PBOC cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản LPR kỳ hạn 5 năm
- Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm được giữ nguyên ở 3.45%
- Lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm giảm 25 bps xuống 3.95% từ 4.20% trước đó
Đây là lần đầu tiên PBOC cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm kể từ tháng 8 và 25bps là mức cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay. Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm đóng vai trò ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp. Do đó, việc cắt giảm lãi suất kỳ hạn 5 năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực đối với lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc.
Biên bản cuộc họp tháng 2 của RBA: Hội đồng thống đốc đã xem xét kịch bản tăng 25 điểm cơ bản
Biên bản cuộc họp tháng 2 của RBA:
- Hội đồng thống đốc xem xét trường hợp tăng 25 điểm cơ bản hoặc giữ nguyên lãi suất.
- Kịch bản giữ nguyên lãi suất được ủng hộ và phù hợp với những rủi ro cân bằng đối với triển vọng.
- Dữ liệu giúp hội đồng thống đốc tin tưởng hơn rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trong khung thời gian hợp lý.
- Tuy nhiên, sẽ "mất một thời gian" trước khi hội đồng thống đốc có thể đủ tự tin về lạm phát.
- Vì vậy, hội đồng thống đốc đã đồng ý rằng không loại trừ khả năng tăng lãi suất là phù hợp.
- Hội đồng lưu ý rằng lãi suất tăng sẽ không ngăn cản việc cắt giảm nếu nền kinh tế suy yếu.
- Dự báo lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu vào năm 2025 và không có đợt tăng lãi suất nào nữa.
- Lạm phát hàng hóa giảm nhanh hơn dự kiến, lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao.
- Dữ liệu về thị trường lao động, tiêu dùng yếu hơn dự kiến.
- Lạm phát cao, thuế cao hơn và các khoản thanh toán lãi vay đã đè nặng lên tiêu dùng.
- Thị trường lao động tương đối chặt chẽ, tăng trưởng tiền lương chậm lại ở một số ngành.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.02: Forex không có nhiều biến động trong ngày thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ đóng cửa nghỉ lễ
Thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ đóng cửa nghỉ lễ
Thị trường FX không có nhiều biến động trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ. NZD mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chịnh. EURUSD đã chạm đáy gần đường MA 200 giờ ở mức 1.0760 trong khi GBPUSD không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự là đường MA 100 trên biểu đồ 4 giờ ở 1.2630 và đóng cửa ở 1.2590. USDCHF duy trì trên MA 100 ngày ở mức 0.8795. Mục tiêu tiếp theo là đường MA 200 ngày ở mức 0.8844. NZDUSD phá vỡ đường MA 200 trên biểu đồ 4 giờ và phá vỡ mức thoái lui 38.2% ở mức 0.61406.
- Chỉ số DXY +0.01%
- EURUSD +0.02%
- GBPUSD -0.05%
- AUDUSD +0.15%
- NZDUSD +0.41%
- USDJPY +0.05%
- USDCHF +0.17%
- USDCAD +0.06%
Vàng tăng 0.23% lên sát $2,018. Bitcoin giảm 0.7% xuống $51.6K. Giá dầu giảm khi các quan chức Fed bày tỏ lập trường kiên nhẫn hơn về khả năng cắt giảm lãi suất. Hợp đồng tương lai dầu thô Brent đã giảm 58 cent, tương đương 0.69% xuống mức 82.89 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 0.44% xuống mức 78.84 USD/ thùng.
Fed: Cải thiện tình hình lạm phát sẽ cho phép FOMC bắt đầu giảm lãi suất dần dần vào khoảng giữa năm - ANZ
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng ANZ vẫn duy trì dự báo rằng FOMC sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào khoảng giữa năm, hiện tại dự kiến là vào tháng 7.
Cần thận trọng nhưng vẫn dự kiến cắt giảm vào giữa năm.
"Vẫn duy trì quan điểm rằng, trừ khi xu hướng cải thiện hàng năm của lạm phát lõi PCE bị đình trệ hoặc bắt đầu đảo ngược, bối cảnh lạm phát được cải thiện sẽ cho phép FOMC bắt đầu cắt giảm lãi suất dần dần vào khoảng giữa năm.
