Australia: Các lệnh phong toả có tác động tiêu cực nhưng vẫn sẽ có các yếu tố hỗ trợ khác!
Tuy các lệnh đóng cửa có tác động tiêu cực rất lớn đến chi tiêu và sẽ khiến GDP giảm đáng kể. Tuy nhiên, CBA cũng lưu ý rằng : thu nhập người dân vẫn được hỗ trợ bởi các khoản thanh toán của chính phủ. Tiền chi tiêu của người dân sẽ chuyển thành khoán tiết kiệm và sẽ sớm được tiêu trở lại khi lệnh phong toả kết thúc. Nếu các lệnh hạn chế kết thúc như dự kiến thì thiệt hại đối với nền kinh tế vĩ mô sẽ là tối thiểu và triển vọng kinh tế sẽ vẫn vững chắc.
Thêm 64 công ty về tiền mã hoá tại Anh xin rút đăng ký giấy phép
Vấn đề pháp lý trong việc cấp phép tiền mã hoá của Cơ quan Quản lý Tài chính Vương Quốc Anh (FCA) được cho là đang gây nhiều khó khăn với các doanh nghiệp tiền mã hoá đang muốn hoạt động tại quốc gia này. Theo tin từ Reuters vào ngày 29/06, số lượng đơn xin cấp phép bị các doanh nghiệp tiền mã hoá rút đã tăng hơn 25% trong tháng 06/2021.
Vào đầu tháng 06/2021, 51 công ty tiền mã hoá đã rút lại hồ sơ đăng ký mà trước đó họ đã nộp lên FCA. Phát ngôn viên của FCA cho biết thêm là vừa có thêm 13 công ty đã rút khỏi quy trình phê duyệt, nâng tổng số công ty xin rút hồ sơ đăng ký lên 64.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Singapore cho biết chính sách tiền tệ hiện tại vẫn đang phù hợp và đưa ra cảnh báo về tiền điện tử
Giám đốc điều hành Ravi Menon của Cơ quan tiền tệ Singapore
- Cho biết tăng trưởng GDP có thể vượt quá đỉnh biên độ dự báo chính thức từ 4 đến 6%
- Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm dần
- Giữ nguyên dự báo lạm phát cơ bản năm 2021 ở mức 0 đến 1%
- Cho biết ông đang có "mối lo ngại lớn" rằng thanh khoản đã đi vào thị trường tài chính và thị trường bất động sản trên toàn cầu
- Duy trì lập trường rằng các nhà đầu tư bán lẻ nên tránh xa tiền điện tử
Hiện BTC đang giảm 1.85% xuống 35,255 USD.
Biểu đồ đáng chú ý trong ngày: "Skew" cho thấy vàng đang gặp nhiều áp lực
Theo Eddie van der Walt của Bloomberg, một số yếu tố đã âm thầm gây áp lực lên vàng, với việc kim loại này giảm nhiều hơn mức dự kiến. Nó hướng tới mức giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn 4 năm sau khi Fed đưa ra dự báo tăng lãi suất. Trên thị trường quyền chọn, có rất nhiều hợp đồng quyền chọn bán (put) được giao dịch. Skew (mức biến động của 90% strike put - 110% strike call) cũng có xu hướng bearish hơn.
Cuộc họp của RBA được kỳ vọng gì?
Theo Reuters, trong số 27 người được khảo sát, có 26 người cho rằng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất và quy mô QE. Đồng thời, họ cũng cho rằng RBA vẫn sử dụng trái phiếu chính phủ đáo hạn vào tháng 4/2024 làm tham chiếu cho lợi suất mục tiêu của YCC.
Goldman cho rằng giá dầu vẫn tiếp tục tăng, nhưng hãy coi chừng OPEC
Tồn kho dầu toàn cầu đã giảm về mức thấp nhất kể từ cuối năm 2019, cho thấy nguồn cung vẫn đang bị thắt chặt và hỗ trợ giá dầu. Tuy vậy, nếu OPEC nâng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, giá có thể giảm $2-3/thùng.
TD Bank: AUD/USD sẽ giảm về 0.7245
TD cho rằng RBA sẽ tiếp tục dovish trong cuộc họp tháng 7, chính sách nới lỏng sẽ được duy trì. Với việc AUD/USD đã giảm xuống dưới đường MA 200 ngày, tỷ giá rất có thể sẽ tìm được hỗ trợ tại 0.7415, tuy nhiên ngân hàng dự báo tỷ giá sẽ giảm về 0.7245.
