Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda: Đồng Yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda đưa ra một số nhận xét cuối cùng về đồng Yen.
- Đồng yên yếu sẽ có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản nếu diễn biến không quá mạnh hoặc tạo ra cú sốc
- Điều rất quan trọng là giá di chuyển ổn định và phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Tác động của đồng yên yếu khác nhau, không đồng đều đối với từng đối tượng trong thị trường tài chính
- Đồng yên yếu là tích cực cho nền kinh tế nói chung
- Cần cẩn thận theo dõi diễn biến của JPY trên thị trường FX
- Không bình luận gì về chính sách tiền tệ, việc này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính
Cập nhật thị trường FX phiên Á: JPY tiếp tục suy yếu!
Đồng Yen Nhật tiếp tục đà giảm sau các phát biểu tới từ quan chức của Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản.
USD đang là mạnh nhất, JPY yếu nhất.
DXY tăng 0.203 điểm (+0.2%) sau khi hồi phục ấn tượng vào cuối giờ phiên Mỹ ngày 06 tháng 06. Chỉ số đồng Đô la Mỹ đang neo ở mốc 102.615.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.16%
- GBPUSD -0.19%
- AUDUSD -0.23%
- NZDUSD -0.31%
- USDCHF +0.13%
- USDCAD +0.11%
- USDJPY +0.55%
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.6649
- Ước tính trước đó là 6.6597
- Giá đóng cửa trước đó là 6.6544
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda chưa có phát biểu về việc đồng Yen mất giá!
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda không bình luận gì về sự mất giá của đồng Yen thời điểm hiện tại.
Ông Kuroda có nhận xét thêm một số điểm:
- mở rộng kích thích tiền tệ một cách vội vàng có thể ảnh hưởng đến đầu tư và nhu cầu trong nước
- Chính sách của BOJ không nên ràng buộc với nhiệm kỳ của thống đốc, nó nên được quyết định tại mỗi cuộc họp chính sách.
Cập nhật Bitcoin phiên Á: Sập mạnh đầu phiên!
- Bitcoin mất gần 5% mở đầu giao dịch phiên Châu Á ngày 07 tháng 06. Đồng tiền kỹ thuật số này giảm về mốc 29,900 (mất hơn 1,800 so với mốc cao nhất trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
- Tâm lý risk-off đang dần quay trở lại, khi mà cũng trong đêm qua - chứng khoán Mỹ đã chịu áp lực bán về cuối phiên. Đồng Đô la Mỹ lấy lại vị thế của nó khi bật tăng mạnh lên mốc 102.657 (tăng 0.251 điểm so với mức mở cửa) - trong bối cảnh rủi ro cho nền kinh tế vẫn đang khó lường thời gian tới.
Chỉ số hàng hóa của ANZ giảm so với tháng trước!
Chỉ số Giá Hàng hóa ANZ là một báo cáo hàng tháng theo dõi sự biến động của giá nhận được đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand, theo cả giá thế giới và Đô la New Zealand.
Dữ liệu thống kê cho thấy chỉ số giá hàng hóa ANZ - 2.8% so với tháng trước (trước đó -1.9%).
Nguyên nhân giảm chủ yếu bởi:
- Xuất khẩu nhôm, sữa và các mặt hàng lâm nghiệp giảm
- Tính theo nội tệ, chỉ số này đã tăng 2.0%, do đồng đô la NZD giảm giá mạnh trên cơ sở chỉ số gia quyền thương mại (TWI)
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06.06: Chứng khoán đảo chiều, USD lấy lại vị thế trước khẩu vị rủi ro xấu đi
Dù đã có một khởi đầu khá thuận lợi, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã nhanh chóng đảo chiều giảm và chốt phiên chỉ tăng nhẹ so với thứ Sáu. Thứ gọi là “đợt tăng trong thị trường giảm” (bear market rally) tiếp tục bị đặt nhiều nghi vấn khi mà Fed vẫn đang quyết liệt kìm hãm lạm phát bằng mọi giá.
