USD/CAD có nhiều dấu hiệu tăng giá hơn
Sản xuất công nghiệp tháng 7 của Mỹ +1.0%
- Trước đó là -0.5%
- Hiệu suất sử dụng +79.3%
- Sản lượng sản xuất +0.5%
- Sản lượng sản xuất trước đó -0.3%
Tập đoàn Target: Xu hướng tăng trưởng của các công ty ở Mỹ đã có một phục hồi đáng kể vào tháng 7
Cổ phiếu của Target tăng 6.2%
Home Depot hôm qua cũng nhấn mạnh việc doanh số bán hàng tăng mạnh trong nửa cuối tháng Sáu.
Doanh số máy tính tháng 7 của Hoa Kỳ đã giảm 5.4% so với cùng kỳ.
Thương mại bán buôn của Canada cho tháng 6 giảm 2.8%
- Tháng trước là 3.5%
- Doanh số bán buôn giảm xuống còn $80.5 tỷ
- Hầu hết các ngành đều báo cáo sự sụt giảm doanh thu, chủ yếu là do các ngành máy móc, thiết bị và vật tư,..
- Doanh số bán hàng bằng USD giảm 3.7%
Số lượng nhà ở tháng 7 của Hoa Kỳ khởi công là 1.452m
- Trước đó số lượng là 1.434m
- Nhà ở mới khởi công +3.9%
- Giấy phép xây dựng nhà đạt 1.442m
Nhà ở Canada khởi công trong tháng 7 đạt 255K
- Trước đó là 281.4K
- Đô thị khởi công -12%
- Nhà ở đơn lẻ khởi công -4%
Số đơn xin cấp phép mua nhà tháng 7 tại Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến
- 1.44M (dự kiến: 1.47M, trước đó: 1.44M)
Cập nhật phiên Âu: GBP tăng nhờ dữ liệu lạm phát cao hơn tại Vương Quốc Anh
Cập nhật các thị trường:
- GBP dẫn đầu đà tăng, CHF tụt lại trong ngày
- Chứng khoán châu Âu trái chiều, HĐTL chỉ số S&P 500 đi ngang
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ +0.02bp lên 4.219% (sau khi giảm gần 3.5bp xuống 4.187%)
- Vàng +0.02% lên 1,903.77 USD
- Dầu thô WTI +0.3% lên $81.24/thùng
- Bitcoin -0.3% xuống 29.1K
Đây là một phiên giao dịch trái chiều khi thị trường phần lớn đang phớt lời các mối lo xung quanh diễn biến kinh tế tại Trung Quốc. Chứng khoán tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Điều đáng lo ngại là đợt bán tháo trong tháng 8 sẽ tiếp tục sau những diễn biến của phiên thứ Ba vừa qua.
Vương quốc Anh đã công bố dữ liệu lạm phát giảm như dự kiến, nhưng lạm phát lõi vẫn dai dẳng. Phần lớn thị trường kỳ vọng BoE sẽ tăng lãi suất 25bp vào tháng tới, GBP đã tăng cao hơn trong khi USD suy yếu. Cụ thể, cặp GBP/USD đã tăng từ khoảng 1.2700 lên 1.2760 trước khi đi ngang ở khoảng 1.2740 hiện tại. USD nhìn chung nhạt nhòa khi chỉ tăng nhẹ so với JPY và CHF, nhưng giảm nhẹ so với EUR và AUD.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đã quay đầu tăng và thu hẹp phần nào mức giảm trong ngày. Trừ khi xuất hiện nhiều lo ngại lớn hơn liên quan đến Trung Quốc trong thời gian còn lại của ngày giao dịch thì lợi suất mới biến động mạnh như đã ghi nhận trước đó.
Phân tích kỹ thuật Bitcoin - Thiếu chất xúc tác cho một biến động rõ ràng hơn
Bitcoin tiếp tục gây bất ngờ khi giao dịch nhạt nhòa trước những biến động kinh tế tại Trung Quốc và rủi ro thắt chặt hơn nữa hơn do lạm phát vẫn ở mức cao, khả năng phục hồi mạnh mẽ của thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng.
Phân tích kỹ thuật bitcoin - Khung ngày:
Trên biểu đồ ngày, giá bitcoin biến động khá thất thường trong vài tuần trở lại đây và có vẻ điều này vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Hiện tại xu hướng chính vẫn đang là giảm sau pha fake break trên đường kháng cự. Nếu có đủ chất xúc tác khiến bitcoin điều chỉnh giảm mạnh thì giá sẽ tiến về đường xu hướng tăng. Nhưng trên thực tế, đây sẽ là thời điểm phe mua ra tay mạnh hơn để đẩy giá lên trên mốc 31K.
