Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc cam kết các điều kiện tài chính nới lỏng vẫn được duy trì, AUD/USD có phản ứng ra sao?
Luci Ellis, Trợ lý Thống đốc (Kinh tế) của Ngân hàng Dự trữ Úc, cho biết hội đồng thống đốc vẫn cam kết "duy trì các điều kiện tiền tệ nới lỏng" trong bài phát biểu dự kiến của bà tại Ai Group Business Lunch vào thứ Tư. Ông cũng cho biết, sự phục hồi của Úc đã vượt quá mọi mong đợi ngay cả trước khi triển khai vắc xin; tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới đã đặt ra những thách thức trong một số bộ phận của nền kinh tế nhưng không cản trở sự phục hồi. Về vấn đề nguồn cung, ông thừa nhận rằng rất khó để xác định vấn đề tắc nghẽn nguồn cung sẽ kéo dài trong bao lâu.
AUD/USD không có phản ứng trước phát biểu trên. Hiện cặp tiền đang được giao dịch tại 0.7543 sau khi giảm 0.14% trong ngày
Vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống lại các biến thể mới của vi-rút Covid-19
Tuần trước, một phân tích của Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE) cho thấy vắc xin do Pfizer Inc (PFE.N) và AstraZeneca sản xuất có khả năng chống lại biến thể vi-rút Delta hơn 90%
Công ty cho biết kết quả nghiên cứu mới nhất của Oxford được xây dựng dựa trên phân tích gần đây của PHE.
Dường như đây sẽ là tin vui đối với các nước đang phải đấu tranh với số ca nhiễm đang gia tăng do biến thể mới khó lường, cụ thể là vương quốc Anh - quốc gia phải trì hoãn thời gian tái mở cửa dự kiến do chủng mới này
5 yếu tố giúp giá dầu thô có thể đạt $100 trong năm nay!
Ba yếu tố nhu cầu:
- Sự dồn nén nhu cầu di chuyển, nghỉ lễ sau các lệnh phong toả và hạn chế
- Nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân tăng lên do số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng giảm
- Xu hướng làm việc từ xa có thể tiêu tốn nhiều quãng đường di chuyển hơn khi xu hướng làm việc tại nhà đang dần chuyển sang làm việc trong xe
Hai yếu tố cung cấp:
- Áp lực chính sách của chính phủ Hoa Kỳ và trên toàn thế giới nhằm hạn chế đầu tư để đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris và hạn chế phát thải CO2
- Ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đến ESG
Đồng USD tăng trên diện rộng ngay trong phiên châu Á
Đồng tiền mạnh nhất phiên hôm qua là Kiwi hôm nay lại là đồng yếu nhất khi giảm 0.25% xuống sát 0.70.
Thặng dư thương mại tại Úc tăng cao kỷ lục
Trong tháng 5, thặng dư thương mại tại Úc đã tăng lên mức cao kỷ lục 13.3 tỷ AUD, khi xuất khẩu tăng 11% và nhập khẩu tăng 1% so với tháng trước. Riêng quặng sắt, xuất khẩu tăng 18%.
Bitcoin hồi phục mạnh mẽ lên trên $34,000
Trong phiên sáng nay, Bitcoin đã hồi phục trở lại mức trên $34,000 sau khi bị bán tháo vào phiên hôm trước.
COVID-19 bùng phát trở lại tại Sydney
Số ca nhiễm COVID-19 tại Sydney hôm qua là 13 người, tăng vọt sau nhiều ngày không có dịch. Hôm nay bang này ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới, và có thể các biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng.
Tóm tắt nội dung phiên điều trần của chủ tịch Powell
Chủ tịch Fed đã phát biểu trong phiên điều trần:
- Fed sẽ không tăng lãi suất sớm, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.
- Tự tin rằng lạm phát chỉ là tạm thời, tuy vậy sẽ không chấp nhận mức lạm phát vượt 5%.
- Để khôi phục thị trường việc làm cần một chặng đường dài.
