GBP/USD - Kiểm tra ngưỡng kháng cự!
- GBP/USD đang kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 1.2490 trên khung H1.
- Nỗ lực đẩy giá vượt lên trên mốc kháng cự đang gặp phải áp lực bán tương đối lớn.
- Cặp tiền hiện đang ghi nhận mức giá cao nhất trong 2 tuần trở lại đây (1.480).
Cập nhật Bitcoin: Kiểm tra lại MA 100 giờ!
- Trên khung H1, Bitcoin hiện đang kiểm tra lại ngưỡng kháng cự phía dưới MA 100 giờ (29,906).
- Giá hiện tại ghi nhận mức tăng 3.66% so với mức tham chiếu (29,781).
- DXY suy yếu, đi cùng với đó là lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đang giảm góp phần thúc đẩy giá Bitcoin tăng trở lại, tiến dần về mốc 30,000.
EUR/USD - Vượt lên trên mốc MA 100 giờ!
- EUR/USD trên khung H1 hiện đã bứt phá qua mốc MA 100 giờ.
- Cặp tiền dự kiến sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự tiếp theo ở mức 1.0582.
- Phe bò hiện đang chiếm ưu thế, tuy vậy chưa có gì chắc chắn DXY sẽ tiếp tục suy yếu thêm trong thời gian tới.
Doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 4 thấp hơn dự kiến!
- Doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 4 đạt 5.61 triệu căn so với dự kiến là 5.65 triệu căn.
- Số liệu theo ghi nhận trước đó là 5.77 triệu căn (sửa đổi thành 5.75 triệu căn)
- Giá trung bình một căn là 391.4 nghìn USD/căn so với 375.3 nghìn USD/căn trước đó.
Cập nhật giá vàng: Vượt lên trên mốc MA 100 giờ!
- Giá vàng tiếp tục ghi nhận tín hiệu khởi sắc, bất chấp hoạt động bán vàng của các ETF vẫn đang diễn ra tương đối nhộn nhịp.
- Trên khung H1, giá vàng đã bứt qua hẳn khỏi mốc MA 100 giờ (1816.95 USD/ounce), đưa giá kim loại quý này lên mốc cao nhất trong 1 tuần trở lại đây (1844.56 USD/ounce).
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chờ đợi thêm những tín hiệu lạc quan!
Đà giảm chứng khoán Mỹ đã chậm lại vào đầu phiên. Tuy vậy, mối lo về lạm phát tiếp tục gia tăng và vẫn đang hiện hữu - qua đó khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như dự báo tăng trưởng GDP Mỹ chịu ảnh hưởng theo hướng tiêu cực hơn.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone -1.37%
- Nasdaq +0.22%
- S&P 500 -1.05%
Cập nhật thị trường tiền tệ quốc tế:
DXY hôm nay ghi nhận đà giảm tương đối mạnh, qua đó khiến cho USD hiện đang yếu nhất trong phiên. Các đồng tiền khác trong G7 hiện đều đang duy trì tín hiệu khá tích cực đối với đồng bạc xanh. NZD hiện đang tỏ ra chiếm ưu thế nhất so với đồng Đô là Mỹ, khi mà NZD/USD ghi nhận mức tăng khá mạnh trong hôm nay.
Cập nhật các đồng tiền chính:
- EUR +0.95%
- GBP +1.24%
- AUD +1.37%
- NZD +1.68%
- CHF -1.58%
- CAD -0.61%
- JPY -0.79%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ thế giới:
- Dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm nhẹ hơn 1%, đưa giá của 2 loại dầu này lui về mốc 106 USD/thùng và 105 USD/thùng.
- Giá vàng hiện tại đang tương đối khởi sắc. Giá đang ghi nhận mức tăng 1.3%, đưa kim loại quý này giao dịch tại ngưỡng 1840.67 USD/ounce.
Cập nhật thị trường FX: NZD mạnh nhất, USD yếu nhất!
