Reuters: Hơn một nửa số doanh nghiệp dự định tăng lương ít nhất 3% trong năm tài chính tới
Kết quả khảo sát của Reuters Nhật Bản cho thấy hơn một nửa các doanh nghiệp dự định tăng lương ít nhất 3% trong năm tài chính tới. Cụ thể:
- 42% số doanh nghiệp dự đoán tăng lương từ 3% đến 5%, và 9% dự báo tăng từ 5% đến 7%.
- 41% số doanh nghiệp kỳ vọng tăng lương từ 1% đến 3%.
- Hơn 2/3 số doanh nghiệp sẽ giữ mức tăng lương tương đương hoặc cao hơn so với năm nay.
- Mức tăng lương trung bình trong năm nay là 5.1% và cũng là mức cao nhất trong 30 năm qua.
- 52% số doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng lương mặc dù có sự biến động về lợi nhuận, trong khi một số bên lo ngại về việc tăng lương trong thời kỳ lợi nhuận thấp có thể dẫn đến mất việc làm.
- Gần 2/3 số doanh nghiệpcho rằng mục tiêu tăng lương tối thiểu là 40% của Thủ tướng Ishiba là phi thực tế
- Một số doanh nghiệp lo ngại chi phí tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ và có thể dẫn đến phá sản.
- 83% số doanh nghiệp ưu tiên làm việc tại văn phòng sau đại dịch COVID, trong khi 17% ủng hộ mở rộng làm việc từ xa.
- Các hình thức làm việc linh hoạt được xem là có lợi trong việc thu hút và giữ chân nhân tài giữa tình trạng thiếu hụt lao động.
Được biết, tiền lượng thực tế tháng 9 tại Nhật bản đã sụt giảm trong tháng tứ 2 liên tiếp.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Mimura: Đang theo dõi sát sao các biến động của thị trường ngoại hối với tinh thần cấp bách
Phó Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Atsushi Mimura, phụ trách các vấn đề quốc tế và được xem là "nhà ngoại giao hàng đầu về tiền tệ" của Nhật cho biết:
- Đang theo dõi sát sao các biến động của thị trường với mức độ khẩn cấp cao.
- Đây là dấu hiệu cho thấy Bộ Tài chính Nhật Bản đang cảnh giác về khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá nếu có biến động quá mức.
- Nếu cần thiết, ông Mimura sẽ là người chỉ đạo BoJ can thiệp vào thị trường.
Việc Nhật Bản đứng trước nguy cơ phải đối mặt với tình trạng lãi suất cao kéo dài ở Mỹ và khả năng BOJ trì hoãn việc bình thường hóa chính sách có thể khiến đồng JPY suy yếu hơn nữa so với USD. Điều này tạo thêm áp lực cho các cơ quan tài chính Nhật Bản khi tỷ giá USD/JPY ngày càng tăng cao.
Bộ Tài chính Nhật Bản đã nỗ lực để thuyết phục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phối hợp can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hỗ trợ đồng JPY, hoặc ít nhất là đe dọa can thiệp. Tuy nhiên, bà Yellen không tỏ ra mặn mà với ý tưởng này. Dưới chính quyền mới của Tổng thống Trump, không rõ ai sẽ giữ chức Bộ trưởng Tài chính, nhưng có thể người kế nhiệm Yellen sẽ càng tỏ ra ít ủng hộ hơn.
Tiền lương thực tế ở Nhật Bản sụt giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp
Ngân hàng Nhật Bản đang kỳ vọng mức lương tăng cao hơn để thúc đẩy lạm phát:
- Tiền lương cơ bản (bao gồm thưởng và các khoản phụ cấp): +2.8% so với cùng kỳ (dự báo: 3%, trước đó: 2.8%)
- Tiền lương thực (loại bỏ yếu tố lạm phát): -0.1% so với cùng kỳ (dự báo: 0.1%, trước đó: -0.8%) - ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Nhật Bản lên kế hoạch thắt chặt các quy định về tiền điện tử nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nội địa
Trang Nikkei đưa tin:
- Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (JFSA) có ý định bổ sung các quy định pháp lý để ngăn chặn các sàn giao dịch nước ngoài chuyển tài sản của nhà đầu tư Nhật ra nước ngoài.
