BTC tăng lên mức đỉnh của gần một tháng
BTC tăng lên 44,734 USD - mức đỉnh của gần một tháng kể từ ngày 13 tháng 1.
BTC tăng lên 44,734 USD - mức đỉnh của gần một tháng kể từ ngày 13 tháng 1.
Các quan chức ECB tiếp tục nhấn mạnh sự phụ thuộc vào dữ liệu. Thị trường vẫn đang định giá khoảng 98% cơ hội cắt giảm vào tháng 4.
Vào tháng 10 năm ngoái. kỳ vọng lạm phát khu vực công tại Anh trong 1 năm tới là 4.2%, nhưng con số này đã giảm xuống 3.9% trong tháng 11 và còn 3.5% trong tháng 12. Xu hướng giảm ít nhất vẫn đang là tín hiệu tích cực, tuy nhiên cần đề phòng áp lực lạm phát trở nên dai dẳng hơn trong những tháng tới.
Hiện tại, triển vọng lạm phát vẫn duy trì rên 2% và điều này sẽ khiến BoE phải luôn cảnh giác. Nhưng tin vui cho NHTW này là ít nhất nền kinh tế đang trở nên mạnh mẽ hơn vào đầu năm mới.
Các chỉ số châu Âu giảm nhẹ khi chứng khoán Mỹ gần như chấm dứt chuỗi tăng điểm liên tục vào phiên thứ Sáu tuần trước. Khẩu vị rủi ro có phần ảm đảm với HĐTL Mỹ đi ngang trong ngày. Trọng tâm chú ý sẽ là cuộc họp FOMC và đây sẽ là câu chuyện chi phối biến động thị trường trong tháng 2 tới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cuối tháng cũng là thời điểm thị trường tái cân bằng sau chuỗi tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu trong 3 tuần qua.
Câu chuyện chính của thị trường cuối tuần qua chủ yếu liên quan đến rủi ro địa chính trị và điều này đã phản ánh lên thị trường hàng hóa khi mở cửa vào sáng nay. Đối với FX, thị trường có vẻ yên ắng trước thềm cuộc họp FOMC trong bối cảnh không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố, do đó sẽ có rất ít xúc tác cho biến động trong phiên Âu.
Cuộc họp FOMC sẽ là trọng tâm trong tuần này. Cuối tháng cũng sẽ là thời điểm thị trường chú ý tới dòng tiền tái cân bằng. Tuy nhiên, nhìn vào CME Fedwatch thì có vẻ như tác động của nó không quá đáng kể.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn của Thụy Sĩ được công bố lúc 16:00 chiều nay. Tuy nhiên do SNB đã chuyển hướng trung lập nên dữ liệu này không còn quá quan trọng.
Thị trường đang dồn sự chú ý vào thông điệp chính sách trong cuộc họp FOMC tuần này để hiểu rõ hơn về triển vọng lãi suất. Fed cuối cùng cũng sắp xoay trục chính sách nhưng liệu các nhà hoạch định có bắt đầu gợi ý về điều này sớm nhất là trong cuộc họp sắp tới hay không?
Fed dự kiến sẽ giữ nguyên phạm vi lãi suất. Không có dự báo kinh tế nào đi kèm với quyết định này, vì vậy thông điệp về triển vọng chính sách từ Chủ tịch Powell sẽ là trọng tâm cần chú ý. Theo CME, thị trường lãi suất đang định giá khoảng 48% cơ hội cắt giảm trong tháng 3. Triển vọng lãi suất sẽ một lần nữa phụ thuộc vào dữ liệu, nếu Fed giữ nguyên lãi suất và tỏ ra kiên nhẫn. Đồng thời điều này cũng sẽ khiến thị trường phải duy trì trạng thái tiếp tục suy đoán cho đến khi tiến gần hơn đến cuộc họp tháng 3. Câu hỏi đặt ra tại thời điểm đó sẽ là liệu thị trường có thể ép Fed ra quyết định hay không, hay cuối cùng Fed vẫn chọn đứng bên lề và định hướng linh hoạt?
Vẫn còn rất nhiều dấu hỏi được đặt ra và mọi thứ sẽ phải được thực hiện từng bước một, bắt đầu từ quyết định của tuần này và cuộc họp báo của ông Powell.
Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos sẽ phát biểu hai lần vào hôm nay:
Căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang:
Kết quả là khoảng cách mở cửa cao hơn đối với dầu và vàng trong giao dịch hợp đồng tương lai tối Chủ nhật và thấp hơn một chút đối với hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ.
Trung Quốc tiếp tục là tâm điểm được quan tâm lúc này:
Chỉ số chứng khoán đại lục của Trung Quốc giảm trong khi Hang Seng của Hồng Kông tăng.
Cơ quan tiền tệ Singapore giữ nguyên chính sách tiền tệ như mong đợi.
Sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông đã tác động đến giá dầu:
Những điều đó đã làm cho giá dầu giảm trờ lại sau khi tăng lên
Một số bình luận từ ANZ cho rằng nên lưu ý đến sự thay đổi trong triển vọng nguồn cung
Nhận xét về đồng đô la Úc theo Westpac:
Chỉ số lạm phát hàng quý của Úc sẽ được công bố lúc 7 giờ 30 ngày 31 tháng 1
Quyết định của FOMC được đưa ra vào lúc 2 giờ ngày 1 tháng 2
Giá dầu bật tăng do lo ngại về nguồn cung nhiên liệu sau khi một tên lửa tấn công tàu chở nhiên liệu do Trafigura vận hành ở Biển Đỏ và xuất khẩu các sản phẩm tinh chế của Nga dự kiến giảm do một số nhà máy lọc dầu đang được sửa chữa sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết:
Theo các thương nhân và tàu LSEG, Nga có thể sẽ cắt giảm xuất khẩu naphtha, một nguyên liệu hóa dầu, khoảng 127,500 - 136.000 thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 1/3 tổng lượng xuất khẩu của nước này, sau khi hỏa hoạn do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái làm gián đoạn hoạt động tại các nhà máy lọc dầu trên Biển Baltic và Biển Đen.
Vàng tiến gần $2,026 trong phiên Á sau khi đóng cửa ở $2,018 vào ngày thứ 6 do PCE lõi và toàn phần hàng năm trong ba tháng và sáu tháng thấp hơn mục tiêu của Fed
Cổ phiếu của Evergrande, Evergrande New Energy Vehicle và Evergrande Property Services đã bị đình chỉ giao dịch ở Hồng Kông sau khi không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ với các chủ nợ nước ngoài và bị tòa án yêu cầu thanh lý
Tân Hoa Xã đưa tin rằng nước này có kế hoạch sáp nhập ba công ty quản lý nợ xấu thuộc sở hữu nhà nước vào Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC):
Tạp chí Phố Wall đưa tin rằng nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande sắp phải đối mặt với việc thanh lý sau khi các cuộc đàm phán với các chủ nợ nước ngoài không đạt được thỏa thuận:
Tuyên bố chính sách của Ngân hàng trung ương Singapore:
Quyết định chính sách của Fed sẽ được công bố vào lúc 19:00 tối thứ 4. Goldman Sachs dự đoán:
Nhập khẩu giảm trong tháng có thể được coi là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang suy yếu hoặc niềm tin của người tiêu dùng giảm sút. Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay từ RBNZ đang ngày càng tăng, điều này có thể dẫn đến việc cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.
Quan chức ECB Knot cho biết:
Kịch bản ECB cắt giảm lãi suất trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi PCE lõi và toàn phần hàng năm trong ba tháng và sáu tháng thấp hơn mục tiêu của Fed. Ba chỉ số chính đều có tuần tăng điểm sau dữ liệu kinh tế đáng khích lệ. Tăng trưởng kinh tế trong quý 4 mạnh hơn dự kiến, trong khi lạm phát cơ bản hàng năm thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế, cho thấy tốc độ tăng giá đang chậm lại. Tuy nhiên, mức tăng của thị trường giảm so với tuần trước đó sau khi các công ty đáng chú ý như Intel và Tesla gây thất vọng về mặt thu nhập. Thị trường hiện chờ đợi quyết định chính sách của Fed cũng như thu nhập của các ông lớn công nghệ như: Meta, Apple, Microsoft, ... được công bố trong tuần này.