Phân tích kỹ thuật bitcoin - Khung 4H:
Trên biểu đồ 4H, giá vẫn đi ngang gần đây khi phe mua nỗ lực đẩy giá phục hồi lên trên ngưỡng kháng cự 29.5K. Thật không may, phe bán lại đang chờ giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng để mua vào mạnh hơn, và thậm chí điều này có thể đẩy giá sập mạnh xuống còn 25K.
Phân tích kỹ thuật bitcoin - Khung 1H:
Trên biểu đồ 1H, mô hình tam giác giảm đã được hình thành, do đó lực mua và bán mạnh mẽ giữa hai phe sẽ tạo thêm động lực cho giá di chuyển ổn định hơn.
Sự kiện sắp tới:
Dữ liệu quan trọng nhất trong tuần này là báo cáo Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố vào tối mai. Nếu dữ liệu vượt dự kiến, kỳ vọng diều hâu hơn về việc tăng lãi suất sẽ chiếm ưu thế và tác động mạnh lên Bitcoin. Mặt khác, dữ liệu kém kỳ vọng sẽ khiến BTC bị bán tháo do tâm lý e ngại rủi ro từ nỗi lo suy thoái kinh tế.
S&P 500 sẽ kiểm tra các ngưỡng kỹ thuật quan trọng vào cuối ngày hôm nay
Hợp đồng tương lai của Mỹ hiện đang đi ngang trở lại sau khi tăng nhẹ trước đó. Về mặt phân tích cơ bản, những mối lo ngại kéo dài từ Trung Quốc, bất chấp lợi suất trái phiếu giảm hôm nay cũng không đủ động lực để thúc đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Tuy nhiên, các phân tích kỹ thuật dường như cũng chỉ ra điều tương tự.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên hôm qua tại mức thấp nhất trong 5 tuần trở lại đây. Xu hướng tăng đang được hình thành khi giá đang tiếp cận ngưỡng hỗ trợ được hình thành tại đáy tháng 3 và tháng 5. Các tín hiệu vẫn chưa rõ ràng, nhưng đây vẫn là một ngưỡng kỹ thuật quan trọng.
Tuy nhiên, việc giảm xuống dưới ngưỡng này sẽ mở ra cơ hội break đáy tháng 6 tại 4,328 và tiếp đến là tiến tới đường MA 100 giờ (đường màu đỏ).
Có thể thấy rằng thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn lúc này. Tâm lý các nhà giao dịch thay đổi và cổ phiếu Hoa Kỳ bị bán ra bất kể thị trường trái phiếu có biến động như thế nào. Nhưng nếu lợi suất tăng cao hơn trong bối cảnh dòng vốn an toàn thì lại càng có thêm lý do để giá cố phiếu giảm.
Tuy nhiên, hiện tại hãy chờ xem thị trường trái phiếu có cung cấp thêm manh mối gì vào cuối ngày hay không?
Hồ sơn xin vay thế chấp MBA tại Hoa Kỳ tuần trước giảm ít hơn dự kiến
- Hồ sơn xin vay thế chấp MBA: -0.8% (trước đó: -3.1%)
- Chỉ số thị trường: 130 điểm (trước đó: 194.5)
- Chỉ số mua: 149.5 điểm (trước đó: 149.9)
- Chỉ số tái cấp vốn: 408.4 điểm (trước đó: 416.1)
- Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm: 7.16% (trước đó: 7.09%)
Số đơn xin thế chấp tại Hoa Kỳ trong tuần tiếp tục giảm, phần lớn là do sự thu hẹp trong hoạt động tái cấp vốn. Các hoạt động thế cấp đã kém tích cực hơn kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất. Ngay cả khi đang ta đang ở cuối chu kỳ thắt chặt, lợi suất tăng cao hơn cũng không hỗ trợ nhiều cho triển vọng chung của thị trường nhà đất hiện tại.
Nỗi lo về hệ thống tài chính Trung Quốc tiếp tục làm xói mòn tâm lý thị trường
Một trong số các công ty ủy thác lớn tại Trung Quốc, Zhongrong International đã không thanh toán cho hàng chục danh mục đầu tư kể từ cuối tháng trước. Điều này đang làm dấy lên mối lo ngại về những rắc rối tại khu vực tài chính trong nước, trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản liên tục xấu đi.
