Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.01: Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm, USD chạm đỉnh trong một tháng khi quan chức Fed Christopher Waller cảnh báo việc nới lỏng chính sách tiền tệ có thể đến chậm hơn dự kiến
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm trong bối cảnh thu nhập quý 4 tăng mạnh và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng trở lại trên 4% sau khi quan chức Fed Christopher Waller cảnh báo việc nới lỏng chính sách tiền tệ có thể đến chậm hơn dự kiến. Thị trường định giá khoảng 65% khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Dow Jones giảm 231.86 điểm, tương đương 0.62%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0.37% và 0.19%.
- Dow Jones: -0.62%
- S&P 500: -0.37%
- Nasdaq: -0.19%
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.64%, đóng cửa ở 103.33. USD/JPY tiến gần đến mức thoái lui 61.8% của mức giảm từ tháng 11. Các loại tiền tệ hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng. EUR/USD tiến sát mức đáy trong năm ở 1.0875 nhưng không thể break qua ngưỡng và đóng cửa tại 1.0877.
- Chỉ số DXY +0.64%
- EURUSD -0.67%
- GBPUSD -0.71%
- AUDUSD -1.15%
- NZDUSD -1.01%
- USDJPY +1.03%
- USDCHF +0.68%
- USDCAD +0.52%
Vàng giảm $27 xuống $2,027. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $43K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 11 bps lên trên 4.06%. Giá dầu không có nhiều biến động trong bối cảnh chịu áp lực nhẹ khi USD chạm đỉnh trong một tháng nhưng được hỗ trợ bởi những lo lắng về tác động đối với nguồn cung năng lượng từ căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Giá dầu WTI giảm 74 cents xuống $71.95.
Bài phát biểu của Christopher Waller hôm nay có thể đảo chiều thị trường như thế nào?
Điểm nhấn quan trọng của lịch kinh tế hôm nay là bài phát biểu vào lúc 23h của Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller.
Vào tháng 11, ông đã khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tăng vọt khi nói rằng:
- "Tôi cảm thấy phấn khích về những gì chúng tôi đã học hỏi trong vài tuần qua - dường như có điều gì đó đang thay đổi, đó là tốc độ của nền kinh tế."
Ông cũng nói thêm rằng có những lập luận xác đáng rằng nếu lạm phát tiếp tục giảm trong vài tháng nữa, Cục Dự trữ Liên bang có thể giảm lãi suất chính sách.
Thị trường hiện định giá 75% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3, và lãi suất sẽ giảm 1.5% vào tháng 5.
Ông Waller cũng nổi tiếng là người truyền tải thông điệp quan trọng trước các cuộc họp của FOMC. Thời điểm bài phát biểu hôm nay, chỉ vài ngày trước khi FOMC "bế quan" vào thứ Sáu, là thời điểm thích hợp để định hướng thị trường đồng thời có dư địa điều chỉnh nếu ông phát ngôn sai lầm.
Đồng USD đạt đỉnh một tháng so với JPY khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng
Cặp USD/JPY tiếp tục hồi phục sau đợt giảm mạnh vào cuối năm 2023. Hôm nay, cặp tiền này tăng thêm 86 pips, đạt 146.60, mức cao nhất kể từ ngày 6 tháng 12 và hoàn toàn xóa bỏ mức giảm của đồng USD sau cuộc họp FOMC.
Mốc quan trọng cần theo dõi là 147.46, tương ứng với mức hồi phục 61.8% của đà giảm trong tháng 11/12.
Cặp USD/JPY đã đảo chiều tăng trở lại sau trận động đất ở Nhật Bản và dữ liệu lạm phát tháng 1 của Nhật Bản thấp hơn dự kiến. Điều này khiến thị trường suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ không vội bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Giới đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân ở Nhật Bản như một thước đo quan trọng và những đợt cắt giảm lãi suất của FOMC (Ủy ban Thị trường Liên bang) đối với đồng USD.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mở cửa giảm trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mở cửa giảm trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần.
Tuần trước, các chỉ số chính đều tăng, dẫn đầu là NASDAQ với mức tăng 3.09%. S&P 500 tăng 1.84%. Đáng chú ý về mặt kỹ thuật, S&P 500 đã giao dịch trên mức đóng cửa cao nhất trong hai ngày liên tiếp (Thứ Năm và Thứ Sáu) ở mức 4,796.57 nhưng không thể duy trì đà tăng và đóng cửa giảm vào mỗi ngày.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
- Dow Jones giảm 150 điểm tương đương -0.68% xuống mức 37,337.03
- S&P 500 giảm 255.95 điểm tương đương –0.35% xuống mức 4,766.95
- NASDAQ giảm 96.81 điểm tương đương –0.65% xuống mức 14,875.95.
