Trump chỉ trích vai trò của Trung Quốc tại Kênh đào Panama với phát ngôn gây khó hiểu
- Tổng thống tái đắc cử Donald Trump nói rằng "Trung Quốc đang quản lý Kênh đào Panama, điều đó sẽ không xảy ra."
- Dường như Trump muốn nhấn mạnh rằng ông không đồng ý với vai trò của Trung Quốc trong Kênh đào Panama và sẽ hành động để thay đổi tình hình, mặc dù cách diễn đạt của ông thiếu nhất quán và gây khó hiểu về cách diễn đạt.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08.01: Chứng khoán trái chiều, USD mở rộng đà phục hồi khi thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn và nguy cơ Trump không “nương tay” với các chính sác
Các chỉ số chính đóng cửa trái chiều. Tâm lý thị trường chứng khoán có phần thận trọng trước thềm công bố báo cáo việc làm NFP vào thứ Sáu. Trái phiếu chính phủ phục hồi nhờ vào phiên đấu thầu thành công trị giá 22 tỷ USD, mang lại phần nào sự nhẹ nhõm sau đợt bán tháo gần đây. Dữ liệu kinh tế trong ngày cho thấy tín hiệu trái chiều: Báo cáo việc làm khu vực tư nhân từ ADP trong tháng 12 mang đến triển vọng tiêu cực cho thị trường lao động (123K so với dự báo 139K), trong khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp giảm xuống vào tuần trước (201K so với dự báo 214K). Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 không chỉ ra thay đổi đáng kể nào, cho thấy các quan chức đã áp dụng lập trường hawkish hơn đối với việc cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao. Trái lại, quan chức Fed Waller gây chú ý khi có quan điểm dovish hơn dự đoán khi ông khẳng định lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt và bày tỏ sự tin tưởng vào việc cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP 10 năm dao động quanh khu vực 4.70%. Lợi suất 20 năm vượt mốc 5% trong thời gian ngắn. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 12/2023. Kết phiên:
- Dow Jones: +0.25%
- S&P 500: +0.16%
- Nasdaq: -0.06%
Trên thị trường FX, USD mở rộng đà phục hồi trước giờ giao dịch trên thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn và ngày càng nhiều lo ngại về việc Trump áp thuế. Trang CNN đưa tin Donald Trump cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng chương trình thuế quan mới. GBP dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính, với hoạt động bán tháo diễn ra trước sự bùng nổ của lợi suất TPCP Vương quốc Anh lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
- Chỉ số DXY: +0.30%
- EUR/USD: -0.21%
- GBP/USD: -0.92%
- AUD/USD: -0.24%
- NZD/USD: -0.44%
- USD/JPY: +0.18%
- USD/CHF: +0.17%
- USD/CAD: +0.03%
Vàng tăng ngày thứ 2 liên tiếp và chạm đỉnh 4 tuần sau khi báo cáo việc làm ADP thấp hơn nhiều so với dự báo đã trấn an thị trường rằng Fed có thể sẽ ít thận trọng hơn trong việc nới lỏng lãi suất trong năm nay. Kết phiên, vàng tăng 13 USD lên 2,662 USD. Giá dầu giảm gần 1.3% do USD phục hồi và dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ tăng mạnh vào tuần trước, làm lu lờ tác động từ việc Nga và các thành viên OPEC tuân thủ nghiêm ngặt với chính sách cắt giảm sản lượng. Dầu WTI giảm 0.93 USD xuống 73.32 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên mở cửa
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên mở cửa sau khi các cổ phiếu công nghệ lớn giảm mạnh trong phiên trước đó. Chỉ số Dow Jones giảm 97 điểm, tương đương 0.2%. S&P 500 giảm 0.1%, và Nasdaq Composite giao dịch dưới mức tham chiếu. Cả ba chỉ số chính đều đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Palantir, một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất trong S&P 500 năm ngoái (tăng hơn 340%), đã giảm hơn 1.3% trong ngày thứ ba liên tiếp. Advanced Micro Devices, nhà sản xuất chip, giảm 4% sau khi bị hạ xếp hạng bởi HSBC.
Dữ liệu công bố sáng thứ Tư cho thấy tăng trưởng việc làm trong khu vực tư nhân tháng 12 thấp hơn kỳ vọng, trong khi tăng trưởng lương đạt mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. Các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed, dự kiến được công bố vào 2h00 sáng mai. Tâm lý thị trường cũng bị ảnh hưởng sau khi CNN đưa tin rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đang xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để thông qua các thuế quan mới.
