Nhà kinh tế trưởng của IMF ủng hộ đồng Yên yếu
Theo Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế:
- Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy chính sách tiền tệ cần được điều chỉnh ở Nhật Bản, do không có áp lực lạm phát
- Chính sách nới lỏng tiền tệ "có thể giúp duy trì hoạt động kinh tế" ở Nhật Bản
- Đồng yên mất giá "sẽ hỗ trợ tăng trưởng của Nhật Bản" vì nó "làm cho các sản phẩm của Nhật Bản cạnh tranh hơn trên toàn cầu,"
Triển vọng sản xuất của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 18 tháng
Dữ liệu từ Hàn Quốc:
- Triển vọng Kinh doanh Sản xuất Tháng 8 là 80, giảm từ mức 82 của tháng 7 và thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021
- Triển vọng phi sản xuất tăng từ 80 vào tháng 7 lên 81
Hàn Quốc đang chịu sức ép từ việc lạm phát gia tăng nhanh chóng và đồng USD tăng mạnh đè bẹp đồng KRW.
Hoa Kỳ: Đạo luật Giảm lạm phát sẽ được đệ trình
Thượng nghị sĩ Schumer và Manchin:
- Văn bản lập pháp sửa đổi về lạm phát năm 2022 này sẽ được trình lên quốc hội. Thượng viện sẽ xem xét nó vào tuần tới
- Dự luật sẽ đầu tư khoảng 300 tỷ USD để giảm thâm hụt, 369.75 tỷ USD cho các chương trình an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu
- Dự luật sẽ đóng lỗ hổng thuế đối với các cá nhân và tập đoàn giàu có
- Dự luật sẽ mở rộng chương trình Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền trong ba năm đến năm 2025
- Đã đạt được thỏa thuận với Biden và Pelosi để thông qua luật cho phép cải cách toàn diện trước khi kết thúc năm tài chính này.
Đạo luật sẽ bao gồm:
- 15% Thuế doanh nghiệp tối thiểu 313 tỷ USD
- Cải cách định giá thuốc theo toa 288 tỷ USD.
- Thực thi thuế IRS 124 tỷ USD
- Giảm thâm hụt 300 Tỷ USD
Nhận định giá vàng: XAU/USD tăng nhẹ trước thềm quyết định từ FED
- Giá vàng tăng nhẹ, giao động quanh mốc $1,700-1,720 ngày thứ ba liên tiếp.
- Tâm lý risk-on hỗ trợ cho kim loại quý này và USD.
- Những quyết định chính sách tiếp theo từ FED sẽ tiếp tục có những tác động lớn tới diễn biến của XAU/USD
Dự trữ dầu thô tuần của Mỹ giảm sâu hơn so với dự kiến
- Dự trữ dầu thô tuần của Mỹ giảm 4.523 triệu thùng, nhiều hơn so với mức dự kiến giảm 1.073 triệu thùng được đưa ra. Con số ghi nhận trước đó giảm 446 triệu thùng.
- Xăng giảm 3.304 triệu thùng, nhiều hơn so với mức giảm 857,000 thùng dự kiến.
- Sản phẩm chưng cất giảm 748.000 thùng, ngược lại so với mức tăng dự kiến 500 nghìn thùng được đưa ra.
- Hiệu suất nhà máy lọc dầu giảm 1.5%
- Nhu cầu dầu ngầm của Hoa Kỳ (sản phẩm được cung cấp) giảm 1.049 triệu thùng.
- Nhu cầu xăng động cơ: 9.25 triệu thùng/ngày, cao hơn so với 8.52 triệu thùng/ngày trong tuần trước.
- Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 4.55 triệu thùng/ngày
- SPR giảm thêm 5.604 triệu thùng, tiếp tục vượt xa mục tiêu 1 triệu thùng.
Con số API từ cuối ngày hôm qua:
- Dầu thô giảm 4.037 triệu thùng
- Xăng tăng 1.060 triệu thùng
- Sản phẩm chưng cất giảm 550,000 thùng
Cập nhật thị trường FX: EURUSD - phá vỡ mốc hỗ trợ!
- EURUSD tiếp tục chịu áp lực giảm trong phiên giao dịch Bắc Mỹ - trong bối cảnh đồng bạc xanh mạnh lên trước thềm công bố biến bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 07 của FOMC.