Thị trường tiền tệ các nước G7 ghi nhận sự phân hóa tương đối rõ rệt:
- NZD hiện đang mạnh nhất, tiếp tục duy trì tín hiệu lạc quan sau phát biểu của bộ trưởng bộ tài chinh New Zealand về dự kiến về tăng trưởng kinh tế thời gian tới. Cộng hưởng cùng với đó là việc DXY đang suy yếu.
- DXY hiện đã phá vỡ mức hỗ trợ trên khung H1 (103.360), hiện đà giảm vẫn đang tiếp tục khi mà chưa có tín hiệu nào ghi nhận phe bò sẽ quay trở lại.
Sự sụt giảm trong lĩnh vực bán lẻ không phải là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của người tiêu dùng!
- Đợt giảm giá mới nhất trên thị trường chứng khoán toàn cầu được góp phần bởi công bố lợi nhuận không tốt từ Wal-Mart và Target.
- Điều mà cả hai công ty đều chứng kiến là chi tiêu tiêu dùng tăng nhưng biên lợi nhuận bị xói mòn do chi phí cho hàng tồn kho cao hơn.
- Hiện tại lạm phát đang ở mức cao điểm vì giá hàng hóa đang neo ở mức cao.
- Việc dịch chuyển chi tiêu ra khỏi các loại hàng hóa, bên cạnh đó là tăng chi vào các loại dịch vụ sẽ cho phép tiêu dùng của người dân dần phục hồi trở lại, thúc đẩy trạng thái bình thường đến sớm hơn.
Chủ tịch FED Kansas: Chi tiêu của các hộ gia đình hiện vẫn đang duy trì ở mức tốt
- Các hộ gia đình hiện vẫn đang cân bằng giữa chi tiêu và thu nhập, bất chấp lạm phát khiến cho giá hàng hóa tăng cao hơn.
- Chính sách thắt chặt cần phải có sự liên kết, kỷ luật và đồng thuận cao, cùng với đó là theo dõi sát sao chỉ số lạm phát tại Mỹ.
- Việc tăng lãi suất 50 bps đã nằm trong kế hoạch thu hẹp bảng cân đối tài sản của FED và mọi người thoải mái với việc đó.
Chỉ số giá nhà ở mới của Canada tháng 4 thấp hơn kỳ vọng!
- Chỉ số giá nhà ở mới của Canada trong tháng 4 chỉ tăng 0.3% so với ước tính 0.6% trước đó.
- Mức tăng tháng trước ghi nhận là +1.2%
Tuyên bố số liệu thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ cao hơn so với dự kiến!
- Tuyên bố thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ là 218 nghìn người so với ước tính 200 nghìn người.
- Báo cáo trước đó ghi nhận 203 nghìn người (so với ước tính 195 người), sau sửa đổi thành 197 nghìn người.
- Số liệu thống kê về đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình động 4 tuần gần đây là 192.75 nghìn trường hợp so với 188.5 nghìn trường hợp trước đó.
- Số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp từ đầu năm đạt 1.317 triệu trường hợp so với ước tính 1.320 triệu trường hợp
Chỉ số giá sản xuất tháng 4 tại Canada cao hơn dự kiến!
- Chỉ số giá sản xuất tháng 4 của Canada +0.8% so với +0.5% dự kiến trước đó (theo số liệu thống kê theo tháng)
- Số liệu theo thống kê trước đó tăng lên mức +4.0% (sửa đổi thành 3.4%)
- Chỉ số giá nguyên vật liệu (RMPI) -2.0% so với tháng trước
Cập nhật thị trường: DXY mất mốc hỗ trợ, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tiếp tục đà giảm!
- Trên khung H1, DXY hiện đã mất mốc hỗ trợ 103.360. Hiện chỉ số đồng bạc xanh đang giao dịch quanh mốc 103.187 (-0.69%)
- Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh cùng với DXY. Hiện lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt - 2.73% (2.601) và -2.89% (2.799).
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dollar tụt dốc, tâm lý risk-off lên ngôi!
