DXY giảm xuống dưới mức 104.00
- Đồng đô la Mỹ đang trên đà giảm từ mức đỉnh đạt được vào thứ Hai.
- Các nhà giao dịch đang chờ đợi phát biểu của các quan chức Fed, trong một tuần không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng.
- DXY hiện đã giảm xuống dưới 104.00 và đang giao dịch ở mức 103.961
Tổng hợp cuối phiên Âu ngày 07/02: USD giao dịch trái chiều do thị trường vẫn thận trọng
Các tin chính:
- Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng nhẹ trong bối cảnh những thông tin trái chiều về chính sách tiền tệ và lạm phát.
- Quan chức ECB Isabel Schnabel cho rằng giai đoạn cuối của việc giảm lạm phát có thể khó khăn nhất.
- Quan chức BOE Catherine Mann: Ít lo ngại hơn về việc phải cần tăng lãi suất thêm.
- Sản xuất công nghiệp Đức tháng 12 giảm 1.6% so với dự kiến giảm 0.4%.
- Thâm hụt thương mại Pháp tháng 12 là -6.8 tỷ EUR so với -5.9 tỷ EUR trước đó.
- Giá nhà Halifax của Anh tháng 1 tăng 1.3% so với 1.1% tháng trước.
- Số đơn xin vay thế chấp của MBA Mỹ tuần kết thúc ngày 2 tháng 2 tăng 3.7% so với mức giảm 7.2% của tuần trước.
Thị trường:
- GBP dẫn đầu đà tăng, CHF yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 3.3 điểm cơ bản lên 4.125%
- Vàng giảm 0.1% xuống còn 2,033.43 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.8% lên 73.99 USD
- Bitcoin giảm 0.3% xuống còn 43,006 USD
Một phiên giao dịch trầm lắng khác khi thị trường tiếp tục thận trọng và thiếu định hướng.
Sau đà giảm vào hôm qua, hôm nay, lợi suất trái phiếu Mỹ đang phục hồi nhẹ, phản ánh sự giằng co trên thị trường trong tuần này. Cổ phiếu châu Âu nhìn chung không có nhiều biến động, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đang tăng nhẹ trong nửa giờ qua.
Đồng đô la Mỹ gần như đi ngang. GBP/USD tăng 0.2% lên 1.2625 và có vẻ như đang quay trở lại phạm vi 1.2600 - 1.2800. USD/JPY cũng tăng 0.2% lên 148.23 do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhẹ.
Trong khi đó, USD/CAD giảm 0.2% xuống 1.3470 và USD/CHF tăng 0.3% lên 0.8723, cho thấy tâm lý trái chiều hiện tại đối với đồng đô la Mỹ.
Bây giờ thị trường Mỹ đã bắt đầu giao dịch. Một điều đáng lưu ý là phiên đấu trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Giá khí tự nhiên giao dịch quanh mức $2, có thể giảm xuống dưới mức này nếu chính quyền Biden tạm dừng xuất khẩu khí đốt
- Giá khí tự nhiên tăng nhẹ sau khi chạm mốc $2 một lần nữa.
- Các nhà giao dịch đang chứng kiến các thỏa thuận cung cấp khí đốt mới xuất hiện, bao gồm cả nguồn cung khí đốt dài hạn.
- DXY dao động quanh mốc 104, có khả năng giảm xuống dưới mức này nếu đồng USD không tìm thấy hỗ trợ.
EUR/USD duy trì đà tăng nhẹ trên 1.0750 trong phiên
EUR/USD duy trì mức tăng nhẹ trên 1.0750 trong phiên giao dịch chiều thứ Tư. Đồng đô la Mỹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhu cầu sau đà giảm vào thứ Ba, giúp cặp tiền này giữ vững đà tăng trước dữ liệu kinh tế Mỹ tầm trung và phát biểu của quan chức Fed.