Thị trường nghi ngờ về số liệu khảo sát Empire Fed tồi tệ nhất kể từ đại dịch
Chỉ số Empire Fed giảm mạnh xuống -43.7 trong tháng 1, so với -14.5 trước đó.
Đây là số liệu kinh tế sản xuất sớm nhất của tháng và thoạt nhìn cho thấy hoạt động kinh tế giảm mạnh. Đơn hàng mới giảm sâu xuống -49.4 từ -11.3.
Đồng đô la đã giảm khoảng 20 pip trên diện rộng nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khảo sát này là một ngoại lệ, một phần vì không có dấu hiệu nào cho thấy hoạt động sản xuất đột ngột dừng lại, đặc biệt là mức giảm tương đương với thời kỳ đại dịch.
Điều đáng chú ý là các chỉ số dự báo 6 tháng đều cải thiện đáng kể. Chỉ số tổng thể tăng lên 18.8 từ 12.2, đơn hàng mới tăng lên 25.2 từ 11.3. Lao động, giao hàng và chi tiêu vốn cũng đều cải thiện.
Bản báo cáo cung cấp rất ít thông tin về nguyên nhân khiến số liệu giảm mạnh như vậy.
Empire là chỉ số sản xuất đầu tiên được công bố trong tháng, do đó nó sẽ khiến thị trường chú ý hơn đến các số liệu sắp tới. Hiện tại, thị trường đang xem xét báo cáo với ánh mắt nghi ngờ.
CPI tháng 12 của Canada là 3.4% y/y như dự kiến
- Trước đó: 3.1%
- CPI m/m: -0.3% so với -0,.3% dự kiến
Các chỉ số lõi:
- CPI lõi y/y của Ngân hàng Canada là 2.6% so với 2.8% vào tháng trước
- CPI lõi m/m của Ngân hàng Canada -0.5% so với +0.1% tháng trước
- CPI lõi m/m SA +0.1% so với +0.3% tháng trước
- Trimmed CPI: 3.7% so với 3.5% tháng trước
- Median CPI: 3.6% so với 3.4% tháng trước, điều chỉnh thành 3.6%
- Common CPI: 3.9% so với 3.9% tháng trước
Dự liệu lạm phát Canada tác động đáng kể đến kỳ vọng điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC). Trước khi công bố số liệu lạm phát, thị trường kỳ vọng 23% khả năng BoC sẽ hạ lãi suất vào cuộc họp ngày 24/1/2024. Tuy nhiên, sau khi số liệu được công bố, khả năng này giảm xuống còn 19%.
Khả năng BoC hạ lãi suất vào tháng 3 cũng giảm đáng kể, từ 46% xuống còn 30%. Đồng đô Canada tăng giá sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, một phần do trùng thời điểm với cuộc khảo sát Empire Fed cho thấy suy giảm đáng kể, gây áp lực lên đồng USD nói chung.
Chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ giảm mạnh bất ngờ, thấp nhất kể từ đỉnh dịch
Chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ cho tháng 1 đã giảm mạnh bất ngờ xuống -43.7, thấp hơn nhiều so với dự kiến -5.0 và là mức đáy kể từ tháng 5 năm 2020, thời điểm dịch COVID-19 hoành hành.
- Tháng trước: -14.5 (dự kiến tăng 2.0%) - mức giảm thấp nhất kể từ tháng 8/2023.
