Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch sớm ở Mỹ. Chỉ số NASDAQ tăng, Dow Jones và S&P 500 đang giao dịch quanh mức cố định. Hiện tại:
Dow Jones tăng 27.27 điểm tương đương 0.08% lên 34,974.55
S&P 500 tăng 2.20 điểm tương đương 0,05% lên 4,516.22
NASDAQ tăng 63.84 điểm tương đương 0.45% lên 14,189.32
S&P 500 và Dow Jones đang trên đà tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2022. NASDAQ đang trên đà tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 1.
Ngày mai, Nvidia sẽ công bố thu nhập sau giờ đóng cửa. Cổ phiếu Nvidia đang giảm khoảng $1 tương đương 0.19% xuống còn $492. Cổ phiếu Invidious cho tháng này tăng 20.76%, đang phục hồi sau mức giảm 11.87% trong tháng 9 và mức giảm 6.25% trong tháng 10. Tuy nhiên, trong năm, cổ phiếu của doanh nghiệp này tăng 236.77% vì họ là một trong những người chiến thắng lớn trong cuộc cách mạng/ phát triển AI. Mức giá đỉnh đã đạt được trong năm vào tháng 8 là $502.66. Mức giá đỉnh tuần trước đạt được là $499.60.
Nhìn vào thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, lợi suất đang tăng nhẹ ở tất cả các kỳ hạn:
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm là 4.898%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 4.456%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 4.453%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm là 4.606%
Nhìn vào các thị trường chính khác:
Dầu thô tăng 1.56 đô la tương đương 2.06% lên mức 77.45 đô la.
Vàng giảm 11.80 đô la tương đương 0.59% xuống còn 1,972.9 đô la.
Bạc giảm 0.26 đô la tương đương 1.08% xuống còn 23.4620 đô la.
Chứng khoán Mỹ gần như không biến động so với ngày trước đó nhưng đã kết thúc tuần một cách tích cực. Kết phiên,
S&P500 +0.2%
Dow Jones +0.3%
Nasdaq đi ngang
Trên thị trường FX, sau giai đoạn bị bán từ phản ứng ban đầu của thị trường đối với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, USD đã tăng giá và kết phiên mạnh nhất, CAD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD/JPY đã giảm xuống 144.45 trước khi tăng vọt 180 pip lên 146.16. Trong khi đó, EUR/USD giảm xuống ngay trên mức đáy tháng 8.
Chỉ số DXY +0.61%
EURUSD -0.65%
GBPUSD -0.68%
AUDUSD -0.61%
NZDUSD -0.48%
USDJPY +0.49%
USDCHF +0.26%
USDCAD +0.59%
Phó Thủ tướng Nga Novak nhấn mạnh về quyết định cắt giảm nguồn cung của OPEC+ vào tuần tới. Dầu Brent có ngày tăng thứ bảy liên tiếp, chạm 89.05 USD. Dầu thô WTI quay đầu giảm nhẹ xuống 85.85 USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng, với kỳ hạn 10 năm tăng 0.07 điểm cơ bản lên 4.18%. Vàng giảm nhẹ, kết phiên ở $1939.3.
Cơ quan xếp hạng Moody's đã hạ dự báo GDP của Trung Quốc trong năm tới:
Dự báo năm 2023 vẫn ở mức 5%
Năm 2024 giảm xuống 4% từ mức 4.5% đã mong đợi trước đó
Theo Moody:
Trung Quốc đang phải đối mặt với "những thách thức tăng trưởng đáng kể" xuất phát từ niềm tin kinh doanh và người tiêu dùng yếu trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính sách, khủng hoảng liên tục trong lĩnh vực bất động sản và dân số lao động già đi.
“Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy rằng sự phục hồi kinh tế sau chính sách không có COVID kéo dài vẫn còn im ắng, vì đà mở cửa trở lại vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5 dường như đang suy yếu.”
“Chúng tôi tin rằng niềm tin tiêu dùng thấp đang kìm hãm chi tiêu của hộ gia đình, đồng thời sự bất ổn về kinh tế và chính sách sẽ tiếp tục đè nặng lên các quyết định kinh doanh”.
Ủy viên Kinh tế Liên minh Châu Âu, ông Paolo Gentiloni, cho biết ông tin tưởng rằng sẽ đạt được thỏa thuận về việc thực hiện lại các quy tắc ngân sách của EU vào cuối năm nay, loại trừ việc hoãn đến năm 2024.
Gentiloni đã đề cập đến Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định của EU, bị trì hoãn từ năm 2020 để giúp các chính phủ EU đối phó với đại dịch COVID-19 và tác động của việc Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đối với giá năng lượng và thực phẩm.
Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Ý Giancarlo Giorgetti cho biết một thỏa thuận có thể sẽ không đạt được trước thời hạn cuối năm 2023. Bình luận của Gentiloni mâu thuẫn với điều này.
Theo ông Gentiloni:
“Tôi tự tin, tôi muốn nói rằng tôi phải tự tin rằng một thỏa thuận (về các quy định ngân sách mới) có thể đạt được vào cuối năm nay, sẽ không được kéo dài đến năm 2024,”
Cho rằng việc không đạt được thỏa thuận khôi phục các quy tắc sẽ đồng nghĩa với việc quay trở lại các quy tắc ngân sách trước đây, điều này không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cắt giảm nợ công trong khối.
ECB có thể cần phải tiếp tục tăng lãi suất -theo thành viên Hội đồng thống đốc ECB Pierre Wunsch.
Wunsch cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy áp lực giá đang giảm bớt, nhưng mục tiêu 2% của ECB sẽ không đạt được trước năm 2025 do lạm phát dai dẳng:
Có lẽ cần phải hành động nhiều hơn một chút
"Không thể loại trừ ý tưởng rằng sẽ phải tạm dừng ở một thời điểm nhất định”. nhưng còn quá sớm để nói về việc dừng hoàn toàn việc tăng lãi suất
Thứ Hai: Ngày Lao động của Hoa Kỳ và Canada; Cán cân thương mại Đức (Tháng 7), GDP Thụy Sĩ (Quý 2), EZ Sentix (Tháng 9)
Thứ Ba: Quyết định Chính sách của RBA; PMI tổng hợp và dịch vụ chính thức (Tháng 8), Giá sản xuất EZ (Tháng 7), Đơn đặt hàng nhà máy tại Hoa Kỳ (Tháng 7)
Thứ Tư: Quyết định Chính sách của BoC; Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức (Tháng 7), PMI xây dựng EZ & Vương quốc Anh (Tháng 8), PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ (Tháng 8), Cán cân thương mại Canada (Tháng 7)
Thứ Năm: Cán cân thương mại của Trung Quốc (Tháng 8), Tỷ lệ thất nghiệp ở Thụy Sĩ (Tháng 8), Sản lượng công nghiệp của Đức (Tháng 7), Báo cáo việc làm chính thức EZ & GDP điều chỉnh của Hoa Kỳ (Quý 2)
Thứ Sáu: GDP điều chỉnh của Nhật Bản (Quý 2), CPI chính thức của Đức (Tháng 8), Báo cáo thị trường lao động Canada (Tháng 8)
Dot plot tháng 9 luôn là biểu đồ thú vị nhất trong năm khi gần nhất với định hướng tiếp theo mà FOMC đưa ra.
Các quan chức được yêu cầu phải đặt dấu chấm cuối năm nhưng chỉ còn hai cuộc họp nên về cơ bản dot plot sẽ thể hiện điều họ mong đợi sẽ xảy ra trong hai cuộc họp tiếp theo. Tỷ lệ dự đoán tăng lãi suất trong tháng 9 đã giảm xuống còn 7% sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp. Quyết định sẽ được đưa ra ngày 20 tháng 9.
BMO dự đoán lãi suất năm 2023 sẽ không thay đổi ở mức 5.6% (ngụ ý giới hạn tại 5.75%) và năm 2024 sẽ là 4.9% (tương đương mức cắt giảm 75 điểm cơ bản vào năm tới). Những kỳ vọng này hiện đang tương đối đồng thuận và được căn cứ vào báo cáo CPI tháng 8 cho thấy bối cảnh lạm phát trong mùa hè này.
Thị trường đang cho rằng biểu đồ dot plot vẫn sẽ báo hiệu một đợt tăng lãi suất nữa vì điều đó sẽ dễ dàng hơn cho Powell.
Fed Atlanta không thay đổi số liệu theo dõi GDP trong quý 3.
Sau các công bố Cục Điều tra Dân số, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ và Viện Quản lý Cung ứng, dự báo gia tăng hiện nay về tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước trong quý 3 từ 11.8% lên 12.3% bị bù đắp bằng sự sụt giảm trong dự báo về tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực và tăng trưởng chi tiêu thực của chính phủ trong quý 3 lần lượt từ 4.3% và 2.5% xuống 4.2% và 2.3%.
JPY dẫn đầu đà tăng, AUD yếu nhất trong số cac tiền tệ chính
Chứng khoán châu Âu tăng điểm; Hợp đồng tương lai S&P 500 +0.4%
Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ +0.6 bp lên 4.096%
Vàng +0.2% lên $1,943.79/oz
Dầu thô WTI +1.1% lên $84.53/thùng
Bitcoin +0.1% lên trên 26K
Thị trường FX biến động nhạt nhòa khi chờ đợi bảng lương NFP tối nay để xác nhận niềm tin về việc Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9. Trong đó, cả USD và trái phiếu đề giao dịch trong phạm vi hẹp.
