Quan chức ECB Schnabel: Tác động của chính sách tiền tệ có thể mạnh hơn thông thường
Quan chức ECB Schnabel cho biết:
- Đang phải đối mặt với việc đưa ra quyết định bước ngoặt về lãi suất
- Tác động của chính sách tiền tệ có thể mạnh hơn thông thường
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động trái chiều
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trước thềm công bố quyết định chính sách của Fed.
Fed được dự đoán rộng rãi sẽ giữ nguyên lãi suất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ chú ý tới dot plot để tìm hiểu số lượng và thời điểm cắt giảm lãi suất. Fed được dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 6. Tuy nhiên, một loạt các báo cáo lạm phát nóng gần đây có thể dẫn đến số lần Fed cắt giảm ít hơn so với dự đoán của thị trường.
Trong phiên giao dịch sớm, Intel đã tăng hơn 3% khi có tin Nhà Trắng có kế hoạch trao cho các công ty bán dẫn 8.5 tỷ USD tài trợ theo Đạo luật CHIPS.
Giá dầu giảm mạnh khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định chính sách của Fed
Giá dầu giảm mạnh sau khi chạm mức đỉnh nhiều tháng trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định chính sách của Fed được công bố rạng sáng mai
Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất, nhưng có thể báo hiệu việc cắt giảm lãi suất ít hơn và bắt đầu nới lỏng chính sách muộn hơn các dự kiến trước đây.
Quan chức ECB de Cos: Tác động chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến có nguy cơ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế
Quan chức ECB de Cos cho biết:
- Tác động chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến có nguy cơ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro
- Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ các rủi ro và điều chỉnh cho phù hợp
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng USD tăng giá trước thềm dữ liệu FOMC
Tin tức chính:
- USD/JPY có khả năng bứt phá mạnh mẽ trước thềm cuộc họp của Fed
- CPI tháng 2 tại Anh tăng 3.4% so với cùng kỳ (Trước đó: 3.5%)
- Chủ tịch ECB Lagarde tuyên bố không thể cam kết về lộ trình lãi suất ngay cả sau lần cắt giảm đầu tiên
- Chỉ số PPI tháng 2 của Đức giảm 0.4% so với tháng trước (Dự báo: -0.1%)
Thị trường:
- USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều; HĐTL S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.288%
- Vàng giảm 0.2% xuống $2,153
- Dầu thô WTI giảm 0.7% xuống $81.9
- Bitcoin tắng 3% lên mức $63,770
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra trầm lắng do thị trường đang chờ đợi cuộc họp của FOMC vào rạng sáng mai.
Đồng USD giữ vững đà tăng trong ngày khi thị trường cho rằng Fed sẽ duy trì lập trường "hawkish" hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 4.30% cũng là một yếu tố hỗ trợ đồng bạc xanh. Bên cạnh đó, lạm phát ở Anh và Canada giảm cùng với động thái "dovish" của BOJ và RBA là lý do khiến đồng tiền này vẫn được yêu thích trong tuần này.
USD/JPY tiếp tục tăng mạnh lên mức 151.80, trong khi EUR/USD giảm 23 pip và GBP/USD giảm về dưới mức 1.2700. Các đồng tiền hàng hóa như USD/CAD và AUD/USD cũng chịu sự ảnh hưởng từ đà tăng của đồng USD.
Ở thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành hàng xa xỉ của Pháp đang suy yếu sau khi tập đoàn Kering dự báo doanh thu quý 1 sẽ giảm 10%. Các chỉ số trong khu vực Eurozone biến động trái chiều, trong khi chứng khoán Mỹ chỉ tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói chung vẫn ít biến động.
Bitcoin là một trong những mặt hàng biến động mạnh trong một tuần qua. Đồng tiền điện tử này đã đã giảm xuống mức $60,780 trước khi trở lại trên mức $63,000 ở thời điểm hiện tại.
Scotiabank: EUR/USD có thể giảm về mức 1.0775/1.0800
Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Chủ tịch ECB Lagarde cho biết các nhà hoạch định chính sách cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm. Nếu kết quả dữ liệu phù hợp với kỳ vọng hiện tại, NHTW có thể bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất vào tháng 6.