Hiện tại, các nhà kinh tế tại Ngân hàng ANZ dự báo chu kỳ cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào tháng 7. Họ cũng cho rằng FOMC cần kiên nhẫn và thận trọng trong việc đưa ra hướng dẫn trước về thời điểm dự kiến cắt giảm lãi suất. ANZ sẽ theo dõi sát các dữ liệu mới và điều chỉnh dự báo của mình cho phù hợp.
Dự kiến lãi suất mục tiêu sẽ được cắt giảm 100 điểm cơ bản trong năm nay và 200 điểm cơ bản trong toàn chu kỳ. ANZ dự báo việc cắt giảm sẽ diễn ra theo từng đợt 25 điểm cơ bản và kết thúc vào tháng 6 năm 2025.
Fed và thị trường đang có một sự đồng thuận hiếm hoi
Thông thường, thị trường và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hiếm khi có cùng quan điểm.
Hiện tại, biểu đồ chấm của Fed cho năm nay dự báo mức cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản, trong khi thị trường tương lai lãi suất quỹ Fed dự báo mức cắt giảm 89 điểm cơ bản.
Các con số do thị trường dự báo bị ảnh hưởng bởi rủi ro đuôi (tail risks), nhưng nếu loại bỏ 14 điểm cơ bản đó, thị trường và Fed có sự đồng thuận gần như hoàn hảo.
Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài. Chủ đề giao dịch cho đến nay là việc thị trường suy xét lại về mọi dữ liệu kinh tế. Thị trường bắt đầu năm với định giá nới lỏng 140 điểm cơ bản, nhưng con số này đã giảm xuống do dữ liệu kinh tế tích cực áp đảo.
Tuy nhiên, tuần trước, doanh số bán lẻ cho tháng 1 của Mỹ thấp hơn dự kiến và ngày càng có nhiều câu hỏi về việc liệu các vấn đề điều chỉnh theo mùa có làm tăng giá nhân tạo của bộ ba chỉ số CPI, PPI và giá nhập khẩu/xuất khẩu hay không.
Tuần này tương đối ít dữ liệu kinh tế của Mỹ, vì vậy thị trường có thể thấy sự tập trung nhiều hơn vào các yếu tố khác trong phương trình tỷ giá USD/XXX. Điều này phù hợp vì hôm nay là ngày nghỉ lễ của Mỹ.
Việc cựu TT Donald Trump tái đắc cử có thể sẽ hỗ trợ USD trong ngắn hạn - Nordea
Kết quả bầu cử Mỹ vẫn là một ẩn số. Các nhà kinh tế học tại Nordea đang phân tích xem đồng USD có thể phản ứng như thế nào với việc Trump tái đắc cử.
Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, đặc biệt nếu lo ngại về nợ chính phủ trở thành hiện thực.
"Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể khiến đồng USD đứng vững hơn so với dự báo trước đó.
Nếu Trump tái đắc cử, sự trở lại của ông có thể sẽ dẫn đến nhiều chính sách lạm phát hơn, một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và nước ngoài với trọng tâm là Trung Quốc, rủi ro địa chính trị gia tăng và thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ cao hơn.
Đối với USD, việc Trump tái đắc cử có thể sẽ hỗ trợ USD trong ngắn hạn do căng thẳng thương mại và địa chính trị. Đồng USD có thể yếu hơn so với dự báo trước đó, đặc biệt nếu lo ngại về nợ công trở thành hiện thực."
AUD/USD: Đi ngang gần mức đỉnh mới trong hai tuần quanh 0.6550
- Cặp AUD/USD đang đi ngang gần mức cao nhất trong tuần trước thềm cuộc họp của Fed và công bố biên bản cuộc họp của RBA.
- Việc Trung Quốc mở cửa trở lại thị trường đã hỗ trợ đồng Đô la Úc tăng giá.
- Áp lực giá dai dẳng ở Mỹ không hỗ trợ đồng USD.