- Việc thắt chặt quy định được đưa ra nhằm bảo vệ nhà giao dịch trên các “sàn giao dịch” tiền điện tử.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06.11: Chứng khoán và Bitcoin đạt mức cao kỷ lục, USD tăng vọt, trong khi vàng bị bán tháo sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Chỉ số Dow Jones dẫn đầu đà tăng với hơn 1500 điểm. Các chỉ số chính trên phố Wall đạt mức cao nhất mọi thời đại khi Donald Trump giành chiến trước Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ngoài cuộc bầu cử tổng thống, đảng Cộng hòa cũng đã lật ngược tình thế khi chiếm lấy đa số ghế ở Thượng viện. Theo trang Politico, quyền kiểm soát Hạ viện vẫn chưa rõ ràng, nhưng hiện đảng Cộng hòa vẫn đang chiếm ưu thế với 205 ghế, chỉ thiếu 13 ghế để giành chiến thắng. Chỉ số S&P 500 tăng 2.5% nhờ kỳ vọng tổng thống mới đắc cử sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số này có mức tăng mạnh nhất lịch sử sau ngày bầu cử. Một thước đo đại diện cho các công ty vốn hóa nhỏ tăng 5.8% do kỳ vọng được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ. Ngành ngân hàng và bảo hiểm Medicare cũng tăng nhờ kỳ vọng giảm thuế và quy định nới lỏng. Kết phiên:
- Dow Jones: +3.57%
- S&P 500: +2.53%
- Nasdaq: +2.95%
Trên thị trường FX, USD có phiên tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 3 năm ngoái và tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tháng khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giành được số phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Chỉ số đã tăng vọt từ đầu phiên Á khi Donald Trump liên tục dẫn trước tại nhiều bang quan trọng ở Mỹ. Các đồng tiền chính lần lượt bị bán tháo, với EUR dẫn đầu đà giảm do lo ngại phân kỳ chính sách mở rộng với Fed, theo sau là JPY và CHF khi các tài sản trú ẩn giảm sức hút. EUR/USD ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi Brexit diễn ra trước lo ngại ông Trump sẽ tăng cường áp lực thương mại và thuế quan lên EU. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Eurozone vốn đang có nguy cơ rơi vào suy thoái trong quý IV năm nay, từ đó thúc đẩy ECB phát cắt giảm lãi suất nhanh hơn Fed.
- Chỉ số DXY +1.61%
- EURUSD -1.84%
- GBPUSD -1.25%
- AUDUSD -1.00%
- NZDUSD -1.12%
- USDJPY +1.98%
- USDCHF +1.55%
- USDCAD +0.83%
Vàng bị bán tháo về gần 2,650 USD/oz và chạm đáy 4 tuần khi dòng tiền chuyển hướng đổ vào USD và các tài sản rủi ro, như bitcoin và cổ phiếu. Các tuyên bố sẽ sớm chấm dứt chiến tranh ở Nga - Ukraine cũng làm giảm nhu cầu mua vào các tài sản trú ẩn. Kết phiên, vàng giảm 84.80 USD xuống 2,659 USD/oz. Đây là phiên giao dịch tồi tệ nhất của vàng kể từ giữa tháng 6 đến nay. Trên thị trường nợ, lợi suất nhảy vọt khắp các kỳ hạn khi thị trường giảm kỳ vọng vào phạm vi cắt giảm lãi suất của Fed do các chính sách mới của ông Trump có thể đưa áp lực lạm phát quay trở lại và làm ảnh hưởng đến kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ. Lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt nhảy vọt 8.5bp và 16bp lên 4.27% và 4.43%. Dầu WTI giảm nhẹ 0.3 USD xuống 71.70 USD/thùng. BTC lập đỉnh mọi thời đại mới ở 76.400 USD.
Ivey: Chỉ số PMI tại Canada sụt giảm trong tháng 10
- Chỉ số PMI Ivey của Canada tháng 10 giảm từ 53.1 xuống 52 trong tháng 10.
- Đây là số liệu chưa có sự điều chỉnh theo mùa.
- Số liệu không điều chỉnh theo mùa của tháng trước là 54.5.
