Theo Thống đốc BOJ Kuroda:
- Các cuộc đàm phán lương mùa xuân "Shunto" rất có thể đẩy mức lương lên cao.
BTC tăng lên 44,734 USD - mức đỉnh của gần một tháng kể từ ngày 13 tháng 1.
Theo Thống đốc BOJ Kuroda:
Chủ tịch hội đồng Liên minh Châu Âu (EU) và các nhà đàm phán nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận tạm thời vào hôm nay (10/3) về viêc giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống 11.7% vào năm 2030.
"Điều này chuyển thành giới hạn trên đối với mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng của EU là 763 triệu tấn dầu tương đương và 993 triệu tấn dầu tương đương cho tiêu dùng chính", Liên minh cũng cho biết.
Ủy ban đại diện thường trực trong Hội đồng và ủy ban quốc hội EU chịu trách nhiệm về các chính sách năng lượng hiện tại sẽ phải phê duyệt thỏa thuận tạm thời này, sau đó quốc hội và hội đồng có thể chính thức thông qua.
BOJ đã giữ nguyên chính sách tiền tệ trong cuộc họp cuối cùng của Kuroda với tư cách là Thống đốc Ngân hàng Trung ương và điều đó khiến JPY suy yếu. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục giảm trong bối cảnh Fed cho thấy khả năng tăng lãi suất 50 bps là khoảng 63% (giảm từ 76%) nhưng xác suất tăng 50 bps được thị trường dự đoán hiện là khoảng 50% và các nhà giao dịch trở nên lo lắng về tình hình liên quan đến SVB kể từ ngày hôm qua.
Điều đó đang tạo ra hai câu chuyện khác nhau trên thị trường và nó đã dẫn đến sự khác biệt trong mối tương quan thông thường giữa USD/JPY và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ xuất hiện vào cuối ngày hôm nay nhưng tâm lí risk - off đang bao trùm thị trường.
Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động, ngoại trừ USDJPY tăng 0.4% khi BOJ giữ nguyên chính sách tiền tệ trong cuộc họp cuối cùng của Kuroda.
14:00 là dữ liệu CPI cuối cùng tháng 2 của Đức
Cùng lúc đó là Dữ liệu GDP tháng 1 của Vương quốc Anh
14:45 là Dữ liệu cán cân thương mại tháng 1 của Pháp
Sau khi phá vỡ xuống dưới mức $20,000 vào sáng nay, Bitcoin hiện hồi phục nhẹ và ở $20,028
Fed vẫn có thể cho thấy khả năng tăng lãi suất 50 bps là khoảng 63% (giảm từ 76%) nhưng xác suất tăng 50 bps được thị trường dự đoán hiện là khoảng 50%. Trong tình hình đó:
Dù đợt tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu được chốt ở mức 50 bps, nhưng dữ liệu CPI của Đức vẫn sẽ được chú ý. CPI của Đức dự kiến sẽ vẫn ở mức cao.
Kết quả cuộc thăm dò 60 nhà phân tích của Reuters:
Token sàn Huobi của Justin Sun vừa giảm 75% giá trị. Trên trang twitter chính thức, Justin Sun giải thích cút sụt giảm mạnh mẽ này là do force liquidation của các trạng thái đòn bẩy, mọi thứ khác vẫn an toàn.
Sau đây là bảng dự báo dữ liệu kinh tế Mỹ tuần tới của BBG:
Thị trường chứng khoán châu Á:
Nikkei 225 của Nhật Bản -0.9%
Shanghai Composite của Trung Quốc -1.1%
Hang Seng của Hồng Kông -2.4%
KOSPI của Hàn Quốc -1.2%
Cập nhật USDJPY:
Các hộ gia đình Nhật Bản tăng chi tiêu nhiều nhất trong 10 tháng bất chấp lạm phát và tiền lương thực tế giảm, báo hiệu khả năng phục hồi của nền kinh tế. Bộ Nội vụ báo cáo hôm thứ Sáu rằng chi tiêu tăng 2.7% trong tháng 1 so với tháng trước, dẫn đầu là sự gia tăng trong giao thông vận tải, liên lạc và giải trí.
Theo thống kê ngày 9/3, nhu cầu nhiên liệu của Ấn Độ đạt mức cao nhất trong vòng 24 năm vào tháng 2 vừa qua, khi hoạt động công nghiệp của nền kinh tế nước này được tăng cường do dầu Nga rẻ.
Sản lượng tiêu thụ nhiên liệu, tăng hơn 5% lên mức 4.82 triệu thùng/ngày trong tháng 2, đây là lần tăng liên tiếp thứ 15 so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán xăng tăng 8.9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.8 triệu tấn trong tháng 2, trong khi tiêu thụ dầu diesel tăng 7.5% lên 6.98 triệu tấn.