Ethereum vượt qua Bitcoin với mức tăng trưởng hàng tuần lên tới hai chữ số
- Ethereum đã vượt qua Bitcoin với với mức tăng trưởng theo tuần là 16%, trong khi Bitcoin chỉ mang lại lợi nhuận 8% cho người nắm giữ.
- Ethereum ghi nhận mức tăng 5% trong Open Interest so với mức tăng 1% của Bitcoin.
- Giá ETH đạt mức cao nhất 52 tuần trước thềm nâng cấp Dencun dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm 2024.
Đồng USD đi ngang trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ President's Day ở Mỹ
- Đồng USD đi ngang vào thứ Hai do các nhà giao dịch Mỹ nghỉ lễ President's Day, tạo thành một kỳ nghỉ cuối tuần dài.
- Thị trường đang theo dõi các tin tức về tình hình địa chính trị ở Gaza và Trung Đông nói chung.
- Chỉ số DXY đang giao dịch ở mức 104.275
PPI tháng 1 của Canada -0.1% như dự kiến
- Trước đó: -1.5% m/m
- Giá: -2.9%y/y so với -2.7% trước đó
- Giá nguyên liệu: +1.2% m/m so với -4.9% trước đó
- Giá nguyên liệu thô: -6.4% y/y so với -7.9% trước đó
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực về lạm phát, giá dầu thô đang tăng và cần theo dõi chặt chẽ vì nó có thể tác động đến lạm phát trong tương lai.
USD/CAD: Đà phục hồi của quý 1 đang chững lại - Scotiabank
USD/CAD đã không duy trì được mức tăng trên 1.3500 vào cuối tuần. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này.
Dự báo USD/CAD có thể giảm nhẹ thêm trong khoảng trên 1.3400.
"Biểu đồ cho thấy điểm kháng cự thoái lui 1.3540 vẫn đang ảnh hưởng đến giá của USD/CAD. Mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy đà tăng của USD đang đảo chiều, nhưng biểu đồ tuần đang cho thấy áp lực bán USD gia tăng khi giá vượt qua vùng giữa/trên 1.3500. Điều này chỉ ra rằng đà phục hồi của USD trong quý 1 đang chững lại.
Mức kháng cự của USD/CAD vẫn vững chắc trong vùng 1.3540/1.3580. Giao dịch cuối tuần khiến giá USD/CAD có khả năng giảm nhẹ xuống vùng 1.3400 và có thể kiểm tra lại mức hỗ trợ 1.3420/1.3440.
Mức hỗ trợ quan trọng vẫn là 1.3360."
Cập nhật cuối phiên Âu ngày 19/02: Thị trường yên ắng do kỳ nghỉ lễ dài ở Mỹ
Các tin chính:
- Thị trường ít biến động do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ dài cuối tuần ở Mỹ
- Các đồng tiền chính không có nhiều biến động đáng kể
- Giá vàng tiếp tục đà tăng từ tuần trước, hướng tới ngày tăng thứ ba liên tiếp
- Bundesbank đưa ra cảnh báo về tình trạng suy thoái kinh tế của Đức
- Ursula von der Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Tổng tiền gửi ký quỹ của SNB giảm từ 482.3 tỷ CHF xuống 477.1 tỷ CHF trong tuần qua
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm
- Vàng tăng 0.2% lên 2,018.24 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.2% xuống 78.27 USD
- Bitcoin tăng 0.5% lên 52,340 USD
Phiên giao dịch tại châu Âu diễn ra rất yên ắng, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Thị trường Mỹ đóng cửa hôm nay nhân ngày Presidents' Day, do đó đây cũng là một kỳ nghỉ dài cho thị trường nói chung. Cần lưu ý thêm là hôm nay không có các báo cáo kinh tế quan trọng nào được công bố.
Do đó, các đồng tiền chính giao dịch đi ngang trong biên độ hẹp. Đồng đô la giảm nhẹ, nhưng không có gì đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay.
USD/JPY tiếp tục dao động quanh mốc 150.00 trong khi EUR/USD ổn định ở khoảng 1.0775 trong ngày. Đồng Kiwi tăng nhẹ nhưng NZD/USD hiện vẫn đang nằm dưới mức kháng cự quan trọng trong ngày khoảng 0.6150-73.