PMI tháng 6 tại Trung Quốc sụt giảm
PMI sản xuất tại Trung Quốc không thay đổi ở mức 50.9, ngang với dự báo trong khi PMI dịch vụ giảm xuống 53.5, cũng thấp hơn dự báo. Làn sóng dịch bệnh ở Quảng Đông có thể khiến các hoạt động kinh tế chậm lại.
Thành viên Fed: Không loại trừ khả năng tăng lãi suất vào năm 2022
Thành viên hội đồng thống đốc Fed, Christopher Waller cho biết:
"Tỷ lệ thất nghiệp sẽ phải giảm khá đáng kể, hoặc lạm phát sẽ phải thực sự ở mức rất cao, trước khi chúng tôi nghiêm túc thực hiện việc tăng lãi suất vào năm 2022, tôi không loại trừ điều đó".
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 29/06: Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh, vàng chạm đáy 2 tháng
Chứng khoán Mỹ chịu áp lực không thể tăng điểm quá mạnh khi các nhà đầu tư lo ngại về biến chủng Delta của COVID-19 sẽ kìm hãm nền kinh tế. S&P 500 dù lập đỉnh lịch sử mới nhưng kết thúc phiên đi ngang, Dow Jones cũng không thay đổi còn Nasdaq tăng nhẹ 0.19%.
Chỉ số DXY tăng vượt mức 92 trong phiên vừa rồi khi khảo sát niềm tin người tiêu dùng ở Mỹ cho thấy niềm tin người tiêu dùng tăng vượt kỳ vọng. EUR/USD giảm xuống dưới 1.19 còn GBP/USD giảm 0.29% xuống 1.3840 khi làn sóng COVID-19 quay trở lại mạnh mẽ ở Anh. JPY là đồng tiền duy nhất tăng khi lợi suất 10 năm tại Mỹ giảm xuống 1.47%. Các đồng AUD, NZD và CAD dẫn đầu đà giảm của nhóm G-7 và đánh mất các mốc tâm lý quan trọng.
Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng tại $1,750/oz khi USD tăng trước khi đóng cửa tại $1,761/oz. Dầu đi ngang trước thềm cuộc họp OPEC.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại sau một ngày rực đỏ
Tất cả các chỉ số lớn tại châu Âu đều đón phiên xanh đầu tiên của tuần:
- Chỉ số DAX tăng 0.9%
- Chỉ số CAC tăng 0.2%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.25%
- Chỉ số Ibex tăng 0.1%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.5%
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ đang diễn biến trái chiều:
- Chỉ số Dow Jones tăng mạnh nhất, +0.27%
- Chỉ số Nasdaq không thay đổi nhiều
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.13%
USDCAD hướng tới kiểm tra đường MA 100 ngày
Nhờ sức mạnh của đồng bạc xanh, trong phiên hôm qua và hôm nay, USDCAD đã vượt thành công đường MA 100 giờ, và kiểm tra hỗ trợ tại đường MA 200 giờ. Mục tiêu tiếp theo của phe mua sẽ là đường MA 100 ngày tại mức giá 1.2394. Hiện có hai viễn cảnh khả thi cho cặp tiền này: phe mua tạo đủ lực để vượt đường MA 100 ngày, hoặc phe bán chiếm ưu thế và đẩy giá xuống kiểm tra lại đường MA 200 giờ.
Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2384.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ vượt dự báo
Trong tháng Sáu, Mỹ ghi nhận chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng lên 127.3, so với con số 120 của tháng trước. Đây là mức tăng trái ngược với dự báo giảm xuống 119 điểm ban đầu.
Sau tin này, đồng đô la tiếp tục ổn định sức mạnh, hiện tại tăng 0.27% trong phiên.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 29/6: Đô la tỏa sáng, chứng khoán trầm lặng!
Chứng khoán Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay khá trầm lắng với ba chỉ số lớn ghi nhận mức tăng nhẹ. Trong phiên trước, chỉ số Nasdaq bứt phá mạnh mẽ ngay từ khi mở cửa thì đến hôm nay lại đang đuối sức hơn hai chỉ số còn lại. Dow Jones là chỉ số ghi nhận mức tăng cao nhất cho đến giờ, theo sau bởi S&P 500. Tại châu Âu, sau một ngày đỏ lửa, các chỉ số lớn đều đang tăng mạnh trở lại.