- Chỉ số Dow Jones +0.05% (đỉnh phiên +1%)
- Chỉ số S&P 500 +0.31% (đỉnh phiên +1.5%)
- Chỉ số Nasdaq +0.4% (đỉnh phiên +2%)
Đồng bạc xanh hồi phục trong phiên Mỹ trước tình hình khẩu vị rủi ro xấu đi và lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, và lợi suất 5 và 10 năm đều đã vượt 3%. Lợi suất 30 năm đang tiến tới mức 3.2%. Một câu chuyện đáng chú ý khác hôm qua là việc thủ tướng Anh Boris Johnson bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trước những bê bối tiệc tùng của ông trong thời gian cách ly, tuy nhiên, thị trường nhanh chóng quên đi câu chuyện này và Bảng Anh cũng hồi phục trước suy đoán rằng ông Johnson dù có thế nào đi nữa cũng sẽ giữ được ghế thủ tướng (ông đã giữ được ghế).
- Chỉ số DXY phiên trước +0.24% (+0.55% từ đáy), hiện +0.12% lên 102.53 điểm
- EURUSD phiên trước -0.21% (đỉnh phiên +0.31%), hiện -0.09% xuống 1.0685
- GBPUSD phiên trước +0.33% (đỉnh phiên +0.7%), hiện -0.06% xuống 1.2521
- AUDUSD phiên trước -0.2% (đỉnh phiên +0.35%), hiện -0.17% xuống 0.7179
- NZDUSD phiên trước -0.22% (đỉnh phiên +0.5%), hiện -0.22% xuống 0.6475
- USDJPY phiên trước +0.8% (đáy phiên -0.3%), hiện +0.3% lên 132.24, đỉnh năm mới
- USDCHF phiên trước +0.87% (đáy phiên -0.2%), hiện +0.08% lên 0.9716
- USDCAD phiên trước -0.11% (đáy phiên -0.45%), hiện tăng 0.13% lên 1.2593
Vàng cũng có một phiên chật vật trước việc USD mạnh lên và lợi suất tăng, giảm gần $10 xuống $1,842.5 trong phiên hôm qua. Hiện tại vàng đang tiếp tục giảm xuống $1,839.8. Dầu thô giảm nhẹ khoảng $1/thùng, phần lớn do USD mạnh lên, nhưng các yếu tố cơ bản của dầu hiện vẫn đang rất tốt (nhu cầu hồi phục, thị trường thắt chặt,...).
Bitcoin hôm qua tăng 5% lên hơn $31,000 (đỉnh ngày gần $32,000), tuy nhiên tới giờ lại bắt đầu suy yếu, giảm 3% xuống $30,300, thoái lui gần hết đà tăng từ hôm qua.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki không quá tiêu cực về việc đồng Yen suy yếu
Đồng Yen giảm giá đang là mối lo ngại của các nhà chức trách Nhật Bản. Những đợt giảm giá mạnh gần đây của đồng Yen đã thúc đẩy những can thiệp bằng lời nói từ quan chức của bộ tài chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Ông Suzuki - Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản cho biết:
- Không có bình luận về sự biến động của đồng Yen trên thị trường ngoại hối
- Diễn biến đồng Yen tăng hoặc giảm quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, ổn định tài chính
- Chính phủ Nhật Bản sẽ phản ứng thích hợp với tỷ giá hối đoái theo thỏa thuận G7 về tiền tệ
- Tiền tệ di chuyển ổn định sẽ tốt hơn, qua đó phản ánh các nguyên tắc kinh tế cơ bản
Dữ liệu tiền lương tháng 4 của Nhật Bản tăng so với cùng kỳ năm ngoái
Dữ liệu tiền lương trong tháng 4 cho biết:
Thu nhập trung bình các hộ gia đình tại Nhật +1.7% so với cùng kỳ năm trước
- dự báo là 1.5%, trước đó là 1.2%
Tiền lương thực tế (tức là sau lạm phát) -1.2% so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình -1.7% so với cùng kỳ năm trước.
- dự kiến -0.6%, trước đó -2.3%
Dữ liệu niềm tin người tiêu dùng hàng tuần của ANZ Roy Morgan giảm so với tuần trước
- Kết quả của tuần này cho dữ liệu niềm tin tiêu dùng hàng tuần tại Úc là 87 điểm (trước đó là 90.7).
- Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng 8 năm 2020.
ANZ nhận xét:
- Niềm tin của người tiêu dùng ANZ-Roy Morgan Aus giảm 4.1% trong tuần trước, nhiều khả năng là do lo ngại về chi phí sinh hoạt, khi kỳ vọng lạm phát tăng lên 5.7%.
Morgan Stanley dự báo giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng
- Morgan Stanley dự báo dầu Brent tiếp tục đạt tới 130 USD/thùng trong Quý 3 năm nay.
- Morgan Stanley cho biết thêm nếu cung cầu dầu diễn biến đúng kịch bản tăng giá của họ, giá dầu có thể lên tới mức 150 USD/thùng.