Tại các thị trường khác, chứng khoán châu Âu giảm nhẹ sau sau phiên giảm của Wall Street vào thứ Sáu. Trong khi đó, vàng tăng nhẹ lên 2,018 USD, duy trì đà tăng từ tuần trước.
Giá khí đốt tiếp tục giảm bất chấp căng thẳng leo thang ở Trung Đông
- Giá khí đốt thiết lập mức đáy mới trong ba năm.
- Chỉ số DXY đang ổn định trên mức hỗ trợ quan trọng trong kỳ nghỉ lễ tại Mỹ
Khí đốt (XNG/USD) đang giao dịch quanh mức $1.62 sau khi Iran cáo buộc Israel cho nổ tung một trong những đường ống dẫn khí đốt quan trọng của nước này vào tuần trước. Tờ The New York Times đưa tin rằng Iran có bằng chứng cho thấy Israel đứng sau vụ tấn công. Trong khi đó, Israel đang tăng cường áp lực lên Dải Gaza và Hamas bằng cách đưa ra yêu cầu thả tù con tin cuối cùng trước thềm ngày lễ Shabbat trong hai tuần tới, nếu không sẽ triển khai một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn khác.
Trong khi đó, Chỉ số DXY đang giao dịch ổn định tại mức hỗ trợ quan trọng là 104.00 khi thị trường Mỹ không hoạt động vào thứ Hai này do ngày nghỉ lễ. Các nhà giao dịch sẽ tập trung hơn vào biên bản cuộc họp tháng 1 của Fed được công bố vào thứ Tư và dữ liệu PMI của Mỹ vào thứ Năm.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhận được sự ủng hộ của Đức cho nhiệm kỳ thứ hai
- Theo Reuters, dẫn nguồn từ một nguồn tin thân cận
Bà Ursula von der Leyen đã giành được sự ủng hộ của đảng trung hữu tại Đức để tranh cử thêm một nhiệm kỳ với tư cách là Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Điều này ít nhất cũng xác nhận rằng bà đang muốn lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Vị trí này sẽ được bầu lại trong năm nay vì bà đã nắm quyền từ năm 2019.
Bundesbank cho biết kinh tế Đức hiện có khả năng đang suy thoái
Trong báo cáo hàng tháng, Bundesbank cho biết:
- Kinh tế Đức hiện có khả năng đang suy thoái do nhu cầu từ bên ngoài suy yếu và hoạt động tiêu dùng trì trệ.
- Chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong nền kinh tế.
- Giai đoạn suy yếu của nền kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra.
Natixis: Lạm phát của Châu Âu trong tương lai sẽ cao hơn mức trung bình giai đoạn 2002-2007
Các nhà phân tích tại Natixis cho rằng lạm phát trong Khu vực Eurozone sẽ cao hơn trong tương lai:
- Mức lạm phát trung bình tại Khu vực đồng Euro trong giai đoạn 2002-2007 là 2.2%. Chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn trong tương lai so với giai đoạn 2002-2007, bao gồm: Giá năng lượng cao hơn, Thị trường lao động thắt chạt hơn, mức năng suất chậm lại, và việc cầu vượt quá cung trở thành xu thế chủ đạo, trong khi giai đoạn 2002-2007 lại chứng kiến xu hướng cung vượt quá cầu.
- Nếu lạm phát trung hạn cao hơn 2.2% (ở mức 2.7%, 3%), có thể dự đoán rằng lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ cao hơn so với giai đoạn 2002-2007.
- Mức lạm phát trung hạn sẽ quyết định lãi suất danh nghĩa và thực tế
Thị trường ngoại hối trầm lắng trong phiên giao dịch hôm nay
Thị trường ngoại hối hôm nay khá ảm đạm khi các cặp tiền chính không mấy biến động. Các nhà giao dịch dường như chưa "mặn mà" lắm với tuần giao dịch mới.