- Mốc hỗ trợ 1.0128 - 1.0138 đã bị phá vỡ ở thời điểm hiện tại. Hiện cặp tiền đang giao dịch quanh 1.0116 - giảm 0.48% (49 pips) từ ngưỡng cao nhất ghi nhận trong ngày.
Cập nhật thị trường FX: Chỉ số DXY kiểm tra lại mốc kháng cự trước thềm công bố biên bản họp FOMC!
- Công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Ủy ban thị trường mở Mỹ (FOMC) sẽ có vào 1h sáng mai (28/07).
- Chỉ số DXY tiếp tục ghi nhận những tín hiệu hồi phục tích cực trong phiên giao dịch Bắc Mỹ.
- Hiện chỉ số đồng bạc xanh đang tiến tới kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 107.250 - tăng 0.3% (0.313 điểm) trong 3 tiếng trở lại đây.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Nỗi lo nguôi ngoai trước thềm quyết định chính sách của Fed
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đều xuất hiện sắc xanh, một phần nhờ báo cáo doanh thu tốt từ các cổ phiếu công nghệ. Nhìn chung, tâm lý cẩn trọng đã phần nào giảm bớt trước thềm quyết định chính sách từ Fed.
- S&P500 +1.23%
- Dow Jones +0.45%
- Nasdaq +2.33%
Trên thị trường FX, USD đang hồi phục trở lại sau khi suy yếu trong phiên Á-Âu, với chỉ số DXY tăng từ đáy 106.78 lên 107.3. Biến động mạnh trên thị trường là điều dễ hiểu trước thềm quyết định chính sách của Fed. Các đồng high-beta đang bị đạp mạnh nhất, cùng với JPY. Phần còn lại hầu như không đổi so với USD:
- EUR/USD +0.04%
- GBP/USD +0.01%
- AUD/USD -0.23%
- NZD/USD -0.44%
- USD/JPY +0.18%
- USD/CAD +0.12%
- USD/CHF +0.09%
Các thị trường khác:
- Giá dầu bật tăng trở sau khi suy giảm về mức dưới 95 USD/ thùng, hiện đang được giao dịch tại 95.85 USD/thùng. Mỹ ghi nhận tồn kho dầu giảm hơn 4 triệu thùng cũng là một xúc tác giúp dầu hồi phục
- Vàng suy yếu trước việc USD mạnh lên, hiện đang được giao dịch tại $1713/oz
- BTC tăng nhẹ, giao dịch tại $21,427
Nga tiếp tục mạnh tay cắt giảm nguồn cung khí đốt trước những nỗ lực tiết kiệm của châu Âu
- Trước bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang giữ Moscow và Eu, Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt tới châu Âu xuống còn 77%. Điều này khiến cho việc lấp đầy kho dự trữ khí đốt tại châu Âu trước mua đông ngày càng đắt đỏ và khó khăn hơn.
- Kế hoạch được thông qua vào ngày thứ ba sẽ giúp châu Âu vượt qua mùa đông ngay cả trong trường hợp Nga chỉ cắt giảm nguồn cung chỉ còn 20-25% công suất. Song, nó đặt ra một bài toán khó cho các nhà chính trị châu Âu khi phải giải quyết vấn đề phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
- Những động thái tiếp theo từ cả hai bên sẽ tiếp tục tạo ra những biến động lớn cho đồng EUR
Doanh số bán nhà đang chờ xử lý tháng sáu giảm mạnh hơn so với dự kiến
- Doanh số bán nhà đang chờ xử lý tháng sáu giảm 8.6%, giảm mạnh hơn so với mức dự kiến giảm 1.5% đã được đưa ra.
- Con số này ghi nhận tại tháng tháng trước ghi nhận mức tăng 0.7%
Giá dầu bật tăng sau khi đột ngột giảm sâu
- Giá dầu đã có một phen khiến nhà đầu tư "hú vía" khi đột ngột giảm xuống mức 94.84 USD/ thùng.
- Tuy nhiên ngay sau đó, giá dầu đã bật tăng về 96.39 USD/ thùng
- Dữ liệu dầu tồn kho được công bố sắp tới có lẽ sẽ tiếp tục tạo nên những biến động với giá dầu
GBP/USD: Trụ vững trên 1.200, sự chú ý vẫn đổ dồn về biên bản FOMC
- Lượng mua mới xuất hiện tại cặp tiền GBP/USD trong bối cảnh USD đang bị bán ra.
- Tâm lý risk-on là yếu tố quan trọng gây ra sự suy yếu tại đồng tiền trú ẩn USD.