Số đơn đăng ký vay thế chấp mua nhà MBA của Mỹ tăng nhẹ trong tuần
- Lượng đơn đăng ký thế chấp MBA tăng 3.7% so với tuần trước. (Trước đó: -7.2%)
- Chỉ số thị trường: 210.0 (Trước đó: 202.5)
- Chỉ số mua nhà: 153.5 (Trước đó: 154.5)
- Chỉ số tái cấp vốn: 500.2 (Trước đó: 445.6)
- Lãi suất vay thế chấp kỳ hạn 30 năm: 6.80% (Trước đó: 6.78%)
Sự phục hồi trong tuần qua phần lớn nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động tái cấp vốn. Điều này giúp bù đắp cho sự sụt giảm hoạt động mua nhà, khi lãi suất trung bình của các khoản vay nhà tăng nhẹ.
Citi: Căng thẳng địa chính trị không thể cản trở nền kinh tế toàn cầu phục hồi vào năm 2024 và 2025
Những rủi ro địa chính trị đang gia tăng rõ rệt. Liệu các sự kiện địa chính trị có làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế trong năm 2024 và 2025?
Các nhà kinh tế học tại Citigroup đã phân tích những căng thẳng địa chính trị trong thời gian gần đây:
- Những căng thẳng địa chính trị hiện tại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2024-2025.
- Một nghiên cứu về các sự kiện địa chính trị và quân sự kể từ năm 1941 đến nay cho thấy hầu hết các sự kiện chỉ có tác động hạn chế đến thị trường. Tuy nhiên, một vài trường hợp ngoại lệ, như cuộc tấn công Trân Châu Cảng và sự kiện Cấm vận Dầu mỏ của Ả Rập, đã làm thay đổi đáng kể quỹ đạo của nền kinh tế.
- Cho đến nay, các sự kiện ở Trung Đông đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, nhưng không ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng của hàng hóa, cho thấy chuỗi cung ứng đã có thể bù đắp cho sự gián đoạn này
Giá dầu biến động sau phát biểu của quan chức Israel về thỏa thuận ngừng bắn
- Kênh 13 của Israel đưa tin
Một quan chức Israel nói rằng một số yêu cầu của Hamas trong bản đề xuất mới là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
DIHK: Mỹ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức vào năm 2025.
Theo ước tính từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK):
- Nhu cầu đối với sản phẩm Đức tại Trung Quốc không tăng đáng kể.
- Nền kinh tế Mỹ hiện đang phát triển tốt hơn so với nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng khác của Đức, chẳng hạn như khu vực EU.
Năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Đức và Trung Quốc dự kiến đạt khoảng 253 tỷ euro, mặc dù điều này giúp Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Đức, trong khi thương mại Đức với Mỹ dự kiến đạt tổng giá trị khoảng 252.3 tỷ euro trong năm 2023.
Những thông tin này cho thấy xu hướng chuyển dịch trong quan hệ thương mại của Đức trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang và xung đột Nga-Ukraine diễn ra. DIHK cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các đối tác thương mại để giảm thiểu rủi ro.
ING: Đồng USD vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đến khi xu hướng trở nên rõ ràng hơn
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng USD:
- Kịch bản tiêu cực duy nhất đối với đồng USD là những diễn biến tích cực trong thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas do Qatar làm trung gian.
- Với mức lãi suất qua đêm là 5.3%, đồng USD vẫn là một điểm đến hấp dẫn để gửi tiền cho đến khi xuất hiện những xu hướng rõ ràng hơn.
- Trong ngắn hạn, chỉ số DXY sẽ dao động quanh mức 104.00-104.75.
Giá vàng giữ vững mốc $2,030 trong phiên
- Giá vàng củng cố đà phục hồi quanh mức $2,030 khi đồng USD giảm từ mức đỉnh 7 tuần qua.
- Các nhà hoạch định chính sách của Fed không tiết lộ thời điểm cắt giảm lãi suất.
- Xét đến các yếu tố hiện tại, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ "hạ cánh mềm".
Vàng hiện trong tình thế tiến thoãi lưỡng nan khi Fed sẵn sàng cắt giảm lãi suất nhưng vẫn chưa chắc chắn về thời điểm bắt đầu.
Chỉ số DXY và lợi suất Trái phiếu Kho bạc Mỹ đã giảm nhẹ mặc mặc dù Fed khó có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Ngay cả kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 5 cũng giảm đáng kể vì Fed thiếu bằng chứng để chứng minh lạm phát sẽ giảm bền vững xuống mức mục tiêu 2%. Các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại việc cắt giảm quá sớm có thể làm bùng phát áp lực giá cả một lần nữa trong khi cảnh báo thị trường rằng việc kiềm chế lạm phát trong giai đoạn cuối luôn khó khăn.