Chứng khoán đã trải qua một phiên giao dịch khó khăn khi các chỉ số chính kết thúc trong sắc đỏ sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy ngành dịch vụ Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự báo, làm gia tăng lo ngại về lạm phát dai dẳng và lộ trình lãi suất của Fed trong năm nay. Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường hiện đang định giá 95% khả năng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng này.
Lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng khi các kế hoạch thuế quan của Trump có thể dẫn đến sự gia tăng lạm phát. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng và hiện đã vượt qua 4.7%, gần mức cao nhất kể từ cuối tháng 4.
Quan chức Fed Waller: Các chính sách thuế quan của Trump không gây áp lực lạm phát
- Lợi suất trái phiếu dài hạn có thể đang phản ánh mức lạm phát cao hơn, nhưng Fed sẽ điều chỉnh lại điều này.
- Thâm hụt ngân sách của Mỹ cũng có thể đang đẩy lợi suất dài hạn tăng lên.
- Hiện tại, có rất nhiều sự không chắc chắn về tác động của thuế quan.
- Ông không nghĩ rằng chính sách thuế quan "quá nghiêm ngặt" sẽ được áp dụng.
- Trong ngắn hạn, ông không nghĩ rằng thuế quan sẽ gây ra tác động lớn đến lạm phát.
- Cho đến khi các chính sách của Trump trở nên rõ ràng, thị trường và Fed sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình hình năm sau.
- Thị trường lao động hiện tại không cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần này thấp hơn dự báo
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: 201K (Dự báo 218K, Tuần trước 211K)
- Trung bình 4 tuần của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: 213K so với 223.25K của tuần trước.
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp: 1.867M (Khớp với dự báo, tuần trước được điều chỉnh từ 1.844M lên 1.834M)
- Trung bình 4 tuần của số đơn xin tiếp tục trợ cấp: 1.866M so với 1.869M của tuần trước
Tăng trưởng việc làm khu vực tư nhân tại Mỹ tháng 12 thấp hơn kỳ vọng
- Tăng trưởng việc làm khu vưc tư nhân: +122K (Dự báo +140K, Kỳ trước +146K).
- Tăng trưởng lương hàng năm:
- Người giữ nguyên công việc: (kỳ trước 4.8%).
- Người thay đổi công việc: 7.1% (kỳ trước 7.2%).
- Lĩnh vực dịch vụ: +112K (kỳ trước +140K).
- Lĩnh vực sản xuất hàng hóa: +10K (kỳ trước +6K).
- Tăng trưởng việc làm tháng 12 được dự đoán giảm do tác động tích cực từ việc giảm gián đoạn bởi bão và đình công (Boeing và một công ty hàng không khác) trong tháng 11 đã mờ nhạt.
Quan chức Fed Waller: Ủng hộ việc tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2025
- Tốc độ cắt giảm sẽ phụ thuộc vào tiến triển của lạm phát.
- Lạm phát được kỳ vọng sẽ tiếp tục tiến gần mục tiêu 2%
- Ủng hộ việc tiếp tục giảm lãi suất trong trung hạn để đạt mục tiêu lạm phát 2%, đồng thời duy trì sự ổn định của thị trường lao động.
- Fed cũng đang cân nhắc tác động từ chính sách của chính quyền Trump sắp tới, đặc biệt là các chính sách thuế quan
Bản tin FX phiên Âu: Trump đã cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng chương trình thuế quan mới
Phiên giao dịch khá yên ắng về mặt dữ liệu kinh tế, nhưng về gần phần cuối, có báo cáo từ CNN cho biết Trump đã cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng chương trình thuế quan mới.
Tin tức này khiến đồng USD và LSTP Mỹ 10 năm tăng vọt, tác động tiêu cực đến các tài sản rủi ro, chứng khoán thu hẹp đà tăng và vàng giảm xuống 2,645 USD/oz. Hiện tại, vàng đã phục hồi về mức 2,650 USD/oz. Tuy nhiên vẫn chưa biết liệu Trump có phủ nhận thông tin này vào cuối ngày hay không.