Thị trường:
- CHF mạnh nhất, USD yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực; HDDTL chỉ số S&P 500 giảm 0.9%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 4.2 bps xuống 2.842%
- Vàng tăng 0.8% lên 1,830.82 USD
- Dầu thô WTI giảm 1.1% xuống 108.35 USD
- Bitcoin tăng 0.6% lên $29,371
Phiên giao dịch hôm nay bắt đầu với tâm lý rủi ro phục hồi nhưng điều này nhanh chóng biến mất khi thị trường chứng khoán giảm điểm, với dòng tiền đổ vào trái phiếu và vàng. Đồng Franc là một nhân tố đáng chú ý trong khi các chỉ số chứng khoán châu Âu lao dốc trong cuộc chơi bắt kịp đà giảm của Phố Wall tối qua.
USD/CHF tụt xuống 0.9750, giảm hơn 1% trong ngày. Sức mạnh của đồng Franc cũng được hỗ trợ bởi bình luận của giám đốc SNB, Thomas Jordan khi ông nói rằng ngân hàng trung ương đã sẵn sàng hành động để đối phó với lạm phát nếu cần.
Bên cạnh đó, đồng bạc xanh cũng suy yếu với tỷ giá EUR/USD tăng 0.5% lên trên 1.0500 và GBP/USD đảo chiều tăng 0.7% lên trên 1.2400.
AUD/USD cũng tích cực với mức tăng trên 0.7020, trước khi quay trở lại mốc 0.7000 khi cuộc giằng co quanh cặp tiền tiếp diễn.
ECB: Các thành viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về lạm phát tăng cao!
Theo Reuters, các thành viên của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong cuộc họp chính sách gần đây, bày tỏ quan ngại sâu sắc về lạm phát cao. Một số thành viên cho rằng điều quan trọng là phải hành động không chậm trễ để thể hiện quyết tâm của ngân hàng trong việc ổn định giá cả.
HSBC cắt giảm dự báo chỉ số S&P 500!
HSBC cắt giảm mục tiêu cuối năm của S&P 500 xuống còn 4,450 từ mức 4,900 trước đó!
Dự báo 4,900 được công bố vào ngày 10 tháng 1 và điều này là trước khi xung đột Nga-Ukraine và phong tỏa ở Trung Quốc.
Trung Quốc có thể đàm phán với Nga để bổ sung kho dầu dự trữ chiến lược!
Theo Bloomberg, Bắc Kinh được cho là đang thảo luận với Moscow để mua thêm nguồn cung dầu nhằm bổ sung vào kho dự trữ dầu thô chiến lược của nước này bằng dầu giá rẻ của Nga, theo Bloomberg. Cuộc đàm phán có thể được tiến hành ở cấp chính phủ với ít sự tham gia trực tiếp từ các công ty dầu mỏ, theo các nguồn tin cho biết.
AUD/USD trên đà bứt phá mốc 0.7000!
Tỷ giá AUD/USD đã đảo ngược đà giảm ngày hôm qua, và thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch trong ngày hôm nay. Hiện cặp AUD/USD đã giảm vài pips từ mức đỉnh hàng ngày và đang giao dịch quanh mốc tâm lý 0.7000 trong nửa đầu phiên giao dịch châu Âu, tăng gần 0.60%.
Đồng đô la Úc đã thu hút một số hỗ trợ từ dữ liệu việc làm trong nước, cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm đã thúc đẩy một lượng bán USD mới và mở rộng hỗ trợ cho cặp tiền.
Ngược lại, những lo lắng về một động thái thắt chặt mạnh mẽ hơn của các ngân hàng trung ương lớn để hạn chế lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, phong tỏa COVID-19 kéo dài ở Trung Quốc và chiến tranh Nga-Ukraine đã làm dấy lên lo ngại suy thoái, do đó, gây ảnh hưởng đến tâm lý rủi ro toàn cầu và giới hạn đà tăng giá của AUDUSD.
Dữ liệu đơn đặt hàng công nghiệp trong tháng 5 của Vương quốc Anh có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất do CBI công bố ngày 19 tháng 5 năm 2022 cho thấy số lượng đơn đặt hàng công nghiệp trong tháng 5 đạt mốc 26, tăng gần gấp đôi so với mức 14 trong tháng 4.