Đồng bạc xanh tiếp tục tỏa sáng khi bước vào phiên Mỹ, chỉ số DXY vượt mốc 92 điểm. Hai đại diện châu Đại Dương tiếp tục là hai đồng tiền kém nhất với mức giảm trên 0.5%. Tới thời điểm hiện tại, JPY là đồng tiền duy nhất tăng so với USD, dù mức tăng không đáng kể.
Trước sức ép từ đồng đô la, vàng lao dốc xuống vùng giá 1,750 sau nhiều ngày dao động trong biên độ hẹp. Dầu hồi phục trở lại sau một phiên điều chỉnh.
Trên thị trường chứng khoán:
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.19%
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.22%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.12%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.62%
- Chỉ số DAX tăng 1.24%
- Chỉ số CAC tăng 0.6%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.64%
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY tăng 0.22%
- EUR giảm 0.22%
- GBP giảm 0.27%
- CHF giảm 0.26%
- CAD giảm 0.3%
- JPY tăng 0.06%
- AUD giảm 0.52%
- NZD giảm 0.63%
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giảm 1.15%
- Dầu tăng 1%
Giám đốc Fed Richmond: GDP và lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý II
Giám đốc Fed Richmond Thomas Barkin đã bình luận trong buổi đàm thoại online rằng GDP và lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý II. Theo ông, giá cả sẽ tăng trở lại, và câu hỏi quan trọng được đặt ra là điều gì sẽ đến trong những năm tới. Ngoài ra, việc các công ty không chịu tăng giá là hơi phải trực quan. Vấn đề môi trường sẽ rất quan trọng trong năm 2022. Và một điều sẽ không tạm thời là giá cả thuê nhà.
USD mạnh lên đáng kể khi bước vào phiên Mỹ
Đồng bạc xanh đang có mức tăng rất ấn tượng trong ngày và vượt trội hoàn toàn so với các đồng tiền khác khi các trader Bắc Mỹ bắt đầu ngày giao dịch mới. Hiện tại, chỉ số DXY tăng 0.3%, tiến sát mức 92.2 điểm. Hai đại diện từ châu Đại Dương tiếp tục là hai đồng tiền yếu nhất phiên hôm nay với mức giảm gần 0.7%. Các đồng tiền khác như EUR, CHF, CAD cũng đã suy yếu đáng kể, duy nhất JPY đang trụ vững và chưa có nhiều thay đổi. Vàng lao dốc xuống vùng giá $1,750 sau nhiều ngày giao dịch trong biên độ hẹp.
Dữ liệu giá nhà ở tại Mỹ có gì mới?
Theo FHFA, chỉ số giá nhà ở tại Mỹ tăng 1.8% lên con số 15.7% YoY trong tháng Tư. Đà tăng này tiếp nối mức tăng +1.8% YoY trong tháng Ba.
Hiện tại thông tin này chưa có nhiều ảnh hưởng tới thị trường. Chỉ số DXY vẫn đang tăng mạnh, vượt mức 92.1 điểm.
Tổng thư ký OPEC: Kho dự trữ dầu của OECD hiện ở dưới mức trung bình các năm 2015-2019
Tổng thư ký OPEC, ông Barkindo cho biết OPEC đã giảm lượng dầu tồn kho
Đây là một yếu tố quan trọng, bởi bây giờ họ sẽ hướng tới việc cân bằng cung và cầu, thay vì bơm dưới mức cầu để giảm hàng tồn kho.
Báo cáo CPI sơ bộ tháng 6 tại Đức có gì đáng chú ý?
Dữ liệu mới nhất được phát hành bởi Destatis - ngày 29 tháng 6 năm 2021
- CPI sơ bộ tháng 6 của Đức tăng 2.3% so với cùng kỳ, không đổi so với dự báo
- CPI sơ bộ tháng 6 của Đức tăng 0.4% so với tháng trước, không đổi so với dự báo.
Chúng ta sẽ phải xem xu hướng trong những tháng tới để chắc chắn về bất kỳ thay đổi nào đối với triển vọng lạm phát.
Các mốc kỹ thuật nào Trader cần lưu ý với EUR/USD?
Tỷ giá EUR/USD đang đặt mức hỗ trợ quan trọng ở 1.1900 vào thế khó.