Zhongrong International thuộc sở hữu của Zhongzhi Enterprise, một trong số cái tên gặp khủng hoảng thanh khoản vào đầu tuần trước. Rắc rối tại Zhongzhi Enterprise tiếp tục làm gia tăng bất an về hệ thống tài chính Trung Quốc, sau khi chứng kiến Country Garden đình chỉ các giao dịch trái phiếu trong nước vào hôm thứ Hai vừa qua.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu "hiệu ứng domino" có đang lan rộng trong hệ thống tài chính ngầm của Trung Quốc hay không. Chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường giám sát các rủi ro tài chính nhưng đồng thời họ cũng cần phải cân đối các biện pháp để còn cứu lấy nền kinh tế quốc gia.
Thị trường trái phiếu dường như đang phản ứng với mối lo này. Lợi suất TPCP 10 năm ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch, không hẳn là do việc cắt giảm lãi suất hôm qua. Ở các thị trường khác, lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm cũng đã giảm gần 5bp trong ngày xuống 4.173% và thu hẹp mức tăng của phiên thứ Ba.
Nếu giá đấu thầu trái phiếu hôm nay chịu ảnh hưởng từ các sự kiện trên, các nhà đầu tư cần cẩn trọng với các biến động sắp tới do "thị trường trái phiếu luôn phản ứng đúng diễn biến kinh tế". Bởi vậy, tâm lý thị trường trên diện rộng sẽ sớm thay đổi trong tuần để theo kịp các diễn biến của trái phiếu.
Báo cáo sơ bộ về việc làm tại Eurozone tăng ít hơn dự kiến trong quý 2 năm 2023
- +0.2% (dự kiến: +0.4%, trước đó: 0.5%)
Phân tích kỹ thuật đồng: Chú ý diễn biến xung quanh đường xu hướng chính
Đồng tiếp tục có mối tương quan chặt chẽ với diễn biến kinh tế ở Trung Quốc. Trên thực tế, đồng đã có các đợt phục hồi mạnh mẽ sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ chính sách nhiều hơn, nhưng các dữ liệu yếu kém đã làm xói mòn tâm lý các traders và gây ra một đợt bán tháo lớn. Hôm qua, PBoC đã bất ngờ cắt giảm lãi suất (MLF và reverse repo) nhưng đồng thậm chí còn bị bán tháo nhiều hơn. Có vẻ thị trường còn muốn nhiều hơn thế nữa.
Phân tích kỹ thuật đồng - Khung ngày:
Trên biểu đồ ngày, sau pha fake break tại 3.9575, đồng tiếp tục các đợt giảm không đáng kể. Giá hiện đang nằm trên một đường xu hướng chính - cũng là ngưỡng hộ trợ trước đó. Việc phá giá xuống dưới đường này sẽ mở ra cơ hội để giá giảm xuống 3.5475.
Phân tích kỹ thuật đồng - Khung 4H:
Trên biểu đồ 4H, đồng đã hình thành đường hồi quy mới và chúng ta có thể chờ phe mua đấy giá lên trên đường xu hướng, phá vỡ giới hạn trên của kênh và tiến mức kháng cự 3.9575. Mặc khác, phe bán có thể thiết lập vị thế tại giới hạn trên của kênh, nơi có sự xuất hiện của đường MA 21 (màu đỏ) làm kháng cự động với hy vọng giá sẽ giảm xuống dưới đường xu hướng.
Phân tích kỹ thuật đồng - Khung 1H:
Trên biểu đồ 1H, đồng dường như đang chạm đáy và chuẩn bị đảo chiều tăng tại đường xu hướng. Giá sẽ đi ngược xu hướng chính trong ngắn hạn, ít nhất là cho đến khi nó vượt giới hạn trên của kênh hồi quy. Đó là lý do phe bán sẽ thiết lập vị thế ngay trên vùng Fibo thoái lui.
Sự kiện sắp tới:
Không có nhiều dữ liệu quan trọng trong tuần này và dữ liệu quan trọng nhất trong tuần này là báo cáo Têu cầu trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố vào tối mai. Nếu dữ liệu vượt dự kiến, đồng có thể sẽ giảm, nhưng kỳ vọng diều hâu hơn về việc tăng lãi suất sẽ chiếm ưu thế và đẩy giá giảm sâu hơn. Mặt khác, dữ liệu kém kỳ vọng sẽ khiến đồng bị bán tháo do lo ngại suy thoái kinh tế.
