Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 03/05: Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD suy yếu, JPY và CHF dẫn đầu đà tăng
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ sau khi báo cáo việc làm tháng 4 yếu hơn dự kiến làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất. S&P 500 tăng 1.01%, trong khi Dow Jones tăng 1.18%. Nasdaq Composite tăng 1.44%. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có xu hướng tăng mạnh và kết thúc tuần trong sắc xanh.
- Dow Jones: +1.18%
- S&P 500: +1.01%
- Nasdaq: +1.44%
USD tiếp tục suy yếu, JPY dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiên chính. DXY giảm 0.12% xuống 105.217 trong bối cảnh thị trường đã dự đoán Fed sẽ cắt giảm khoảng 0.4% lãi suất điều hành trong năm nay, tăng so với dự báo 0.31% trước đó. GBPUSD giảm mạnh từ 1.25708 xuống 1.25384 sau báo cáo PMI dịch vụ ISM yếu hơn mong đợi. USDCHF mở rộng đà giảm xuống gần 0.9085 trong bối cảnh USD yếu hơn, ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp. Đồng AUD mạnh lên do tâm lý tích cực hơn trước dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp, giao dịch quanh mốc 0.6577. Sự chú ý của thị trường hiện đã chuyển sang dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ trong tháng 4, bao gồm thu nhập trung bình mỗi giờ, bảng lương phi nông nghiệp và PMI dịch vụ ISM.
- DXY: -0.12%
- EURUSD: +0.14%
- GBPUSD: 0.15%
- AUDUSD: +0.23%
- NZDUSD: +0.26%
- USDJPY: -0.34%
- USDCHF: -0.30%
- USDCAD: -0.06%
Vàng giảm 17.96 USD, tương đương -0.78%, giảm xuống mức 2284.75 USD. Bitcoin tăng mạnh lên 62,915 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 7.6 bps xuống 4.493%. Dầu thô giảm 0.10 USD xuống mức 78.85 USD.
Goldman Sachs dự báo giảm lãi suất vào tháng 7/2024
Nhận định từ ông Jan Hatzius, Trưởng nhóm Nhà Kinh tế học tại Goldman Sachs:
- Ông Jan Hatzius tin tưởng rằng xu hướng tăng lương đang giảm.
- Ông dự báo Chỉ số Chi tiêu Cá nhân PCE sẽ cải thiện đáng kể trong quý 2 năm 2024.
- Việc Fed giảm lãi suất vào tháng 7 là cơ sở hợp lý và có khả năng cao sẽ xảy ra.
Goldman Sachs đang đi ngược lại với dự đoán chung của thị trường về thời điểm giảm lãi suất. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là các phân tích của Goldman Sachs về tiền lương và PCE. Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed, bất kể thời điểm cụ thể là tháng 7, 9 hay 11.
USD/CHF giảm xuống vùng hỗ trợ của tháng 4 và sau đó phục hồi. Mức kháng cự hiện tại là 0.9070
Mức kỹ thuật USD/CHF được thiết lập sau dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ được công bố.
Biểu đồ 4 giờ cho thấy USD/CHF đã giảm xuống dưới đường trung bình động 200 kỳ gần mức 0.9070, và lao dốc xuống vùng đáy tháng 4 và vùng hỗ trợ gần 0.8997 và 0.9005. Lực cầu đã xuất hiện để bảo vệ mức giá này và đẩy giá trở lại hướng tới đường trung bình động 200 kỳ được đề cập ở trên.
Nếu phe bán muốn duy trì kiểm soát, giá cần phải giữ dưới vùng 0.9070 đến 0.9077. Với việc giá đang giao dịch trở lại gần mức này, hãy lưu ý phe bán có thể sẽ gia tăng bán ra để chống lại đà tăng và đặt lệnh dừng lỗ tại mức giá vượt qua vùng này.
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee: Niềm tin vào nền kinh tế ổn định sau báo cáo việc làm
Theo phát biểu của Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee trong phỏng vấn với Bloomberg TV, báo cáo việc làm như thế này sẽ giúp chúng ta tin tưởng rằng nền kinh tế không trở nên quá nóng.