Chỉ số đơn đặt hàng công nghiệp của Vương quốc Anh tăng mạnh khi lượng hàng xuất khẩu trong tháng bứt phá, với sổ đơn đặt hàng xuất khẩu được ghi nhận đã tăng lên 19 trong tháng 5 từ mức -9 trong tháng 4. Kỳ vọng giá trong nước vẫn tăng, chạm mốc 75 so với 71 trong tháng Tư.
Dollar tụt dốc bất chấp tâm lý risk-off!
Tâm lý ngại rủi ro đã quay trở lại trong phiên giao dịch hôm nay nhưng điều này hiện đang không giúp ích gì cho đồng bạc xanh . Thay vào đó, sự chú ý lại dành cho đồng Franc, với việc giám đốc SNB trước đó đã thông báo rằng SNB đang theo dõi lạm phát chặt chẽ và sẵn sàng hành động nếu lạm phát tăng lên ở Thụy Sĩ. Tỷ giá USDCHF đã lao dốc 3 phiên liên tiếp, xuống mức 0.9773, giảm trên 1% trong ngày.
Tỷ giá EUR/USD tăng 0.3% lên gần 1.0500 trong khi GBP/USD đang ở dưới mức cao nhất trong ngày 1.2400 trong giờ qua. AUD USD đã giảm từ đỉnh trước đó là 0.7020 xuống 0.6985 nhưng hiện vẫn tăng 0.5%.
Tuy nhiên, tôi đang theo dõi cặp USD/JPY, vì cặp tiền này có vẻ có khả năng giảm sâu hơn nữa dưới 128.00
Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 giảm 1.5%, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 5 bps xuống 2.833% do các yếu tố rủi ro đang dần xuất hiện.
BOJ mua 70.1 tỷ yên quỹ ETF hôm nay
Số tiền ở mỗi lần "can thiệp" khá nhất quán, vì vậy điều này không có gì bất thường. Họ đã can thiệp khi có áp lực lớn hơn đối với thị trường chứng khoán ngày hôm nay, khi Topix giảm 1.3% sau sự thoái lui của chứng khoán Mỹ ngày hôm qua.
Sản lượng xây dựng tháng 3 của Eurozone có gì đáng chú ý?
0.0%, tháng 2 +1.9%, sau được sửa đổi thành +1.1%
Các chi tiết cho thấy sản xuất trong ngành xây dựng dân dụng tăng 1.5% và xây dựng công trình giảm 0.1% trong tháng Ba.
Hai ngân hàng lớn dự báo sẽ chứng khoán Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn
Hai ngân hàng lớn dự đoán thị trường chứng khoán Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sau khi các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố vào ngày thứ Tư, mức giảm trong ngày tồi tệ nhất trong hai năm qua.
Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Năm, các chiến lược gia của Barclays cho biết lợi nhuận của các công ty Mỹ và thu nhập của họ đang phải chịu áp lực do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các cuộc phong tỏa tại Trung Quốc đến cuộc chiến ở Ukraine và lập trường diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD sụt giá
Đồng USD tiếp tục sụt giá trong ngày, chỉ số DXY giảm 0.33% xuống 103.556 khi tâm lý risk-off bao trùm thị trường.
- GBP/USD tăng 0.47% lên 1.2395
- EUR/USD tăng 0.31% lên 1.0493
- USD/JPY giảm 0.20% xuống 127.94
- Hai đồng Antipodean đều tăng giá
- Bitcoin tăng 1.45% lên 29132.78
Tài khoản vãng lai tháng 3 của Eurozone có gì đáng chú ý?
Tâm lý risk-off bao trùm thị trường
Các chỉ số chứng khoán đã bị kéo giảm xuống hơn 1% trong đầu phiên Âu. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 2.864% trong ngày.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đang sụt giá. Đồng franc đang dẫn đầu mức tăng, USD/CHF giảm 0.5% xuống 0.9820 trong ngày.
Chứng khoán châu Âu ngập tràn sắc đỏ đầu phiên
- Eurostoxx -0.7%
- DAX -1.3%
- FTSE -0.7%
- CAC 40 -0.6%
- IBEX -0.8%
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu. HĐTL S&P 500 giảm 0.3% và HĐTL Nasdaq giảm 0.4% vào thời điểm hiện tại. Đồng USD hiện đang sụt giá nhẹ.