- Tin tưởng chính sách kích thích tài khóa của Biden đang hoạt động hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, Powell đã "quay xe" sau khi cuộc họp FOMC phát ra tín hiệu hawkish.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22/06: DXY hạ màn giảm điểm khi chủ tịch Powell bất ngờ dovish trong phiên điều trần!
Phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell trước Quốc hội đã khiến thị trường bất ngờ. Mặc dù các quan chức FOMC đã bày tỏ mong muốn tăng lãi suất sớm vào năm 2022 nhưng có lẽ Ngài Chủ tịch là một trong số những người dovish nhất. Ông cho rằng, ông không muốn tăng lãi suất bởi thị trường việc làm vẫn còn nhiều khó khăn, và nhấn mạnh lạm phát chỉ là tạm thời. Đồng thời trước đó, bà Mary Daly, một thành viên FOMC lại cho rằng Fed chưa thảo luận gì về vấn đề tăng lãi suất. Điều này đã khiến chỉ số đồng Dollar DXY quay đầu giảm xuống 91.71 sau khi chạm mức cao nhất phiên tại 92.14. EUR/USD tăng 0.17% lên 1.1937 còn GBP/USD tăng 0.09% lên 1.3945. Kiwi là đồng tiền mạnh nhất nhóm G-7 và đã lấy lại mốc 0.70 trong phiên hôm qua. Một điều lạ lẫm không kém là USD/JPY lại không đi cùng xu hướng với USD, khi tăng 0.28% lên 110.61, và cũng không đi cùng chiều với lợi suất tại Mỹ (giảm 2.4 điểm cơ bản).
Theo lời của chủ tịch Fed, chính sách nới lỏng được kéo dài sẽ củng cố tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này khiến các chỉ số chứng khoán được hưởng lợi. Dow Jones tăng 0.20%, S&P 500 tăng 0.51% và Nasdaq tăng 0.79%.
Vàng giảm xuống $1,779/oz, xu hướng của vàng cũng chẳng giống sách giáo khoa khi USD và lợi suất cùng giảm. Giá dầu giảm về $72.85/thùng khi Nga và OPEC cho biết sẽ thảo luận về việc nới lỏng nguồn cung trong cuộc họp sắp tới.
Ở một diễn biến khác, Bitcoin lần đầu tiên kể từ đầu năm nay bị bán tháo xuống $28,600, trước khi hồi phục vào cuối phiên lên $32,545.
Phiên châu Âu kết thúc, các chỉ số chứng khoán đóng cửa ra sao?
Chứng khoán châu Âu hôm nay ghi nhận kết quả trái chiều:
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.5%
- Chỉ số DAX tăng 0.3%
- Chỉ số CAC tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.2%
- Chỉ số Ibex không thay đổi nhiều
Bitcoin hồi phục mạnh mẽ, vượt lại $31,000
Trước áp lực từ phía Trung Quốc, đồng tiền ảo lớn nhất đã giảm xuống dưới $30,000 trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, đến giờ, Bitcoin đang bật lại mạnh mẽ và đã quay trở lại mốc $31,000.
USDJPY vượt 110.70
Trong ngày đồng đô la khôi phục lại sức mạnh, USDJPY củng cố đà tăng và đã lập đỉnh mới trong ngày tại 110.75. Hiện tại cặp tiền vẫn vững trên mức 110.70. Mục tiêu tiếp theo cho USDJPY sẽ là đỉnh tháng Sáu tại 110.818, và cao hơn nữa là đỉnh năm 2021 tại 110.96.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.73.
Chứng khoán tìm được đà tăng sau đầu phiên biến động
Các chỉ số lớn tại Mỹ và châu Âu đều đang ngập sắc xanh dù khởi đầu gặp chút bấp bênh:
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.24%
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.1%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.16%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.3%
- Chỉ số DAX tăng 0.11%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.17%
Fed Mester: Lãi suất thấp sẽ dẫn tới định giá quá cao
Đây là lời bình của giám đốc Fed Cleveland Loretta Mester, dù bà không nói gì thêm về chính sách hay hiện trạng nền kinh tế. Bà cũng nói thêm rằng đại dịch Covid đã cho thấy nhiều lỗ hổng ở mảng ngoài ngân hàng.
