược lại, mức kháng cự gần nhất tại 1.2570, sau đó là mức thoái lui 50% tại 1.2597, cuối cùng là 1.2894 và 1.2300.
EUR/USD vẫn duy trì trên mức 1.0700 sau phát biểu có phần "ôn hòa" hơn của Chủ tịch Fed Powell
EUR/USD tiếp tục đà tăng vào thứ Năm khi tâm lý tích cực phổ biến trên thị trường đã hỗ trợ cho các đồng tiền tệ nhạy cảm với rủi ro như Euro.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện này có thể là do những nhận xét ôn hòa từ Chủ tịch Fed Powell vào thứ Tư. Powell bác bỏ khả năng tăng lãi suất sau khi Fed quyết định duy trì lãi suất ở mức 5.25% -5.50% trong cuộc họp tháng 5.
Cặp EUR/USD tăng nhẹ lên gần 1.0720 trong phiên châu Âu, hiện giao dịch quanh mức 1.0716.
USD/JPY "giằng co" quanh mốc 156.00 sau sự can thiệp của BoJ
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã can thiệp vào đồng yên lần thứ hai trong tuần này
- USD/JPY đã giảm mạnh từ 157.50 xuống 153.00 trước khi trở lại mức 156.00, hiện tại USD/JPY đang giao động quanh mức 155.76.
- Mốc 160.00 được cho là mốc quan trọng, BoJ có thể sẽ can thiệp thêm nếu phe mua tiếp tục đẩy giá lên.
- Mặc dù vẫn thấp hơn khoảng 150 pip so với trước khi BoJ can thiệp, giá hiện tại đã tăng khoảng 300 pip so với đáy.
- Giữ được mức trên 155.00 là tín hiệu tích cực cho phe mua, theo phân tích kỹ thuật.
- BoJ sẵn sàng can thiệp trở lại nếu cần, đặc biệt là trong các thời điểm thanh khoản thấp.
- Báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày mai sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo để theo dõi. Nếu cần thiết BoJ có thể can thiệp trước cuối tuần.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nhật Bản tháng 4 đạt 38.3, thấp hơn so với 39.5 tháng trước
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố:
- Mức sống: 36.1 (giảm 1.4 so với tháng 3)
- Tăng trưởng thu nhập: 41.1 (giảm 0.4 so với tháng 3)
- Việc làm: 44.2 (giảm 0.8 so với tháng 3)
- Mức độ sẵn sàng mua hàng lâu bền: 31.8 (giảm 2.2 so với tháng 3)
Cuộc họp FOMC hôm qua không mang lại nhiều thay đổi về triển vọng lãi suất
- Chủ tịch Fed Powell tránh né các câu hỏi về việc tăng lãi suất trở lại.
- Điều này cho thấy Fed chưa vội thay đổi lập trường, có thể sẽ giảm lãi suất hoặc giữ nguyên trong thời gian dài hơn.
- Tổng mức giảm lãi suất dự kiến trong năm nay vẫn khoảng 35bps, tương tự dự báo trước đó.
- Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là 66%, tháng 11 là 92%.
Báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày mai sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỳ vọng về lãi suất.
Đồng AUD mạnh lên do tâm lý thị trường tích cực
Đồng AUD tiếp tục tăng vào thứ Năm bất chấp dữ liệu về cán cân thương mại và giấy phép xây dựng yếu hơn dự kiến. Cặp AUD/USD hiện đã tăng gần 0.1%, giao dịch quanh mốc 0.6532 do nhận được sự hỗ trợ từ tâm lý thị trường tích cực sau những phát biểu ôn hòa hơn từ Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Tư.
Đồng AUD mạnh lên cũng do tâm lý dự đoán rằng RBA có thể trì hoãn việc hạ lãi suất trong năm 2024 sau dữ liệu lạm phát trong nước cao hơn dự kiến được công bố vào tuần trước.
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY biến động mạnh sau sự can thiệp của BoJ
- USD/JPY giảm mạnh từ 157.5 xuống 153.0 sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) can thiệp bán USD.
- Sự can thiệp diễn ra vào thời điểm giao dịch ít thanh khoản ở Mỹ, cho thấy BoJ có lợi thế.
- USD/JPY đã hồi phục sau đó lên các mốc lần lượt là 154, 155 và hiện giao dịch quanh mốc 156.00.