Phiên Mỹ sẽ có bài phát biểu của Fed Waller và dữ liệu thị trường lao động Mỹ, bao gồm báo cáo việc làm ADP và số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới nhất. Phiên sẽ kết thúc với biên bản cuộc họp FOMC, nhưng như thường lệ, thông tin này có thể sẽ không gây nhiều biến động cho thị trường.
Lượng đơn đăng ký thế chấp MBA của Mỹ tiếp tục giảm trong tuần đầu tiên của năm mới
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho thấy:
- Số lượng đơn đăng ký thế chấp: -3.7% (trước đó: -12.6%).
Các chỉ số khác trong báo cáo:
- Chỉ số thị trường: 168.4 (trước đó: 174.9).
- Chỉ số mua nhà: 127.7 (trước đó: 136.7).
- Chỉ số tái cấp vốn: 401.1 (trước đó: 395.1).
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.99% (trước đó: 6.97).
Số đơn đăng ký thế chấp tiếp tục giảm trong tuần đầu tiên của năm mới, măc dù ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với mức sụt giảm mạnh vào tuần trước nữa. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm trong hoạt động mua nhà. Tuy nhiên, sự gia tăng nhẹ trong hoạt động tái cấp vốn đã phần nào bù đắp sự thiếu hụt này. Với lãi suất tiếp tục giữ ở mức cao, triển vọng cho thị trường thế chấp nhà ở trong năm mới có vẻ vẫn sẽ không mấy sáng sủa.
Lợi suất TPCP Mỹ 10 năm chạm mốc 4.70%, áp sát mức cao nhất kể từ tháng 11/2023
Chỉ còn cách biệt khoảng 4bp nữa, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm sẽ chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2023.
Lợi suất trái phiếu liên kết với lạm phát của Vương quốc Anh tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng cuối năm 2022
Lợi suất trái phiếu liên kết với lạm phát của Vương quốc Anh kỳ hạn 30 năm tăng lên 2% - mức cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng vào cuối năm 2022, khi thị trường tài chính và nền kinh tế gặp khó khăn lớn sau khi chính phủ của Thủ tướng Liz Truss đưa ra các chính sách kinh tế gây bất ổn, khiến giá chứng khoán và trái phiếu lao dốc mạnh.
Sự tăng lên của lợi suất trái phiếu Vương quốc Anh diễn ra trong bối cảnh thị trường trái phiếu toàn cầu đang chịu áp lực bán tháo, khi lạm phát dai dẳng có thể khiến các nhà hoạch định chính sách phải điều chỉnh lại tốc độ cắt giảm lãi suất. Lợi suất trái phiếu chính phủ của Vương quốc Anh cũng đạt mức cao nhất trong nhiều năm, với trái phiếu kỳ hạn 30 năm đạt 5.28%, mức cao nhất kể từ năm 1998.
GBP/USD lao dốc khi USD dần lấy lại sức mạnh trước thềm báo cáo việc làm ADP
GBP/USD hiện giảm hơn 1% trong ngày xuống dưới 1.2340. Được biết, chỉ số DXY hiện tăng gần 0.6% trong ngày, bứt phá qua mốc 109 và hiện dao động quanh 109.30 trước thông tin Tổng thống tái đắc cử Donald Trump đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng chương trình thuế quan mới.
DXY tăng vọt trước thông tin Donald Trump cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng chương trình thuế quan mới
Trang CNN trích dẫn 4 nguồn tin cho biết:
- Tổng thống tái đắc cử Donald Trump đang xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có cơ sở pháp lý áp dụng chương trình thuế quan cứng rắn đối với các đồng minh và đối thủ của Mỹ.
- Được biết, tuyên bố tình trạng khẩn cấp này sẽ cho phép Trump xây dựng một chương trình thuế mới theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế. Cụ thể, đạo luật này cho phép Tổng thống đơn phương quản lý hoạt động nhập khẩu trong thời gian "khẩn cấp quốc gia".
Thông tin này được cho là đã thúc đẩy USD tăng vọt trong vài phút qua.
Xuất khẩu dầu của Guyana tăng hơn 50% vào năm ngoái nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ châu Âu
Xuất khẩu dầu của Guyana đã tăng 54% trong năm qua, đạt khoảng 582,000 thùng/ngày, nhờ vào nhu cầu từ các nhà lọc dầu châu Âu tìm kiếm các loại dầu ngọt dễ chế biến để thay thế cho một số loại dầu từ Trung Đông, theo dữ liệu từ các nhà giao dịch và công ty tài chính LSEG.