- ECB sẽ vẫn phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sau đó và sẽ không cam kết trước về các động thái của mình.
- Nếu EUR/USD giảm xuống dưới mức 1.0840, khả năng cặp tiền này sẽ giảm mạnh về vùng 1.0775/1.0800. Mức kháng cự hiện tại là 1.0875.
Lượng đơn đăng vay thế chấp MBA của Mỹ giảm nhẹ trong tuần trước
- Lượng đơn xin vay thế chấp của Mỹ trong tuần tính giảm 1.6% (Trước đó: +7.1%)
- Chỉ số thị trường: 198.2 (Trước đó: 201.5)
- Chỉ số mua nhà: 146.0 (Trước đó: 147.7)
- Chỉ số tái cấp vốn: 468.4 (Trước đó: 480.3)
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.97% (Trước đó: 6.84%)
Lãi suất trung bình của các khoản vay mua nhà phổ biến nhất tại Mỹ đã tăng 0.13%, tiến gần đến mốc 7% một lần nữa. Điều này đã kìm hãm việc đăng ký vay thế chấp khi cả hoạt động mua nhà và tái cấp vốn đều suy giảm.
Rabobank: Cắt giảm lãi suất sẽ càng làm suy yếu triển vọng tăng giá của đồng CHF
Năm ngoái, CHF là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong nhóm G10. Tuy nhiên tình thế đã đảo ngược trong năm nay. Các nhà kinh tế tại Rabobank phân tích triển vọng của CHF trước thềm cuộc họp quan trọng của SNB diễn ra vào ngày mai:
- Việc SNB cắt giảm lãi suất sẽ càng làm suy yếu sức mạnh của đồng CHF, đặc biệt là khi Fed nhiều khả năng sẽ duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
- Xét đến tình trạng giảm phát kéo dài hàng thập kỷ của Thụy Sĩ và mức tỷ giá hối đoái hiện tại, chúng tôi cho rằng SNB sẽ bằng lòng với một đồng nội tệ yếu đi
ING: Chỉ số DXY sẽ đi ngang quanh mức 103.50-104.00 trước thềm cuộc họp FOMC
Đồng USD đang có tín hiệu tích cực hơn khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho cuộc họp FOMC rạng sáng mai. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh:
- Giới phân tích nhìn chung không dự báo bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong tuyên bố hoặc triển vọng kinh tế của Fed. Mặc dù vậy, vẫn có khả năng Fed sẽ bớt "dovish" hơn trong lập trường của mình - tác động tích cực đến đồng USD trong ngắn hạn.
- Chúng tôi cho rằng rằng đồng tiền này sẽ suy yếu trong thời gian tới, ngay cả khi Fed cho rằng sẽ chỉ có ba đợt cắt giảm dự kiến trong năm nay.
- Chỉ số DXY sẽ đi ngang quanh mức 103.50-104.00 trước thềm cuộc họp của FOMC.
MUFG: Sự thận trọng của BoE trong việc nới lỏng chính sách sẽ hỗ trợ đồng GBP
Đồng GBP không biến động nhiều sau khi công bố dữ liệu CPI của Anh tháng 2. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng của GBP:
- Dữ liệu cho thấy CPI và CPI lõi thấp hơn dự báo ở mức 3.4% và 4.5%.
- Cuộc họp của MPC vào thứ Năm có thể chứng kiến sự thay đổi trong quan điểm của của các thành viên tham gia bỏ phiếu
- Nhìn chung chúng tôi cho rằng định giá cho khả năng BoE lần cắt giảm đầu tiên vào tháng 8 sẽ được duy trì, hạn chế sự biến động của GBP.