- Thứ 6 và thứ 2 là ngày nghỉ lễ tại Nhật, thị trường đóng cửa, dấy lên lo ngại BoJ có thể can thiệp thêm.
- Thị trường ngoại hối khác biến động nhẹ sau cuộc họp của FOMC.
- Dữ liệu thương mại của Australia thấp hơn dự kiến, phê duyệt xây dựng nhà ở giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2012.
- Chính phủ một bang của Úc sẽ chi tiền hỗ trợ người dân thanh toán hóa đơn điện.
- Hầu hết chứng khoán châu Á đều tăng sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell hạ thấp khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới.
- Giá dầu phục hồi phần nào từ đà giảm hôm thứ Tư khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng vọt làm gia tăng lo ngại về nhu cầu suy yếu.
- Vàng giảm nhẹ, hiện giao dịch quanh mức 2318.58
- Bitcoin giảm hơn 2% xuống mức đáy trong phiên, tiệm cận mốc 57,300 USD, hiện giao dịch quanh mức 58,000
Vàng giảm nhẹ xuống dưới $2,320
Sau khi tăng mạnh lên $2,324 khi bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell kết thúc, vàng hiện điều chỉnh xuống $2,318
Bitcoin giảm hơn 1% xuống dưới $57,500
Sau khi giảm hơn 2% xuống gần $57,100 đầu phiên Á, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại mức $57,460
Cựu quan chức Nhật Bản: Chính quyền đang cố gắng áp mức trần 160.00 cho USDJPY
Takatoshi Ito - học giả tại Đại học Columbia - cựu Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế tại Bộ tài chính Nhật Bản từ 1999-2001 - thành viên khu vực tư nhân của hội đồng kinh tế hàng đầu của chính phủ cho đến năm 2008 cho biết:
- "Bằng cách can thiệp ngăn chặn các động thái đầu cơ, chính quyền đang cố gắng tạo ra kỳ vọng của thị trường rằng 160 có thể là mức trần của USDJPY"
- “Khi sự sụt giảm của đồng Yên đang dần phản ánh sự chênh lệch lãi suất, thật khó để thay đổi xu hướng bằng sự can thiệp tiền tệ. Nếu đồng Yên tiếp tục yếu đi và tác động đến lạm phát, hai đợt tăng lãi suất vào cuối năm nay có thể trở thành lựa chọn khả dĩ đối với BoJ”
- “Có khả năng BoJ có thể tăng lãi suất sớm nhất vào mùa thu này và đẩy lãi suất chính sách ngắn hạn lên 0.5% vào cuối năm nay”
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell loại trừ khả năng tăng lãi suất, làm giảm bớt lo lắng về khả năng ngân hàng trung ương không thể kiềm chế lạm phát.
Trọng tâm hôm nay là JPY. USDJPY đã giảm hơn 2% xuống dưới 155.00, làm dấy lên nghi ngờ chính quyền Nhật Bản tiếp tục can thiệp. Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda từ chối bình luận. Cặp tiền hiện tăng trở lại 156.00 trong phiên Á.
- Nikkei 225 giảm 0.27%, trong khi Topix giảm 0.23%.
- Kospi giảm 0.21%, trong khi Kosdaq đi ngang. Các nhà đầu tư phân tích dữ liệu CPI từ Hàn Quốc, ghi nhận mức tăng chậm hơn trong tháng 4 so với tháng 3.
- Hang Seng tăng 0.95%. Thị trường Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ Lao động.
- S&P/ASX 200 tăng 0.54%
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed vào năm 2024 dao động từ 0 đến 125 bps
Nhà báo WSJ Nick Timiraos công bố kỳ vọng chính sách tiền tệ của Fed của một số ngân hàng đầu tư:
- Bank of America dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12
- Các nhà phân tích tại Morgan Stanley kỳ vọng Fed cắt giảm 75 bps
- MUFG kỳ vọng Fed cắt giảm 125 bps
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các dữ liệu trên được Nick Timiraos công bố vào ngày 30 tháng 4. Các ngân hàng đầu tư có thể điều chỉnh dự báo của mình sau quyết định chính sách tháng 5 của Fed. Hiện tại, Bank of America tuyên bố giữ nguyên dự đoán.
Biên bản cuộc họp tháng 3 của BoJ có gì đáng chú ý?
Biên bản cuộc họp tháng 3 của BoJ:
- Một thành viên cho biết tác động của việc tăng lãi suất ngắn hạn lên khoảng 0.1% đối với nền kinh tế có thể sẽ bị hạn chế.