Cập nhật USD/CAD:
Cập nhật phiên Mỹ: Chứng khoán và USD tăng vọt, vàng tiếp tục bị bán tháo sau chiến thắng của Donald Trump
Cổ phiếu Hoa Kỳ tăng vọt khi các nhà đầu tư đón nhận chiến thắng của Donald Trump trước Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Chiến thắng tại bang "chiến trường" Wisconsin đã đưa Trump lên vị trí dẫn đầu và chính thức nắm trong tay hơn 270 phiếu để quay trở lại Nhà Trắng, với tư cách là tổng thống thứ 47 của Mỹ. Chỉ số Dow Jones dẫn đầu đà tăng với hơn 1000 điểm khi mở cửa phiên thứ Tư.
Ngoài cuộc bầu cử tổng thống, đảng Cộng hòa cũng đã lật ngược tình thế khi chiếm lấy đa số ghế ở Thượng viện. Theo trang Politico, quyền kiểm soát Hạ viện vẫn chưa rõ ràng, nhưng hiện đảng Cộng hòa vẫn đang chiếm ưu thế trong cuộc đua tại Hạ Viện, với 198 ghế, chỉ thiếu 20 ghế để giành chiến thắng.
Một số chuyên gia cho rằng chính sách của Trump có lợi hơn cho lĩnh vực tài chính, thúc đẩy một đợt tăng giá mạnh mẽ tại các ngân hàng khu vực trước khi mở cửa vào thứ Tư. S&P Regional Banking ETF (KRE) đã tăng gần 10%. Tương tự, chỉ số Russell 2000 đại diện cho các doanh nghiệp vốn hóa nhỏ, bao gồm một số ngân hàng khu vực, đã tăng vọt hơn 4% khi mở cửa.
Ngoài ra, cổ phiếu Tesla (TSLA) đã tăng hơn 14% khi giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện Elon Musk đã công khai ủng hộ và quyên góp rất nhiều cho chiến dịch tranh cử của Trump.
USD và lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục uy trì đà tăng lớn trong ngày, với chỉ số DXY dao động trong biên độ 105-105.50. Lợi suất 2 năm vào 10 năm lần lượt tăng 10.2bp và 18.2bp lên 4.28% và 4.60%. Tương tự, Bitcoin lập đỉnh mọi thời đại mới ở 75,400 USD, trước khi thoái lui xuống dưới mốc 74,000 USD trong phiên Mỹ.
Dầu thô WTI thu hẹp đà giảm trong ngày nhờ nhịp hồi hơn 1.8% trong phiên Mỹ. Hiện giá đang giảm 1% trong ngày xuống 71.30 USD/thùng.
Quan chức ECB De Guindos: Quá trình giảm phát đang diễn ra tốt đẹp
Goldman Sachs cũng hạ dự báo lãi suất của ECB giảm từ 2% xuống 1.75% sau chiến thắng của Trump do những lo ngại về mức thuế quan sắp tới.
Các ngân hàng nội địa hưởng lợi từ chiến thắng của Donald Trump
Chỉ số Russell 2000 có hiệu suất hoạt động tốt nhất trong số các chỉ só chứng khoán, với hợp đồng tương lai tăng 6%. Dưới đây là 3 lý do chính giải thích tại sao chỉ số này đang có hiệu suất tốt và có thể tiếp tục tăng:
- Chỉ số Russell 2000 bao gồm nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng khu vực. Môi trường pháp lý đang cải thiện và đường cong lợi suất dốc hơn, tạo ra lợi thế cho các ngân hàng này. Được biết, ETF KRE của các ngân hàng khu vực đã tăng 8% trong giao dịch ngoài giờ.
- Nhiều công ty trong Russell 2000 chỉ hoạt động chủ yếu tại Mỹ, thay vì các công ty đa quốc gia chịu ảnh hưởng từ thuế quan và chiến tranh thương mại.
- Chỉ số Russell 2000 đang mở cửa ở khoảng 2,400 và có thể tiến tới đỉnh năm 2020 là 2,458.
Giá vàng áp sát mốc 2,650 USD/oz
Mức thấp nhất trong ngày mà vàng chạm đến ở khoảng 2,652 USD/oz
Đảng Cộng hòa vẫn đang dẫn trước Đảng Dân chủ trong cuộc đua tại Hạ Viện
Trang Politico dự báo Đảng Cộng hòa (R) hiện có 198 ghế, trong khi Đảng Dân chủ (D) chiếm 180 ghế. Trong đó, Số ghế tối thiểu để giành đa số tại Hạ viện là 218 ghế.