- Sự thận trọng cần thiết của BOE đối với việc nới lỏng chính sánh sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng nội tệ
Chủ tịch ECB Lagarde: Lộ trình lãi suất có thể thay đổi ngay cả sau lần cắt giảm đầu tiên
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết sẽ có hai dữ liệu quan trọng để hỗ trợ quyết định lãi suất trong những tháng tới:
- Chúng tôi cần phải tiến xa hơn trong cuộc chiến chống lạm phát
- Tăng trưởng lương bình quân năm 2024 giảm từ 4.4% trong tháng 1/2024 xuống 4.2%. Dữ liệu mới nhất cho thấy mức tăng lương đang phù hợp với mục tiêu lạm phát của ECB.
- Chúng tôi sẽ có được bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn trong những tháng tới.
Dữ liệu về mức lương cho quý 1/2024, sẽ được công bố vào cuối tháng 5, sẽ là một dữ liệu quan trọng cần theo dõi. Ngoài ra, thông điệp ở tiêu đề bài viết không chỉ áp dụng cho ECB mà còn cho tất cả các NHTW lớn hiện tại.
Cập nhật FX: USD mở rộng đà phục hồi trước thềm quyết định chính sách Fed
Trên thị trường FX, USD mở rộng đà phục hồi trong phiên Âu, được hỗ trợ nhờ USDJPY tiếp tục tăng cao và lợi suất TPCP Hoa Kỳ phục hồi.
- EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0840 và phe bán đang hướng tới kiểm tra đường MA 200 ngày (màu xanh). Cặp tiền chưa thể phá xuống dưới hỗ trợ quan trọng này trong phiên thứ Ba và đây sẽ là mốc kỹ thuật quan trọng cần chú ý sau quyết định chính sách Fed. Phá xuống dưới vùng này, đà giảm có thể mở rộng xuống 1.0800. Trái lại, phe mua đang chật vật xóa bỏ đà giảm của tuần trước.
- USDJPY tăng 0.5% lên 151.55 nhờ kỳ vọng hawkish về triển vọng chính sách Fed và định hướng chính sách có phần dovish từ BoJ
- GBPUSD giảm 0.2% xuống 1.2695 sau dữ liệu CPI tháng 2 tại Vương quốc Anh thấp hơn dự kiến
- USDCAD hồi lên gần 1.3600, vùng mà giá đã đảo chiều giảm mạnh sau báo cáo CPI Canada kém kỳ vọng
- AUD/USD giảm 0.2% xuống 0.6518 sau cuộc họp RBA, với hỗ trợ trước mắt là 0.6500
Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt: Lạm phát giảm mở ra cơ hội để BoE hạ lãi suất
BoE đã thực hiện những điều chỉnh về định hướng chính sách trong cuộc họp tháng 2, kết hợp với báo cáo CPI thấp hơn kỳ vọng sẽ là căn cứ để BoE hướng tới việc xoay trục chính sách vào cuối năm nay.
Thị trường nâng dự báo tổng mức cắt giảm lãi suất trong năm 2024 sau báo cáo CPI Anh
- Ngay cả trước khi dữ liệu lạm phát Anh được công bố, thị trường cũng đã định giá 97% cơ hội cắt giảm lãi suất 25bp và hiện là 100% sau báo cáo CPI tháng 2 thấp hơn dự kiến.
- Các nhà đầu tư cũng đang dự báo tổng mức cắt giảm lãi suất là khoảng 71bp trong năm, so với mức 66bp trước báo cáo CPI Anh
- BoE vẫn sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 3, báo cáo CPI sẽ chỉ hỗ trợ các nhà hoạch định có thêm cân cứ để điều chỉnh giọng điệu chính sách.
- Điểm thú vị trong cuộc họp lần này là liệu những bất đồng về quan điểm chính sách giữa 2 quan chức Haskel và Mann có giảm bớt không.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.3% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức giảm 0.1%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh đi ngang
Chứng khoán Pháp là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tại thị trường châu Âu sau khi Kering cảnh báo doanh thu quý I có thể giảm 10%. Dù tâm lý thị trường thận trọng hơn, nhưng phần nào được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của dữ liệu lạm phát hạ nhiệt tại Anh. HĐTL Hoa Kỳ giảm nhẹ trước đó nhưng hiện đang đi ngang sau báo cáo này.