- Nhiều thành viên chia sẻ rằng triển vọng lãi suất dài hạn về cơ bản nên do thị trường quy định
- Việc điều chỉnh lượng mua trái phiếu của BoJ cần được thực hiện với thời gian dài hơn để tránh gây ra biến động mạnh trên thị trường
- Một số thành viên cho rằng BoJ vào một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ giảm lượng mua trái phiếu, thu hẹp lượng nắm giữ trái phiếu.
- Một số thành viên cho rằng động thái tháng 3 của BoJ khác với giai đoạn thắt chặt tiền tệ đã trải qua ở Mỹ, Châu Âu
- Một thành viên cho biết BoJ nên từ từ nhưng đều đặn tiến tới bình thường hóa chính sách với sự chú ý đến diễn biến kinh tế, giá cả
- Một số thành viên cho biết có khả năng lạm phát ở Nhật Bản sẽ tăng vọt
Đại diện Bộ Tài chính cho biết:
- Kỳ vọng BoJ tiếp tục hướng tới mục tiêu lạm phát 2% một cách ổn định, bền vững trong bối cảnh tiền lương, vốn đầu tư có chuyển biến tích cực, tiêu dùng thiếu sức mạnh, rủi ro từ nước ngoài tồn tại
Đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết:
- Chính phủ đồng tình với quan điểm của BoJ rằng chu kỳ lạm phát tiền lương dương đang xuất hiện
- BoJ phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế về mặt tài chính để đạt được sự phục hồi kinh tế bền vững
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda: Không cần tuyên bố xem liệu Nhật Bản có can thiệp tiền tệ hay không
Masato Kanda - Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản - quan chức sẽ chỉ đạo BOJ can thiệp khi ông thấy cần thiết và thường được coi là 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản cho biết:
- Không cần tuyên bố xem liệu Nhật Bản có can thiệp tiền tệ hay không
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh USDJPY giảm hơn 2% xuống dưới 155 vào ngày hôm qua sau quyết định chính sách của Fed, khiến thị trường đặt ra dấu hỏi về việc liệu chính quyền Nhật Bản có lợi dụng sự suy yếu của USD và can thiệp tiền tệ với mức độ nhỏ để hỗ trợ JPY
Cặp tiền hiện bật trở lại gần 156.00
Thống đốc BoC Macklem: BoC đang tiến gần hơn tới việc có thể cắt giảm lãi suất
Thống đốc BoC Macklem điều trần trước Ủy ban Thường vụ Thượng viện về Ngân hàng, Thương mại và Kinh tế của Canada:
- Chúng ta không phải làm những gì Fed làm
- Tăng trưởng của Canada năm nay có thể sẽ thấp
- Việc cắt giảm lãi suất sẽ báo hiệu chúng ta đang trên đà quay trở lại mức lạm phát 2%
- Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng nhưng không ghi nhận suy thoái
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ tiếp tục giảm dần
- Dữ liệu kể từ tháng 1 đã làm tăng niềm tin của chúng tôi rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm
- BoC đang tiến gần hơn tới việc có thể cắt giảm lãi suất
Chủ tịch Fed Powell: Tôi nghĩ động thái chính sách tiếp theo khó có thể là tăng lãi suất
Chủ tịch Fed Powell phát biểu sau công bố quyết định chính sách tháng 5:
- Nền kinh tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu kép
- Trong những tháng gần đây lạm phát cho thấy tín hiệu dai dẳng và chúng tôi vẫn hết sức chú ý
- Lạm phát vẫn ở mức cao, tiến triển chưa chắc chắn
- Sức mua của khu vực tư nhân trong nước mạnh như nửa cuối năm ngoái, đó là tín hiệu cơ bản về nhu cầu
- Cung cầu lao động đã cân bằng hơn
- Tạo ra lượng việc làm lớn được đáp ứng với nguồn cung tăng nhưng cầu vẫn vượt quá cung
- Triển vọng kinh tế không chắc chắn
- Chúng tôi không cho rằng việc cắt giảm sẽ là phù hợp cho đến khi chúng tôi có được niềm tin lớn hơn về lạm phát và tiến tới mức 2%.