Sản lượng công nghiệp tháng 6 của châu Âu có gì đáng chú ý?
- Sản lượng công nghiệp tháng sáu của châu Âu +0.5%
- Con số trường đó là +0.2%
Báo cáo GDP sơ bộ lần 2 tại Eurozone +0.3% trong quý 2 năm 2023
- Báo cáo sơ bộ lần 2: +0.3% q/q (sơ bộ lần 1: +0.3%)
Cập nhật thị trường: Bảng Anh giữ vững đà tăng sau dữ liệu CPI
Bảng Anh tăng 0.4% lên 1.2456 và EUR/GBP giảm 0.2% xuống 0.8565 trong phiên hôm nay.
Đầu tiên, các thông số kỹ thuật không thực sự thay đổi. GBP/USD vẫn đang ổn định trong phạm vi hợp nhất gần đây của nó sau khi giảm.
Nó chỉ ra rằng phe mua đang giành lại quyền kiểm soát trong thời gian ngắn nhưng vẫn có mức kháng cự ngắn hạn khá tốt quanh mức 1.2692 trong thời điểm hiện tại. Đó sẽ là nơi phe mua cần bứt phá lên trên để củng cố đà phục hồi.
Mặt khác, đà giảm giá vẫn hiện hữu với việc đồng đô la tiếp tục duy trì ở một vị trí khiêm tốn trên diện rộng.
Định giá của thị trường về BOE cũng có sự thay đổi:
Sự thay đổi sau báo cáo CPI của Anh không quá lớn, trader tiếp tục định giá đỉnh lãi suất tại 6%.
Phân tích kĩ thuật dầu thô WTI: Tiếp tục chịu áp lực từ triển vọng của Trung Quốc
Dầu thô đã tăng mạnh trong vài tháng qua do những triền vọng về việc Trung Quốc kích thích nền kinh tế và việc cắt giảm sản lượng giúp đưa giá dầu lên mức 83 USD/thùng. Dầu break vùng khác cự lần đầu tiên sau khi dữ liệu kinh tế Trung Quốc kém khả quan. Cùng với đó, động thái hạ lãi suất ngày hôm qua của PBOC được cho là chưa thỏa đáng đối với dữ liệu. Thị trường cũng đang lo ngại trước việc lạm phát ở mức cao dai dẳng hơn, khiến các ngân hàng trung ương cần tiếp tục tăng lãi suất và dẫn đến suy thoái nặng nề.
Trên biểu đồ ngày, dầu thô WTI gần đây đã thăm dò trên mức kháng cự quan trọng tại 83 USD/thùng nhưng đã quay đầu giảm trở lại ngay sau đó do các vấn đề kinh tế ở Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Đây có thể là một tín hiệu giảm giá lớn , dẫn tới việc giá dầu giảm mạnh xuống 75 USD. Phe mua sẽ cần một bước đột phá mạnh mẽ khác trên ngưỡng kháng cự để có thể hướng tới mức 93 USD.
Trên khung 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng tăng gần đây đã bị phá vỡ khi giá giảm xuống dưới trendline tăng. Động thái này cũng có thể cho phe bán lí do để tiếp tục đẩy giá xuống sâu hơn.
Trên khung 1 giờ, từ góc độ quản lý rủi ro, phe bán có vùng kháng cự mạnh quanh mức 81.6 USD, nơi chúng ta có thể tìm thấy điểm hợp lưu với mức Fibonacci 50%. Mặt khác, phe mua sẽ cần đẩy giá vượt qua đường xu hướng này để bắt đầu mua vào và nhắm mục tiêu phá vỡ ngưỡng kháng cự 83 USD.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Vương Quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Vương Quốc Anh: 6.8% y/y
- Dự báo: 6.8% y/y
- Trước đó: 7.9% y/y
- Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi: 6.9%
- Dự báo: 6.8% y/y
- Trước đó: 6.9% y/y
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:00 - Số liệu CPI tháng 7 của Vương quốc Anh
16:00 - Ước tính về GDP quý 2 của Eurozone
16:00 - Sản lượng công nghiệp tháng 6 của Eurozone
18:00 - Đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ ngày 11 tháng 8
Thị trường định giá như thế nào về quyết định chính sách tiếp theo của Fed?