Thị trường chứng khoán Đức "quay xe" trước những lo ngại về hoạt động xuất khẩu sang Mỹ
Ban đầu, chỉ số DAX của Đức tăng cao hơn sau chiến thắng của Donald Trump do một số nhà đầu tư cho rằng chiến thắng của ông Trump có thể mang lại lợi ích cho các công ty nội địa, dù tác động tích cực này khó có thể kéo dài.
Tuy nhiên, khi nhận thức rằng chính sách thuế quan của Trump có thể làm tổn hại đến ngành xuất khẩu của Đức (vốn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường quốc tế), chỉ số đã đảo chiều giảm mạnh vào đầu phiên Mỹ.
Chủ tịch ECB Largarde: Eurozone cần có thêm nhiều ngân hàng lớn hơn để cạnh tranh với thị trường toàn cầu
Bài phát biểu của Chủ tịch ECB Largarde tại sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Cơ chế giám sát đơn lẻ (SSM) ở Frankfurt:
- Tỷ lệ vốn của các ngân hàng đã cải thiện đáng kể: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CET1) tăng từ 12.7% (vào năm 2015) lên 15.8% (giữa năm 2024)
- Eurozone cần phải có thêm sự hợp nhất giữa các ngân hàng để có thể tạo ra các ngân hàng đủ lớn để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Hiện chỉ có hai ngân hàng trong khu vực này có mặt trong top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới, lần lượ xếp hạng thứ 8 và thứ 10.
- Trong giai đoạn từ 2025 đến 2031, Các ngân hàng Eurozone sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư lớn vào 3 lĩnh vực quan trọng: bảo vệ môi trường (xanh), chuyển đổi số (số hóa) và tăng cường quốc phòng.
- Kêu gọi giảm việc phân tách nguồn vốn và thanh khoản giữa các quốc gia trong Eurozone nhằm tạo ra một thị trường ngân hàng thống nhất hơn, giúp dòng vốn có thể lưu thông tự do.
- Hy vọng thị trường chứng khoán ở châu Âu phát triển mạnh mẽ hơn.
- Hiện tại, thị trường chứng khoán của Mỹ lớn gấp 3 lần so với châu Âu, và điều này tạo ra một sự chênh lệch lớn trong khả năng huy động vốn và thực hiện các giao dịch tài chính toàn cầu.
- Việc giảm phân tách vốn và thanh khoản giữa các quốc gia sẽ giúp dòng vốn lưu thông tự do trong các nhóm ngân hàng và tạo điều kiện cho việc cho vay xuyên biên giới.
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng tại Eurozone vào năm 2025
Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone cho năm 2025 từ 1% xuống 0.8%. Điều này phản ánh những lo ngại rằng các chính sách thương mại của Trump, đặc biệt là các biện pháp thuế quan, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu.
Việc áp đặt thuế quan từ Mỹ sẽ gây áp lực lên các hoạt động kinh tế Eurozone và làm suy yếu EUR, vì các thị trường dự đoán những biện pháp này sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng.
EUR/USD hướng tới phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi Brexit diễn ra
Áp lực bán tháo đã đẩy EUR/USD lao dốc về mức thấp nhất kể từ tháng 6 đến nay. Cặp tiền đang hướng tới phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2026 khi Brexit diễn ra. Chiến thắng của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã giúp USD lấy lại vị thế, nhưng đồng thời cũng là tin xấu với EUR.
Thị trường đang e ngại rằng ông Trump sẽ tăng cường áp lực thương mại và thuế quan lên EU. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Eurozone vốn đang có nguy cơ rơi vào suy thoái trong quý IV năm nay.
Đây có thể là lý do khiến ECB phát cắt giảm lãi suất nhanh hơn, trái ngược với triển vọng thắt chặt chính sách của Fed sau khi Trump tái đắc cử. Đối với Fed, các chính sách thương mại trong nước và quốc tế của Trump có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại, từ đó làm chậm lại tốc độ cắt giảm lãi suất đã được NHTW lên kế hoạch trong vài tháng qua.