- Chỉ số đơn đặt hàng bền vững khả quan dường như không tạo ra thêm sự thúc đẩy nào.
- Sự chú ý vẫn tập trung vào quyến định FOMC được đưa ra trong phiên Hoa Kỳ
DXY hồi phục, lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt giảm sau khi dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ được công bố
- Sau những thông tin tích cực về đơn đặt hàng lâu bền và cán cân thương mại Mỹ, DXY dần hồi phục quanh ngưỡng 107.00.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn diễn biến phức tạp. Lợi suất trái phiếu kì hạn 5 năm giảm mạnh nhất với mức giảm 3.7 điểm cơ bản.
Đơn đặt hàng hàng lâu bền trong tháng 6 tăng 1.9%, đi ngược lại mức giảm 0.5% được dự kiến
- Đơn đặt hàng lâu bền +1.9%, mức dự kiến được đưa ra là -0.5%
- Đơn đặt hàng lâu bền tại tháng trước đó +0.8%
- Đơn đặt hàng phi quốc phòng +0.5%, cao hơn so với mức dự kiến +0.2%
- Đơn đặt hàng quốc phòng +0.4%, con số được đưa ra vào tháng trước đó là +0.7%
- Đơn đặt hàng giao thông vận tải +0.3%, cao hơn so với mức dự kiến +0.2%. Con số này thấp hơn mức +0.7% vào tháng trước
- Các đơn đặt hàng chưa được thực hiện so với + 0.3% trước đó, đã tăng 21 tháng liên tiếp.
Cán cân thương mại Mỹ thâm hụt 98.18 tỷ USD
- Cán cân thương mại hàng hóa Mỹ thâm hụt 98.18 tỷ USD, mức thâm hụt giảm so với mức 104.3 tỷ USD vào tháng trước.
- Xuất khẩu đạt 181.5 tỷ USD, tăng 4.4 tỷ so với tháng 5
- Nhập khẩu đạt 279.7 tỷ USD
Giá năng lượng ở châu Âu tiếp tục tăng nóng sau khi Nga thắt chặt nguồn cung
- Giá khí đốt đã tăng 6 ngày liên tiếp.
- Khí đốt tự nhiên đã tăng tới 14% và giá cao hơn 10 lần so với mức thông thường vào thời điểm này hằng năm.
- HĐTL điện của Đức giảm từ mức cao kỷ lục trước đó.
- Sự tăng giá này đã làm tê liệt sản lượng công nghiệp châu Âu, tăng hóa đơn hộ gia đình và đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
- Nguồn cung khí đốt qua Nord Stream 1 bị Nga cắt giảm còn 20% công suất khiến khủng hoảng năng lượng ngày một gia tăng vào mùa hè năm nay.
Đức dự kiến tài trợ 30 tỷ euro cho các startup công nghệ trong nước
Quỹ tài trợ này đã được nội các Đức phê duyệt vào thứ Tư như một phần cửa chiến lược lớn nhằm biến Đức trở thành quốc gia thu hút các startup và đổi mới.
Chính phủ sẽ làm việc với các nhà đầu tư tư nhân và khai thác 10 tỷ euro tiền công từ công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước KfW để gây quỹ “Quỹ Tương lai”. Quỹ sẽ ưu tiên các công ty đầu tư vào các giải pháp công nghệ sâu và khí hậu bao gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ hydro, công nghệ lượng tử và tính di động bền vững.
Đầu tư mạo hiểm đang phát triển ở Đức, song nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn tụt hậu so nhiều nước khác. Hầu hết các "công ty tăng trưởng" lớn nhất của châu Âu được tài trợ bởi các nhà đầu tư Mỹ, điều này đã thu hút nhiều startup thành công nhất chuyển địa điểm. Chiến lược này nhằm khuyến khích họ ở lại EU lâu dài.
JP Morgan hạ dự báo tăng lãi suất của ECB
JP Morgan nhận định suy thoái sẽ xảy ra ở châu Âu bởi khủng hoảng khí đốt đang rình rập và biến động chính trị Ý sẽ gây áp lực lên hoạt động kinh tế trong khu vực.
Điều đó đồng nghĩa họ chỉ nhìn thấy một cuộc suy thoái nhẹ nhưng đủ để hạn chế chu kỳ thắt chặt của ECB.