PMI dịch vụ của Úc giảm mạnh trong tháng 05
- Chỉ số PMI dịch vụ của Úc giảm mạnh về 49.2 trong tháng 5 (trước đó là 57.8).
- Đây là chỉ số PMI cuối cùng của Úc trong tháng này.
Barclays dự báo ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25bps trong mỗi lần họp tới từ tháng 07 đến tháng 12
Một lưu ý từ Barclays về vấn đề lãi suất đối với ECB:
- ECB có khả năng sẽ có 4 lần tăng lãi suất 25bps tại các cuộc họp chính sách từ tháng 7 đến tháng 12. Sau đó sẽ là một lần tăng nữa vào quý 1 năm 2023.
- Vì vậy, lãi suất huy động được cho là sẽ về mức 0.5% vào cuối năm nay, sau đó là 0.75% vào quý 01 năm sau.
Goldman Sachs cho rằng USDJPY sẽ tiếp tục tăng thời gian tới!
Goldman Sachs phát biều về triển vọng USDJPY thời gian tới:
- "Dữ liệu hoạt động trong tuần qua bao gồm cả những bất ngờ tăng trong bảng lương của ISM và phi nông nghiệp (NFP). Nếu xu hướng tăng tiếp tục, FOMC có thể sẽ hướng tới mức tăng 50bps thứ tư vào tháng 9 năm nay - qua đó tạo đà tăng tiếp tục cho DXY".
- "Do đó, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm cho rằng JPY trong dài hạn sẽ giảm giá với USD".
Thủ tướng Anh giữ được ghế sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Boris Johnson giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào khả năng lãnh đạo của mình:
359 lá phiếu được bỏ, trong đó:
- 211 ủng hộ
- 148 chống lại
Một chiến thắng khá may mắn, tuy nhiên các thông tin trái chiều thời gian qua đã hạ thấp đáng kể sự tin tưởng đối với Thủ tướng Anh thời điểm hiện tại.
Dự báo giá vàng của JP Morgan: Vàng có thể giảm về mốc 1,800 USD/ounce
JPM không thấy khả năng nào sẽ khiến XAU/USD biến động mạnh thời gian tới.
Dự báo giá vàng thời gian tới sẽ giảm về 1,800 USD/ounce - không nhiều so với thời điểm hiện tại.
JPM trích dẫn:
- Giá vàng giảm thể hiện cho tâm lý nghi ngại về rủi ro của giới đầu tư đang giảm xuống phần nào
- Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Mỹ đã tăng phiên thứ 6 liên tiếp.
Khả năng để RBA tăng lãi suất thêm 50 bps là không quá cao!
ING Research thảo luận về những kỳ vọng của họ đối với quyết định RBA:
- Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tăng lãi suất vào sáng mai. Các chuyên gia đều đồng thuận RBA tăng lãi suất thêm 40bps để đưa lãi suất lên 0.75%.
- Bức tranh lạm phát không quá đáng lo ngại ở Úc ở thời điểm hiện tại (5.1% trong quý 01 - 2022).
- Tuy vậy, rủi ro đến từ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn thời gian tới - qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng nền kinh tế Úc.
ING kỳ vọng sự AUDUSD sẽ quay lại mốc 0.7000 trong những tuần tới.
Cập nhật Bitcoin: Quay trở lại tiệm cận mốc 32,000!
- Bitcoin tiếp đà tăng giá mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay. Hiện đồng tiền kỹ thuật số này đã tăng 4.8% so với mốc tham chiếu.
- Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức 31,342.
- Tâm lý Risk-on quay trở lại bất chấp việc đồng Đô La Mỹ hồi phục là động lực chính thúc đẩy giá của Bitcoin tăng trong phiên hôm nay.
Elon Musk đe dọa chấm dứt giao dịch mua lại với Twitter
- Elon Musk dọa chấm dứt thỏa thuận mua lại Twitter trong một lá thư cáo buộc công ty không tuân thủ yêu cầu của ông về dữ liệu số lượng tài khoản spam và giả mạo trên nền tảng truyền thông xã hội.
- Ông Musk cho biết Twitter đã từ chối cung cấp dữ liệu cần thiết để ông có thể tự đánh giá số lượng tài khoản spam và giả mạo. Vào tháng 4, Twitter đã chấp nhận giá thầu 44 tỷ đô la của ông Musk để tiếp quản công ty.