Những bình luận này không có nhiều ảnh hưởng tới đồng đô la, chỉ số DXY vẫn đang ở quanh mức 92 điểm
Lượng nhà bán tại Mỹ tiếp tục giảm trong tháng Năm
Sau khi giảm 2.7% MoM trong tháng Tư, lượng nhà bán tại Mỹ tiếp tục giảm thêm 0.9% trong tháng Năm xuống 5.8 triệu, Dù vậy, con số này vẫn tốt hơn kỳ vọng thịt trường 5.72 triệu.
Thông tin này chưa có ảnh hưởng lớn tới đồng đô la, chỉ số DXY vẫn đang dao động quanh mức 92 điểm.
Fed Williams: Lạm phát tăng mạnh sẽ chỉ là tạm thời
Chủ tịch Fed New York John Williams kỳ vọng nhìn thấy tiến triển rõ ràng trong việc thực hiện mục tiêu lao động và lạm phát 2%. Theo ông, Fed sẽ không đi theo một công thức nào để thiết lập chính sách tiền tệ, và kỳ vọng rằng GDP sẽ tăng 7% trong năm nay. Ông cũng dự báo thất nghiệp sẽ giảm xuống 3-3.5%, Vấn đề lạm phát tăng mạnh sẽ vẫn chỉ là tạm thời.
Phát biểu của ông không có quá nhiều ảnh hưởng tới thị trường, khi chỉ số DXY vẫn đang ở quanh mức 92 điểm.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 22/6: Chứng khoán trái chiều trong ngày chủ tịch Powell điều trần
Chứng khoán Mỹ đang khá ảm đạm đầu phiên thứ Ba khi giới đầu tư chờ lời điều trần của chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội để có thêm triển vọng kinh tế trước nỗi lo lạm phát. Chỉ số S&P 500 hiện chưa có nhiều thay đổi, trong khi Dow Jones giảm sâu nhất. Duy nhất có Nasdaq mở cửa trong sắc xanh nhưng hiện tại đã mất toàn bộ đà tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm hiện đang ở quanh mức 1.5%.
Sau phiên đầu tuần có phần lép vế, đồng bạc xanh đã lấy lại sức mạnh của mình trước các đồng tiền khác. Chỉ số DXY vượt lại mức 92 điểm. Ba đồng GBP, JPY và AUD đều đang ghi nhận mức giảm 0.3% trong ngày. Trước áp lực từ đô la, vàng cũng quay đầu giảm, trong khi dầu vẫn giữ nguyên phong độ.
Hôm nay tiếp tục là một ngày buồn trên thị trường tiền ảo: Bitcoin giảm xuống dưới $30,000 trước áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, khi nước này quyết tâm ngăn chặn và triệt phá các hoạt động khai thác tiền ảo.
Trên thị trường chứng khoán:
- Chỉ số S&P 500 không có nhiều thay đổi
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.25%
- Chỉ số Nasdaq không có nhiều thay đổi
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY tăng 0.2% lên 90.03 điểm
- GBP giảm 0.3% xuống 1.3890
- EUR giảm 0.12% xuống 1.1902
- AUD giảm 0.3% xuống 0.7510
- JPY giảm 0.35% còn 110.67 JPY/USD
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giảm 0.4% xuống $1,775.6/oz
- Dầu WTI tăng 0.17% lên $73.15/thùng
Trên thị trường tiền ảo:
- Bitcoin giảm xuống còn $29,149
- Ether giảm xuống dưới mức $2,000, chỉ còn $1,730.
EURUSD: Nhiều khả năng rơi xuống 1.1000 hơn là lên 1.3000
Cặp tiền này lập đỉnh năm 2021 tại 1.2350 đầu tháng Một, trong khi những nỗ lực vượt đỉnh này gần đây đều gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.2270. EURUSD chỉ có thể nằm trên mức 1.2000 nếu Fed tiếp tục giữ lập trường mềm mỏng. Nếu Fed buộc phải sử dụng biện pháp lãi suất 0 giống với ECB hay BOJ trong một thời gian dài, EURUSD có thể lên tới 1.30, nhưng nếu Fed có thể bình thường hóa được lãi suất, nhiều khả năng cặp tiền sẽ rơi xuống 1.10.