ECB đã sẵn sàng cho hai đợt tăng lãi suất 25bps trong năm nay
Theo các nguồn của Eurosystem, phần lớn các nhà hoạch định chính sách của ECB đã sẵn sàng cho 2 đợt tăng lãi suất 25bps trong năm nay, và bỏ ngỏ lựa chọn cho ba lần tăng như vậy trong nỗ lực bình thường hóa. Đề xuất tăng 50bps cũng đang được cân nhắc.
Một số cư dân đã được phép ra ngoài mua sắm tại Thượng Hải, bắt đầu quá trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Nhiều người dân Thượng Hải đã được trao quyền tự do ra ngoài mua sắm lần đầu tiên trong gần hai tháng qua vào thứ Năm, khi các nhà chức trách đặt ra nhiều kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa do Covid-19
Trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc với 25 triệu người không ghi nhận ca nhiễm mới nào bên ngoài các khu vực cách ly trong ngày thứ năm liên tiếp.
Ông Zhong Renqiu - một cư dân được ra ngoài mua sắm cho biết khi đang đi mua đổ tại một siêu thị Carrefour ở trung tâm quận Changning: “Tôi cảm thấy rất vui khi lệnh phong tỏa đang dần được dỡ bỏ."
Ngân hàng Natixis đưa ra 2 lý do chính khiến đồng Euro suy yếu so với USD!
Đồng Euro đã giảm giá so với đồng USD kể từ quý 3 năm 2021. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra? Theo ý kiến của các nhà kinh tế học tại Natixis, điều này có thể được cho là do chênh lệch lợi suất giữa Hoa Kỳ và khu vực đồng euro và do sức hấp dẫn thấp của thị trường chứng khoán khu vực đồng euro.
- “Về tỷ giá hối đoái so với đồng USD, đồng Euro đã mất giá ít hơn so với đồng Yen, nhiều hơn so với đồng nhân dân tệ và nhiều như các đồng tiền mới nổi khác ngoài Trung Quốc và đồng Bảng Anh. Do đó, đồng đô la Mỹ đang tăng giá là nguyên nhân chính”.
- “Sự suy yếu gần đây của đồng EUR có liên quan đến: Sự sụt giảm trong việc mua trái phiếu châu Âu của những người không phải là cư dân của khu vực đồng Euro. ”
Ba lý do chính để kỳ vọng một cuộc suy thoái sắp xảy ra theo ngân hàng Morgan Stanley!
Dưới đây là 3 lý do
- Lạm phát vẫn tồn tại
“Lạm phát hiện đang tăng lên, với khả năng ở mức cao hơn trong thời gian dài. Đây là một kịch bản khiến Fed phải ở chế độ thắt chặt chính sách. Điều này có khả năng dẫn đến việc tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm kết hợp với việc thu hẹp bảng cân đối kế toán một cách mạnh mẽ ”.
- Áp lực về giá có thể dẫn đến "phá hủy nhu cầu”
“Giá cao hơn cuối cùng sẽ khiến người tiêu dùng từ bỏ việc mua hàng”.
- Sự biến động của thị trường tiền tệ và hàng hóa làm phức tạp triển vọng tăng trưởng toàn cầu
“Với việc giá cả hàng hóa vẫn ở mức tương đối cao, các điều kiện kinh doanh và tài chính đang được cải thiện đối với các nhà xuất khẩu ở các thị trường mới nổi (EM) trong khi ở các nhà nhập khẩu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Những yếu tố này càng trở nên trầm trọng hơn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Tác động từ sự mất cân bằng này đang ngày càng lan rộng đến thị trường tín dụng”.
Phân tích dữ liệu CME: Giá dầu khó có thể điều chỉnh sâu hơn!
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường dầu thô kỳ hạn cho thấy các nhà giao dịch đã đóng bớt vị thế mở của họ trong phiên thứ hai liên tiếp, lần này là khoảng 7.5 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch tăng ngày thứ ba liên tiếp với gần 51 nghìn hợp đồng.