Mặc dù phiên Châu Âu mở cửa nhưng EUR/USD chỉ biến động chưa tới 20 pip. USD/JPY giảm nhẹ, tiếp tục dao động quanh mốc 150.00. NZD/USD tăng nhẹ nhưng vẫn gặp phải kháng cự mạnh trên biểu đồ ngày ở vùng 0.6150-73. Các cặp tiền khác thậm chí còn ít biến động hơn.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB giảm nhẹ
- Tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tính đến ngày 16 tháng 2 là 477.1 tỷ CHF (Trước đó: 482.3 tỷ)
- Tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn trong nước là 468.6 tỷ CHF (Trước đó: 473.8 tỷ)
ING: Chỉ số sẽ đi ngang trong ngưỡng 104.00-105.00 trong tuần này
Chỉ số DXY đang điều chỉnh giảm về mốc 104.00 . Các nhà kinh tế học tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh:
- Có vẻ như đồng USD có thể tiếp tục mạnh trong phần còn lại của tháng.
- Các yếu tố theo mùa hỗ trợ nó, nhưng việc công bố dữ liệu PPI tháng 1 của Mỹ vào thứ Sáu cho thấy rằng dữ liệu lạm phát tiêu dùng cốt lõi PCE - chỉ số ưa thích của Fed - cũng có thể tăng 0.4% so với tháng trước và tiếp tục cản trở xu hướng suy yếu của lạm phát.
- Về mặt lý thuyết, chúng tôi dự đoán DXY sẽ duy trì trong khoảng 104.00-105.00 trong tuần này.
Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý?
Hãy cùng xem những sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch trong những ngày tới.
Thứ Ba 20/2:
- Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 2 của RBA
- Quyết định lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của Trung Quốc
Thứ Tư 21/2:
- Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của Fed
Thứ Năm 22/2:
- Dữ liệu CPI tháng 1 của Canada
- Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 2 của Anh, Pháp, Đức và Mỹ
- Dữ liệu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ
Thứ Sáu 23/2:
- Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức
Dữ liệu PMI có thể sẽ tạo ra một số biến động, nhưng nhìn chung các dữ liệu có thể sẽ ít ảnh hưởng đến thị trường hơn so với tuần trước.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào đầu phiên
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.3%
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0.2%
- Chỉ số CAC40 của Pháp giảm 0.3%
- Chỉ số FTSE của Anh đi ngang
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha tăng 0.2%
- Chỉ số FTSE MIB của Ý giảm 0.2%
Sau khi đạt mức cao kỷ lục mới vào tuần trước, cả 2 chỉ số DAX và CAC 40 hiện đang giảm nhẹ. Hiện vẫn đang là đầu tuần và thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Hai nên các thị trường giao dịch khá ảm đạm.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức -0,2%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh -0,1%
Các chỉ số châu Âu giảm nhẹ sau phiên thứ Sáu cả DAX và CAC40 đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Khẩu vị rủi ro nhìn chung có phần ổn định hơn nhưng việc các ngân hàng Mỹ đóng cửa nghỉ lễ có thể khiến phiên giao dịch hôm nay tương đối ảm đạm.
Thị trường chờ đợi phiên Âu trầm lắng do không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố
Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố trong phiên Âu hôm nay. Các loại tài sản có thể không ghi nhận biến động nào đáng chú ý cho đến khi thị trường bước vào phiên Mỹ. Khẩu vị rủi ro đang ổn định, với các tiền tệ chính kẹt trong biên độ hẹp.
Về mặt dữ liệu, tổng tiền gửi không kỳ hạn trong tuần trước tại SNB sẽ được công bố vào 16:00 chiều nay.
Vàng bám sát đà tăng của tuần trước để tiếp đà tăng lần thứ ba liên tiếp
Mức giảm xuống dưới mốc 2,000 USD vào tuần trước đã bị chặn lại bởi đường trung bình động 100 ngày khi phe mua giữ vững lập trường. Hiện tại vàng đã tăng trở lại ở mức 2,020 USD sẽ tiếp tục tăng trong hôm nay.
Tất nhiên, phần lớn vẫn phụ thuộc vào tâm lý đồng đô la và tâm trạng trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, ít nhất các dấu hiệu kỹ thuật cũng đáng khích lệ trong ngắn hạn.