- Đầu năm nay, nền kinh tế đã trải qua sự gia tăng đột ngột về lạm phát.
- Tuy nhiên, càng có nhiều báo cáo việc làm phản ánh tình trạng tương tự như giai đoạn trước COVID-19, thì chúng ta càng tin tưởng rằng nền kinh tế không bị quá nóng.
- Fed cần được đảm bảo rằng tình trạng lạm phát gần đây không phải là dấu hiệu leo thang trở lại.
- Những diễn biến trên thị trường lao động năm nay cần được điều chỉnh lại dựa trên ước tính gia tăng nhập cư, nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình phân tích vấn đề này.
- Rõ ràng là nền kinh tế đang có những diễn biến trái chiều.
- Liệu chúng ta có đang đi trên quỹ đạo dài hạn của năm ngoái, nơi lạm phát giảm dần hay một môi trường khác biệt?
- Nếu chúng ta duy trì mức độ hạn chế này quá lâu, chắc chắn chúng ta sẽ phải suy nghĩ về khía cạnh việc làm trong nhiệm vụ của Fed.
GBPUSD giảm mạnh sau báo cáo PMI
GBPUSD giảm mạnh từ 1.25708 xuống 1.25384 sau báo cáo PMI dịch vụ ISM yếu hơn mong đợi.
PMI dịch vụ ISM tháng 4 thấp hơn so với dự kiến
PMI dịch vụ ISM: 49.4 (dự kiến: 52.0, trước đó: 51.4).
- Việc làm: 45.9 (trước đó: 48.5)
- Đơn đặt hàng mới: 52.2 (trước đó: 54.4)
- Chỉ số giá: 59.2 (trước đó: 53.4)
Các thành phần khác:
- Hàng tồn kho: 53.7 (trước đó: 45.6)
- Vận chuyển từ hà cung cấp: 48.5 (trước đó: 45.4)
- Đơn hàng tồn đọng: 51.1 (trước đó: 44.8)
- Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu: 47.9 (trước đó: 52.7)
- Nhập khẩu: 53.6 (trước đó: 52.4)
- Tâm lý tồn kho: 62.9 (trước đó: 55.7).
Báo cáo trước cho thấy sự sụt giảm mạnh trong chỉ số giá cả đầu vào, do đó sự phục hồi trong tháng này không quá bất ngờ vì nó quay trở lại mức trung bình của cả năm ngoái. Bên cạnh đó, lạm phát là một chỉ số trễ, trong khi nhu cầu là một chỉ số dẫn đầu. Đây là mức Dịch vụ ISM thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2022 và là tháng thứ ba giảm liên tiếp.
PMI dịch vụ cuối tháng 4 của S&P Global cao hơn dự kiến
- PMI dịch vụ cuối tháng 4: 51.3 (dự kiến: 50.9, trước đó: 51.7)
- PMI tổng hợp: 51.3 (dự kiến: 50.9, trước đó: 52.1)
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ mở cửa cao hơn, lợi suất giảm sau báo cáo việc làm của Mỹ yếu hơn mong đợi
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ:
- Dow Jones Industrial Average tăng mạnh 512 điểm, tương đương 1.33% ở mức 38,894.00.
- S&P 500 tăng 58.75 điểm, tương đương 1.15%.
- Nasdaq tăng 313.5 điểm, tương đương 1.78%.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm:
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm: 4.780%, -9.6 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 5 năm: 4.464%, -10.3 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm: 4.493%, -7.6 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 30 năm: 4.64%. -5.3 điểm cơ bản
Thị trường khác:
- Dầu thô giảm xuống 0.10 USD ở mức 78.85 USD
- Vàng giảm 17.96 USD, tương đương -0.78% ở mức 2284.75 USD
- Bitcoin đang giao dịch cao hơn ở mức 61,463 USD.
PMI dịch vụ Canada của S&P Global tháng 4 cao hơn so với tháng trước
PMI dịch vụ Canada tháng 4: 49.3 (trước đó: 46.4)
Đây là tháng thứ 11 liên tiếp PMI dịch vụ Canada dưới mức 50.