- Có khả năng là việc đạt được sự tự tin cao hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn
- Chúng tôi sẵn sàng giữ lãi suất lâu hơn
- Chúng tôi cũng sẵn sàng ứng phó với sự suy yếu bất ngờ của thị trường lao động
- Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định từng cuộc họp
Trả lời phỏng vấn, ông cho biết:
- Trích dẫn báo cáo của JOLTS, bao gồm cả việc bỏ việc như một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang cân bằng hơn
- Tôi nghĩ rõ ràng là chính sách đang thắt chặt và theo thời gian, nó sẽ đủ thắt chặt, dữ liệu sẽ hiển thị nếu đúng như vậy
- Chúng tôi cam kết duy trì chính sách thắt chặt hiện tại miễn là nó phù hợp và chúng tôi sẽ thực hiện điều đó
- Tôi nghĩ động thái chính sách tiếp theo khó có thể là tăng lãi suất
- Chúng tôi cho rằng chính sách của chúng tôi đã được định vị tốt để giải quyết các kịch bản khác nhau có thể xảy đến của nền kinh tế
- Tôi nghĩ có những kịch bản mà Fed có thể bắt tay vào việc cắt giảm lãi suất
- Chúng tôi muốn thấy mức lương cao nhưng chúng tôi không muốn thấy tăng trưởng lương bị lạm phát ăn mòn
- Một phần của việc đạt được mục tiêu lạm phát có lẽ có nghĩa là tăng lương lên mức bền vững hơn
- Chúng tôi không biết sẽ mất bao lâu trước khi chúng tôi có thể cắt giảm lãi suất
- Kỳ vọng của tôi là trong năm nay lạm phát sẽ giảm trở lại nhưng niềm tin của tôi vào điều đó đang thấp hơn
- Giá thuê ở mức thấp hơn sẽ xuất hiện theo thời gian, do dữ liệu có độ trễ đáng kể
- Tôi không thấy giảm phát đình trệ
- Chính sách thắt chặt đang làm những gì phải làm
- Tôi đã làm việc cho Fed trong bốn cuộc bầu cử liên bang. Sẽ không có tranh cãi chính trị nào cả
- Sự suy yếu bất ngờ của thị trường lao động sẽ phải rất đáng kể để chúng tôi đưa ra quyết định thắt chặt hơn nữa. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ giảm nhẹ như hiện nay thì không cần tăng lãi suất
Toàn văn biên bản cuộc họp tháng 5 của FOMC có gì đáng chú ý?
-
Các chỉ số gần đây cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc. Tăng trưởng việc làm vẫn ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Lạm phát đã giảm bớt trong năm qua nhưng vẫn ở mức cao. Trong những tháng gần đây, vẫn chưa có tiến triển gì hơn nữa đối với quá trình giảm phát về mục tiêu lạm phát 2%.
-
Ủy ban cần tìm cách đạt được đồng thời 2 mục tiêu: việc làm và lạm phát tối đa ở mức 2% trong thời gian dài hơn. Ủy ban đánh giá rằng những rủi ro trong việc đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đã chuyển sang hướng cân bằng tốt hơn trong năm qua. Triển vọng kinh tế không chắc chắn và Ủy ban vẫn hết sức chú ý đến rủi ro lạm phát.
-
Để hỗ trợ các mục tiêu của mình, Ủy ban đã quyết định duy trì phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang ở mức 5.25% - 5.5%. Khi xem xét bất kỳ điều chỉnh nào đối với lãi suất, Ủy ban sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu sắp tới, triển vọng và sự cân bằng rủi ro. Ủy ban không cho rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ là phù hợp cho đến khi có được niềm tin lớn hơn rằng lạm phát đang tiến tới mức 2% một cách bền vững. Ngoài ra, Ủy ban sẽ giảm tốc độ thắt chặt định lượng bắt đầu từ ngày 1/6. Số lượng TPCP được rút khỏi bảng cân đối kế toán sẽ giảm xuống còn 25 tỷ USD mỗi tháng từ 60 tỷ USD. Các quan chức cũng quyết định duy trì tốc độ rút vốn của chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp ở mức tối đa 35 tỷ USD mỗi tháng, Fed sẽ tái đầu tư bất kỳ khoản thanh toán gốc nào vượt quá giới hạn vào TPCP Mỹ thay vì chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp.