Hợp đồng kỳ hạn Xăng RBOB tháng 4/2023 RBEJ23: 🔴 2.5878 (-0.66%)
Hợp đồng kỳ hạn Dầu thô WTI tháng 4/2023 CLEJ23: 🔴 75.27(-0.58%)
Thị trường chứng khoán của khu vực đang bị ảnh hưởng sau một ngày giao dịch suy yếu ở Phố Wall:
Cụ thể:
Cuộc họp báo cuối cùng của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda sẽ diễn ra vào lúc 06:30 GMT.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno đưa ra bình luận:
Thỏa thuận này được đưa ra nhằm mục tiêu đưa lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2% càng sớm càng tốt. Trong những tháng qua, cuộc trò chuyện giữa hai bên chủ yếu tập trung vào vấn đề lạm phát, điều này sẽ giúp BOJ có phạm vi điều chỉnh chính sách phù hợp, trước tiên là việc loại bỏ việc kiểm soát đường cong lợi suất.
Đồng Yên cực kỳ nhạy cẩm trước thềm cuộc họp hôm nay của Ngân hàng Nhật Bản.
Giá đóng cửa trước đó là 6.9630
PBoC bơm 15 tỷ nhân dân tệ reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 2%
18 tỷ nhân dân tệ reverse repos sẽ đáo hạn ngày hôm nay
Một khoản bơm ròng 3 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
USD/JPY phản ứng mạnh mẽ trước thông tin về cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ diễn ra trong khoảng 3 giờ nữa (chưa có xác nhận cụ thể về mặt thời gian).
Mặc dù trước đó nhận định chung là BOJ sẽ không điều chỉnh chính sách và cuộc họp sẽ bị trì hoãn, tuy nhiên không thể loại trừ động thái bất kỳ.
Cập nhật USD/JPY:
Cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm mạnh trong phiên thứ Năm, với mảng ngân hàng giảm sâu nhất, trước lo ngại rằng báo cáo lao động thứ Sáu sẽ hỗ trợ Fed tiếp tục tăng lãi suất. Chỉ số S&P 500 ngân hàng giảm hơn 6%, cùng với đó kéo cả thị trường đi xuống. Báo cáo trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vượt kỳ vọng (211 nghìn so với dự báo 195 nghìn), hỗ trợ cổ phiếu mở cửa tạo gap lên, nhưng sự hưng phấn đã sớm chuyển sang sợ hãi:
Thị trường tiền tệ nhìn chung lại không quá quan tâm tới diễn biến của cổ phiếu, dù tâm lý risk-off cũng đã hỗ trợ JPY tăng. USDJPY đã có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 2, được hỗ trợ bởi dòng tiền trú ẩn, và cả kỳ vọng BoJ sẽ điều chỉnh chính sách trong cuộc họp hôm nay. Rộng hơn, USD suy yếu so với hầu hết các đồng tiền khác sau khi số liệu thất nghiệp vượt kỳ vọng. CAD tiếp tục suy yếu do dầu giảm, thị trường risk-off cùng với những bình luận nhấn mạnh việc giữ nguyên lãi suất phó thống đốc Carolyn Rogers.
Vàng tăng $15.64/oz lên $1,829.28 nhờ sự suy yếu của USD và lợi suất, với lợi suất 10 năm của Mỹ giảm gần 9bp xuống 3.91%. Lợi suất 2 năm cũng đã giảm tới 20bp, đóng cửa tại 4.87%, và là phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 1/2023, hiện tại đang tiếp tục giảm thêm 7bp nữa. Dầu WTI đã có pha đảo chiều giảm mạnh từ $78 xuống $75.72.
Thông tin từ Reuters sau báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang New York về mô hình lạm phát nội bộ:
Các động thái thị trường vào thứ Năm theo giờ Mỹ cho thấy những lo ngại dai dẳng về các động thái tiếp theo của Fed.
Chi tiêu hộ gia đình ở Nhật Bản trong tháng 1:
Đông Yên không phản ứng gì nhiều trước dữ liệu này, trọng tâm hướng tới là cuộc họp chính sách của BOJ hôm nay.
Dữ liệu PPI tháng 2 của Nhật Bản giảm 0.4% so với tháng trước (dự kiến chỉ giảm 0.3%) và tăng 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến sẽ tăng 8.4%)
Từ báo cáo của BOJ về PPI: Có một số dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng chậm lại, tuy nhiên vẫn ở mức rất cao.
Mặc dù cùng chung nhận định về việc BOJ sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ của mình nhưng Deutsche Bank vẫn đưa ra quan điểm:
BNZ nói về tác động của đồng yên:
Theo Société Générale:
Thông tin nhanh từ ANZ về diễn biến giá dầu:
Citi thảo luận về triển vọng của AUD và cảnh báo về sự sụt giảm hơn nữa nếu đồng tiền này xuống dốc trong dài hạn:
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Sáu lúc 8:30 sáng US ET (13:30 GMT) và đây là một báo cáo có ảnh hưởng lớn. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã trích dẫn cụ thể rằng bảng lương phi nông nghiệp cùng với CPI và PPI là các dữ liệu quan trọng quyết định việc điều chỉnh tăng lãi suất thêm 25 bps hay 50 bps trong thời gian tới. Hiện tại, thị trường dự kiến có 64% cơ hội lãi suất tăng 50bps, tuy nhiên sẽ có sự thay đổi lớn khi dữ liệu báo cáo việc làm được công bố.