Nếu như EURUSD lập đỉnh trong khoảng thời gian tới, đây sẽ là do kinh tế toàn cầu hồi phục gây sức ép lên đồng USD thay vì nội tại của EUR, và EUR sẽ đuối sức so với nhiều đồng tiền khác. Vượt kháng cự 1.2270/1.2350 sẽ rất quan trọng để tiếp tục đà tăng giai đoạn tới.
Tuy nhiên, một đợt giảm tới vùng hỗ trợ 1.1770/1.1700 vẫn có thể xảy ra. Nếu mất hỗ trợ này, EURUSD có nguy cơ giảm sâu hơn xuống 1.1610 và thậm chí xuống đường Fibonacci 50% tại 1.1495.
Hiện tại, EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1907.
Các quỹ đòn bẩy đã "bước hụt" vào chiếc bẫy mang tên: Fed!
Các quỹ đòn bẩy nâng lượng vị thế Short ròng USD thêm 21,347 hợp đồng trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 6. Một ngày sau đó, sự "hawkish" của Fed đã khiến cặp tiền có mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm trở lại đây.
Ở thị trường hợp đồng tương lai trái phiếu, các quỹ đã nắm giữ lượng vị thế đặt cược vào đường cong lợi suất dốc trước FOMC. Sau đó chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm và 30 năm đã giảm 26 điểm cơ bản.
Bitcoin giảm xuống dưới mốc $30,000 lần đầu tiên kể từ tháng 1!
Bitcoin đã mất khoảng 50% giá trị so với mức cao nhất vào giữa tháng 4 là khoảng $64,000, khiến nó chỉ tăng 5% trong năm nay. Con số đó thấp hơn nhiều so với mức tăng 12% của S&P 500 kể từ cuối tháng 12.
Đó là một sự kiện đáng chú ý đối với tài sản kỹ thuật số mà chỉ vài tuần trước đây đã tăng cao trong bối cảnh Phố Wall cũng như các nhà đầu tư đơn lẻ đón nhận nồng nhiệt hơn. Nhưng những tin tức tiêu cực phần lớn từ Elon Musk cũng như sự kìm hãm từ Trung Quốc đã đẩy nó xuống thấp hơn trong những tuần gần đây.
Ủy ban Chính sách tiền tệ của BOE đón nhận cái tên mới nào?
Bộ tài chính Vương quốc Anh bổ nhiệm bà Catherine Mann vào Ủy ban Chính sách tiền tệ của BOE (MPC). Bà là Nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Ngân hàng Citi.
Cùng với đó ông Jonathan Haskell được tái bổ nhiệm vào MPC.
Bộ trưởng Y tế Anh mong muốn người dân Anh được tự do đi du lịch!
- Đang chuẩn bị kế hoạch cho phép những người đã tiêm 2 liều vaccine COVID được tự do đi lại
- Chúng tôi muốn làm điều đó một cách đúng đắn và an toàn
- Muốn người Anh được đi du lịch ở nước ngoài
Việc đưa một số chuyến du lịch nước ngoài trở lại sẽ là một động lực cho các công ty du lịch của Vương quốc Anh và là tin tức lạc quan cho nền kinh tế Vương quốc Anh.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB có quan điểm trái chiều về chiến lược lạm phát!
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn còn chia rẽ về chiến lược lạm phát mới nhưng họ hy vọng đạt được thỏa thuận trước khi bàn về tương lai của chương trình hỗ trợ trong đại dịch vào tháng 9.
“Đã có sự đồng thuận chung tại cuộc họp ngày 18-20 tháng 6 rằng ECB có thể chịu được lạm phát vượt quá mục tiêu ở mức 2%, vì nó đã ở mức thấp hơn trong hầu hết thập kỷ qua.
Cảng Yantian tỉnh Thâm Quyến - Trung Quốc sẽ hoạt động bình thường trở lại vào ngày 24 tháng 6
South China Morning Post cho biết đối với một số công ty, sự gián đoạn của cảng biển này có sức ảnh hưởng còn lớn hơn cả vụ tắc nghẽn Kênh đào Suez hồi tháng Ba.