Do đó, chỉ riêng việc Trump quay trở lại Nhà Trắng đã tạo ra sự phân kỳ nhẹ trong triển vọng chính sách giữa ECB và Fed, từ đó gây áp lực khiến EUR/USD giảm đến hơn 2% trong ngày. Xét về triển vọng kỹ thuật, EUR/USD liên tục break xuống dưới các hỗ trợ quan trọng, bao gồm đáy tháng 8 và đáy tháng 10.
Điện Kremlin: Hãy chờ xem liệu chiến thắng của Donald Trump có giúp chấm dứt chiến tranh Nga - Ukraine?
Vào thứ Tư, Điện Kremlin đã có phản ứng thận trọng sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, cho rằng Mỹ vẫn là một quốc gia thù địch và chỉ có thời gian mới chứng minh được liệu những tuyên bố của Trump về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có trở thành hiện thực hay không.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin Vladimir Putin, Dmitry Peskov cho biết ông không nắm rõ rằng liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch chúc mừng Trump chiến thắng, và quan hệ Nga - Mỹ thực tế không thể xấu hơn nữa vì hiện nó đã chạm đáy trong lịch sử.
Trong bài phát biểu trước những cử tri ủng hộ cho Đảng Cộng hòa vào trưa nay (theo giờ VN), Donald Trump đã tuyên bố rằng sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, mặc dù ông chưa giải thích cụ thể cách thức để thực hiện hóa lời hứa này.
Vàng bị bán tháo khi các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản rủi ro
Vàng hiện giảm 1.8% trong ngày xuống dưới 2,700 USD /oz do USD nhảy vọt sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Theo Associated Press, Trump giành chiến thắng với 277 phiếu đại cử tri, vượt qua Phó Tổng thống Kamala Harris với 224 phiếu. USD được hỗ trợ khi thị trường đánh giá các chính sách kinh tế và thuế quan của Donald Trump sẽ củng cố cho sức mạnh của USD, đồng thời gây áp lực lên giá vàng.
Kim loại quý cũng giảm giá do các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro như Bitcoin và cổ phiếu. Các tuyên bố có phần "phóng đại" của Trump rằng ông có thể chấm dứt các xung đột ở Trung Đông và Ukraine như "Tôi sẽ giải quyết chiến tranh Nga-Ukraine trong 1 ngày - 24 giờ, cũng làm giảm nhu cầu mua vào các tài sản trú ẩn như vàng.
Đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ giảm mạnh
Đơn xin vay thế chấp tại Mỹ đã giảm 10.8% trong tuần kết thúc vào ngày 1/11, sau khi giảm 0.1% trong tuần trước đó.
- Chỉ số thị trường: 191.4 (so với 214.5 của tuần trước)
- Chỉ số mua nhà: 130.8 (so với 137.8 của tuần trước)
- Chỉ số tái cấp vốn: 513.5 (so với 630.0 của tuần trước)
- Lãi suất thế chấp cố định 30 năm: 6.81% (so với 6.73% của tuần trước)
Đơn đăng ký vay thế chấp giảm mạnh do cả hoạt động mua nhà và tái cấp vốn đều sụt giảm đáng kể trong bối cảnh lãi suất tăng.Việc ông Trump đắc cử tổng thống và lãi suất tăng mạnh hơn nữa sẽ là một yếu tố tiêu cực đối với thị trường bất động sản trong tuần tới.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ trở lại mức đỉnh sau khi Trump chính thức đắc cử
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đang tiến gần đến mức đỉnh trong ngày sau khi ông Trump được xác nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Đây là mức đỉnh trong bốn tháng và tiếp nối đà tăng mạnh kể từ tháng 10. Điều này đã thúc đẩy đồng USD tăng giá, với EUR/USD hiện giảm xuống 1.0715 và USD/JPY tăng lên 154.15.
Các chính sách đối nội của ông Trump chủ yếu nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng và chi tiêu, trong khi chính sách đối ngoại liên quan đến thuế quan và xung đột thương mại sẽ khuấy động thị trường toàn cầu. Tất cả những điều này được thị trường dự đoán sẽ dẫn đến áp lực lạm phát cao hơn trong thời gian tới. Đó là một phần lý do tại sao thị trường trái phiếu đang lo lắng, nhưng nếu ông Trump vay thêm nợ, thì điều đó cũng sẽ gây áp lực tăng lên lợi suất.