GBPUSD thoái lui nhẹ sau đà tăng mạnh
GBPUSD tăng mạnh ở mức 1.26247 trước khi giảm xuống 1.25883 sau báo cáo về dữ liệu việc làm Mỹ.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng cao sau dữ liệu việc làm Mỹ
- Dow Jones Industrial Average tăng mạnh 452 điểm, tương đương 1.18%.
- S&P 500 tăng 51.5 điểm, tương đương 1.01%.
- Nasdaq tăng 254.75 điểm, tương đương 1.44%.
Hợp đồng chứng khoán tương lai tăng mạnh vào thứ Sáu sau khi báo cáo việc làm tháng 4 yếu hơn dự kiến làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Vàng đang thoái lui sau khi bật tăng nhờ dữ liệu lao động Mỹ
Dữ liệu lao động Mỹ thấp hơn kỳ vọng đã đẩy vàng bật lên trên 2320 USD nhưng hiện đã giảm xuống 2311 USD.
Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ thấp hơn so với dự kiến
Bảng lương Phi Nông nghiệp Mỹ: 175K (Dự kiến: 238K, trước đó: 303K)
- Bản sửa đổi ròng hai tháng: -22K (trước đó: +22K)
- Tỷ lệ thất nghiệp 3.9% (dự kiến 3.8%, trước đây: 3.8%)
- Tỷ lệ thiếu việc làm U6: 7.4% (trước đó: 7.3%)
- Thu nhập trung bình mỗi giờ: +0.2% m/m (dự kiến: +0.3%)
- Thu nhập trung bình mỗi giờ +3.9% y/y (dự kiến: +4.0%)
- Số giờ trung bình hàng tuần: 34.3 (dự kiến: 34.4)
- Thay đổi trong bảng lương tư nhân: +167K (dự kiến: +190K)
- Thay đổi trong bảng lương sản xuất: +8K (dự kiến +5K)
- Khảo sát hộ gia đình: -25K ( trước đó: +498K)
Đồng đô la Mỹ gần mức thấp nhất trong ngày trước báo cáo với tỷ giá EUR/USD giao dịch ở mức 1.0750 và USD/JPY ở mức 153.17. Thi trường định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 42 điểm cơ bản trong năm.
Kể từ báo cáo này, đồng euro đã nhanh chóng tăng lên mức 1.0793.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm 13 điểm cơ bản xuống 4.74%.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng USD suy yếu trước thềm báo cáo việc làm của Mỹ
Tin tức chính:
- Thị trường sẽ trầm lắng cho đến khi có báo cáo NFP và PMI dịch vụ của Mỹ
- Thị trường định giá về khả năng cắt giảm lãi suất của Fed ra sao trước thềm dữ liệu NFP?
- Đơn đặt hàng cơ khí tại Đức giảm mạnh trong tháng 3
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tại Eurozone duy trì ở mức 6.5%
- PMI dịch vụ tháng 3 tại Vương quốc Anh phù hợp với dự báo
Thị trường:
- NZD dẫn đầu, USD suy yếu nhất
- Cổ phiếu châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.4%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.554%
- Vàng giảm 0.2% xuống $2,297
- Dầu thô WTI tăng 0.4% lên $79.28
- Bitcoin tăng 0.7% lên $59,139
Phiên giao dịch trầm lắng khi thị trường đang thận trọng trước thềm báo cáo việc làm của Mỹ sắp công bố.
Đồng USD tiếp tục suy yếu cùng với lợi suất TPCP Mỹ. USD/JPY vẫn là tâm điểm khi giao dịch quanh mức 153.00. Trong khi đó, EUR/USD và GBP/USD tăng khoảng 22 pip . AUD/USD đang giữ quanh mức 0.6580, cố gắng vượt qua đường MA 100 ngày.
Thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện tâm lý lạc quan nhưng vẫn còn sớm khi những dữ liệu quan trọng sắp được công bố.
Ở diễn biến khác, vàng cũng giảm nhẹ xuống dưới mức $2,300.
Thị trường định giá về khả năng cắt giảm lãi suất của Fed ra sao trước thềm dữ liệu NFP?
- Thị trường hiện đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm khoảng 0.4% lãi suất điều hành trong năm nay, tăng so với dự báo 0.31% trước đó.