Họ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ giảm còn 0.5% trong quý 3 trước khi giảm 0.5% trong cả quý 4 năm nay và quý 1 năm sau.
"Chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ tăng thêm 50 bp vào cuối năm. Hiện tại, chúng tôi kỳ vọng 25 bp vào tháng 9 và 25 bp vào tháng 10." - JP Morgan nói về triển vọng ECB.
Công ty trước đó đã kêu gọi ECB tăng lãi suất thêm 75 bp với mức tăng lãi suất 25 bp được đưa ra vào tháng 12.
USD tiếp tục trượt giá, EUR/USD chạm mức cao nhất hôm nay
USD đã chạm đáy của ngày hôm nay.
EUR/USD đã tăng đến mức 1.0171 - mức cao nhất trong ngày sau khi dao động quanh mức 1.0130-1.0150 phần lớn trong phiên.
EUR/USD vẫn đang chứng kiến phe bán nắm quyền kiểm soát trong ngắn hạn bằng việc giữ giá dưới MA 200 giờ (đường màu xanh lam) ở mức 1.0176. Trong khi đó, ngay cả khi USD suy yếu trong ngày, các mốc kỹ thuật quan trọng vẫn giữ nguyên.
Đơn đăng ký vay thế chấp của Mỹ tuần trước giảm 1.8%
- Tuần trước nữa con số này đã giảm 6.3%.
- Chỉ số thị trường đạt 276.0, trước đó là 281.1.
- Chỉ số mua hàng đạt 206.4, trước đó là 208.0.
- Chỉ số tái cấp vốn đạt 631.4, trước đó là 655.7.
- Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm là 5.74%, trước đó là 5.82%.
Hoạt động vay thế chấp tiếp tục giảm, cả việc mua và tái cấp vốn cũng giảm một lần nữa. Tâm lý thị trường nhà ở có vẻ không khả quan và đây là mà Fed cần theo dõi trong những tháng tới.
Thị trường và các ngân hàng lớn kỳ vọng gì ở cuộc họp FOMC tháng 7?
Chủ tịch Fed Powell đang cố kiềm chế lạm phát tăng nóng nhất trong 40 năm qua. Ông bị chỉ trích là đã chậm phản ứng với việc giá cả tăng từ năm ngoái, làm chao đảo thị trường tài chính bởi giới đầu tư lo ngại Fed có thể gây ra suy thoái.
Vào tháng 6, ông Powell cho biết tăng lãi suất thêm 50 hoặc 75bp là 2 trường hợp khả thi nhất trong cuộc họp tháng 7.
Thị trường đang định giá khả năng Fed tăng 75bp là 100%, mặc dù có thể xảy ra rủi ro ngoại cảnh bất ngờ. Các nhà kinh tế của Nomura lại cho rằng mức tăng 100bp sẽ là hợp lý sau khi lạm phát đạt 9.1% vào tháng 6.
Các ngân hàng lớn dưới đây đều nhận định Fed sẽ tăng thêm 75bp:
- BofA
- Barclays
- Citigroup
- Deutsche Bank
- JPMorgan Chase
- Goldman Sachs
- Morgan Stanley
- Wells Fargo
Đô la Mỹ liên tục mất giá trong lúc chờ đợi FOMC
USD đang trải qua một ngày không mấy tích cực khi mọi sự chú ý đổ dồn vào công bố của Fed đêm nay.
Sau nhịp hồi ở đầu phiên Âu, DXY liên tục giảm trong 4 tiếng trở lại đây xuống dưới mốc 107.00, hiện giao dịch ở mốc 106.90.
Điện Kremlin cho biết Gazprom đang cung cấp khí đốt nhiều nhất có thể cho châu Âu
Người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin hôm nay cho biết Gazprom đang cung cấp khí đốt nhiều nhất có thể cho châu Âu, các vấn đề kỹ thuật do lệnh trừng phạt áp đặt lên thiết bị đã ngăn cản Gazprom xuất khẩu nhiều hơn.
Nga đã cắt giảm hơn nữa nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh bất đồng năng lượng Moscow-EU leo thang. Nga cho biết 1 tuabin nữa của Nord Stream 1 cần sửa chữa.
Ông Peskov cũng nói Gazprom có thể tăng nguồn cung sau khi quá trình bảo dưỡng kết thúc, Gazprom luôn hoàn thành đầy đủ trách nhiệm từ trước đến nay song không thể đảm bảo nguồn cung hiện tại nếu các thiết bị nước ngoài không được bảo dưỡng do lệnh trừng phạt của châu Âu.