PPI tháng 2 của Đức giảm vượt kỳ vọng
- -0.4% so với tháng trước (dự báo: -0.1%, trước đó: +0.2%)
PPI tháng 2 của Đức giảm phần lớn là do giá năng lượng giảm, nên nếu loại bỏ yếu tố này, chỉ số giá sản xuất dã tăng 0.1% trong tháng.
CPI tháng 2 của Anh thấp hơn dự kiến
- CPI: +3.4% so với cùng kỳ (dự báo: 3.5%, trước đó: 4%)
- CPI lõi: +4.5% so với cùng kỳ (dự báo: 4.6%, trước đó: 5.1%)
Cập nhật GBP/USD: GBP phục hồi mạnh mẽ sau khi quét xuống kiểm tra hỗ trợ quan trọng 1.2700
Nhật Bản có thể tiến hành can thiệp nếu USDJPY chạm mức 155
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Ấn Độ, Sakakibara đã có cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Tư:
- “155, 160 là hơi quá mức. Nếu điều đó xảy ra, họ có thể can thiệp”
- "Họ" ở đây được cho là đang đề cập đến các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản, chẳng hạn như Bộ Tài chính.
- Kỳ vọng JPY sẽ tăng lên 130 vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, cho biết thời kỳ giảm phát đã qua, đồng thời tuyên bố rằng: “Thời kỳ lạm phát đang đến gần”.
JPY chạm đáy 4 tháng so với USD và giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 so với EUR sau khi BoJ chính thức loại bỏ chính sách lãi suất âm. Hiện USDJPY đang ở khoảng 151.
CEO Apple Tim Cook ghé thăm Thượng Hải khi doanh số bán IPhone tại Trung Quốc chậm lại
- Theo một bài đăng trên tài khoản Weibo chính thức của Giám đốc điều hành Tim Cook hôm nay, CEO của Apple đang có chuyến thăm Thượng Hải trước thềm khánh thành cửa hàng bán lẻ mới nhất của Apple tại quận Tĩnh An, Thượng Hải vào thứ Năm tuần này và doanh số bán IPhone chậm lại tại Trung Quốc.
- Doanh số bán iPhone trong 6 tuần đầu năm 2024 đã sụt giảm 24% so với cùng kỳ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các thương hiệu nội địa như Huawei.
Bo Hu: Cơ hội đầu tư tại Trung Quốc đang chuyển từ bất động sản sang lĩnh vực công nghệ
- Bo Hu tại HSBC cho rằng cơ hội đầu tư tín dụng tư nhân ở Trung Quốc đang chuyển từ thị trường bất động sản sang các lĩnh vực công nghệ
- Lĩnh vực công nghệ tài chính và chăm sóc sức khỏe là những lĩnh vực đáng chú ý trong 18 tháng tới do dân số già hóa của Trung Quốc.
- Lãi suất tín dụng ở Trung Quốc vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư.
- Nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang Hồng Kông do lo ngại về thị trường bất động sản Trung Quốc và lãi suất thấp hơn.
- Trung Quốc có thể hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư vào năm 2025 và 2026.
- Các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lĩnh vực đòn bẩy thấp hơn với triển vọng tăng trưởng tốt hơn, bao gồm các lĩnh vực tiêu dùng, kỹ thuật số và mảng data.
Cật nhật thị trường FX cuối phiên Á: Thị trường đang hướng đến cuộc họp chính sách của FOMC, đồng Yên tiếp tục mất giá
- Đồng Yên biến động mạnh nhất trong nhóm các đồng tiền chính cho đến nay. Quyết định của BOJ tiếp tục khiến đồng Yên suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY tăng lên trên 151.50.
- Đồng USD vẫn tương đối ổn định do sự chú ý đang đổ dồn vào cuộc họp của Fed diễn ra trong hôm nay.
- Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 4.30%, cao hơn nhiều so với mức thấp 4.05% hôm thứ Hai.
- Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận đà tăng khiêm tốn, đồng thời quyết định chính sách của Fed cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường trong tuần này.