- Về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên, tháng 11 được thị trường định giá 100% khả năng. Trong khi đó, khả năng cắt giảm vào tháng 9 hiện ở mức ~78%
- Hiện giờ, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào việc liệu Fed có đủ cơ sở để bắt đầu hành động vào tháng 9 hay không.
- Nhìn chung, tôi vẫn nghĩ rằng còn quá sớm để thay đổi dựa trên dữ liệu chúng ta nhận được hôm nay do hiện tại mới chỉ là tháng 5 và những đợt công bố dữ liệu lạm phát sắp tới sẽ quan trọng hơn.
- Tuy nhiên, Chủ tịch Powell đã nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ mọi dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng tiền lương có thể là những dữ liệu quan trọng cần tập trung vào trong thời gian tới.
Lượng hợp đồng quyền chọn Bitcoin và Ethereum trị giá 2.4 tỷ USD sẽ đáo hạn ngày hôm nay
Lượng hợp đồng quyền chọn Bitcoin và ETH trị giá tổng cộng 2.4 tỷ USD sẽ hết hạn vào ngày 3 tháng 5, báo hiệu khả năng biến động mạnh của thị trường tiền điện tử.
Trong đó, có tổng cộng 23,367 hợp đồng quyền chọn Bitcoin trị giá 1.39 tỷ USD sẽ đáo hạn, với tỷ lệ đặt mua (Put to call) của các hợp đồng quyền chọn Bitcoin hiện đang ở mức 0.50 với mức giá thực hiện có khối lượng hợp đồng lớn nhất là $61,000
Tương tự, tổng cộng 334,248 hợp đồng Ether vtrị giá 1 tỷ USD với tỷ lệ put-call là 0.37 và mức giá thực hiện có khối lượng hợp đồng lớn nhất là $3,000
Trong quá khứ, việc đáo hạn các hợp đồng quyền chọn thường đi kèm với biến động giá ngắn hạn trên thị trường tiền điện tử giao ngay. Bên cạnh đó, cả Bitcoin và Ethereum trong vài tuần qua đều đã trải qua một đợt giảm giá khốc liệt: Giá BTC giảm xuống dưới $60,000, đánh dấu mức điều chỉnh gần 20% sau halving trong khi giá Ethereum giảm xuống dưới $2,900.
Dữ liệu NFP tối nay có gì đáng chú ý?
Sau cuộc họp chính sách Fed vào thứ Tư, sự chú ý chuyển sang dữ liệu NFP được công bố vào 19h30 tối nay. Dữ liệu này được dự báo ở mức 243,000, giảm mạnh so với con số 303,000 được ghi nhận vào tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo giữ nguyên ở mức 3.8% trong khi thu nhập trung bình theo giờ được dự báo tăng 0.3% so với tháng trước
Dữ liệu NFP cùng với mức tăng lương sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm đánh giá thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed sau khi NHTW này tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức 5.25% - 5.5%. Bênh cạnh đó, Fed quyết định giảm giảm lượng trái phiếu Kho bạc rút ra khỏi bảng cân đối kế toán từ 60 tỷ USD xuống còn 25 tỷ USD.
Một loạt dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ cho thấy việc tiếp tục giữ mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn của Fed là hợp lý, đặc biệt là sau dữ liệu PCE lõi và Chỉ số Chi phí Lao động Mỹ (ECI) quý 1 tăng cao hơn dự báo Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã loại trừ khả năng Fed sẽ tăng lãi suất. Điều này, cùng với kế hoạch nhằm giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán, được coi là động thái ôn hòa hướng tới động thái cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Thị trường hiện định giá khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9 ở mức 53% CME FedWatch.
Cựu CEO BitMEX: Giá Bitcoin đã chạm đáy và sẽ hồi phục trong thời gian tới
Arthur Hayes, cựu giám đốc điều hành của BitMEX, tin rằng Bitcoin sẽ bước sang giai đoạn phục hồi trong vài tháng tới và mức giảm 12% của Bitcoin trong tuần này là nhịp điều chỉnh cần thiết của thị trường. Ông cho rằng nguyên nhân điều chỉnh của đồng tiền điện tử này là do mùa thuế tại Hoa Kỳ, lo ngại về các quyết định của Fed và sự suy yếu của dòng tiền chảy vào ETF Bitcoin.