IMF hạ triển vọng toàn cầu là lời cảnh báo cho Crypto
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, giảm từ 6.1% năm ngoái xuống còn 3.2% trong 2022. Do đó, một số người tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến crypto.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba rằng Fed dự kiến tăng lãi suất thêm 75bp. Các nhà quan sát trong ngành cũng dự đoán Hoa Kỳ sẽ chính thức suy thoái khi GDP quý 2 của quốc gia này được công bố vào ngày 28/7.
Nhà phân tích crypto Deutscher cảnh báo các yếu tố vĩ mô có liên hệ mật thiết đến thị trường gấu crypto và báo cáo thu nhập sắp tới từ Microsoft, Google, Apple và Meta, cùng với GDP Hoa Kỳ có thể tạo ra sự hỗn loạn hơn nữa.
USD suy yếu, USD/CAD gặp khó khăn ngay trên vùng 1.2800
- USD/CAD liên tục giảm hôm nay khi xuất hiện lực bán USD, hiện ở mức 1.28546.
- Giá giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, quanh vùng 1.2850-1.2845 trong 1 tiếng qua.
- Tâm lý risk-on được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá đồng đô la.
- Giá dầu thô giảm có thể làm suy yếu đồng CAD và hạn chế cặp tiền này giảm sâu hơn nữa trước thềm FOMC.
XAU/USD liên tục hồi phục trước thềm sự kiện FOMC
- Giá vàng liên tục tăng trước thềm Fed công bố quyết định quan trọng.
- XAU/USD hiện ở mức 1723.665.
- USD và lợi suất TPCP giảm trong bối cảnh giới đầu tư đang định vị lại trước sự kiện chính đêm nay.
- Đây là nguyên nhân chính hỗ trợ vàng phục hồi.
WTI tăng lên mốc $96/thùng khi Ả-Rập Xê-Út dự định tăng giá dầu lên mức kỷ lục trong tháng 9
Theo khảo sát của Bloomberg, “Ả-Rập Xê-Út dự kiến sẽ định giá dầu thô Arab Light của mình tới châu Á ở mức cao $10.80/thùng so với mức chuẩn của khu vực đối với hàng hóa vận tải vào tháng 9”. Saudi Aramco sẽ công bố giá bán chính thức của mình vào tháng 9 vào tuần tới.
WTI hiện đang giao dịch ở mức $96.12/thùng tăng 0,75% trong ngày.
Giá vàng bật tăng trước thềm cuộc họp FOMC
Giá vàng hiện đang tăng mạnh 0.48% lên mức $1,724/oz
Thước đo tâm lý nhà đầu tư của Thụy Sĩ tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Trong tháng 7, tâm lý nhà đầu tư đã đạt mức -57.2 cao hơn so với tháng trước là -72.7
Tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ có sự phục hồi nhẹ nhưng tâm lý chung vẫn khá ảm đạm khi nền kinh tế khu vực đang tiến tới suy thoái. Đáng lưu ý, kỳ vọng lạm phát vẫn đang tăng và hiện chủ yếu nằm ngoài phạm vi mục tiêu của SNB cho năm 2023.
Lợi suất trái phiếu Ý tăng sau khi S&P điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định
Sự thay đổi về triển vọng của S&P chủ yếu nhằm phản ánh rủi ro đang gia tăng do các yếu tố trong và ngoài nước mang lại. Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức cũng đã tăng lên 248 bps.
Cung ứng tiền M3 tháng 7 khu vực chung châu Âu có gì đáng chú ý?
Cung tiền M3 trong tháng 7 đã tăng 5.7% cao hơn so với kỳ vọng là 5.4%, trong khi trước đó là 5.8%
Bitcoin giao dịch ở mức $21,000 trước thềm cuộc họp FOMC
Bitcoin đang dao động quanh mức $21,000, ít thay đổi trong 24 giờ qua, trong khi Ethereum đang tăng 1.7% lên tới $1,450. Giá của các loại altcoin hàng đầu dao động từ -0.6% (Cardano) đến + 4.2% (BNB). Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử đã tăng 0.85% lên 978 tỷ USD chỉ qua một đêm.
Thị trường đang chờ đợi quyết định lãi suất của FED được công bố vào thứ Tư và phần lớn đang đặt cược vào một đợt tăng 75 bps nữa của Fed, trong khi phần còn lại định giá cơ hội tăng 100 bps.