Nếu người bán giành lại quyền kiểm soát thị trường thì sẽ có một hỗ trợ nhỏ ở mức Fibo tại 1.1887, dưới đó là đáy 1.1847.
Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ bình luận gì về nhu cầu với "vàng đen"?
Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ cho biết nhu cầu nhiên liệu đang cho thấy sự phục hồi trong tháng Sáu. "Chúng tôi tin tưởng rằng vào cuối năm 2021, nhu cầu nhiên liệu sẽ phục hồi về mức trước đại dịch".
Bộ trưởng Năng lượng Oman bình luận gì về giá dầu?
Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Oman Mohammed al-Rumhy cho biết giá dầu hiện tại khoảng 75 USD/thùng là mức giá "ổn", vì chúng phản ánh sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.
Nhật Bản được cho là có khả năng bổ nhiệm cựu chính trị gia quốc tế làm quan chức tiền tệ hàng đầu tiếp theo
Quan chức đương nhiệm là Kenji Okamura, người sẽ từ chức vào tháng tới sau khi đảm nhiệm chức vụ này một năm. Theo báo cáo, ông được cho là sẽ được thay thế bởi cựu chính trị gia Bộ Tài chính Nhật Bản, Masato Kanda.
Cần lưu ý rằng Kanda là trụ cột trong chính sách của Nhật Bản vì trước đây ông cũng thường xuyên tham dự các cuộc họp của BOJ với tư cách là đại diện chính phủ.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 29/06: Sự cẩn trọng được đề cao trước khi hàng loạt dữ liệu quan trọng được công bố
Thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều trong ngày hôm nay với cổ phiếu châu Á và hợp đồng tương lai Hoa Kỳ sụt giảm trong khi các chỉ số tại châu Âu lại tràn ngập sắc xanh.
Giá dầu đã giảm mạnh kể từ phiên đầu tuần, hiện giao dịch tại 72.49 USD/thùng do sự bùng phát của biến thể Delta đang làm dấy lên những lo ngại về việc phong tỏa trở lại và OPEC+ được cho là sẽ đem trở lại thị trường 500 nghìn thùng/ngày trong cuộc họp thứ năm.
Vàng giảm 0.48% xuống $1,769/oz khi USD nhận được hỗ trợ.
Dòng tiền tái cân bằng cuối tháng/quý một lần nữa giúp sức cho đồng dollar, đưa chỉ số DXY vượt mức 92.00 và duy trì trên đường MA 200 ngày. Tâm lý cẩn trọng lúc này đang khiến các đồng beta cao trượt dốc, dẫn đầu bởi NZD với mức giảm 0.64%. Việc nhiều thành phố lớn tại Úc rơi vào phong tỏa cũng khiến AUD chìm sâu, xuống mức 0.7531. JPY và CHF ít thay đổi trong khi GBP và EUR cũng suy yếu đôi chút.
Một nửa dân số Úc đang chịu các biện pháp hạn chế khi biến thể Delta lan rộng
Hơn 12 triệu người Úc - gần một nửa dân số - hiện đang ở trong tình trạng phong tỏa khi quốc gia này phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Covid-19 vùng đồng bằng.
Vào thứ Ba, Brisbane đã trở thành thành phố khu vực thủ đô thứ tư của Úc áp dụng hạn chế di chuyển ra khỏi nhà ngoại trừ những lý do thiết yếu như mua sắm và tập thể dục trong ít nhất ba ngày, chưa đầy 24 giờ sau một động thái tương tự ở Perth. Trước đó Sydney và Darwin, vào cuối tuần qua đã thông báo về việc phong tỏa kéo dài đến hai tuần.
Thị trường chứng khoán châu Âu bắt đầu ngày khá tích cực
Eurostoxx + 0.1%
Chỉ số DAX +0.55%
Chỉ số CAC 40 + 0.44%
Chỉ số FTSE của Vương quốc Anh +0.41%
Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha -0.1%
Hiện tại, tâm lý tích cực đã trở lại sau phiên Á không mấy lạc quan, ngày hôm nay không có sự kiện nào thật sự đáng chú ý và tâm điểm vẫn sẽ là bảng lương phi nông nghiệp vào thứ sáu.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6 của Pháp đạt 102 so với 97 trước đó
Một mức tăng khiêm tốn khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện nhờ sự sự lạc quan về các điều kiện kinh tế trong mùa hè.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx tăng 0.1% trong đầu phiên giao dịch châu Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.1%
- Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số của Mỹ cũng không cho thấy nhiều khả quan, khi S&P 500 giảm 0.1% và Nasdaq giảm 0.2% so với đầu ngày.