Tuy vậy, cựu CEO này cũng dự báo thị trường tiền điện tử sẽ dần phục hồi nhờ kế hoạch giảm dần QT của Fed và kế hoạch phát hành trái phiếu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các nhà phân tích tại MatrixPort lặp lại quan điểm rằng sau halving, Bitcoin có xu hướng đi ngang trong bốn đến năm tháng trong các đợt halving trước đó
Giá Bitcoin hiện phục hồi về mức $59,488 tuy vẫn giảm khoảng 20% so với mức đỉnh mọi thời đại vào giữa tháng 3.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tại Eurozone duy trì ở mức 6.5%
Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 6.5% như kỳ vọng trong tháng 3 khi thị trường lao động Eurozone tiếp tục ổn định trong bối cảnh kinh tế suy thoái kể từ năm ngoái.
PMI dịch vụ tháng 3 tại Vương quốc Anh phù hợp với dự báo
- 55 (dự báo: 54.9, trước dó: 54.9)
Đơn đặt hàng cơ khí tại Đức giảm mạnh trong tháng 3
Lượng đơn đặt hàng sản xuất ở Đức giảm mạnh trong tháng 3/2024:
- Đơn đặt hàng thực tế giảm 17% so với cùng kỳ
- Đơn đặt hàng trong nước giảm 23% so với cùng kỳ
- Đơn hàng nước ngoài giảm 15% so với cùng kỳ
Điều này cũng không có gì khó hiểu khi đặt trong bối cảnh ngành sản xuất Đức đã chứng kiến số lượng đơn đặt hàng lớn nhất trong cả năm vào tháng 3/2023. Tuy nhiên, VDMA cũng lưu ý rằng dù xu hướng giảm đơn hàng sản xuất đã chạm đáy, nhưng vẫn chứng kiến dữ liệu giảm 13% so với cùng kỳ kẻ từ đầu năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tại Ý thấp hơn dự báo
- 7.2% (dự báo: 7.5%, trước đó: 7.5%)
Phân kỳ chính sách Fed - ECB có thể gây rắc rối cho EUR
Daniel Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại Tressis Gestion cho biết:
- "Nếu ECB hạ lãi suất trước Fed, về cơ bản, họ đang ra tín hiệu đến thế giới rằng EUR cần suy yếu."
- “Và nếu EUR suy yếu, kim ngạch nhập khẩu của Eurozone sẽ tăng lên, khiến khu vựcnày càng khó phát triển hơn”
Lacalle cũng cho biết thêm rằng kế hoạch cắt giảm lãi suất vào tháng 6 của ECB sẽ không khiến các doanh nghiệp Đức, Pháp hoặc Tây Ban Nha nhận được nhiều tín dụng hơn, “vì việc giảm nhẹ lãi suất sẽ khó trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu tín dụng”. Nhu cầu tín dụng được đề cập ở đây là nhu cầu vay vốn kinh doanh và tiêu dùng.
- “Điều khiến nhu cầu tín dụng tăng lên phải đến từ những cơ hội kinh tế và đầu tư thực tiễn, đồng thời mở ra những cơ hội mà trước đó bị hạn chế bởi quy định và chính sách năng lượng sai lầm của khu vực đồng Euro”.
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng điểm
- Chỉ số Eurostoxx tăng 0.4%
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0.5%
- Chỉ số CAC40 của Pháp tăng 0.4%
- Chỉ số FTSE của Anh tăng 0.3%
- Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE MIB của Ý tăng 0.3%
Các chỉ số châu Âu được kỳ vọng sẽ phục hồi nhiều hơn sau đợt giảm giá ngày hôm qua, nhưng tâm trạng chung sẽ phụ thuộc vào báo cáo NFP tối nay. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng nhẹ 0.2%.