Các quyết định chính sách của BOJ đúng như kỳ vọng của thị trường!
Bình luận từ các chuyên gia tại UOB:
- “Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên các chính sách của mình tại Cuộc họp Chính sách Tiền tệ hôm nay (18/6) kể từ cuộc họp tháng 4.”
- “Những rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn liên quan đến những bất ổn cao đối với COVID-19 và tác động của nó đối với Nhật Bản và các nền kinh tế khác. Triển vọng về giá cả vẫn giữ nguyên so với tháng 4 với kỳ vọng lạm phát ít nhiều không thay đổi ”.
OPEC+ sẽ thảo luận về tăng sản lượng dầu kể từ tháng 8
Reuters đưa tin, điều này sẽ được OPEC+ mang ra thảo luận trong cuộc họp tuần sau. Giá dầu tiếp tục giảm về $72.60/thùng.
Thủ tướng Merkel: Kinh tế Đức đã mạnh mẽ vượt qua đại dịch!
Reuters đưa tin, bà Merkel cho biết:
- Kinh tế Đức đã vượt trội so với nhiều quốc gia châu Âu khác.
- Các công cụ hỗ trợ là cần thiết, tuy vậy nên được thắt chặt lại khi nền kinh tế được cải thiện.
- Sẽ cần chi thêm một số tiền khổng lồ trong thời gian tới.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: USD tăng trên diện rộng khi lợi suất phục hồi lên trên 1.50%
Lợi suất 10 năm tại Mỹ đã phục hồi lên trên 1.50% tạo điều kiện cho USD tăng so với các đồng G-7 khác, trước thềm phiên điều trần của chủ tịch Powell vào đêm nay. Chỉ số DXY đã tăng 0.24% lên 92.07, dẫn đầu đà giảm của nhóm G-7 là Aussie giảm 0.50% xuống dưới mức tâm lý 0.75. EUR/USD giảm 0.18% xuống 1.189 còn GBP/USD giảm 0.43% xuống 1.387. USD/JPY tăng lên mức cao nhất tuần tại 110.50.
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều khi Eurostoxx giảm 0.23%, DAX giảm 0.25% trong khi FTSE 100 tăng 0.24%.
Vàng giảm về $1,776/oz khi lợi suất phục hồi, giá dầu giảm xuống $72.89/thùng khi Nga cân nhắc nâng sản lượng.
Nga đề xuất nâng sản lượng dầu
Nga đã đề xuất nâng sản lượng dầu, điều này sẽ được mang ra thảo luận trong cuộc họp OPEC+ sẽ được diễn ra vào ngày 01/07 tới. Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất phiên tại $72.86/thùng sau thông tin trên.
AUD/NZD suy yếu khi chênh lệch lợi suất giảm xuống thấp nhất trong 1 năm
AUD/NZD đã giảm xuống dưới 1.076 khi chênh lệch lợi suất 10 năm giữa Úc và New Zealand giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020 tại -0.35%.
Ba lý do nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2022
Ngân hàng Natixis đã đưa ra 3 lý do cho việc kinh tế Mỹ có thể chậm tăng trưởng trong năm 2022:
- Gói kích thích tài khóa chỉ đủ cho năm 2021, và ngân sách cho năm 2022 (kế hoạch là 2.3 nghìn tỷ USD) là nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2021. Vì vậy thâm hụt tài khóa có thể giảm và kìm hãm tăng trưởng.
- Fed sẽ bắt đầu chính sách thắt chặt vào 2022, với việc cắt giảm QE.
- Một lượng lớn người dân Mỹ chưa muốn quay trở lại việc làm, điều này khiến thị trường lao động bị tổn thương sâu sắc.
Dầu thô vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng cao!
Số lượng mở vị thế đã tăng lên 9 nghìn hợp đồng trên thị trường HĐTL dầu thô sau hai đợt giảm giá hàng ngày liên tiếp vào thứ Hai. Khối lượng theo đó cũng đã tăng lên khoảng 400,4 nghìn hợp đồng.