Đà giảm tạm thời được chặn lại, nhưng giá Bitcoin vẫn dao động dưới 35,000 USD
Mặc dù phe mua đã thể hiện sức mạnh, giá Bitcoin (BTC) vẫn chịu áp lực dưới ngưỡng kháng cự 35,000 USD và không thể vượt qua đường trung bình động 20 ngày để đảm bảo nến ngày đóng trên mức này.
Dữ liệu từ Binance và TradingView cho thấy kể từ khi tăng lên 35,400 USD vào ngày 28 tháng 6, Bitcoin đã giao dịch trong phạm vi từ 33,850 USD đến 35,000 USD khi hậu quả từ cuộc đàn áp với các công ty khai thác Bitccoin của Trung Quốc tiếp tục tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand: Hoạt động kinh tế ở New Zealand đang trở lại mức trước COVID-19
“Hoạt động kinh tế ở New Zealand đang trở lại mức trước COVID-19”, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) Adrian Orr cho biết trong khi thảo luận về các ưu tiên chiến lược được nêu trong Tuyên bố về ý định trước đó.
Phản ứng thị trường
NZD / USD vẫn đang giao dịch tại mức thấp 0.7024 sau khi giảm từ mức cao hàng ngày 0.7052 sau khi quan chức RBNZ ngụ ý việc bình thường hóa các chính sách kinh tế trung hạn trong bối cảnh tình hình kinh tế của đất nước được cải thiện.
GBP/USD hướng về mốc 1.3850 sau khi sức mạnh đồng USD được củng cố
GBP/USD đã giảm phiên thứ tư liên tiếp, sau khi đạt mức cao nhất là 1,4001 vào thứ Sáu. Cặp tỷ giá hiện đang giao dịch ở mức 1.3866 - giảm 0.12% trong ngày.
Đồng đô la Mỹ giao dịch không đổi ở mức 91.95 sau mức tăng của lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ tại 1.47%. Mặt khác, đồng bảng Anh bị đè nặng bởi ca nhiễm của biến thể Delta.
Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng bị ảnh hưởng do sự thiếu vắng của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng Bảy. Ngân hàng trung ương cảnh báo việc "thắt chặt quá sớm" trong chính sách và vẫn áp dụng cách tiếp cận chờ đợi và theo dõi.
Bộ trưởng Tài chính Mexico xác nhận tiền mã hóa bị cấm khỏi hệ thống tài chính
Bộ trưởng tài chính của Mexico là ông Arturo Herrera, cho biết tiền mã hóa không phải là tài sản hợp pháp và không được coi là tiền tệ trong khuôn khổ quy định hiện tại của quốc gia. Herrera nêu rõ quan điểm trong một bài thuyết trình trước Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), một nhóm chống rửa tiền toàn cầu, những lệnh cấm này dự kiến sẽ không được dỡ bỏ trong ngắn hạn.
Thật không may tuyên bố được đưa ra sau khi tỷ phú Ricardo Salinas Pligo lên kế hoạch cho ngân hàng chấp nhận BTC - trở thành ngân hàng đầu tiên ở Mexico chấp nhận tiền mã hóa. Salinas là chủ tịch của Grupo Salinas, công ty mẹ của ngân hàng.
Dầu thô nới rộng đà giảm trong pham vi $72.20 - $74.00
Dầu thô tiếp tục đà giảm với mức giảm đáng kể trong phiên giao dịch châu Á, sau khi chạm mức cao nhất so với đầu năm tại 74.10 USD. Hiện giá đã giảm mạnh xuống gần mức 72.89 USD sau khi giảm 0.28% trong ngày.
Trên biểu đồ 4 giờ, dầu thô WTI đang tích luỹ trong phạm vi $72.20 và $74.00 trong tuần qua. Nếu giá trượt xuống dưới mức thấp nhất của phiên là 72.25 USD, thì nó có thể kiểm tra lại mức hỗ trợ tại 71.65 USDD, theo sau là mức thấp nhất của ngày 21 tháng 6 là 70.69 USD
Tóm tắt tuyên bố của Thống đốc RBNZ
Một số nội dung được đăng tải trên trang chủ của RBNZ:
- Nền kinh tế New Zealand đã thực sự hồi phục về mức trước đại dịch COVID-19, khi diễn biến đại dịch đã có tiến triển tốt và các chính sách nới lỏng đã kích thích nền kinh tế.