Toàn cảnh việc làm tháng 2 cho đến nay:
Về tỷ lệ thất nghiệp, 27% khả năng dữ liệu cao hơn dự kiến, 42% cho biết dữ liệu trước đó vào tháng 2 tích cực hơn ước tính và 31% dự kiến diễn ra đúng như báo cáo, theo BMO.
Phó thống đốc BOC Rogers cho biết nếu CAD mất giá, hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn và điều đó sẽ gây áp lực lên giá cả. Nếu điều này xảy ra, sẽ cần thêm nhân tố này vào sẽ cần các dự báo về chính sách điều chỉnh lãi suất của BOC.
Rogers đã thận trọng không bình luận nhiều về giá trị của CAD, rủi ro về lạm phát hàng nhập khẩu là không thể tránh khỏi nếu BOC trở nên dovish hơn trước sự suy giảm nghiêm trọng của tiêu dùng và nhầ ở.
Câu hỏi đặt ra là điều đó có ngăn họ cắt giảm lãi suất không? Điều đó sẽ khó lòng xảy ra nhưng có thể hạn chế được các quyết định của BOC.
Thị trường trở nên sôi động hơn trong suốt một năm qua cho đến nay khi USD và lạm phát toàn cầu tăng.
Hiện tại, USD/CAD đang đi theo xu hướng của các đồng tiền khác:
Sau các quyết định rằng BOC sẽ không tổ chức họp báo điều chỉnh chính sách, phó thống đốc BOC Rogers đã có bài phát biểu một ngày sau đó về các nhận định của thị trường và đưa ra các thông điệp:
Rogers cho rằng các nhận định của mình có phần hawkish so với tuyên bố chung nhưng điểm mấu chốt là chưa có cơ sở nào cho thấy lãi suất sẽ tăng vọt vào tháng 4. Thị trường dự kiến có 26% khả năng lãi suất sẽ tăng vào cuộc họp chính sách tháng 4, tuy nhiên chưa có điều gì là chắc chắn. Xu hướng giảm giá sẽ phần nào tác động đến quyết định của BOC trong tương lai nhưng hiện tại rủi ro từ các yếu tố trong giao dịch toàn cầu mới là nhân tố quan trọng.
Xu hướng mua nhà tăng trở lại vào đầu năm khi lãi suất cho vay thế chấp cố định kỳ hạn 30 năm giảm xuống còn 6%, thâm chí lãi suất của một số các khoản vay khác còn dưới ngưỡng này. Nhưng giờ đây lãi suất lại tăng trở lại mặc dù các nhà thầu xây dựng đã cố giảm giá nhà mua trong hai năm.
Hoạt động xây dựng nhà ở dự kiến sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm tài chính. Có vẻ lượng người mua nhà tiềm năng đang bị hạn chế lại.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng vượt dự kiến, báo hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Chứng khoán Mỹ đã ngay lập tức phản ứng tích cực với thông tin trên khi đồng loạt tăng điểm ngay tại đầu phiên.
Đồng bạc xanh rơi vào đà giảm, hiện ở ngưỡng 105.275. Trên thị trường tiền tệ, GBP/USD dẫn đầu đà tăng. Ở chiều ngược lại, USD/JPY lại có diễn biến không mấy tích cực.
Vàng tiếp nối đà tăng, hiện ở ngưỡng 1,829.75 USD/Oz.
BTC suy yếu, giao dịch tại 21,698 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt ở các ngưỡng 77.06 USD/thùng và 83.08USD/thùng.
Đồng bạc xanh suy yếu, hiện ở ngưỡng 105.235.
Trong thời gian gần đây, thị trường đường đang rất nhạy cảm với những thông tin về nguồn cung, đặc biệt là việc sản lượng giảm tại Ấn Độ, quốc gia sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới đã hỗ trợ giá đường thô tạo xu hướng tăng dài hạn. Tuy vậy, việc triển vọng nguồn cung được dự đoán sẽ có sự nới lỏng được kỳ vọng sẽ giảm bớt những tác động từ nguồn cung tại Ấn Độ gây ra và điều chỉnh lại đà tăng hiện tại.
Theo đó, công ty tư vấn Datagro dự đoán sản lượng đường trong niên vụ 2023/24 tại khu vực Trung Nam, vùng sản xuất chính của Brazil sẽ tăng 13.1% so với niên vụ hiện tại, lên mức 38.3 triệu tấn khi tỷ lệ mía dành cho sản xuất đường tăng lên 48% so với mức 45.6% của niên vụ hiện tại.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vừa được công bố cao hơn so với mức dự kiến, báo hiệu thị trường lao động Mỹ đã phần nào dịu bớt. Con số được ghi nhận là 211 nghìn, cao hơn 195 nghìn được dự báo. Đơn xin tiếp tục trợ cấp tăng lên mức 1.718 triệu, cũng cao hơn so với mức dự kiến và là mức cáo nhất trong năm qua. Dữ liệu này là chưa đủ để có thể chuyển hướng sang dovish, tuy nhiên với việc thị trường đang nghiêng về mức tăng 50 bp trong tháng này, việc phản ứng nhẹ nhàng hơn với kết quả trên là dễ hiểu.