Trái lại, khẩu vị rủi ro lại bao trùm lên thị trường chứng khoán trong phiên Âu, mặc dù tâm lý này có nguy cơ bị sói mòn do các dữ liệu tại Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm nay.
Tại Eurozone, lĩnh vực sản xuất tiếp tục bị thu hẹp và được phản ánh cụ thể qua loạt báo cáo PMI tháng 8 tại Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các con số ghi nhận đều thấp hơn 50 điểm. Kịch bản suy thoái vẫn đang đến rất gần và chưa có sự cải thiện nào đủ mạnh mẽ trước khi nền kinh tế bước vào quý 4/2023.
Fed đã tăng lãi suất 25 bp như kỳ vọng và giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp gần nhất.
Kỳ vọng lạm phát và chỉ số CPI tiếp tục cho thấy tình trạng giảm phát với hai chỉ số CPI lõi gần đây đều ở mức +0.16% m/m.
Các chỉ số PMI của Hoa Kỳ đều kém kỳ vọng vào tuần trước.
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole hầu hết giữ nguyên lập trường chính sách trước đó, nhấn mạnh rằng cần cẩn trọng với các kế hoạch tương lai và sức mạnh bền vững của thị trường lao động có thể đòi hỏi phải tăng lãi suất hơn nữa.
Nửa đầu tuần chứng kiến các báo cáo Cơ hội việc làm, Niềm tin tiêu dùng, dữ liệu ADP và Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ đều gây thất vọng.
Thị trường không còn kỳ vọng Fed tăng lãi suất nữa, nhưng phần lớn triển vọng chính sách vẫn sẽ phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới.
Tại New Zealand:
RBNZ đã giữ nguyên lãi suất chính sách và trong tuyên bố chính sách, NHTW này cũng đã cam kết giữ lãi suất ở mức này trong thời gian tới để đảm bảo lạm phát giảm trở lại mục tiêu.
Dữ liệu việc làm và lạm phát gần đây của New Zealand đều bất ngờ tăng, nhưng chỉ số PMI sản xuất PMI dịch vụ đều giảm mạnh vào tuần trước.
Các NHTW đang giám sắt chặt chẽ mức tăng tưởng tiền lương thấp hơn dự kiến để nhanh chóng tìm ra tác động vòng hai cuả lạm phát.
Doanh số bán lẻ của New Zealand tăng vượt dự báo dù vẫn ở mức rất thấp.
RBNZ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tiếp theo.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, NZDUSD đang kiểm tra mức kháng cự cứng có đường MA 21 tại 0.5987. Đây là nơi phe bán cần phải nỗ lực để giá không phá qua khảng cự này và giảm sâu hơn. Ngược lại, phe mua sẽ muốn giá vượt qua kháng cự 0.5987 để ngăn chặn rủi ro giá quay đầu giảm và nhắm mục tiêu giá tiếp theo lại 0.61.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, sự xuất hiện của phân kỳ MACD trong hơn 3 tuần qua chính là tín hiệu giá điều chỉnh hoặc quay đầu tăng. Nếu cặp tiền phá vỡ đường xu hướng giảm sẽ là tín hiệu giá đảo chiều tăng và mục tiêu đầu tiên sẽ đặt tại 0.6117. Tuy nhiên, trước đó phe mua sẽ phải nỗ lực đẩy giá phá vỡ qua kháng cự 0.5987.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, giá đang đi ngang giữa kháng cự 0.5987 và hỗ trợ 0.5930. Bứt phá tại một trong hai đầu giá sẽ dẫn đến một biến động mạnh mẽ và bền vững. Như vậy, các dữ liệu kinh tế tối nay có thể sẽ là xúc tác cho biến động của cặp tiền này.
Sự kiện sắp tới:
Tâm điểm chú ý sẽ là báo cáo NFP Hoa Kỳ trong phiên Mỹ tối nay. Ngoài ra còn có báo cáo PMI sản xuất ISM được công bố 1.5 tiếng sau đó, nhưng các con số từ thị trường lao động sẽ là ưu tiên hàng đầu lúc này. Dữ liệu kém kỳ vọng có thể khiến USD ban đầu suy yếu, nhưng nếu kết quả ghi nhận quá tệ sẽ làm dấy lên lo ngại suy thoái và USD sẽ phục hồi sau đó. Dữ liệu vượt kỳ vọng có thể xác nhận cơ hội hạ cánh mềm và khiến USD giảm giá. Nhìn chung các kịch bản vẫn đang trái chiều vì Fed dự kiến sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9, trong khi thị trường có thể đón nhận nhiều dữ liêu kinh tế hơn trước cuộc họp chính sách tháng 11.