Trên thị trường FX, USD quét hai chiều sau công bố dữ liệu PCE. DXY giảm 0.13%, đóng cửa ở 103.50. CAD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. JPY suy yếu khi dữ liệu CPI của Tokyo giảm nhẹ. USD/JPY tăng trên 148 và tiếp tục lên mức 148.20 trước khi giảm trở lại 147.65. CAD được hỗ trợ nhờ đà tăng của dầu và USD/CAD đã giảm xuống mức đáy ở 1.3415 trước khi bật lên mức 1.3447 vào cuối ngày.
Vàng tăng $1 lên $2,018. Bitcoin tăng nhẹ lên $42K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1.5 bps lên 4.15%. Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu tăng nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và biện pháp kích thích ở Trung Quốc, trong khi phía nguồn cung thắt chặt do tồn kho dầu thô giảm khi chịu ảnh hưởng của bão mùa đông. Dầu thô WTI tăng $0.81 lên $78.17/ thùng.
Liệu thị trường có đang trong giai đoạn đầu của một cơn sốt nhà đất? Lãi suất giảm nhẹ vào tháng 12 và người mua nhà đổ xô đi mua. Có thể đây là một dấu hiệu cho thấy có khá nhiều người đang chờ đợi cơ hội mua nhà.
Báo cáo PCE hôm nay mang tới những tín hiệu trái chiều cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dữ liệu chi tiêu cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn ở mức tốt, phản ánh tình hình kinh tế tương đối ổn định.
Tuy nhiên, cả PCE tổng thể và PCE lõi đều giảm lần nữa. PCE lõi, thước đo lạm phát được Fed theo dõi sát sao, giảm từ 3.0% xuống 2.9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những con số lạm phát ngắn hạn đang được chú ý. Lạm phát tính theo chu kỳ 6 tháng giảm xuống 1.9% và chu kỳ 3 tháng giảm xuống 1.5%. Điều này cho thấy yếu tố duy nhất cản trở Fed đạt được mục tiêu lạm phát 2% của họ là thời gian. Thêm vào đó, dữ liệu PCE lõi sẽ vượt qua một số con số cao trong quý 1 năm nay, điều này sẽ giúp lạm phát lõi quay trở lại mức mục tiêu.
Câu hỏi tiếp theo dành cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là họ muốn giảm lãi suất bao nhiêu và khi nào trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả với một nền kinh tế ổn định, vẫn có lý do hợp lý cho việc điều chỉnh lãi suất từ 5.50% xuống mức 4%. Điều này vẫn sẽ mang lại cho Fed nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất nếu tình hình kinh tế xấu đi mà không gây thêm áp lực lạm phát.
Một yếu tố có thể giúp Fed dễ dàng đưa ra quyết định hơn là báo cáo việc làm yếu trong tuần tới hoặc dấu hiệu rõ ràng về việc giá cả giảm. Hiện tại, thị trường đang bán nhẹ đồng đô la Mỹ do lợi suất quay trở lại mức trước khi công bố PCE. S&P 500 tương lai đang đi ngang.
Đồng đô Mỹ đã có một ngày sôi động vào thứ Năm với những dữ liệu tích cực từ Mỹ và thông tin đáng thất vọng từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Chỉ số giá chi tiêu cá nhân lõi (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường và không gây bất ngờ lớn. Điều này khiến kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong những tháng tới giảm sút, hỗ trợ đồng đô la Mỹ.
Chỉ số DXY đã phá vỡ khỏi vùng giao dịch trước đó, cho thấy khả năng đồng đô la Mỹ có thể thoát khỏi xu hướng ổn định gần đây và tiếp tục tăng giá.
Chi tiêu và thu nhập của người tiêu dùng trong tháng 12:
Mức lạm phát tổng thể thấp trong báo cáo GDP ngày hôm qua đã dẫn đến nhiều đồn đoán về việc chỉ số PCE tiêu đề tháng 12 có thể thấp hơn dự kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, lạm phát lõi mới là chỉ số có sự chênh lệch nhẹ so với dự kiến.
Một chỉ số mà Fed theo dõi sát sao là chỉ số PCE cho dịch vụ, không tính năng lượng và nhà ở. Chỉ số này tăng 0.3% so với tháng trước, cao hơn so với mức 0.1% trước đó, và điều này có thể giúp đồng đô la Mỹ tăng giá. Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong phiên sau khi công bố dữ liệu, nhưng chỉ tăng 1-2 điểm cơ bản kể từ thời điểm đó.