-
Để đánh giá lập trường phù hợp của chính sách tiền tệ, Ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi tác động của thông tin đến đối với triển vọng kinh tế. Ủy ban sẽ sẵn sàng điều chỉnh quan điểm của chính sách tiền tệ cho phù hợp nếu xuất hiện rủi ro có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu của Ủy ban. Đánh giá của Ủy ban sẽ tính đến nhiều loại thông tin, bao gồm các thông tin về điều kiện thị trường lao động, áp lực lạm phát và kỳ vọng lạm phát cũng như diễn biến tài chính và quốc tế.
-
Các quan chức tham gia bỏ phiếu: Jerome H. Powell; John C. Williams; Thomas I. Barkin; Michael S. Barr; Raphael W. Bostic; Michelle W. Bowman; Lisa D. Cook; Mary C. Daly; Philip N. Jefferson; Adriana D. Kugler; Loretta J. Mester; và Christopher J. Waller.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01/05: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD giảm mạnh khi Chủ tịch Fed Jerome Powell đã loại trừ khả năng tăng lãi suất
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi cơ hội việc làm JOLTS đã giảm xuống 8.49 triệu từ mức 8.81 triệu trong tháng trước, con số này thấp hơn hầu hết ước tính của các nhà kinh tế, phản ánh sự hạ nhiệt của thị trường lao động. Cả ba chỉ số đều tăng hơn 1% lên mức đỉnh trong ngày, nhưng quay đầu giảm vào cuối phiên. Dow Jones đóng cửa với mức tăng 0.24%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm hơn 0.3%. Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 5. Trong cuộc họp báo được theo dõi chặt chẽ, Chủ tịch Fed Jerome Powell về cơ bản đã loại trừ khả năng tăng lãi suất là động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương, mặc dù gần đây có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm về mức mục tiêu 2%.
- Dow Jones: +0.24%
- S&P 500: -0.34%
- Nasdaq: -0.33%
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh sau những công bố của chủ tịch Fed Powell. Ông khẳng định trường hợp cơ bản của Fed là cắt giảm lãi suất hoặc chờ đợi lâu hơn để có niềm tin lớn hơn vào việc lạm phát giảm. Ông cũng nói rằng việc tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ là không đủ để cắt giảm lãi suất. DXY giảm 0.64% xuống 105.63. Chính quyền Nhật Bản có vẻ đã tiếp tục can thiệp tiền tệ. USDJPY giảm 2.02% xuống dưới 155, đóng cửa ở 154.60
- DXY: -0.64%
- EURUSD +0.44%
- GBPUSD +0.28%
- AUDUSD +0.77%
- NZDUSD +0.73%
- USDJPY -2.02%
- USDCHF -0.41%
- USDCAD -0.28%
Vàng duy trì dưới $2,300 phần lớn thời gian trong ngày trước khi tăng mạnh trước thềm quyết định chính sách của Fed, quay đầu giảm sau tuyên bố rồi lại bật tăng trở lại và đóng cửa ở $2,314. Bitcoin giảm 3.8% xuống dưới $58,300. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5.4 bps xuống 4.63%. Giá dầu WTI giảm hơn 3% xuống $79/thùng vào thứ Tư, mức đáy trong 7 tuần khi tồn kho dầu thô tăng do nhu cầu mờ nhạt. Dầu thô WTI đã giảm 9% so với mức đóng cửa cao nhất trong năm ở $86.91/thùng.
Vàng thoái lui đà tăng trong phiên
Sau khi tăng lên hơn 2,310 USD, hiện vàng đã giảm xuống dưới mốc 2,300 USD.
Chi tiêu xây dựng tháng 3 của Hoa Kỳ giảm so với dự kiến
- Chi tiêu xây dựng tháng 3 của Hoa Kỳ: -0.2%
- Dự kiến: +0.3%
- Trước đó: -0.3%
- Chi tiêu tăng 9.6% y/y
- Chi tiêu tăng 10.6% y/y trong quý I
Tác động của gói kích thích của Hoa Kỳ và chi tiêu của IRA tiếp tục thúc đẩy chi tiêu và giúp giữ cho nền kinh tế luôn nóng.
Cơ hội việc làm tháng 3 của JOLTS thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021
- Cơ hội việc làm tháng 3 của JOLTS: 8.488M, giảm 1.1M trong năm. Mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021.
- Dự kiến: 8.686M
- Tháng trước: 8.813M được điều chỉnh từ 8.756M
- Việc làm xây dựng -182K
- Tài chính và bảo hiểm -158K
- Giáo dục chính quyền địa phương +68K
- Tỷ lệ bỏ việc giảm xuống 2.1% từ mức 2.2% của tháng trước. Tổng số lần bỏ việc ít thay đổi ở mức 3.3 triệu nhưng đã giảm 480,000 trong năm.