Trong thời gian tới, các bài phát biểu của Thomas Barkin, Chủ tịch Fed Richmond và Thống đốc Michelle Bowman sẽ là những nội dung quan trọng nhất.
Giá dầu duy trì đà tăng khi dữ liệu tồn kho Mỹ không quá tích cực
- Phiến quân Houthi tiếp tục tấn công các tàu thương mại khiến Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa
- Dự trữ dầu thô Mỹ từ API tăng 674,000 thùng trong tuần trước (Dự báo: 2,133,000. Trước đó: -2,500,000)
Dầu WTI dao động quanh mức $74 sau khi tăng gần 1.6% trong hai phiên trước đó. Phiến quân Houthi tuyên bố đã tấn công hai tàu ở phía nam Biển Đỏ, hành động mới nhất trong chuỗi các cuộc tấn công đã định hướng lại con đường thương mại toàn cầu. Mỹ đã tuyên bố thực hiện thêm các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng của Iran và đồng minh trong khu vực.
Trong phi đó, theo API, dự trữ dầu thô toàn quốc của Mỹ tăng 674,000 thùng trong tuần trước. Số liệu chính thức sẽ được công bố vào 22h30 đêm nay.
Giá dầu chỉ cao hơn một chút so với đầu năm dù cho căng thẳng địa chính trị cùng chi phí vận chuyển tăng cao. Mặc dù vậy, thị trường phái sinh của mặt hàng này đang chứng kiến sự bùng nổ với tổng giá trí của các hợp đồng tương lai dầu mỏ đạt đỉnh cũ của tháng 3/2022.
EUR/USD hồi phục trong phiên nhờ quan điểm "hawkish" từ ECB và đồng USD suy yếu.
- Đồng euro thu hút dòng tiền sau quan điểm hawkish từ quan chức ECB.
- Tâm lý risk-on lan tỏa làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD.
- Kỳ vọng Fed duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài hơncó thể hạn chế đà tăng của EUR/USD.
Cặp EUR/USD tiếp tục đà tăng nhẹ từ vùng 1.0720 của ngày hôm trước và hồi phục trong ngày thứ hai liên tiếp. Đồng tiền chung châu Âu được củng cố sau phát biểu của quan chức ECB Isabel Schnabel, giúp cho bức tranh kinh tế vĩ mô đáng thất vọng của Đức không ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tiền này.
Cùng với đó, hy vọng về tình hình căng thẳng ở Trung Đông giảm dần khiến đồng USD thoái lui khỏi mức đỉnh 104.6, một yếu tố khác thúc đẩy cặp tiền này. Tuy nhiên, đà mất giá nào của đồng USD vẫn khó xác định khi nhà đầu tư tiếp tục cho rằng khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm khá thấp do nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường. Ngoài ra, kỳ vọng rằng ECB có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 4 do lạm phát giảm ở Eurozone cũng hạn chế đà tăng của cặp EUR/USD.
Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi dữ liệu Cán cân Thương mại Mỹ được công bố trước bài phát biểu của các thành viên FOMC trong phiên Mỹ để có thêm động lực trong ngắn hạn.
Cập nhật FX: CHF dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính
Trong tháng 1, tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Sĩ ổn định ở mức 2.2% và dự trữ ngoại tệ tăng lên 662 tỷ do với mức 654 tỷ trước đó. Các dự báo cho năm 2024 phản ánh kỳ vọng lạm phát trung bình dưới 2%. Bởi vậy, các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng SNB có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 năm nay.
Doanh số bán lẻ của Ý bất ngờ giảm trong tháng 1
- -0.1% (dự báo: 0.2%, trước đó: 0.3%)
Quan chức BoE Breeden: Chính sách có thể không cần thiết phải thắt chặt hơn nữa
- Cần thêm bằng chứng để tin tưởng rằng nền kinh tế Anh đang tiến triển theo dự báo
- Tôi đã chuyển trọng tâm sang cân nhắc xem lãi suất cần duy trì ở mức hiện tại trong bao lâu
- Xem xét mức độ tăng trưởng và nhu cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kỳ vọng của các doanh nghiệp
Các bình luận của bà Breeden khá phù hợp với lập trường chính sách tổng thể hiện tại và điều này tiếp tục phản ánh sự trái chiều trong quan điểm chính sách của các nhà hoạch định BoE.