PCE lõi và tiêu đề hàng năm trong ba tháng và sáu tháng hiện đều thấp hơn mục tiêu của Fed.
Dữ liệu PCE tháng 12 của Mỹ sắp được công bố, nhưng thị trường đã có một vài manh mối về diễn biến của nó. Báo cáo PCE Mỹ sẽ được công bố lúc 20h30 và dữ liệu doanh số nhà chờ bán lúc 22h00 cũng nằm trong lịch kinh tế hôm nay.
Báo cáo PCE là tâm điểm chú ý vì nó là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và cũng cung cấp những thông tin khác về sức khỏe của người tiêu dùng. Dự kiến:
Báo cáo GDP quý 4 của Mỹ hôm qua đã hé lộ một vài manh mối quan trọng về chỉ số giá PCE. Theo đó, Chỉ số giảm phát GDP là +1.5% hàng năm so với mức 2.3% dự kiến. Điều này có thể tương đương với việc chỉ số giá PCE thấp hơn một chút, do đó thị trường có thể đang kỳ vọng PCE ở mức 2.4% hoặc 2.5%. Bất kỳ mức nào thấp hơn sẽ rất gần với mục tiêu 2% của Fed.
Mặc dù lạm phát lõi mới là yếu tố mà Fed quan tâm chính, và con số lạm phát lõi trong GDP phù hợp với dự báo, nên có thể sẽ không có tác động đáng kể nào từ báo cáo này. Hiện tại, thị trường đang định giá 139 điểm cơ bản giảm lãi suất trong năm nay, với xác suất cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong tháng 3 chỉ khoảng 50/50.
Các tin chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch diễn ra khá trầm lắng nhưng đồng USD đã giảm nhẹ do thị trường chứng khoán hồi phục sau những khoản lỗ ban đầu ở châu Âu.
Cổ phiếu công nghệ Mỹ giảm mạnh do lo ngại về triển vọng của ngành sau báo cáo thu nhập yếu của Intel. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm tới 0.5% nhưng đã phục hồi hoàn toàn, còn hợp đồng tương lai Nasdaq hiện chỉ giảm 0.2% so với mức giảm 0.8% trước đó.
Tại Châu Âu, cổ phiếu Pháp dẫn đầu đà tăng, đặc biệt là các cổ phiếu hàng xa xỉ, sau khi LVMH vượt qua doanh thu ước tính trong quý 4 năm ngoái. Diễn biến ban đầu khá phức tạp, nhưng hiện tại các chỉ số khu vực đang tăng mạnh hơn nhờ có sự phục hồi của hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ.
Trên thị trường ngoại hối, đồng đô la Mỹ ban đầu khá ổn định nhưng hiện đang có xu hướng giảm nhẹ trước thềm báo cáo PCE lõi của Mỹ. USD/JPY vẫn ổn định quanh mức 147.75 nhưng EUR/USD đã tăng từ 1.0815 lên 1.0870 và hiện đang giữ ở mức đỉnh trong ngày. GBP/USD cũng phục hồi từ khoảng 1.2680 lên 1.2730 trong khi USD/CHF giảm từ 0.8680 xuống 0.8620 trong phiên.
Ngoài một vài biến động nhỏ và tâm lý tích cực trở lại trên thị trường chứng khoán, không có nhiều biến động đáng kể khác. Thị trường trái phiếu hôm nay khá trầm lắng, càng làm cho phiên giao dịch thêm ảm đạm. Giờ đây, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào báo cáo chỉ số giá chi tiêu cá nhân lõi (PCE) của Mỹ để xem nó sẽ hé lộ điều gì về bức tranh lạm phát sắp tới.
Bộ trưởng các nước OPEC+ sẽ họp trực tuyến vào tuần tới trong khuôn khổ cuộc họp JMMC.
Đồng euro đã phục hồi phần nào so với mức đáy trước đó, nhưng chủ yếu là nhờ vào việc đồng USD mất giá trong phiên
Ngân hàng trung ương Đức bình luận trong báo cáo hàng tháng:
Sự trì trệ và tăng trưởng âm trong nền kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục tiếp diễn trong năm 2024. Đức có thể không còn là mắt xích yếu của khu vực nhưng vẫn tình hình nền kinh tế nước này vẫn không mấy khả quan trong thời gian tới.