Kể từ khi bắt đầu xuất khẩu dầu vào đầu năm 2020, Guyana đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ năm ở Mỹ Latinh, sau Brazil, Mexico, Venezuela và Colombia. Ba loại dầu thô của Guyana, bao gồm Liza, Unity Gold và Payara Gold, đã được thử nghiệm và chấp nhận nhanh chóng ở châu Âu nhờ sự gần gũi, chất lượng tốt và khả năng tiếp cận người bán dễ dàng.
Vào năm 2024, lượng dầu xuất khẩu của Guyana đã tăng từ 62% trong năm 2023 lên 66% vào năm ngoái, tương đương khoảng 388,000 thùng/ngày, theo dữ liệu từ các công ty vận chuyển.
Các nước châu Âu bắt đầu ưa chuộng dầu của Guyana sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, khiến nhiều nhà lọc dầu tránh dầu thô Nga bị trừng phạt và tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
EC: Niềm tin tiêu dùng tại Eurozone tiếp tục xấu đi trong tháng 11
- Niềm tin tiêu dùng: -14.5 (dự báo: -14.5, trước đó: -13.8).
- Niềm tin kinh tế: 93.7 (dự báo: 95.6, trước đó: điều chỉnh giảm từ 95.8 xuống 95.6).
- Niềm tin trong ngành công nghiệp: -14.1 (dự báo: -11.7, trước đó: điều chỉnh giảm từ -11.1 xuống -11.4).
- Niềm tin trong ngành dịch vụ: 5.9 (dự báo: 5.8, trước đó: 5.3).
Báo cáo chính thức có độ trễ về mặt thời gian. Chỉ số niềm tin kinh tế giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, do tình trạng suy thoái công nghiệp kéo dài tiếp tục gây áp lực nặng nề lên tâm lý chung. Điều này đặc biệt thể hiện rõ qua những khó khăn của Đức, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - trở thành yếu tố kéo toàn khu vực đi xuống.
Eurostat: PPI tháng 11 ở Eurozone tăng cao hơn dự báo
- +1.6% so với tháng trước (dự báo: 1.5%, trước đó: 0.4%).
Chỉ số giá sản xuất tăng cao hơn phần lớn là do giá năng lượng tăng đột biến. Nếu loại bỏ yếu tố này, giá sản xuất chỉ tăng 0.1% trong tháng 11. Dựa theo phân tích cho thấy giá năng lượng tăng đến 5.4%, nhưng bù lại giá hàng hóa trung gian và hàng tiêu dùng lâu bền lần lượt giảm 0.1% và 0.2%. Trong khi đó, giá hàng hóa vốn và hàng tiêu dùng không bền vững ổn định trong tháng.
Báo cáo việc làm ADP tháng 12 của Mỹ sẽ tác động lên chỉ số DXY như thế nào?
Báo cáo việc làm ADP tháng 12 dự kiến sẽ được công bố vào 20:15 tối nay (theo giờ Việt Nam), với dự báo rằng khu vực tư nhân Mỹ sẽ tạo ra ít việc làm hơn so với tháng trước, giảm từ 146,000 xuống 140,000 việc làm trong tháng 11.
- Nếu dữ liệu phù hợp với kỳ vọng: Chỉ số DXY có thể không biến động nhiều cho đến khi công bố Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 vào 01:00 đêm nay. Các nhà đầu tư sẽ đặt nhiều sự chú ý đến biên bản này để tìm manh mối về các quyết định chính sách tiền tệ sắp tới.
- Nếu dữ liệu khả quan hơn dự đoán: Một con số vượt kỳ vọng có thể báo hiệu thị trường lao động Mỹ mạnh hơn, củng cố khả năng Fed duy trì chính sách thắt chặt. Điều này có thể hỗ trợ USD lấy lại sức mạnh trước đó.
- Nếu dữ liệu thấp hơn dự đoán: Nếu số liệu thấp hơn dự báo, phản ứng của thị trường có thể sẽ phức tạp hơn. Chỉ số DXY có thể giảm ngay lập tức khi các con số được công bố, nhưng vẫn khó có thể đưa kỳ vọng cắt giảm lãi suất sớm từ Fed quay trở lại. Sự suy yếu của USD trong trường hợp này thường chỉ mang tính tạm thời.