- Là một phần của thỏa thuận, ông Musk đã không có được quyền lợi giải trình chi tiết thông tin cần có mà phía Twitter cần phải cung cấp cho người mua lại doanh nghiệp.
USD/JPY - Kiểm tra lại vùng đỉnh thiết lập từ năm 2002!
- USD/JPY đang kiểm tra lại vùng giá từ 130 - 132. Đây là vùng giá mà cặp tiền từng thiết lập vào tháng 5 năm nay.
- Hiện USD/JPY đang giao dịch tại mức 131.40 (+0.44% so với tham chiếu).
- USD/JPY được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi mà BoJ duy trì nới lỏng với chính sách tiền tệ.
Xu hướng việc làm trong tháng 5 tại Hoa Kỳ giảm nhẹ!
- Chỉ số xu hướng việc làm tháng 5 của Hoa Kỳ giảm về 119.77 so với 120.18 trước đó.
- Chỉ số xu hướng việc làm giảm nhẹ trong tháng 5 báo hiệu tốc độ tăng trưởng việc làm chậm lại (tuy nhiên vẫn được dự báo sẽ tích cực trong những tháng tới).
EUR/USD - kiểm tra mốc hỗ trợ MA 100 giờ
- EUR/USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch Châu Á và Châu Âu. Tuy vậy áp lực từ phe gấu trong phiên Mỹ đã khiến cho cặp tiền giảm giá.
- MA 100 giờ đang đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ ở thời điểm hiện tại trên khung H1. Nếu gãy qua mốc này, EUR/USD có thể sẽ tiến tới kiểm tra lại mốc 1.0696 - là ngưỡng hỗ trợ giá tiếp theo.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 1.0707.
Mexico sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ!
- Hội nghị thượng đỉnh của châu Mỹ bắt đầu vào thứ Tư tại Los Angeles nhưng sẽ không có một số khu vực rộng lớn của lục địa này.
- Chính quyền Biden quyết định cấm Cuba, Venezuela và Nicaragua tham dự. Trước mắt, Mexico cho biết họ sẽ không tham dự trừ khi tất cả mọi người được mời.
- Hôm nay, Tổng thống Mexico Lopez-Obrador đã thực hiện lời tuyên bố của mình, rút Mexico khỏi hội nghị.
- Cuba đã tham dự hai hội nghị thượng đỉnh trước đây.
- Đối với các thị trường, việc loại trừ Venezuela là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy nước này sẽ không được tiếp tục khai thác để tăng nguồn cung dầu toàn cầu. Tuần trước, Mỹ đã thông quan một số lô hàng dầu mỏ của Venezuela cho châu Âu để thay thế dầu của Nga.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán phủ sắc xanh!
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 06 tháng 06 mở cửa trong tâm lý hưng phấn. Các chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng điểm nhẹ ở thời điểm hiện tại. Trong ngày hôm nay, tin tức về việc chính quyền tổng thống John Biden xem xét gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với một số sản phẩm tới từ Trung Quốc - qua đó kích thích nền kinh tế hai phía tăng trưởng bền vững trở lại sau thời gian bất ổn đã giúp cho tâm lý giới đầu tư trở nên vững vàng hơn. Tuy vậy, kịch bản về suy thoái kinh tế cũng như dấu hỏi về đỉnh lạm phát vẫn chưa rõ ràng ở thời điểm hiện tại có thể là mối lo đe dọa tới tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Số liệu về cán cân thương mại trong tháng 05 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào ngày mai (07/06). Đây sẽ là tin tức quan trọng đối với giới đầu tư sắp tới liên quan tới thông tin của các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone +0.72%
- Nasdaq +1.37%
- S&P 500 +1.02%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY đã hồi phục về gần mốc tham chiếu ở thời điểm hiện tại. GBP mạnh nhất, CHF yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.04%
- GBPUSD +0.51%
- AUDUSD +0.25%
- NZDUSD +0.40%
- USDCHF +0.15%
- USDCAD -0.37%
- USDJPY +0.10%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
- Giá vàng giảm nhẹ trong phiên giao dịch Bắc Mỹ, chủ yếu thúc đẩy bởi sự hồi phục của Đồng Đô la Mỹ - đi kèm với đó là lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đang tăng. Hiện kim loại quý này giao dịch ở mốc 1,849 USD/ounce (-2 USD/ounce so với tham chiếu).