Đồng đô la không còn tăng giá so với các đồng tiền chính còn lại. Mức tăng cao mới nhất của đồng bạc xanh đã bị giới hạn và điều đó có thể dẫn đến sự đảo chiều.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng bị giới hạn gần hơn đường trung bình động 100 ngày ở mức 4.33%. Những điều đó đang tạo ra một số luồng gió thuận lợi cho vàng để duy trì đà tăng hiện tại.
Thị trường Mỹ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế toàn cầu
Thị trường của Mỹ đóng cửa, kéo theo một ngày cuối tuần dài. Tình hình ở châu Á khá ảm đạm và gần như chắc chắn sẽ lan sang châu Âu do không có các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố ngày hôm nay.
EUR/USD giao dịch trở lại trên mức đáy trong tháng 12 là 1.0723, sau khi phá vỡ mức phá vỡ thấp hơn vào nửa cuối tuần trước. Trong khi đó, USD/JPY tiếp tục quanh mức 150.00. Ngoài ra, GBP/USD không thể duy trì mức giảm dưới 1.2600 trong khi AUD/USD tiếp tục duy trì ở đường trung bình động 100 ngày, hiện ở mức 0.6540
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đang giữ trên 4.20% nhưng vẫn bị cản trở bởi đường trung bình động 100 ngày gần 4.33%. Điều đó cũng đang hạn chế phần lớn sự cân bằng của đồng đô la trong thời điểm hiện tại.
Trong lĩnh vực hàng hóa, vàng tiếp tục 'bật ra' khỏi đường trung bình động 100 ngày. Kim loại quý hiện tăng 0.3% lên 2,018 USD để hướng tới ngày tăng thứ ba liên tiếp. Khí đốt tự nhiên tiếp tục bị giảm giá khi gần chạm mức thấp nhất kể từ năm 2020.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: MLF không thay đổi, căng thẳng tại biển Đỏ tiếp tục gia tăng
Thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ năm mới kéo dài một tuần, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cuối tuần qua đã tuyên bố rằng MLF không thay đổi, thường sẽ kéo theo LPR cũng sẽ không thay đổi, nhưng vẫn có tin đồn về khả năng cắt giảm lãi suất 5 năm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa cao hơn một chút nhưng không có dấu hiệu tăng.
Phiến quân Houthi đã tấn công một con tàu thương mai tại biển Đỏ. Thủy thủ đoàn đã rời bỏ con tàu.
Dầu ít nhiều không thay đổi trong phiên.
Biên bản cuộc họp tháng 2 của RBA sẽ có vào ngày mai
Biên bản cuộc họp tháng 2 của Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ có vào lúc 7 giờ 30 ngày 20 tháng 2.
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch châu Á
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Hai trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu suy giảm sắp xảy ra, điều này phần lớn bù đắp cho lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung từ các cuộc tấn công mới ở Biển Đỏ, đặc biệt là trước lo ngại nhu cầu, lãi suất và điều kiện kinh tế toàn cầu đi xuống
Hợp đồng tương lai dầu Brent đáo hạn vào tháng 4 giảm 0.71% xuống 82.88 USD/thùng, trong khi Hợp đồng tương lai dầu thô WTI giảm 0.75% xuống 77.87 USD/thùng
Các cuộc đàm phán về việc cắt giảm Lãi suất cho vay cơ bản (LPR) vẫn tiếp tục trong bối cảnh PBoC giữ lãi suất MLF không thay đổi
PBoC rất lo ngại rằng việc cắt giảm lãi suất thêm nữa sẽ dẫn đến tình trạng mất giá đồng tiền dẫn đến việc MLF không thay đổi. Đây thường là một dấu hiệu tốt cho thấy LPR cho tháng tiếp theo cũng sẽ không có thay đổi.
Theo China Financial News, một công ty con truyền thông của PBOC, cho biết "vẫn có khả năng giảm lãi suất cho vay cơ bản":
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang nói rằng ông muốn các chính sách mạnh mẽ và thực dụng để phát triển nền kinh tế. Việc cắt giảm thời hạn 5 năm sẽ tác động đến khoản vay thế chấp, nhiều biện pháp kích thích hơn trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn sẽ được khắc phục.