- Phiên giao dịch châu Âu dự kiến sẽ "yên ắng" hơn khi thị trường chờ đợi kết quả cuộc họp FOMC.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh là sự kiện đáng chú ý. Dự báo cho thấy áp lực lạm phát tại Anh giảm trong tháng 2.
- Nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ đồng GBP khi đánh giá xem liệu BoE có thể duy trì kế hoạch cắt giảm lãi suất trong quý 3 hay không.
Bitcoin tiếp tục giảm sâu về gần mốc 60,000 USD
- Giá Bitcoin hiện đã giảm xuống dưới 61,000 USD trong ngày khi áp lực bán ngày càng tăng
- Mức hỗ trợ 60,000 đang là điểm quan trọng để nhà đầu tư theo dõi
- Sau khi đạt đỉnh gần 74,000 USD vào tuần trước, Bitcoin có vẻ sẽ duy trì đà giảm mạnh trong nhiều tuần tới.
- Chỉ riêng trong tuần này, BTC đã giảm gần 11%.
USD/JPY tiếp tục duy trì đà tăng, tiệm cận mức đỉnh cuối năm 2023
Tỷ giá USD/JPY hôm nay đã tăng 0.5% lên 151.52, tiệm cận mức đỉnh cuối năm 2023, khi đồng JPY chịu áp lực bán mạnh.
Cuộc họp chính sách của FOMC: Điều gì đáng chú ý?
Dự báo lãi suất năm 2024:
- Điểm nhấn chính là dự báo về lãi suất cho năm 2024 thông qua biểu đồ dot plot
- Dự báo cuối cùng cho thấy lãi suất sẽ giảm 75bps trong năm nay
- Dự báo mới có thể giữ nguyên mức 75bps hoặc giảm xuống 50bps
Phát biểu của Chủ tịch Powell:
- Nội dung quan trọng tiếp theo là cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
- Phát biểu của ông sẽ cho biết quan điểm hiện tại của Fed về chính sách tiền tệ.
- Liệu dữ liệu kinh tế mới có thay đổi lập trường của Fed?
- Fed liệu sẽ duy trì khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hay không phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới?
Giá dầu thô ổn định sau khi tăng hai phiên liên tiếp đầu tuần
- Giá dầu thô Brent biến động nhẹ quanh mức 87 USD/thùng sau khi tăng 2.4% trong hai phiên đầu tuần, chạm mức đỉnh cuối tháng 10/2023.
- Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1.5 triệu thùng và dự trữ xăng cũng giảm theo báo cáo sơ bộ.
- Giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục biến động trước thềm quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào hôm nay.
- Giám đốc điều hành của Carlyle, Jeff Currie, dự đoán giá dầu sẽ tăng mạnh, vượt ra khỏi biên độ dự báo hiện tại là 70-90 USD/thùng nếu Fed cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
- Giá dầu thô đã tăng khoảng 13% trong năm nay
- Đà tăng được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và rủi ro địa chính trị từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.
- Dữ liệu tăng trưởng tích cực từ Trung Quốc đầu tuần này cũng là một yếu tố thúc đẩy giá dầu tăng.
Cập nhật thị trường FX phiên Á: USD/JPY tăng vượt mốc 151.3, tiệm cận mức đỉnh cuối năm 2023
- Đồng Yên tiếp tục mất giá sau quyết định tăng lãi suất của BoJ vào thứ Ba.
- USD/JPY tăng lên mốc 151.30 và EUR/JPY đạt gần 164.50, mức cao nhất kể từ năm 2008.
- Các quan chức BoJ có lẽ sẽ sớm can thiệp bằng các phát biểu để hỗ trợ đồng Yên.
- Nhà đầu tư đang chờ đợi tuyên bố từ FOMC và cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giữ nguyên lãi suất LPR 1 năm và 5 năm lần lượt ở mức 3.45% và 3.95% như dự đoán.
- Tháng trước, LPR 5 năm đã bị cắt giảm 0.25bps, đây là mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay.
- Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Australia Penny Wong, cho thấy mỗi quan hệ giữa hai nước đang dần được cải thiện.