Tâm lý thị trường ảm đạm vào đầu phiên Âu thứ Tư
Các đồng tiền chính giao dịch trong biên độ hẹp, với GBP dẫn đầu đà tăng trong ngày (+0.2% lên 1.2623). Tuy nhiên có vẻ như cặp GBP/USD sẽ sớm quay trở lại trạng thái tích lũy trước đó khi USD phục hồi.
Tâm lý các nhà đầu tư có phần ảm đạm trên cả thị trường chứng khoán và trái phiếu. Lợi suất TPCP 10 năm tăng trở lại lên 4.102% sau khi giảm xuống 4.091% trong phiên thứ Ba. Biến động thị trường vẫn còn nhiều điều đáng mong đợi khi các trader hướng tới loạt dữ liệu kinh tế còn lại trong ngày.
Trên thị trường chứng khoán, khẩu vị rủi ro có vẻ xấu đi. Các chỉ số châu Âu mở cửa trái chiều, với HĐTL Mỹ hiện đang đi ngang trong ngày. Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào tại Hoa Kỳ được công bố tối nay.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 tại Thụy Sĩ không đổi so với tháng trước
Dữ liệu từ SECO cho biết:
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 tại Thụy Sĩ ổn định ở mức 2.2% (dự báo: 2.2%, trước đó: 2.2%)
Thâm hụt thương mại Pháp cao hơn dự kiến trong tháng 12 năm ngoái
- -6.8 tỷ EUR (dự báo: -5.9 tỷ EUR, trước đó: -5.9 tỷ EUR)
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng vào cuối năm ngoái khi lượng nhập khẩu (+2.6%) tăng vượt xuất khẩu (+1.1%) trong tháng 12.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX Đức đi ngang
- HĐTL chỉ số FTSE Anh tăng 0.1%
Hôm qua, chỉ số DAX đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, khẩu vị rủi ro có phần ảm đạm trước giờ mở cửa phiên Âu trong bối cảnh HĐTL Mỹ cũng giảm, với S&P 500 không đổi khi các nhà đầu tư đánh giá lại các dữ liệu trong tuần.
Sản xuất công nghiệp tháng 12 tại Đức giảm mạnh hơn dự kiến
- -1.6% (dự báo: -0.7%, trước đó: -0.2%)
Dữ liệu tại Đức liên tiếp xấu đi khi sản lượng công nghiệp giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 12 năm ngoái (-1.5% y.y). Cụ thể, sản xuất hàng hóa trung gian -5.2% và sản xuất hàng tiêu dùng -0.9%. Bù lại, tư liệu sản xuất tăng 1.3%.
Halifax: Chỉ số giá nhà tháng 1 tại Anh cao hơn dự kiến
- +1.3% (dự báo: +1.1%, trước đó: +1.1%)
Giá nhà ở Anh đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp, với giá trung bình của một ngôi nhà hiện ở mức 291,029 GBP. Đáng chú ý, giá bất động sản tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước và chạm mức cao nhất kể từ tháng 1 năm ngoái.
Cập nhật GBP/USD:
Đồng đô la ít biến động trước phiên giao dịch ở châu Âu
Lợi suất trái phiếu kho bạc chạm đáy vào ngày hôm qua và điều đó khiến đồng đô la giảm nhẹ sau mức tăng vào thứ Hai
USD/JPY đang dao động ngay dưới mốc 148.00 trong khi GBP/USD hiện đang tăng dần trở lại mức 1.2600.
Trong lĩnh vực chứng khoán, hợp đồng tương lai của Mỹ hiện cũng đang đi ngang. Vì vậy, điều đó không thực sự mang lại nhiều điều thú vị cùng với tâm trạng ảm đạm hơn trên thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ gần như không thay đổi ở mức 4.092% trong ngày.
Trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay, dữ liệu về sản xuất công nghiệp của Đức và cán cân thương mại Pháp sẽ được công bố.