Chỉ số DXY đang tăng cao hơn trong phiên Âu, tiến đến dao động quanh khu vực 108.90 sau khi dữ liệu việc làm JOLTS và báo cáo PMI dịch vụ ISM của Mỹ ủng hộ Fed giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm bất chấp dữ liệu sản xuất tiêu cực ở Đức
Thị trường chứng khoán Châu Âu chật vật duy trì mức tăng khi mở cửa, với chỉ số Stoxx 600 tăng 0.16%. Nhóm ngành dịch vụ tài chính dẫn đầu xu hướng tăng với gần 1%, trong khi lĩnh vực ô tô giảm mạnh sau khi dữ liệu đơn đặt hàng công nghiệp tháng 11 của Đức bất ngờ giảm 5.4% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo giảm 0.3% của các nhà kinh tế.
Cổ phiếu của Shell giảm 1.5% sau khi tập đoàn năng lượng Anh hạ dự báo sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong quý IV/2024. Đồng thời, họ cũng cảnh báo kết quả kinh doanh của mảng hóa chất và sản phẩm dầu mỏ sẽ giảm đáng kể so với quý trước.
Quân đội Ukraine tấn công kho dầu của Nga tại Engels
Quân đội Ukraine vừa tuyên bố đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào kho dầu của Nga tại Engels, thuộc khu vực Saratov, nằm cách biên giới chung giữa hai nước hàng trăm kilomet. Theo thông tin từ Bộ Tổng Tham mưu Ukraine, kho dầu này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho căn cứ không quân quân sự Engels-2. Đây là nơi lực lượng không quân chiến lược của Nga đang đóng quân và thực hiện các nhiệm vụ tấn công quan trọng.
Việc tấn công cơ sở hạ tầng này không chỉ nhằm làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhiên liệu của Nga mà còn được xem như một nỗ lực chiến lược để giảm sức mạnh tấn công từ không quân Moscow. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai nước ngày càng leo thang và Ukraine nhắm đến các mục tiêu chiến lược của Nga nhằm làm suy yếu khả năng tiếp tục cuộc xung đột kéo dài.
Cập nhật thị trường: Giá dầu tăng cao hơn trên mốc 75 USD/thùng khi các tuyên bố xuất hiện.
Thâm hụt thương mại của Pháp thu hẹp nhẹ vào tháng 11
Cán cân thương mại tháng 11 của Pháp thâm hụt 7.09 tỷ EUR, trước đó thâm hụt 7.67 tỷ EUR được điều chỉnh thành thâm hụt 7.52 tỷ EUR.
Thâm hụt thương mại của Pháp thu hẹp nhẹ vào tháng 11 với xuất khẩu tăng 2.9% trong khi nhập khẩu tăng 1.8%.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch châu Âu, dữ liệu PPI của Eurozone sẽ được phát hành, đây không phải là báo cáo có nhiều tác động đến thị trường nói chung. Các sự kiện chính sẽ diễn ra trong phiên giao dịch của Mỹ với bài phát biểu của quan chức Fed Waller, Báo cáo ADP của Hoa Kỳ và sau đó là Biên bản cuộc họp của FOMC.
20:00 theo giờ Việt Nam - Bài phát biểu của quan chức Fed Waller
Thống đốc Fed Christopher Waller phát biểu về triển vọng kinh tế trước sự kiện do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức tại Paris, Pháp. Bài phát biểu của Waller rất quan trọng vì những phát ngôn của ông là "chỉ báo hàng đầu" cho những thay đổi trong chính sách của Fed.
20:15 theo giờ Việt Nam - Báo cáo ADP tháng 12 của Mỹ
Báo cáo ADP của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 140,000 so với 146,000 trước đó. Mặc dù trong lịch sử, báo cáo ADP không phải chỉ báo tốt cho NFP, nhưng độ nhạy của thị trường đối với dữ liệu việc làm khiến đây trở thành sự kiện có nhiều tác động đến thị trường. Tuy nhiên, việc định giá động thái cắt giảm lãi suất không phụ thuộc vào dữ liệu thị trường lao động (trừ khi con số cao hơn dự kiến). Sự kiện chính trong tháng này sẽ là dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào tuần tới.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.4% trước giờ mở cửa phiên giao dịch
- HĐTL DAX giảm 0.3%
- HĐTL FTSE giảm 0.1%
Điều này diễn ra sau đợt bán tháo mạnh trên Phố Wall vào hôm qua, mặc dù xu hướng này chủ yếu là từ các cổ phiếu công nghệ. Điều này đang đè nặng lên tâm trạng của các nhà đầu tư nhưng sự tích cực từ HĐTL của Hoa Kỳ đã xoa dịu phần nào. HĐTL S&P 500 hiện được dự báo tăng 0.16% khi phiên giao dịch châu Âu bắt đầu.
Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 11
Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 11 của Đức giảm 5.4% so với tháng trước, dự kiến đi ngang, trước đó giảm 1.5%.
Sự sụt giảm lớn ở đây xảy ra khi các đơn đặt hàng quy mô lớn giảm mạnh vào tháng 11. Các đơn đặt hàng cho các loại phương tiện (máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, xe quân sự) đã giảm 58.4% trong tháng và điều này là yếu tố chính gây ra sự sụt giảm trong dữ liệu tổng thể.
Phiên giao dịch châu Âu có gì đáng chú ý?
Các cặp tiền tệ chính không có nhiều biến động khi bắt đầu phiên giao dịch. AUD/USD đã giảm nhẹ vào đầu ngày sau dữ liệu CPI của Úc nhưng hiện đã ổn định trở lại.
Ở các thị trường khác, cổ phiếu cho thấy sự tiêu cực khi chứng khoán Phố Wall chứng kiến đợt bán tháo hôm qua. Cổ phiếu công nghệ là nhóm sụt giảm mạnh nhất, xóa bỏ toàn bộ mức tăng từ thứ Hai. Điều này có thể ảnh hưởng nhẹ đến tâm trạng ở châu Âu khi bắt đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đang cho thấy sự tích cực, điều này đã giúp xoa dịu phần nào tâm lý.
Về mặt dữ liệu, các bản phát hành trong phiên châu Âu không có nhiều ảnh hưởng. Thay vào đó, trọng tâm sẽ đổ dồn vào dữ liệu của Hoa Kỳ vào cuối ngày.
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 11 của Đức
- 14:00 theo giờ Việt Nam - Doanh số bán lẻ tháng 11 của Đức
- 14:45 theo giờ Việt Nam - Niềm tin tiêu dùng tháng 12 của Pháp
- 14:45 theo giờ Việt Nam - Cán cân thương mại tháng 11 của Pháp
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Số liệu PPI tháng 11 của Eurozone
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Báo cáo Niềm tin tiêu dùng chính thức của Eurozone vào tháng 12
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Báo cáo Niềm tin kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tháng 12 của Eurozone
- 19:00 theo giờ Việt Nam - Số liệu Đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ vào tuần thứ 3 tháng 1
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Chỉ có 1 hợp đồng quyền chọn EUR/GBP ở mức 0.8300. Hợp đồng này sẽ giúp tỷ giá ít biến động trước khi hết hạn vào cuối ngày.
Niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 12
Niềm tin của người tiêu dùng Nhật Bản tháng 12: 36.2, thấp hơn một chút so với mức 36.4 trước đó
Tổng thể sinh kế: 34.1 (trước đó là 34.3)
Tăng trưởng thu nhập: 40.2 (không đổi)
Việc làm: 41.2 (trước đó là 40.9)
Sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền: 29.4 (trước đó là 29.9)
Cập nhật thị trường phiên Á: AUD/USD suy yếu sau dữ liệu lạm phát Úc
Mặc dù lạm phát toàn phần Úc cao hơn một chút so với dự kiến, thước đo lạm phát cơ bản, Trimmed CPI, tăng ít hơn đáng kể so với tháng 10 (3.2% so với 3.5%), mang lại nhiều kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của RBA. AUD/USD và lợi suất trái phiếu Úc đã giảm sau dữ liệu. Chỉ số chứng khoán của Úc, S&P/ASX 200, đã tăng.
Ngoài ra trong phiên, NDRC đã công bố kế hoạch mở rộng phạm vi đổi hàng gia dụng đủ điều kiện được trợ cấp. Điều này không hỗ trợ cho cổ phiếu. Trước đó, MOFCOM của Trung Quốc bày tỏ sự chỉ trích về các hạn chế mới nhất của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc, khiến chứng khoán Trung Quốc sụt giảm.
Lịch phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có gì đáng chú ý?