- Tỷ giá USD/JPY đang quay trở lại mức đỉnh vào cuối năm 2023.
CIBC: Fed có thể duy trì dự báo cắt giảm lãi suất trong năm 2024
CIBC kỳ vọng về cuộc họp FOMC của Fed rằng:
- Fed sẽ giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch Jerome Powell nên tránh đưa ra tín hiệu chắc chắn về thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất.
- Dữ liệu lạm phát gần đây không ủng hộ dự báo của CIBC về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất 100bps trong nửa cuối năm. Cần phải có thêm thông tin về sự sụt giảm việc làm, tiền lương và lạm phát cơ bản trong những tháng tới để duy trì quan điểm này.
- Fed có thể sẽ duy trì dự báo về việc hạ lãi suất ba lần trong năm 2024 và dự báo cho năm 2025 cũng có thể không thay đổi nhiều, mặc dù có khả năng chỉ cắt giảm 50bps thay vì 75bps như dự kiến trước đó.
- Dự báo về tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp trong năm nay có thể thay đổi nhẹ.
- Thay đổi đáng kể nhất có thể đến từ triển vọng lãi suất "dài hạn", thường được xem là đánh giá của Fed về mức lãi suất trung lập. Với nền kinh tế vẫn kiên cường khi lãi suất trên 5%, dự báo lãi suất dài hạn có thể tăng lên, ở mức 2.75%, thậm chí lên mức khả thi hơn là 3%.
Kế hoạch thoát khỏi lãi suất âm một cách suôn sẻ của BOJ
Kế hoạch thoát khỏi lãi suất âm một cách suôn sẻ của BOJ đã được đưa ra vào tháng 12 khi Ngân hàng phải chịu áp lực từ lạm phát giảm, nền kinh tế mất đà, sự khác biệt giữa hai phó Thống đốc và sự dao động của chính Ueda.
FOMC: khả năng 25% đến 30% Fed báo hiệu chỉ có hai lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024
Rick Rieder, giám đốc đầu tư tài sản thu nhập cố định toàn cầu và là người đứng đầu nhóm đầu tư phân bổ toàn cầu tại BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Dow Jones / Market Watch.
Về biên bản họp sắp tới của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào rạng sáng mai:
“Tôi vẫn nghĩ Powell sẽ gợi ý rằng tháng 6 là thời điểm có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất,”
Theo Rieder, những dự báo chỉ cắt giảm lãi suất hai lần vào năm 2024 có thể dẫn đến phản ứng thất vọng tức thời trên thị trường.
Rieder cho biết ông cũng đang “để ý kỹ” xem các dự báo kinh tế sẽ cho thấy gì về lãi suất dài hạn, vốn được ước tính là .,5% trong các dự báo trước đây. Ông nói: “Có khả năng hợp lý là lãi suất sẽ tăng cao hơn”, điều này sẽ “báo hiệu lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn”.
Trung Quốc ấn định lãi suất LPR kỳ hạn 1 và 5 năm không thay đổi như kỳ vọng
- Lãi suất cho vay 1 năm 3.45%
- Dự kiến và trước đó là 3.45%
- Lãi suất cho vay 5 năm 3.95%
- Dự kiến và trước đó 3.95%
Lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm đã bị cắt giảm vào tháng 2: đợt cắt giảm lãi suất LPR 5 năm lớn nhất từ trước đến nay của PBoC. Đây là mốc chuẩn cho lãi suất thế chấp ở Trung Quốc và một phần lớn lý do đằng sau việc cắt giảm của PBoC là nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn sâu sắc.
Tuần trước, lãi suất MLF được ấn định không thay đổi, đây thường là một dấu hiệu đáng tin cậy rằng lãi suất LPR sẽ không thay đổi.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0968
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1986
- PBOC bơm 3 tỷ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- Trong khi 3 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay
Ước tính công suất lọc dầu của Nga giảm 900,000 thùng/ngày do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
- Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu của Nga
- JPMorgan Chase ước tính các cuộc tấn công của Ukraine đã khiến công suất lọc dầu của Nga mất khoảng 900,000 thùng mỗi ngày trong khoảng “vài tuần, nếu không phải vài tháng” cho đến khi công suất được phục hồi,
- Theo nhiều báo cáo phương tiện truyền thông, đã có 15 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào 13 nhà máy lọc dầu ở 9 khu vực của Nga vào năm 2024, trong đó có 9 vụ xảy ra chỉ trong một tuần.