- Việc tuyển dụng ít thay đổi với 5.5 triệu, giảm 455,000 trong năm.
Nhìn chung, sự sụt giảm trong cơ hội việc làm cho thấy thị trường việc làm yếu hơn.
PMI sản xuất ISM tháng 4 của Mỹ thấp hơn dự kiến
- PMI sản xuất ISM tháng 4 của Mỹ: 49.2
- Dự kiến: 50.0
- Trước đó: 50.3
- Giá phải trả: 60.9 so với 55.8 trước đó
- Việc làm: 48.6 so với 47.1 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: 49.1 so với 51.4 trước đó
- Hàng tồn kho: 48.2 so với 48.2 trước đó
- Sản xuất: 51.3 so với 54.6 trước đó
Các chỉ số giảm nhẹ nhưng phản ứng của thị trường sẽ được xoa dịu bởi giá phải trả nóng hơn.
Bình luận trong báo cáo:
- “Các điều kiện đang được cải thiện khi nhu cầu bắt đầu phục hồi. Chi phí tiếp tục là mối quan tâm lớn vì các nhà cung cấp đã tăng giá nhanh chóng sau dịch bệnh COVID-19 nhưng lại chậm quay trở lại mức trước đại dịch.” [Sản phẩm hóa học]
- “Doanh số bán hàng tiếp tục vượt quá mong đợi vào năm 2024. Dường như có thể tránh được sự sụt giảm về sản lượng xe thương mại như dự báo. Sản lượng hoạt động vẫn mạnh và chuỗi cung ứng có đủ năng lực hỗ trợ. Rủi ro trong chuỗi cung ứng quốc tế đã được giảm thiểu nhưng tần suất nhà cung cấp mất khả năng thanh toán hoặc phá sản dường như đang gia tăng.” [Thiết bị vận chuyển]
PMI sản xuất S&P Global tháng 4 chính thức của Mỹ có gì đáng chú ý?
- PMI sản xuất S&P Global tháng 4 chính thức của Mỹ: 50.0
- Sơ bộ: 49.9
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
- “Các điều kiện kinh doanh trì trệ trong tháng 4, không thể cải thiện lần đầu tiên sau 4 tháng và cho thấy sự khởi đầu quý 2 yếu kém của các nhà sản xuất. Lượng đơn đặt hàng vào các nhà máy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12, có nghĩa là các nhà sản xuất phải dựa vào các đơn đặt hàng trong những tháng trước để tiếp tục bận rộn."
- “Tuy nhiên, có một số dấu hiệu đáng khích lệ. Sự sụt giảm đơn đặt hàng dường như chủ yếu là do nhu cầu đối với hàng bán thành phẩm giảm khi các nhà máy điều chỉnh lượng hàng tồn kho đầu vào của họ. Ngược lại, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng báo cáo nhu cầu tiếp tục tăng mạnh, cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng nói chung vẫn còn nguyên."
- “Các nhà sản xuất nói chung cũng có vẻ đủ tự tin vào triển vọng kinh doanh để tiếp tục bổ sung số lượng tiền lương với tốc độ tương đương với mức trung bình trong hai năm qua, đồng thời đầu tư thêm vào hoạt động."
- “Từ góc độ lạm phát, thật yên tâm khi thấy giá hàng hóa tăng với tốc độ chậm hơn so với mức cao nhất trong 11 tháng được ghi nhận vào tháng 3. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn cao so với tiêu chuẩn lịch sử - và cao hơn nhiều so với mức trung bình được thấy trong thập kỷ trước đại dịch - khi các công ty tiếp tục chuyển giá hàng hóa cao hơn sang cho khách hàng.”
PMI sản xuất S&P Global tháng 4 của Canada có gì đáng chú ý?
- PMI sản xuất S&P Global tháng 4 của Canada: 49.4
- Trước đó: 49.8
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ 14 liên tiếp. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1 trong bối cảnh có báo cáo cho rằng giá cao và nhu cầu thị trường yếu đang ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Các công ty tuyển thêm nhân viên tháng thứ ba liên tiếp
Các nhà cung cấp cũng được cho là đã tăng giá và điều này giúp giải thích một đợt lạm phát chi phí đầu vào khác trong tháng 4.