HĐ quyền chọn FX đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Đáng chú ý, HĐ quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0100 trị giá 1.8 tỷ euro và 1.0200-10 trị giá 1.6 tỷ euro.
Dòng chảy qua đường ống Nord Stream 1 giảm như dự kiến
- Lưu lượng được đo đạc ở mức 27.8 triệu kWh/h sau đó giảm dần xuống 24.8 triệu kWh/h và hiện đang là 17.4 triệu kWh/h
Điều này phù hợp với việc Nga giảm công suất xuống khoảng 20% với kỳ vọng dòng chảy sẽ giảm xuống 14.4 triệu kWh/h. Điều này chỉ tái khẳng định Nga đang thắt chặt dòng chảy đối với châu Âu và gây ra những vấn đề lớn khi bước vào những tháng mùa đông ở Châu Âu.
Tâm lý thận trọng chi phối thị trường trước thềm cuộc họp của FOMC
- Chỉ số DXY giảm nhẹ, dao động quanh 107 điểm, tất cả đang nín thở chờ thông tin từ FED.
- Phần lớn thị trường dự đoán lãi suất sẽ được tăng thêm 75 bps lên 2.25% - 2.50%. Ngoài cuộc họp của Fed, đơn đặt hàng của hàng hóa lâu bền, đơn thế chấp MAB và số liệu cán cân thương mại cũng sẽ được công bố trong phiên họp quốc hội.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán và vàng tăng nhẹ, dầu giảm nhẹ, DXY đi ngang chờ tín hiệu từ FED
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tích cực ngay đầu phiên, duy chỉ có chỉ số CAC của Pháp là giao dịch ngược chiều với mức giảm nhẹ 0.09%
- Chỉ số DAX +0.48%
- Chỉ số CAC -0.09%
- Chỉ số FTSE +0.39%
- Chỉ số IBEX +0.51%
- Chỉ số Euro 50 +0.44%
- Chỉ số Stoxx 600 +0.33%
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY không có nhiều biến động mạnh, dao động quanh mốc 107 điểm trong bối cảnh thị trường thận trọng chờ tin tức từ Fed. Chỉ số DXY đang giảm nhẹ
- Chỉ số DXY -0.16%
- EUR/USD +0.30%
- GBP/USD +0.19%
- AUD/USD -0.08%
- NZD/USD -0.02%
- USD/JPY +0.05%
- USD/CHF -0.07%
- USD/CAD -0.20%
Giá vàng mức tăng nhẹ 0.24% hiện giao dịch ở mức $1,720/oz. Dầu thô tăng nhẹ trong đầu phiên Âu, giá dầu WTI lên tới $95.66/thùng
Thước đo niềm tin của người tiêu dùng Pháp trong tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Chỉ số trong tháng 7 đạt mức 80 đúng với kỳ vọng khi trước đó là 82
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Pháp hiện đã giảm trong bảy tháng liên tiếp, ở mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2013, nhấn mạnh tâm lý bi quan xung quanh tình hình kinh tế của đất nước và khu vực chung.
Tông màu tích cực trong các giao dịch HĐTL trước thềm phiên Âu
- HĐTL Eurostoxx +0.2% trong buổi sớm ở châu Âu
- HĐTL DAX +0.4%
- HĐTL FTSE +0.4%
- HĐTL IBEX +0.2%
- HĐTL S&P 500 tăng 37 điểm, tương đương 0.9%.
HĐTL chứng khoán Mỹ đã có ảnh hưởng tích cực đến các giao dịch HĐTL tại thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, những lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông đang chi phối thị trường, có thể khiến cho các nhà đầu tư kém lạc quan hơn.
Thước đo tâm lý người tiêu dùng Đức trong tháng 8 có gì đáng lo ngại?
- Trong tháng 8, chỉ số này ở mức -30.6 thấp hơn kỳ vọng -29.0
GfK lưu ý rằng lo ngại thiếu hụt nguồn cung khí đốt vào mùa đông là lý do chính đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng Đức.
Cơ quan quản lý khí đốt của Đức cho biết người tiêu dùng phải chuẩn bị cho việc giá năng lượng tiếp tục tăng
Người đứng đầu cơ quan quản lý khí đốt của Đức cũng nói rằng tình trạng khẩn cấp có thể không cần phải kích hoạt miễn là họ có thể bổ sung thêm khí vào kho.