Con tàu do Lebanon điều hành và treo cờ Belize, đăng ký ở Anh đã bị phiến quân Houthi tấn công ở Biển Đỏ
Con tàu đã bị tấn công ở eo biển Bab al-Mandab
Báo cáo mới nhất là thủy thủ đoàn đã rời khỏi tàu. Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) báo cáo thủy thủ đoàn đã bỏ rơi một con tàu ngoài khơi Yemen sau một vụ nổ nhưng tàu đã thả neo và tất cả thủy thủ đoàn đều an toàn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm dẫn đầu đà tăng!
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm, chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố vào cuối tuần
Vàng tăng lên trên $2,022
Vàng tăng lên trên $2,022 khi USD suy yếu trong bối cảnh nhà giao dịch thận trọng và không có nhiều dữ liệu kinh tế.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
- Nikkei 225 giảm 0.25% xuống 38,390.17 trong khi Topix đi ngang
- Kospi tăng 0.92%, trong khi Kosdaq tăng 0.3%.
- Hang Seng giảm 1.04% khi Hang Seng Tech giảm 2.2%.
- Shanghai Composite tăng 0.73%, CSI tăng 0.3%. PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5% đúng như dự kiến. Chi tiêu của người tiêu dùng được ghi nhận tăng cao hơn mức trước Covid trong kỳ nghỉ lễ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề nghị với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken rằng Hoa Kỳ phải dỡ bỏ các hạn chế đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc đồng thời cảnh báo rằng những nỗ lực hạn chế Bắc Kinh sẽ chỉ làm tổn thương Washington.
Chỉ số CFETS RMB Index đạt đỉnh kể từ tháng 10 năm 2023
Chỉ số CFETS RMB Index - chỉ số đo sự biến động của đồng nhân dân tệ so với một rổ tiền tệ gồm 13 đồng tiền của các nước đối tác thương mại tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 10 năm 2023
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1032
- PBOC bơm 32 tỷ nhân dân tệ thông qua RR 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8% và bơm 255 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 14 ngày với lãi suất 1.95%
- 100 tỷ nhân dân tệ RR đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 68 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5%
- PBoC giữ nguyên lãi suất MLF ở 2.5% đúng như dự kiến
- PBOC bơm 500 tỷ nhân dân tệ thông qua MLF kỳ hạn 1 năm ở mức 2.5%
- 499 tỷ nhân dân tệ của MLF sẽ đáo hạn hôm nay
- Một khoản bơm ròng 105 tỷ nhân dân tệ MLF sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Quan chức Fed Daly: Còn nhiều việc phải làm để chống lạm phát
Quan chức Fed Mary Daly phát biểu tại hội nghị NABE:
- Còn nhiều việc phải làm để chống lạm phát.
- Đang ở vị thế tốt
- Tiến bộ đáng chú ý về lạm phát không đồng nghĩa với việc đã chiến thắng
- Lạm phát giảm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể rõ ràng là tin tốt
- Cần thêm thời gian, dữ liệu để đảm bảo lạm phát tiếp tục tiến triển đúng kỳ vọng
- Rủi ro bao gồm tiến độ giảm phát chậm và thị trường lao động chững lại
- Fed cần kiên nhẫn
- Sự gián đoạn ở Biển Đỏ, Kênh đào Panama có thể là nguồn rủi ro mới
- Đà tăng trưởng kinh tế hiện tại là nguy cơ dẫn tới lạm phát dai dẳng hơn
- Mục tiêu là ổn định giá cả bền vững và đảm bảo việc làm
- Công nhân Mỹ đã trở lại làm việc vào năm ngoái. Dự đoán số lượng sẽ đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ
- Đồng thời ghi nhận nhập cư gia tăng
- Không chỉ có thêm công nhân mà còn làm việc hiệu quả hơn.
- Lạm phát giảm không chỉ đến từ cung mà còn đến từ cầu
- Kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình ở mức trước đại dịch
- Kỳ vọng lạm phát của doanh nghiệp cũng được cải thiện
- Rủi ro được cân bằng hơn.
- Cho đến nay điều kiện lao động đã được nới lỏng mà không làm giảm việc làm.