13 giờ 45 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 của Thụy Sĩ
14 giờ - Sản xuất công nghiệp tháng 12 của Đức
14 giờ - Giá nhà ở Halifax tháng 1 ở Vương quốc Anh
14 giờ 45 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 12 của Pháp
19 giờ - Đơn đăng ký thế chấp MBA của Hoa Kỳ
Quan chức ECB Isabel Schnabel: 'Chặng cuối cùng trong việc giảm lạm phát có thể khó khăn nhất'
Phát biểu của thành viên ban điều hành ECB, bà Isabel Schnabel:
- Chúng tôi thấy lạm phát dịch vụ khó khăn.
- Có sự nới lỏng các điều kiện tài chính khi thị trường định giá mạnh mẽ về việc cắt giảm lãi suất.
- Các sự kiện gần đây ở Biển Đỏ cũng làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
- Chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể về lạm phát, nhưng vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng.
- Nên thận trọng vì lạm phát có thể bùng phát trở lại.
Chỉ báo nhanh tháng 12 của Nhật Bản tăng lên mức 110.1 so với 107.6 vào tháng trước
Chỉ báo trùng 116.2, so với tháng trước 114.6
Việc đánh giá chỉ số trùng hợp vẫn được coi là “cải thiện” để kết thúc năm ngoái. Nhìn chung, chỉ số này tiếp tục cho thấy sự cải thiện dần dần về các điều kiện kinh tế. Nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem tác động của trận động đất Noto vào tháng 1 năm nay.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Báo cáo việc làm của New Zealand chính là sự kiện nổi bật trong phiên
Vàng giảm $1 xuống còn $2034
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 0.5 điểm cơ bản xuống 4.08%
Dầu thô WTI tăng 20 cent lên 73.51 USD
Nikkei 225 giảm 0.5%
Shanghai Comp tăng 0.9%
Hành động giá cho đến nay vẫn bị hạn chế trong phiên giao dịch ở châu Á
Động thái ban đầu là do đồng đô la New Zealand tăng giá khi tỷ lệ thất nghiệp trong báo cáo việc làm ở mức 4.0% so với mức 4.2% dự kiến. Điều đó kết hợp với mức lương cao hơn đã giúp nâng Kiwi lên cao tới 0.6111 từ 0.6080.
Việc bán đô la sớm là dấu hiệu cho thấy sự thoái lui của đợt phục hồi từ cuối tuần trước của đồng tiền này. Một trong những yếu tố đang được nhắc đến là sự điều chỉnh theo mùa trong báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 1.
Việc hạ cấp NYCB bất ngờ đặt ra câu hỏi về thị trường bất động sản và mức độ thua lỗ có thể tồi tệ đến mức nào. Cổ phiếu của ngân hàng giảm thêm 20% vào thứ Ba và có thể phải đối mặt với nhiều áp lực hơn về việc hạ bậc.
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Mỹ tăng 0.2%, mặc dù cổ phiếu SNAP giảm 30% sau báo cáo thu nhập. Ford báo cáo doanh thu tốt hơn và các báo cáo khác cũng mang lại sự yên tâm cho những nhà đầu tư cổ phiếu.
Tại Trung Quốc, thị trường tiếp tục mong đợi một số trợ giúp từ Bắc Kinh cho nền kinh tế hoặc thị trường cụ thể. Chứng khoán Trung Quốc vẫn tích cực nhưng chưa phải trạng thái tốt nhất ngày. Tết Nguyên Đán sắp đến và thị trường đang kỳ vọng công cụ hỗ trợ sẽ được đưa ra trước khi đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu tăng trong phiên ngày hôm nay
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư trong bối cảnh các cuộc đàm phán đang diễn ra về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến Israel-Hamas.
Ghi nhận cho thấy hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 0.18% lên 78.73 USD/thùng, tương tự với hợp đồng tương lai dầu thô WTI tăng 0.25% lên 73.49 USD/thùng.
USD/CNY hồi phục từ đáy sau khi tạo gap giảm
Tỷ giá USD/CNY có xu hướng giảm sau khi Bộ thương mại Trung Quốc công bố dữ liệu về “phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng mới” ở nước này.