Giá dầu thô WTI đã nhanh chóng hướng tới mức 74.00 USD vào đầu tuần - mức cao mới năm 2021. Sự khối lượng và số lượng mở vị thế tiếp tục mở ra cánh cửa cho đà tăng của dầu tại thời điểm hiện tại. Hiện tại, dầu thô đang có ngưỡng kháng cự tại 77.00 USD - mức cao nhất năm 2018.
Cập nhật thị trường trưa ngày 22/06: Thị trường chứng khoán tích cực giữa nỗi lo "tapering" từ Fed, giá dầu thô tiếp tục tăng cao
Cổ phiếu châu Á vẫn vững vàng khi các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan sau bài phát biểu của Fed mới nhất. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản tăng 0.18% trong ngày trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 3.0% sau chuỗi 4 ngày giảm. Chỉ số ASX 200 của Úc tăng 1.62%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng điểm nhờ Chỉ số giá sản xuất lạc quan. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng nhẹ trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vẫn đã vững chắc hơn sau khi tăng khỏi mức thấp nhất 4 tháng vào ngày hôm trước.
Trên thị trường FX, đồng Dollar Mỹ đã ổn định hơn sau mức tăng trước đó do thị trường vẫn đang chờ đợi tín hiệu từ phiên điều trần của thống đốc Fed. AUD/USD hiện trở lại dưới 0.6975 do hợp đồng tương lai hàng hoá Trung Quốc giảm sau, mặc dù có nhịp hồi phục trước đó. EUR/USD và USD/JPY giảm nhẹ và hiện đang được giao dịch lần lượt tại 1.1898 ( giảm 0.18% trong ngày) và 110.464 (tăng 0.12% trong ngày).
Hiện giá dầu thô Brent đã đạt $74.3/thùng mới mức tăng 0.43% trong khi dầu WTI đạt $73.17/thùng sau khi tăng 0.2% trong ngày nhờ hy vọng phục hồi nhu cầu khi nền kinh tế mở cửa trở lại trong khi OPEC vẫn thắt chặt nguồn cung.
Giá dầu thô tiếp tục gây sức ép lên nguồn cung của OPEC+
Giá dầu thô được hỗ trợ nhờ hy vọng phục hồi nhu cầu khi nền kinh tế mở cửa trở lại, đường cao tốc bắt đầu di chuyển và máy bay bắt đầu bay trở lại. Trên hết, OPEC + vẫn đang quản lý nguồn cung chặt chẽ. Điều này đang làm cạn kiệt hàng trữ lượng tồn khi , đẩy chênh lệch time-spreads và khiến giá dầu được kỳ vọng tăng giá.
Áp lực hiện đang gia tăng đối với OPEC + với hy vọng sẽ tăng nguồn cung trong cuộc họp sắp tới.
Hiện giá dầu thô Brent đã đạt $74.3/thùng mới mức tăng 0.43% trong khi dầu WTI đạt $73.17/thùng sau khi tăng 0.2% trong ngày
Đồng tăng giá khi Dollar "chững lại" trước thềm phiên điều trần của chủ tịch Fed
Giá đồng đã tăng vào thứ Ba khi đồng bạc Xanh dần ổn định trước thềm phiên điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell. Trước đó, Dollar đã tăng mạnh kể từ khi Fed ra tín hiệu sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự kiến nhưng lại giảm vào thứ Hai khi các thị trường tìm kiếm manh mối trong phiên điều trần của Powell. Hợp đồng tương lai kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London đã tăng 0.6% ở mức 9,238 USD/tấn, trong khi hợp đồng đồng tương lai tháng 7 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1.2% lên 67,600 nhân dân tệ (10,461.00 USD) / tấn.