Sự sụt giảm rõ rệt của giá dầu WTI trong bối cảnh số vị thế mở tiếp tục xu hướng giảm cho thấy "vàng đen" khó có thể suy yếu thêm.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng có thể tiếp tục tích lũy!
Xem xét dữ liệu từ CME Group cho thị trường vàng tương lai, ta thấy số vị thế mở đã giảm khoảng 4.5 nghìn hợp đồng. Trong khi đó khối lượng giao dịch tăng khoảng 26.4 nghìn hợp đồng.
Giá vàng đã dao động hai chiều vào thứ Tư trong bối cảnh số vị thế mở thu hẹp lại. Do đó giá vàng có thể tiếp tục tích lũy và đà tăng sẽ bị giới hạn bởi vùng $1837/oz.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Chúng tôi kỳ vọng đồng EUR mạnh hơn nữa vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, EUR đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất là 1.0458. Cặp tiền có thể chạm mốc 1.0440 mặc dù sự sụt giảm bền vững dưới mức này là khó có thể xảy ra. Hỗ trợ tiếp theo tại 1.0390. Ngưỡng kháng cự nằm ở 1.0500,1.0530. ”
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Tâm lý rủi ro vững vàng trở lại!
Tâm lý rủi ro đang phục hồi trong phiên hôm nay sau đà bán tháo của thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua.
- Chỉ số DXY giảm 0.29% xuống 103.60.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.42%.
- Hai đồng Antipodean tăng mạnh gần 1%.
- Đồng Yen suy yếu đưa USD/JPY lên sát mốc 129.00.
Phiên giao dịch hôm nay sẽ thiếu vắng các quan chức Fed!
Lúc 3h sáng mai, chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện trực tuyến của Viện Đô thị, "Lạm phát và hậu quả của nó đối với các gia đình có thu nhập thấp và trung bình."
Kashkari là quan chức Fed duy nhất phát biểu phiên hôm nay. Ông có xu hướng ôn hòa trong số các quan chức FOMC, nhưng cũng nằm trong nhóm ủng hộ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản.
- Ông Harker cho biết kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7 và nền kinh tế có thể chịu được sự thắt chặt
Bộ trưởng Tài chính New Zealand: Nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới!
- New Zealand sẽ hỗ trợ để chống lại lạm phát cao ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt
- Sẽ có gói trợ cấp tạm thời mới 27 đô la một tuần cho những người kiếm được ít hơn 70,000 đô la vào năm ngoái trong gói chi phí sinh hoạt 1 tỷ đô la.
- Việc cắt giảm thuế nhiên liệu và giảm nửa giá giao thông công cộng kéo dài thêm hai tháng cho đến cuối tháng Tám.
- New Zealand dự báo GDP năm 2022/23 là 4.2 phần trăm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.3%.
- Nền kinh tế dự kiến sẽ mạnh mẽ trong ngắn hạn.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán khu vực đỏ lửa phản ứng với diễn biến phố Wall tối hôm qua
Chứng khoán châu Á ghi nhận sắc đỏ bao phủ, chỉ số chứng khoán Hồng Kông giảm nặng nhất:
- SHANGHAI -0.53%
- NIKKEI -2.5%
- HSI -2.67%
- SHENZHEN -0.85%
- KOSPI -1.52%
- ASX 200 -1.46%
New Zealand: Kỳ vọng lạm phát 5 năm tới
- CPI được dự báo sẽ đạt đỉnh khoảng 6.9% vào giữa năm nay
- Giảm xuống 5.2% vào năm 2023
- Và xuống dưới 3% vào năm 2026.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm tại Úc đang là tâm điểm trên các phương tiện truyền thông
Cụ thể:
- Tỷ lệ thất nghiệp 3.9% đúng như dự kiến
- Theo Bloomberg, tỷ lệ thất nghiệp ở Úc giảm xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường lao động sẽ thúc đẩy NH Dự trữ Úc tăng lãi suất hơn nữa
AUDUSD không thực sự phản ứng với thông tin này.