- Dầu Brent và dầu WTI đều chịu áp lực giảm giá trong phiên Mỹ. Dầu Brent giao dịch ở mốc 119.6 USD/thùng (-1.37%). Dầu WTI giảm về 118 USD/thùng (-1.15%).
Elon Musk cho rằng bản thân tuân thủ luật trong thương vụ Twitter!
- CEO của Tesla - Elon Musk tin rằng Twitter đang từ chối một cách minh bạch thông qua việc tuân thủ các nghĩa vụ của ông theo thỏa thuận mua bán - sáp nhập công ty.
- Ngoài ra trong các quyền của Elon Musk còn có "quyền không hoàn thành giao dịch và quyền chấm dứt thỏa thuận sáp nhập". Đây là điểm chính giúp Musk cho rằng ông không vi phạm bất cứ điều luật nào theo luật mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Mỹ.
Ấn Độ muốn tăng nhập khẩu dầu từ Nga
- Các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của chính phủ Ấn Độ muốn tăng cường nhập khẩu dầu từ Nga ở thời điểm hiện tại.
- Ấn Độ được cho là muốn nhận được mức chiết khấu cho giá dầu tốt hơn - khi mà Nga chịu áp lực về việc xuất khẩu dầu do các khách hàng quốc tế từ chối đơn hàng từ quốc gia này vì lý do cuộc chiến tại Ukraine.
- Nếu thỏa thuận này được thực hiện, các hợp đồng ký kết mua dầu của Ấn Độ với Nga trước đó vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện bình thường với mức giá đã. Mức giá mới sẽ được áp dụng cho một hợp đồng riêng biệt.
Cập nhật thị trường FX phiên Mỹ: Chỉ số DXY giảm điểm nhẹ
Chỉ số DXY ngày 06 tháng 06 ghi nhận mức giảm điểm tương đối lớn trong phiên giao dịch Châu Âu. Đã có lúc chỉ số Đồng Đô la Mỹ giảm đến 0.3% (-0.228 điểm) - đưa chỉ số xuống mức thấp nhất trong ngày (101.848). Tuy vậy, các tín hiệu gần đây cho thấy DXY đang hồi phục khá tốt. Chỉ số hiện biến động dưới mốc tham chiếu 0.1% (102.052 điểm).
Đà giảm của DXY tạo lợi thế cho việc tăng giá trở lại vào của các đồng tiền khác trong Phiên Châu Âu và Bắc Mỹ sau khi các đồng tiền chịu áp lực giảm giá vào phiên Á.
GBP đang là đồng tiền mạnh nhất và JPY vẫn là yếu nhất.
Thông tin tích cực sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã phần nào giúp cho đồng Bảng Anh neo ở mức giá tốt ở thời điểm hiện tại - trong bối cảnh bất ổn về kinh tế và chính trị tại Anh vẫn đang ở mức cao.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.02%
- GBPUSD +0.45%
- AUDUSD +0.21%
- NZDUSD +0.31%
- USDCHF +0.08%
- USDCAD -0.32%
- USDJPY +0.01%
Cập nhật chiến sự Ukraine: Giao tranh dữ dội tại Sievierodonetsk
Giao tranh dữ dội giữa các lực lượng Ukraine và Nga đã bùng phát trên các đường phố của thành phố công nghiệp Sievierodonetsk hôm thứ Hai - trong một trận chiến quan trọng để giành lợi thế ở miền đông Ukraine (thống đốc tỉnh này cho biết).
EUR/USD tích lũy trước cuộc họp ECB và dữ liệu từ Mỹ!
EUR/USD đang giao dịch quanh mốc 1.0725, gần như không đổi trong ngày. ECB sẽ công bố chính sách vào tháng 6 và dự kiến kỳ vọng lãi suất đạt mức dương vào cuối quý 3. Trong khi đó, dữ liệu Lạm phát CPI của Mỹ cho tháng 5 sẽ được công bố vào thứ Sáu và có thể tác động đến kỳ vọng đối với chính sách của Fed.
Doanh số bán ô tô của Nga lao dốc!
Doanh số bán ô tô của Nga giảm 84% trong tháng 5, do các lệnh trừng phạt và sự cấm vận quốc tế đã khiến ngành công nghiệp rơi vào bế tắc.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, ít hơn 25,000 xe đã được bán vào tháng trước, mức thấp nhất kể từ năm 2006 và chưa bằng 1/10 các tháng cao điểm trước đây.
Gần như tất cả các nhà máy ô tô đã đóng cửa vì thiếu phụ tùng.