Vẫn còn quá sớm để đánh giá bản chất và mức độ chính xác của việc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ tác động như thế nào đến các vấn đề trên. Nhưng đối với các nhà giao dịch, những sự cân nhắc chắc chắn đã có, thể hiện rõ qua phản ứng của thị trường trái phiếu mà chúng ta đang thấy.
TDS: Đảng Cộng hòa có thể giành được cả quyền kiểm soát Thượng viện
Thị trường vẫn nghiêng mạnh về khả năng Đảng Cộng Hòa chiến thắng trong cuộc đua tổng thống lẫn giành quyền kiểm soát Thượng Viện (hay còn gọi là tình trạng "Red Sweep":
- Trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm sẽ khó tách rời khỏi các biến động của trái phiếu kho bạc Mỹ, với sự phân kỳ được thể hiện rõ hơn ở lợi suất kỳ hạn ngắn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đường cong lợi suất từ kỳ hạn 2 năm tới 10 năm của trái phiếu Đức dốc hơn, với chênh lệch lãi suất hợp đồng hoán đổi của Mỹ thu hẹp khi lãi suất giảm.
- Điều này hầu như phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Việc tuyên bố "Red Sweep" ở đây sẽ ít tác động đến lãi suất hơn sau phản ứng ban đầu của thị trường. Các tài sản rủi ro có nhiều khả năng giao dịch với xu hướng tăng, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng gần 2%. Trong trường hợp này, chúng tôi cho rằng trọng tâm sẽ nhanh chóng chuyển sang trình tự ưu tiên trong chính sách của Trump: Tài khóa, Thuế quan và Nhập cư.
- Với việc thuế quan là phần đầu tiên có khả năng xảy ra nhất, điều này sẽ gây lạm phát cho Mỹ (ước tính gần 1 điểm phần trăm được cộng vào CPI vào năm 2025), trong khi lại gây ra tình trạng suy yếu cho Khu vực Eurozone và các đối tác thương mại khác. Vì vậy, việc định giá của NHTW hiện đang theo hướng đó. Chúng tôi nghĩ rằng rủi ro chính đối với thị trường từ thời điểm này đến từ kết quả của Hạ viện. Thị trường được định giá khoảng 50% cho khả năng "Red Sweep" sẽ xảy ra.
Các phương tiện truyền thông chính thức công bố chiến thắng của Donald Trump
Hãng thông tấn Associated Press (AP) cùng với các hãng truyền thông lớn khác như CBS, Fox và CNN đã chính thức công bố chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thậm chí, Edison Research và FiveThirtyEight cũng đã xác nhận chiến thắng của ông Trump.
Ông Trump đã giành chiến thắng áp đảo tại tất cả các bang dao động, kết thúc cuộc bầu cử với 312 phiếu đại cử tri, so với 226 phiếu của bà Harris.
Cuộc đua giành quyền kiểm soát Hạ viện vẫn đang diễn ra căng thẳng
Theo dự đoán của NYT, Đảng Cộng hòa hiện đang có 194 ghế và Đảng Dân chủ có 173 ghế. Trong số các bang "chiến trường" quan trọng, vẫn còn 45 khu vực chưa công bố kết quả chính thức. Tuy nhiên, một số phiếu bầu có thể sẽ được công bố sớm:
- Trong số các bang "cạnh tranh" gay gắt, Iowa đã được xác nhận thuộc về Đảng Cộng hòa, trong khi New Mexico và New York thuộc về Đảng Dân chủ. Những kết quả này không gây bất ngờ.
- Kết quả nổi bật nhất hiện tại là Pennsylvania. Khu vực này được cho là nghiêng về Đảng Dân chủ, nhưng Robert Bresnahan (Cộng hòa) đang dẫn trước 2 điểm so với đương kim nghị sĩ Matt Cartwright (Dân chủ) với hơn 95% phiếu bầu.
- Nebraska cũng cho thấy một câu chuyện tương tự, với Don Bacon (Cộng hòa) dẫn trước 1.8 điểm so với Tony Vargas (Dân chủ) cũng với hơn 95% phiếu bầu.
- Iowa là một điểm nóng cần theo dõi, với Mariannette Miller-Meeks (Cộng hòa) dẫn trước chỉ 0.1 điểm so với Christina Bohannan (Dân chủ) với hơn 95% phiếu bầu.