Vào 20:00 ngày hôm nay, Thống đốc Fed Christopher Waller phát biểu về triển vọng kinh tế tại sự kiện "Bài giảng của Thống đốc" của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức tại Paris, Pháp
Sau đó, dự kiến vào lúc 2:00 rạng sáng ngày mai, FOMC công bố biên bản cuộc họp từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2024
Cổ phiếu Trung Quốc lao dốc sau khi các cơ quan quản lý công bố trợ cấp đổi hàng mới
NDRC đã công bố kế hoạch mở rộng phạm vi đổi hàng gia dụng đủ điều kiện được trợ cấp. Điều này không hỗ trợ cho cổ phiếu. Trước đó, MOFCOM của Trung Quốc bày tỏ sự chỉ trích về các hạn chế mới nhất của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc, khiến chứng khoán Trung Quốc sụt giảm.
NDRC sẽ mở rộng phạm vi thực hiện hai chính sách mới: Nâng cấp thiết bị và đổi mới hàng tiêu dùng
"Năm nay, chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực và mở rộng phạm vi thực hiện hai chính sách mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ việc nâng cấp thiết bị năng lượng công nghiệp, năng lượng và điện, giao thông, logistics, cơ sở hạ tầng môi trường, giáo dục, du lịch văn hóa, chăm sóc sức khỏe, và nâng cấp thang máy cũ."
Để giảm lãi vay cho các doanh nghiệp khi cần nâng cấp thiết bị, số lượng các loại đồ gia dụng đủ điều kiện nhận trợ cấp sẽ tăng từ 8 loại năm ngoái lên 12 loại vào năm 2025, với mức trợ cấp tối đa lên tới 20% giá bán của mỗi món. NDRC sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thay thế hàng tiêu dùng và đổi xe đạp điện.
Thống đốc CNB đang xem xét mua Bitcoin như một dự trữ chiến lược trong tương lai
Theo báo cáo từ một cuộc phỏng vấn với CNN Prima News, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Czech (CNB) Aleš Michl cho biết ông đang xem xét việc mua một Bitcoin như một chiến lược đa dạng hóa cho dự trữ ngoại hối của đất nước, tuy nhiên, đây sẽ không phải là một khoản đầu tư đáng kể đối với ngân hàng.
USD/CNY đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2023
USD/CNY tăng vọt bất chấp các nỗ lực của PBOC nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ, bao gồm cả việc hôm nay thiết lập tỷ giá tham chiếu dưới 7.2, ở mức 7.1887 (so với dự báo là 7.3435). PBOC đã tuyên bố sẽ can thiệp để giữ tỷ giá trong khoảng dao động trong khoảng từ 7.0441 đến 7.3324
Cựu Thống đốc BOJ: Dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng
- Theo ông Kuroda, BOJ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những năm tới do lạm phát đang trên đà đạt mức mục tiêu 2% một cách bền vững.
- Kinh tế Nhật Bản dự kiến tăng trưởng hơn 1% mỗi năm, nhờ vào việc tăng lương thực tế và chi tiêu tiêu dùng.
- Cách tiếp cận tăng lãi suất dần dần của BOJ phản ánh chu kỳ tích cực giữa tiền lương và lạm phát, giúp duy trì lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2%.
- Lãi vay cao hơn có khả năng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, nhờ vào lượng tiền dự trữ lớn của doanh nghiệp và tiết kiệm của người dân. Tuy nhiên, chính phủ có thể gặp khó khăn trong đối với khoản nợ công lớn của Nhật Bản, hiện đã lên đến 1,100 nghìn tỷ yên (tương đương 6.96 nghìn tỷ USD).
- Nếu lợi suất trái phiếu quay lại mức 2.7% (như năm 2000), lãi vay hàng năm có thể tăng lên 30 nghìn tỷ yên, gây áp lực lên ngân sách
- Ông bảo vệ các chính sách kích thích kinh tế trước đây của mình (áp dụng từ năm 2013), cho rằng chúng đã thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng kinh tế, dù bị chỉ trích vì các tác động như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại và gây nhiễu loạn thị trường.
Dưới sự lãnh đạo của Thống đốc BOJ hiện tại, ông Kazuo Ueda, ngân hàng trung ương đã chuyển hướng khỏi chính sách siêu nới lỏng của Kuroda, tăng lãi suất ngắn hạn lên 0.25% vào tháng 7 năm 2024 và phát tín hiệu sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát duy trì bền vững.