- Nước này sẽ tăng xuất khẩu dầu qua các cảng phía Tây vào tháng 3 thêm gần 200,000 thùng mỗi ngày hoặc khoảng 10%, và dự kiến sẽ còn tăng thêm do các cuộc tấn công liên tục vào các nhà máy lọc dầu.
USD/JPY vượt lên trên 151.00
Đã có thời điểm trong sáng nay, USD/JPY đạt đỉnh trong bốn tháng ở mức 151.30.
Việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản chuyển hướng sang thắt chặt đã không giúp đồng Yên mạnh lên.
Thêm vào đó là khả năng ngừng thắt chặt khiến đồng yên đã bị suy yếu. EUR/JPY đang ở mức đỉnh kể từ năm 2008.
USD/JPY hiện ở mức 151.212.
Trung Quốc kỳ vọng hai nền kinh tế bổ sung cho nhau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Australia gặp nhau
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp Ngoại trưởng Úc Penny Wong.
Ý kiến từ phía Trung Quốc:
- Nền kinh tế của Trung Quốc và Úc có tính bổ sung cao và có tiềm năng lớn
- Nhấn mạnh rằng vì quan hệ Trung Quốc-Australia đang đi đúng hướng nên không được chần chừ, đi chệch hướng hay quay trở lại
- Liên quan đến chủ quyền, nhân phẩm và những mối quan ngại chính đáng của Trung Quốc, hy vọng phía Australia sẽ tiếp tục tuân thủ các cam kết đã đưa ra, tôn trọng và xử lý đúng đắn.
- Điều quan trọng nhất là kiên trì tìm kiếm điểm chung đồng thời bảo lưu những khác biệt
- Mỗi lần gặp nhau, sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên lại tăng thêm một điểm và quan hệ Trung Quốc-Australia tiến thêm một bước
- Hy vọng rằng động lực tương tác tốt đẹp này sẽ tiếp tục
AUD được hưởng lợi khi quan hệ của Úc với Trung Quốc được cải thiện và Úc có thể xuất khẩu nhiều hơn sang nước láng giềng khổng lồ của mình.
BoJ: Dự kiến sẽ không tiếp tục thắt chặt chính sách trong vài tháng tới
Theo các nhà phân tích tại Julius Baer:
- Việc kết thúc chính sách lãi suất âm, cùng với việc chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất và hoạt động mua quỹ ETF, trông giống như hành động chính sách tiền tệ diều hâu.
- Đồng thời, triển vọng chính sách tiền tệ ở Nhật Bản vẫn còn ôn hòa do BoJ vẫn nhắm tới các điều kiện tiền tệ phù hợp. Việc mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản vẫn có thể thực hiện được và lạm phát dự kiến sẽ lại giảm xuống dưới 2% trong những tháng tới.
- Chúng tôi hy vọng sẽ không có thêm chính sách thắt chặt nào trong vài tháng tới. Kỳ vọng sẽ có một số hành động lãi suất vì lạm phát dự kiến sẽ giảm trở lại dưới 2% trong những tháng tới và vẫn chưa chắc chắn về việc liệu nhu cầu lương ổn định có đủ để khởi động lại hoạt động tiêu dùng tư nhân trì trệ ở Nhật Bản hay không.
Goldman Sachs: giá dầu tăng dựa trên cả yếu tố cung và cầu
Goldman Sachs nhận thấy giá dầu thô thậm chí còn cao hơn trong năm nay do nhu cầu mạnh mẽ và mức tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC ở mức vừa phải:
Các nhà phân tích tại GS đặc biệt chỉ ra:
- Nhu cầu của Trung Quốc ngày càng tăng. Điều này thể hiện rõ trong dữ liệu gần đây, Nhu cầu dầu rõ ràng +6.1% so với cùng kỳ
- Thắt chặt nguồn cung dầu từ Mỹ
- Đợt rút hàng tồn kho mùa hè
Dầu WTI hiện ở mức 82.51 USD.