- Tuy vậy vẫn còn nhiều lỗ hổng trong nền kinh tế, do đó chính sách nới lỏng cần được duy trì.
Bình luận có thiên hướng dovish này đã khiến NZD/USD quay đầu giảm xuống 0.7028 trong phiên hôm nay.
Lo ngại biến chủng mới của COVID-19 lây lan tại châu Âu sẽ khiến EUR/USD giảm?
Rabobank nhận định, biến chủng Delta của COVID-19 sẽ có thể xuất hiện và lây lan tại châu Âu sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của khu vực, cùng với đó các vị thế Net Long EUR đang ở mức cao có thể khiến những áp lực chốt lời xuất hiện. ĐIều này cũng càng củng cố thêm về sự phân kỳ chính sách giữa Fed và ECB.
Do đó dự báo của Rabobank về EUR/USD:
- 1 tháng: 1.19
- 3 tháng: 1.19
- 6 tháng: 1.17
Các bên lên tiếng gì về cuộc không kích của Mỹ nhắm vào Iran?
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở Iraq và Syria là "cần thiết, thích hợp và có cân nhắc" ngay cả khi các hành động này làm tăng thêm sự không chắc chắn đối với các cuộc đàm phán hạt nhân.
Trong khi đó Iran và Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi vẫn chưa phản ứng về vụ tấn công, mặc dù chính phủ Iraq đã lên án hành động này.
Lo ngại về biến chủng COVID-19 ở Anh, nhiều quốc gia áp đặt lệnh cấm nhập cảnh
Hồng Kông sẽ cấm các chuyến bay chở khách từ Vương quốc Anh bắt đầu từ thứ Năm, nhận định Anh là khu vực "có nguy cơ đặc biệt cao" cũng như nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh đối với những người đi du lịch từ hầu hết các nơi khác trên thế giới. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng áp đặt những hạn chế mới đối với du khách Anh; cổ phiếu du lịch giảm. Anh ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất kể từ tháng 1 do biến chủng Delta mới. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson và bộ trưởng y tế mới của ông cho biết các hạn chế đi lại ở Anh "rất có thể" sẽ được dỡ bỏ vào ngày 19/7.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28/06: Chứng khoán Mỹ phá đỉnh lịch sử
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm khi nhận được sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về gói nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉ số S&P 500 tăng 0.23% lên mức cao kỷ lục mới tại 4,290 điểm, Nasdaq tăng 0.98% lên 14,500 điểm, cũng là mức đỉnh lịch sử mới còn Dow Jones giảm 0.44%.
Hành động giá trên thị trường tiền tệ bị chi phối bởi yếu tố dòng tiền cuối tháng. Chỉ số DXY tăng 0.08% lên 91.88, trong khi các đồng tiền hàng hóa giảm mạnh nhất so với USD. Lợi suất 10 năm tại Mỹ giảm mạnh 5 điểm cơ bản xuống 1.48% đã khiến USD/JPY giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống 110.60. EUR và GBP thay đổi nhẹ.
Vàng vẫn tiếp tục đi ngang tại $1,778/oz khi chưa có chất xúc tác nào rõ ràng mới. Giá dầu giảm mạnh xuống $72.91/thùng trước thềm cuộc họp OPEC.
Thứ hai đỏ lửa tại châu Âu
Chứng khoán châu Âu kết thúc phiên đầu tiên của tuần chìm trong sắc đỏ:
- Chỉ số DAX giảm 0.4%
- Chỉ số FTSE 100 giảm 0.9%
- Chỉ số CAC giảm 1%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.9%
- Chỉ số Ibex giảm 1.6%
Hiện giờ tại Mỹ, chỉ số Nasdaq vẫn đang tăng hơn 0.6%, Dow Jones giảm sâu hơn xuống 0.5*%, S&P 500 vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Số ca nhiễm Covid mới đạt đỉnh tại Anh
Hôm nay (28/6), Anh nghi nhận thêm 22,868 ca nhiễm Covid mới, con số cao nhất kể từ tháng Một. Dù số ca nhiễm đang có xu hướng giảm từ tuần trước, con số hơn 22 nghìn này là một tín hiệu báo động cho vấn đề mở cửa và hủy bỏ phong tỏa tại Anh.