Boris Johnson nhiều khả năng sẽ tiếp tục là Thủ tướng sau Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm!
Kỳ vọng Boris Johnson vẫn là thủ tướng khi cuộc họp đảng bảo thủ bắt đầu (2/10) đã tăng kể từ có tin bỏ phiếu bất tín nhiệm
“Gã khổng lồ” ô tô điện của Trung Quốc vượt mặt Tesla!
Công ty BYD của Trung Quốc một lần nữa lại là hãng sản xuất xe điện lớn nhất tại thị trường hàng đầu thế giới, sau khi các đối thủ bao gồm công ty Tesla bị kìm hãm bởi đợt phong tỏa của Thượng Hải.
Nhà sản xuất ô tô được Warren Buffett hậu thuẫn cũng đang lên kế hoạch mang lại lợi thế lâu dài hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nhằm tham gia trực tiếp hơn vào việc khai thác lithium, nguyên liệu thô quan trọng đối với pin EV. Trước đó, công ty BYD nhận thấy lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất lithium từ các dự án nguyên liệu thô của chính họ.
AUD/USD vượt mốc 0.7200, chờ đợi RBA!
AUD/USD đang tìm cách kéo dài đà phục trên 0.7230, tuy nhiên phe Bò dường như không muốn mạo hiểm và đang chờ đợi quyết định của RBA vào ngày mai. Tỷ giá hiện tại của cặp tiền dao động trong khoảng 0.7222, tăng 0.22% trong ngày!
Dollar Úc đang tận dụng sự suy yếu của đồng bạc xanh, cũng như tâm lý lạc quan trước việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại các thành phố của Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng hơn nữa dường như bị giới hạn trong bối cảnh điều kiện thị trường ảm đạm trong kỳ nghỉ lễ và tâm lý lo lắng trước RBA.
Thị trường chứng khoán ổn định, dầu thô chạm mốc 120 USD ngắn hạn
Thị trường chứng khoán, đồng USD và dầu thô đã ổn định vào thứ Hai trước thềm cuộc họp của ECB.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ nhóm họp vào thứ Năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ họp vào tuần tới.
Bắc Kinh: Không có ca nhiễm COVID-19 mới trong thời gian từ 15 tiếng tính đến 3 giờ chiều Thứ Hai (giờ địa phương)
Bắc Kinh báo cáo không có ca nhiễm COVID-19 mới lây truyền trong nước trong vòng 15 tiếng tính đến 3 giờ chiều theo giờ địa phương (14:00 GMT+7) vào thứ Hai, một quan chức kiểm soát dịch bệnh cho biết. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã có 1,822 ca nhiễm COVID tính đến 3 giờ chiều giờ địa phương.
Đồng EUR tăng giá khi các nhà đầu tư dần mang tâm lý risk-on, hướng tới cuộc họp của ECB
Đồng euro đang tăng cao hơn khi thị các nhà đầu tư risk-on hơn, chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuối tuần này.
Các nhà giao dịch đẩy nhanh việc mua gạo Ấn Độ sau lệnh cấm xuất khẩu lúa mì
Lệnh cấm bất ngờ của Ấn Độ đối với xuất khẩu lúa mì đã khiến các nhà kinh doanh gạo đặt hàng nhiều bất thường, với những lô hàng có hạn sử dụng xa hơn.
Việc mua sắm mạnh mẽ từ Ấn Độ cũng có thể làm giảm nhu cầu đối với gạo của Việt Nam và Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới, vốn đang phải vật lộn để cạnh tranh về giá.
Số lượng đăng ký ô tô mới tại Vương quốc Anh tháng 5 có gì đáng chú ý?
Số lượng đăng ký ô tô mới tại Vương quốc Anh trong tháng 5 giảm 20.6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 124,394 chiếc
Ngân hàng RBC cắt giảm mục tiêu S&P 500 do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại
Theo Reuters, các nhà phân tích tại RBC Capital Markets vào hôm thứ Hai đã cùng với các công ty môi giới khác cắt giảm mục tiêu S&P 500 cuối năm 2022, giảm khoảng 3.3% xuống còn 4,700 điểm, do tóc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ông Boris Johnson sẽ diễn ra vào hôm nay!
Nếu ông Boris thất bại, đây cũng chưa hẳn là điều xấu đối với GBP.
Điều quan trọng là nếu Boris Johnson sống sot sau cuộc bỏ phiếu này, thì Ủy ban năm 1922 sẽ không thể tổ chức thêm một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nào nữa trong một năm tới.