Société Générale nêu lên quan điểm rằng: Tiềm năng về sự tăng trưởng của USD trong ngắn hạn trong bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ
Société Générale nhấn mạnh về dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng tốc trở lại. Hiệu suất mạnh mẽ này thách thức những kỳ vọng xung quanh chính sách của Cục Dự trữ Liên bang, đặt ra câu hỏi về khả năng tăng lãi suất cũng như cắt giảm lãi suất. Sự tương phản giữa tốc độ tăng trưởng chậm chạp của châu Âu và nỗ lực phục hồi của Trung Quốc là rất rõ ràng, củng cố kịch bản về sức mạnh đồng USD trong ngắn hạn.
- Khả năng phục hồi của thị trường lao động Hoa Kỳ: Báo cáo thị trường lao động nhấn mạnh khả năng phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ.
- Sự không chắc chắn về chính sách của Fed: Dữ liệu lao động mạnh mẽ tạo ra sự không chắc chắn trong kỳ vọng chính sách của Fed, với khả năng tăng lãi suất cũng như cắt giảm lãi suất.
- Đồng đô la tăng chậm: Bất chấp mức định giá cao hiện tại của đồng đô la, SocGen cho thấy có thể có cơ hội để tăng thêmdo sự biến động nhẹ trên thị trường ngoại hối.
- Vị thế thuần mang tính đầu cơ: Dữ liệu CFTC cho thấy vị thế bán đồng yên tiếp tục tăng và vị thế mua đồng euro giảm, phản ánh sự thận trọng của thị trường đối với đồng đô la.
Chứng khoán Trung Quốc tăng cao khi thị trường kiên nhẫn chờ đợi các biện pháp kích thích từ chính quyền
Đã hơn hai tuần kể từ khi có những thông tin đầu tiên về việc Trung Quốc đang cân nhắc gói kích thích 2 nghìn tỷ nhân dân tệ để ổn định thị trường chứng khoán. Giờ chỉ còn hai ngày rưỡi nữa là đến kỳ nghỉ lễ năm mới của Trung Quốc nhưng các thông cáo chính thức vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, thị trường đang thể hiện sự kiên nhẫn chờ đợi. HangSeng tăng 0.8% trong khi Shanghai Composite tăng 0.9%:
Vàng giảm nhẹ xuống dưới $2,035
Vàng giảm nhẹ xuống dưới $2,035 sau khi tăng lên $2,037 đầu phiên Á:
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm, ngoại trừ Nhật Bản khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập từ các công ty Mỹ và châu Á. Cổ phiếu Palantir Technologies đã tăng gần 31% sau khi công ty công bố doanh thu vượt mức trong quý 4, trong khi Spotify Technology tăng gần 4% sau khi thu nhập vượt kỳ vọng và lượng người đăng ký Premium tăng. Nhóm DBS - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, báo cáo lợi nhuận ròng quý 4 tăng 2% y/y lên 2.39 tỷ USD:
- Kospi tăng 1.7%, dẫn đầu mức tăng ở châu Á, trong khi Kosdaq tăng 1.26%.
- S&P/ASX 200 tăng 0.80%.
- Hang Seng tăng 1.21% sau khi tăng hơn 4% vào thứ Ba trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt cược Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn để vực dậy thị trường
- Nikkei 225 giảm 0.10%. Topix tăng 0.42%.
Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm 2.8 tỷ USD trong tháng 1
- Dự trữ ngoại hối tháng 1 của Nhật Bản: 1,291.8 tỷ USD
- Trước đó: 1,294.6 tỷ USD
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Úc tăng trong tháng 1
- Chỉ số sản xuất công nghiệp của Úc: -23.8
- Trước đó: -25.3
- Chỉ số xây dựng: -11.5 so với -22.2 trước đó
NZDUSD bật tăng lên 0.6109 sau công bố báo cáo việc làm
NZDUSD giao dịch ở 0.6077 trước khi bật tăng lên 0.6109 sau công bố báo cáo việc làm New Zealand.
Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh kể từ quý 2 năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn dự kiến, ngay cả khi tính đến sự sụt giảm tỷ lệ tham gia. Ngoài ra, số liệu về tiền lương đang ở mức nóng.