Sản xuất công nghiệp tháng 3 của Pháp bất ngờ giảm xuống
- -0.3% so với tháng trước (dự báo: 0.3%, trước đó: 0.3%)
HĐTL Eurostoxx tăng 0.3% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức không thay đổi
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh tăng 0.1%
Điều này cũng phản ánh tâm lý tích cực hơn đang diễn ra trên các HĐTL Hoa Kỳ, với S&P 500 tăng khoảng 0.25%. Trọng tâm thị trường sẽ là báo cáo NFP được công bố vào đầu phiên Mỹ hôm nay và đây cũng sẽ là yếu tố quyết định chứng khoán khép tuần như thế nào.
Vàng giảm nhẹ, giao dịch quanh mức 2300 USD/oz
Vàng giảm nhẹ trong đầu phiên Âu, hiện giao dịch quanh mức 2300 USD/oz
Bất chấp triển vọng ôn hòa hơn của Fed vào thứ Tư, nhà đầu tư dường như bị thuyết phục rằng Fed sẽ chỉ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hoặc quý 4. Điều này, cùng với tâm lý rủi ro nhìn chung tích cực, trở thành lực cản đối với kim loại trú ẩn an toàn như vàng.
USD/CHF lao dốc xuống dưới 0.9100 trước dữ liệu NFP
USD/CHF mở rộng đà giảm xuống gần 0.9085 trong bối cảnh USD yếu hơn., ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp (NFP) tháng 4 của Hoa Kỳ vào thứ Sáu, dự báo sẽ ghi nhận 243 nghìn việc làm được bổ sung trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
EUR/USD leo dốc lên tiệm cận 1.0750, ghi nhận chuỗi tăng kéo dài 3 phiên liên tiếp
EUR/USD kéo dài chuỗi tăng trong phiên thứ 3 liên tiếp, hiện giao dịch quanh mốc 1.0730 trong phiên Á.
Đồng AUD mạnh lên do tâm lý tích cực hơn trước dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp
Đồng AUD tiếp tục đà tăng trong phiên thứ 3 liên tiếp, AUD/USD hiện giao dịch quanh mốc 0.6577.
Tâm lý diều hâu xung quanh RBA đã củng cố sức mạnh của đồng AUD, do đó, củng cố cặp AUD/USD.
Sự chú ý của thị trường hiện đã chuyển sang dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ trong tháng 4, bao gồm thu nhập trung bình mỗi giờ, bảng lương phi nông nghiệp và PMI dịch vụ ISM. Những dữ liệu này dự kiến sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ.
Bill Gross dự đoán lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm sẽ đạt mức 5% trong thời gian tới
Adam đề cập đến dự báo của Bill Gross về việc lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ tăng trên 5% trong 12 tháng tới.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Gross dự báo về lợi suất TPCP Mỹ. Vào tháng 10 năm ngoái, cả Gross và Bill Ackman đều dự đoán lợi suất sẽ giảm, và điều đó đã xảy ra. Giờ đây, với việc lợi suất bắt đầu tăng trở lại, Gross dự báo chúng ta sẽ quay lại mốc 5% trong năm tới.
USD/JPY hiện giao dịch quanh 153.00, hướng tới mức đóng cửa thấp nhất trong 3 tuần
- Sau khi can thiệp đồng Yên lần thứ hai trong tuần, tỷ giá USD/JPY có nhịp hồi phục từ 153.00 lên 156.00.
- Tuy nhiên, tỷ giá sau đó giảm trở lại xuống gần mốc 153.00 hiện tại. Mức thấp nhất trong phiên là 152.75.
- Tính cả tuần, USD/JPY đã giảm 4 phiên trong 5 phiên, 2 phiên giảm do can thiệp.
- Biểu đồ ngày cho thấy USD/JPY đang hướng đến đóng cửa tuần thấp nhất trong 3 tuần.
Báo cáo việc làm của Mỹ và báo cáo PMI dịch vụ ISM là hai sự kiện rủi ro chính hôm nay.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm, cần theo dõi động thái sắp tới bởi điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng USD.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á khởi sắc khi cổ phiếu công nghệ phục hồi, USD giảm nhẹ
- USD giảm nhẹ trong phiên Á.
- USDJPY dao động quanh mức 153.00, có thời điểm giảm xuống 152.75 nhưng hiện đang phục hồi. Chưa có dấu hiệu can thiệp từ phía Nhật Bản hôm nay. Bộ trưởng Tài chính Suzuki và Thống đốc BOJ Ueda sẽ họp báo vào hôm nay.