Niềm tin người tiêu dùng quý 1 New Zealand cao hơn quý trước đó
- Niềm tin người tiêu dùng quý 1 New Zealand: 93.2
- Trước đó: 88.9
Niềm tin người tiêu dùng quý 4 năm 2023 đạt mức cao nhất trong 2 năm và kéo dài sang quý 1 năm 2024 nhưng vẫn ở dưới mức trung bình dài hạn.
Goldman: Fed đang trên đà cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 6; kỳ vọng sẽ có 3 lần cắt giảm vào năm 2024 thay vì 4
Goldman Sachs dự đoán Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, điều chỉnh dự báo do lạm phát tăng nhẹ trong những tháng gần đây. Công ty hiện dự báo sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, giảm so với dự báo trước đó là 4 lần, do quỹ đạo lạm phát cao hơn một chút. Tuy nhiên, Goldman Sachs kỳ vọng chu kỳ cắt giảm lãi suất sẽ kéo dài đến năm 2025 và 2026, duy trì dự báo lãi suất dài hạn là 3.25-3.5%.
Triển vọng của Goldman Sachs trước cuộc họp FOMC tháng 3 phản ánh sự lạc quan thận trọng về việc bắt đầu cắt giảm lãi suất vào giữa năm nay, bất chấp chỉ số lạm phát gần đây ổn định hơn. Những điều chỉnh của GS trong dự báo cắt giảm lãi suất và kỳ vọng đối với quỹ đạo chính sách của Fed nhấn mạnh sự cân bằng mong manh mà Fed tìm kiếm giữa việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý áp lực lạm phát. Con đường chính sách dự kiến này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính và chiến lược của các nhà đầu tư trong những tháng tới.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 19.03: Chứng khoán Mỹ tăng trong một ngày đầy biến động
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm ngay trước khi đóng cửa sau khi giảm trong phiên.
- Dow Jones: +320.21 điểm lên 39110.77 - ngay dưới mức đỉnh mọi thời đại tại 39131.54
- S&P 500: +29.09 điểm tương đương +0.56%
- Nasdaq: +63.33 điểm tương đương +0.39%
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.38% lên 103.82. Quyết định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục gây tiếng vang trong phản ứng 'bán sự thật' mạnh mẽ đối với đồng yên. Có lẽ thị trường đang tìm kiếm nhiều cam kết hơn cho chu kỳ lãi suất dài hạn nhưng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không hài lòng với cả lãi suất cao hơn và đồng tiền yếu hơn. USD/JPY ban đầu chững lại ở mức 150.65 vào đầu phiên giao dịch tại Hoa Kỳ và trượt xuống mức 150.30 nhưng nhanh chóng tăng cao tới mức 150.96.
CPI của Canada giảm nhẹ. Thị trường tiếp tục đặt câu hỏi điều gì thực sự khiến lạm phát ở Mỹ mạnh hơn, đặc biệt là trong bối cảnh doanh số bán ô tô đã qua sử dụng ở Mỹ ngày nay yếu. CAD ban đầu đã giảm 40 pip xuống mức đáy năm nhưng đã ổn định từ đó và quay trở lại mức trước dữ liệu với sự hỗ trợ từ dầu mỏ và chứng khoán.
Rạng sáng mai, cuộc họp FOMC sẽ diễn ra.
- DXY: +0.38%
- EURUSD -0.07%
- GBPUSD -0.06%
- AUDUSD -0.44%
- NZDUSD -0.54%
- USDJPY +1.16%
- USDCHF +0.02%
- USDCAD +0.26%
Vàng giảm $2 xuống $2,157. Bitcoin giảm xuống $61,897. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 4.8 bp xuống 4.29%. Dầu thô WTI tăng $0.53 lên $83.25.