Tỷ lệ thất nghiệp quý 4 New Zealand thấp hơn dự kiến
- Tỷ lệ thất nghiệp quý 4 New Zealand: 4.0%
- Dự kiến: 4.2%
- Trước đó: 3.9%
- Tăng trưởng việc làm: +0.4% so với +0.3% dự kiến
- Tỷ lệ tham gia: 71.9% so với 72.0% dự kiến
- Chỉ số chi phí lao động: +1.0% q/q; +3.9% y/y so với +0.8% q/q; +3.8% y/y dự kiến
Quan chức Fed Harker: Quyết định giữ nguyên lãi suất là đúng đắn
Quan chức Fed Harker phát biểu lúc 7:00 sáng nay:
- Quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed là quyết định đúng đắn
- Dữ liệu cho thấy lạm phát giảm và thị trường lao động cân bằng hơn
- Chi tiêu tiêu dùng đã ổn định
- Nền kinh tế đang tiến tới việc hạ cánh mềm
Cựu Chủ tịch Fed Richmond Lacker: Trừ khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng gấp đôi trong 5 tuần tới, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất vào tháng 3
Cựu Chủ tịch Fed Richmond Lacker trả lời phỏng vấn:
- Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu trong cuộc họp tháng Sáu.
- Lạm phát PCE đã đạt mức lạm phát trung bình 2% trong sáu tháng, điều này thực sự tốt nhưng Fed cần điều đó trong 12 tháng
- Dữ liệu không cho thấy rõ rằng mức cắt giảm lãi suất trong một hoặc hai năm là thấp hơn 200 điểm cơ bản hay 150 điểm cơ bản so với hiện tại.
- Lạm phát ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động không ở mức 2% và không nhất quán ở mức 2%.
- Lạm phát hàng hóa và dịch vụ cần phải đồng nhất nhưng không rõ là ở mức 2% hay 3%
- Fed phải cân nhắc ý kiến cho rằng họ chưa tăng lãi suất đủ, một phần vì việc làm quá mạnh
- Năm nay lẽ ra chúng ta sẽ bước vào thời kỳ suy thoái nhưng đến nay chúng ta vẫn đang tiến triển tốt
- Giả thuyết số một tôi nghĩ là Fed chưa thắt chặt chính sách đủ mức
- Nếu cơ quan tài chính đang thâm hụt lớn hơn, nếu có nhiều biện pháp kích thích tài chính hơn, thì lãi suất thực sẽ phải cao hơn.
- Trừ khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng gấp đôi trong năm tuần tới, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất vào tháng 3
Thống đốc BoC Tiff Macklem: Lãi suất cần được duy trì ở mức 5% để kiềm chế lạm phát
Thống đốc BoC Tiff Macklem cho biết:
- Chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng; nó đã làm chậm nhu cầu, tái cân bằng nền kinh tế và giảm lạm phát
- Lạm phát giá nhà ở hiện là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lạm phát trên mục tiêu
- Nhiều năm thiếu hụt nguồn cung và sự gia tăng số lượng người nhập cư khiến giá nhà chỉ giảm nhẹ khi lãi suất tăng cao.
- Khả năng chi trả nhà ở là một vấn đề quan trọng ở Canada — nhưng không thể giải quyết được bằng cách tăng hoặc giảm lãi suất
- Tình trạng thiếu nhà ở mang tính cấu trúc của Canada không phải là điều mà chính sách tiền tệ có thể khắc phục
- Cần thêm thời gian để giảm lạm phát
- Biến động giá dầu toàn cầu và chi phí vận chuyển liên quan đến chiến tranh ở châu Âu và Trung Đông có thể làm tăng thêm biến động lạm phát ở Canada
- Con đường quay trở lại mức lạm phát mục tiêu 2% có thể sẽ chậm và rủi ro vẫn còn
- Lãi suất chính sách ở mức 5% là mức mà chúng tôi cho là cần thiết để kiềm chế lạm phát
- Nội dung thảo luận đang chuyển từ liệu chính sách tiền tệ có đủ hạn chế sang việc duy trì lập trường hiện tại trong bao lâu
- BoC đặt mục tiêu lạm phát tổng thể, nhưng chúng ta không thể bỏ qua chi phí nhà ở
- Sắp tới, lãi suất trung lập có thể sẽ tăng nhẹ so với khoảng 2% đến 3%
- Giá nhà đất năm nay sẽ tăng khiêm tốn so với mức giảm năm ngoái
- Có sự không chắc chắn đáng kể xung quanh kịch bản sẽ xảy ra với giá nhà đất