- Dữ liệu tài chính nhà đất Úc tăng lên mức đỉnh trong 19 tháng.
- Chuyên gia kinh tế ECB Lane cho biết chưa đề cập đến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
- Chứng khoán châu Á tăng trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ phục hồi. Chỉ số Hang Seng Tech của Hồng Kông đã tăng tới 4.1% khi Alibaba, Tencent và JD chạm mức đỉnh mới trong năm 2024. Chứng khoán Australia và Hàn Quốc cũng tăng.
- Dầu tăng cao sau khi kết thúc phiên trước ít biến động.
- Vàng giảm nhẹ, hiện giao dịch quanh mốc 2303.78
- Thị trường ngoại hối biến động nhẹ.
- Bitcoin cũng tăng nhẹ.
Các quan chức Fed nào sẽ có bài phát biểu cuối tuần này?
-
10:45 sáng mai: Chủ tịch Fed New York John Williams và Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee tham gia vào một hội thảo trước sự kiện kết hợp "Đưa chính sách tiền tệ toàn cầu đi đúng hướng" do Viện Hoover tại Đại học Stanford tổ chức
Chứng khoán Hồng Kông và Đài Loan dẫn đầu mức tăng điểm ở châu Á
Chứng khoán Hồng Kông và Đài Loan dẫn đầu mức tăng ở châu Á vào thứ Sáu khi sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, trước thềm dữ liệu việc làm quan trọng của Hoa Kỳ.
- Cổ phiếu của các nhà cung cấp của Apple được chú ý sau khi công ty báo cáo thu nhập cao hơn dự kiến. Cổ phiếu công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan tăng 1.8%, trong khi Tập đoàn Công nghệ Hòn Hải, còn được gọi là Foxconn, đã tăng 2.6%. Apple công bố thu nhập quý 1 vượt qua ước tính của thị trường và chương trình mua lại cổ phiếu kỷ lục trị giá 110 tỷ USD. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone đã tăng 7% trong phiên giao dịch ngoài giờ.
- Kospi tăng 0.16%, trong khi Kosdaq tăng 0.28%.
- Taiwan Weighted Index tăng 1.41%, trong khi Hang Seng tăng 0.92%.
- S&P/ASX 200 tăng 0.69%.
- Thị trường chứng khoán ở Nhật Bản và Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ.
Quan chức Nhật Bản nào sẽ có bài phát biểu vào hôm nay?
- 20:45: Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki và Thống đốc BoJ Ueda tham gia một cuộc họp báo bên lề cuộc họp của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Bitcoin tăng gần 1% lên $59,600
Bitcoin hồi phục nhẹ trong phiên Á khi tăng gần 1% lên $59,600.
Trong 2 ngày trước đó, Bitcoin có lúc giảm sâu xuống dưới $57,000 do tác động của việc Fed phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn do lạm phát dai dẳng và dòng tiền rút ra ồ ạt từ các quỹ ETF Bitcoin giao ngay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: Bộ Tài chính Hoa Kỳ chia sẻ quan điểm rằng sự yếu kém gần đây của đồng won chỉ là tạm thời
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết:
- Theo dõi chặt chẽ sự biến động của tỷ giá hối đoái
- Nâng dự báo GDP là tất yếu
- Bộ Tài chính Hoa Kỳ chia sẻ quan điểm rằng sự yếu kém gần đây của đồng won chỉ là tạm thời
- Đã đưa ra những đe dọa can thiệp tiền tệ vì các biến động tỷ giá hối đoái cao hơn dự kiến
Giống như JPY, KRW (và nhiều loại tiền tệ khác) đã bị ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh khi Fed phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn do lạm phát dai dẳng.
Các phát biểu của ngài Thống đốc gợi ý rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Yellen không quan tâm đến việc hỗ trợ BoK, hay BoJ trong việc can thiệp tiền tệ.
JP Morgan kỳ vọng OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm nay
JP Morgan cho biết:
- Kỳ vọng OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm nay
- Giữ dự báo giá dầu không thay đổi ở mức $80 trong tháng 5 và $85 sau đó