Nếu mục đích là để giữ lãi suất cao trong thời gian dài, thì nền kinh tế Mỹ chắc chắn đang góp phần giúp Fed đạt được điều đó. Bảng lương phi nông nghiệp và báo cáo lạm phát đã giúp xác thực quan điểm rằng có lẽ không cần tăng lãi suất nữa. Nhưng dữ liệu doanh số bán lẻ ngày hôm qua đã tái khẳng định rằng nếu Fed chọn duy trì lãi suất cao hơn, thì người tiêu dùng Mỹ chắc chắn sẽ ổn với điều đó - ít nhất là vào lúc này.
Đường cong hợp đồng tương lai của quỹ Fed không hiển thị bất kỳ định giá nào cho việc tăng lãi suất bổ sung. Nhưng sẽ có sự thay đổi nhỏ diễn ra vào năm tới, với lần cắt giảm lãi suất đầu tiên hiện được thấy vào tháng Năm. Đây chỉ là một thay đổi nhỏ, tất cả mọi thứ được xem xét.
Các động thái tăng tốc từ Hoa Kỳ nhằm cắt đứt quan hệ hợp tác nghiên cứu với Trung Quốc vì những lo ngại về an ninh
Tờ Wall Street Journal đưa tin về việc một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang thúc đẩy một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về hợp tác khoa học và công nghệ, được ký vào năm 1979, tuy nhiên sẽ hết hiệu lực vào tháng này.
- Hạ nghị sĩ Mike Gallagher, Chủ tịch ủy ban đặc biệt về chiến lược cạnh tranh của hạ viện đối với vấn đề ở Trung Quốc, đang nỗ lực để Thỏa thuận Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ-Trung Quốc hết hiệu lực. Được ký kết lần đầu tiên ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, và đã được gia hạn khoảng 5 năm mỗi lần kể từ đó.
- Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Antony Blinken vào tháng 6, Gallagher và 9 đại diện khác của Đảng Cộng hòa lập luận rằng Mỹ đang hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc thông qua thỏa thuận.
Cập nhật thị trường: NZD dẫn đầu đà tăng, AUD yếu nhất trong nhóm G7
- NZD mạnh nhất trong nhóm G7, NZDUSD hiện đang ở mức 0.59626
- AUD yếu nhất, AUDUSD dao động quanh 0.6450.
Thống đốc RBNZ: Hội đồng chính sách hoàn toàn đồng thuận với quyết định được công bố hôm nay
Thống đốc RBNZ phát biểu trong cuộc họp báo sau quyết định chính sách:
- Lạm phát vẫn ở mức cao
- Rủi ro trong vài tháng tới là lạm phát có thể mạnh hơn dự kiến
- Cần cảnh giác để không tăng lãi suất quá cao
- Sẵn sàng đối phó với nhiễu dữ liệu trong thời gian tới
- Không có nhiều cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất, Hội đồng chính sách hoàn toàn đồng thuận với quyết định hôm nay
Tổng hợp thị trường phiên Á: USD đi ngang, NZDUSD bật tăng sau quyết định chính sách của RBNZ
Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động
- USD đi ngang. DXY dao động quanh 103.20
- Tâm điểm của phiên Á là quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. RBNZ đã giữ nguyên lãi suất ở 5.5% trong cuộc họp thứ hai liên tiếp. NZD/USD tăng nhẹ sau tin, hiện ở 0.5960
- AUDUSD giảm xuống gần mức hỗ trợ 0.6410 đầu phiên Á trước khi quay đầu tăng trở lại 0.6450 ở thời điểm hiện tại
- USDJPY giảm 0.03% trong ngày, hiện ở 145.52.
PBOC ấn định tỷ giá tham chiếu USD/CNY với mức thấp hơn dự kiến lớn nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ước tính từ Reuters ở mức 7.2878, cao hơn 800 điểm so với mức 7.1986 được công bố. PBOC muốn làm chậm tốc độ giảm giá của đồng nhân dân tệ, nhưng dường như không quá bận tâm đến việc đồng nhân dân tệ suy yếu. USD/CNY và USD/CNH đang được hỗ trợ bởi chênh lệch lợi suất ngày càng lớn.
Vàng tăng nhẹ lên $1,904.56
Bitcoin giao dịch quanh $29.2K
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á:
-
Nikkei 225: -1%
-
Shanghai Composite: -0.6%
-
Hang Seng: -1.4%
-
KOSPI: -1.2%
-
ASX 200: -1.4%