GBP/USD tích luỹ gần mức 1.3920 trong bối cảnh sức mạnh đồng Dollar được củng cố
Việc đồng dollar Mỹ tiếp tục tăng giá đã tạo áp lực cho GBP/USD. Cặp tiền này vẫn đang tích luỹ mức tăng của đồng Stellar hôm thứ Hai sau những nhịp giảm mạnh trong vài tuần trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh thiếu vắng chất xúc tác, lực tăng của GBP vẫn chưa đủ hỗ trợ đà tăng cặp tiền. Chỉ số DXY hiện đang ở mức 91.93 sau khi tăng 0.03% trong ngày và giảm 0.52% trong phiên trước- từ mức cao nhất trong 2 tháng. Trong khi đồng bạc Xanh vẫn được hỗ trợ bởi những bình luận trái chiều của quan chức Fed thì đồng bảng Anh vẫn bị áp lực do sự chậm trễ trong việc tái mở cửa nền kinh tế. Quyết định này có thể tác động tiêu cực đến định giá của đồng bảng Anh trong thời điểm hiện tại.
GBP/USD hiện đang được giao dịch tại 1.3916 sau khi giảm 0.1% trong ngày.
Đồng Euro kỹ thuật số bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn các stablecoin
Thành viên ban điều hành của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Fabio Panetta, đã lập luận rằng đồng euro kỹ thuật số cung cấp các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư vượt trội hơn so với các loại stablecoin do tư nhân phát hành.
Panetta chỉ trích động cơ lợi nhuận của các công ty tư nhân, nhấn mạnh rằng việc thu thập hàng loạt dữ liệu về người dùng là vì lợi ích thương mại của họ: “Chúng tôi không giống như các công ty tư nhân. Chúng tôi không có lợi ích thương mại trong việc lưu trữ, quản lý hoặc kiếm tiền từ dữ liệu của người dùng.”
Quan chức ECB cũng xác nhận rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tiến hành thử nghiệm “thanh toán ngoại tuyến cho các khoản tiền nhỏ, trong đó không có dữ liệu nào được ghi lại bên ngoài ví của người thanh toán và người nhận thanh toán.”
Cập nhật về giao dịch mua Bitcoin của MicroStrategy: Đã chi 489 triệu đô la, giá trung bình khoảng 37.6 nghìn đô la
Bloomberg đã cập nhật về giao dịch mua:
- Công ty cho biết hôm thứ Hai rằng họ đã mua thêm 13,005 Bitcoin với giá khoảng 489 triệu đô la tiền mặt với giá trung bình khoảng 37,617 đô la cho mỗi Bitcoin.
- Các quy tắc kế toán quy định rằng công ty sẽ phải "write down" số tiền nắm giữ của mình khi giá trị thị trường giảm xuống dưới mức giá mà công ty mua được đồng xu.
Hiện Bitcoin đang ở mức 32,600 USD, giảm sâu so với mức giá mua vào của công ty này/
Quan điểm của Morgan Stanley, Citi, BoA về Fed và "taper"
Morgan Stanely nói rằng Fed hiểu rằng họ cần "taper":
- Dữ liệu kinh tế hiện rất mạnh, thật ngây thơ nếu không nghĩ rằng Fed đã tiến gần hơn đến việc cắt giảm chương trình mua tài sản trong vài tháng qua
- Tất cả một phần của quá trình chuyển đổi giữa chu kỳ đã diễn ra trong nhiều tháng
BoA đang dự báo 2 đợt tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2023, hoặc thậm chí sớm hơn tùy thuộc vào cách lạm phát phát triển ở Mỹ.
Citi cho biết FOMC đã xoay trục, đang trên đà giảm bớt lượng mua QE vào cuối năm nay
- Họ cũng cho rằng cuối năm 2022 Fed tăng lãi suất
Ray Dalio và Larry Summers cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả của tăng trưởng quá nóng và lạm phát bất kể thời điểm Fed "taper"
"Thật dễ dàng để nói rằng Fed nên thắt chặt và tôi nghĩ rằng họ nên làm như vậy", nhà sáng lập Bridgewater nói , nhưng làm như vậy sẽ có "một tác động tiêu cực lớn" đối với các thị trường. Cựu Bộ trưởng tài chính Summers đã biểu đồ dot plot mới nhất của Cục dự trữ liên bang là "những nỗ lực hạn chế để thể hiện quan điểm của họ đối với thực tế".