Các khu vực còn lại vẫn chưa có đủ số phiếu để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, ngoài ba khu vực được nêu bật ở trên, mọi thứ khác đang diễn ra như dự kiến.
Nếu tình hình tiếp tục diễn biến như hiện tại, Đảng Cộng hòa có thể sẽ giành chiến thắng, đặc biệt nếu họ có thể giành được các khu vực "ngang tài ngang sức". Nhưng hiện tại vẫn còn quá sớm để đưa ra dự đoán chính xác.
ING: Châu Âu sẽ "sợ hãi" vì sự trở lại của Trump
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích từ ING, Các chính trị gia châu Âu sẽ phải một lần nữa đối mặt với nỗi sợ sau khi chiến thắng của Trump đã gần kề:
- Đồng EUR là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong nhóm G10 cho đến nay. Kỳ vọng về việc Donald Trump sẽ mở rộng cuộc chiến thương mại của mình với Trung Quốc ngay trong nhiệm kỳ đã ảnh hưởng tới cặp tiền này. Tình trạng này xảy ra vào thời điểm tăng trưởng của khu vực Eurozone trì trệ và sự tiêu cực về mô hình kinh doanh trong tương lai của khu vực đang lan rộng. Kế hoạch tăng cường xuất khẩu để thoát khỏi trì trệ không còn là một lựa chọn tốt.
- Chúng tôi tin rằng đây sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với EUR/USD - phải đối mặt với các cuộc chiến thương mại mới mà không có sự hỗ trợ về mặt tăng trưởng từ hành động . Theo kịch bản như vậy, EUR/USD có thể ở dưới mức 1.0000 cuối năm 2025. Đây sẽ là kịch bản mà ECB) sẽ phải cắt giảm lãi suất sâu vào vùng nới lỏng.
- EUR/USD có thể sẽ hướng tới vùng 1.0550/1.0600, với việc EUR/USD khó có thể tăng lên trên 1.0800/1.0850
Đồng USD "chậm lại" sau đà tăng mạnh mẽ
Đồng USD tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền khác, mặc dù đã có nhịp điều chỉnh nhẹ so với mức đỉnh trong phiên Châu Âu. USD/JPY hiện được giao dịch ở mức 153.95, so với mức đỉnh gần đây là 154.37. EUR/USD hiện giảm gần 170 pip, nhưng đã phục hồi so với mức đáy 1.0702 xuất hiện ông Trump đã nắm chắc chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống trước đó.
Có thể thấy hành động giá của cặp EUR/USD khá thú vị. Đà tăng gần nhất, từ đầu tuần cho đến hôm qua, một phần đến từ việc khoảng cách giữa bà Harris ông Trump thu hẹp lại trước thềm cuộc bầu cử. Nhưng khi kết quả gần như đã ngã ngủ, tỷ giá đã phản ứng mạnh với đường MA 100 ngày (đường màu đỏ).
"Trump trade" vẫn đang chi phối tâm lý trên thị trường và điều đó sẽ không thay đổi trong ít nhất một hoặc hai ngày tới. Điều quan trọng cần theo dõi bây giờ là đảng nào sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện.
Ông Trump: Đây là chiến thắng vĩ đại của người dân Mỹ
Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach:
- Chúng ta đã tạo nên lịch sử trong đêm nay
- Chúng ta sẽ cải thiện đất nước
- Đây sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ
- Nước Mỹ đã trao cho chúng ta một nhiệm vụ chưa từng có và vô cùng mạnh mẽ
- Chúng ta đã giành lại quyền kiểm soát Thượng viện
- Có vẻ như chúng ta vẫn đang giữ quyền kiểm soát Hạ viện
Trump chuẩn bị tuyên bố chiến thắng và phát biểu trước những người ủng hộ
Trump lên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach
Trump tiếp tục dẫn trước ở các tiểu bang dao động Rust Belt
Sau đây là kết quả mới nhất cho ba tiểu bang dao động thuộc Rust Belt:
- Pennsylvania: Trump +4 (82% số phiếu bầu)
- Wisconsin: Trump +3 (71% số phiếu bầu)
- Michigan: Trump +5 (43% số phiếu bầu)