Chi tiết:
- Đơn hàng mới: -49.4 (so với -11.3 tháng trước)
- Giao hàng: -31.3 (so với -6.4 tháng trước)
- Giá mua: 13.2 (so với 16.7 tháng trước)
- Giá bán: 9.5 (so với 11.5 tháng trước)
- Lao động: -6.9 (so với -8.4 tháng trước)
- Giờ làm trung bình: -6.1 (so với -2.4 tháng trước)
- Đơn hàng chưa hoàn thành: -24.2 (so với -24.0 tháng trước)
- Thời gian giao hàng: -8.4 (so với -15.6 tháng trước)
- Hàng tồn kho: -7.4 (so với -5.2 tháng trước)
Dự kiến 6 tháng tới:
- Điều kiện kinh doanh tổng thể: 18.8 so với 12.1 tháng trước
- Đơn hàng mới: 25.2 so với 11.3 tháng trước)
- Giao hàng: 24.6 so với 15.8 tháng trước)
- Giá mua: 40.0 so với 25.0 tháng trước
- Giá bán: 32.6 so với 27.1 tháng trước
- Lao động: 16.8 so với 10.9 tháng trước
- Giờ làm trung bình: 14.7 so với 10.4 tháng trước
- Đơn hàng chưa hoàn thành: 16.8 so với 5.2 tháng trước
- Thời gian giao hàng: 11.6 so với -1.1 tháng trước
- Hàng tồn kho: 5.3 so với 9.4 tháng trước
- Chi tiêu vốn: 13.7 so với 4.2 tháng trước
- Chi tiêu công nghệ: 9.5 so với 10.3 tháng trước
"Hoạt động sản xuất ở New York giảm mạnh trong tháng 1 sau đợt sụt giảm đáng kể vào tháng 12. Mặc dù chỉ số toàn phần của cuộc khảo sát đã dao động trong những tháng gần đây, nhưng mức giảm quá lớn này cho thấy tháng 1 là một tháng khó khăn đối với các nhà sản xuất ở New York, khi việc làm và số giờ làm việc cũng giảm đi." ~Richard Deitz, Cố vấn nghiên cứu kinh tế tại Fed New York.
Biểu đồ cho thấy mức giảm hiện tại là thấp nhất kể từ đại dịch và thấp thứ 2 kể từ năm 2001. Thị trường có vẻ hoài nghi trước dữ liệu này. Lợi suất trái phiếu Mỹ tuy giảm so với lúc đầu phiên nhưng vẫn tăng so với mức đóng cửa ngày hôm qua: Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 4.8 điểm cơ lên 4.5%, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.6 điểm cơ lên 3.995%.
Tổng hợp phiên Âu ngày 16/01: USD tăng mạnh cùng lợi suất trái phiếu
Các tin chính:
- USD tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch sáng ở châu Âu.
- NZD và AUD giảm xuống mức đáy mới trong 5 tuần so với USD.
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Villeroy cho biết ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay nhưng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.
- Quan chức ECB Mario Centeno: Cần chuẩn bị cho mọi kịch bản, bao gồm cả giảm lãi suất.
- Quan chức ECB Olli Rehn: Không nên vội vàng cắt giảm lãi suất.
- Tâm lý kinh tế ZEW của Đức tháng 1 là 15.2 so với 12.0 dự kiến.
- Dữ liệu việc làm tháng 12 của Anh -24K so với -13K trước đó
- CPI chính thức tháng 12 của Đức +3.7% so với +3.7% y/y
- CPI cuối tháng 12 của Ý +0.6% so với +0.6% y/y
- Cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống Đảng Cộng hòa đầu tiên ở Iowa.
- Trận động đất mạnh 4.8 độ Richter được ghi nhận tại tỉnh Ishikawa, Nhật Bản
Thị trường:
- USD dẫn đầu đà tăng, AUD giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm; Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 6.2 điểm cơ bản lên 4.012%
- Vàng giảm 0.8% xuống còn 2,038.94 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.5% lên 73.07 USD
- Bitcoin tăng 0.8% lên 43,042 USD
Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến sức mạnh áp đảo của USD, tăng giá so với tất cả các loại tiền tệ chính khác.
Thị trường trái phiếu Mỹ trở lại sau kỳ nghỉ cuối tuần dài, lợi suất tăng cao hỗ trợ đà tăng của USD. Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục phản đối việc cắt giảm lãi suất ngay lập tức, mặc dù lập trường của họ vẫn còn chưa thống nhất và thị trường vẫn kỳ vọng một đợt cắt giảm vào tháng Tư.
Sức mạnh của đồng USD còn do một vài động thái kỹ thuật quan trọng trong phiên giao dịch. EUR/USD giảm 0.5%, phá vỡ mức 1.0900 xuống 1.0875 trong khi USD/JPY tăng vọt lên mức đỉnh mới trong một tháng ở 146.75, vượt qua mức đỉnh 146.41 của tuần trước.
USD/CAD đang cạnh tranh để vượt qua mức trung bình di động 200 ngày ở mức 1.3480, trong khi AUD/USD giảm 0.9% xuống 0.6600 và đang kiểm tra mức trung bình động 200 ngày ở 0.6581. Trong khi đó, NZD/USD giảm 0.8% xuống 0.6150, hướng tới mức đáy mới trong năm tuần sau khi phá vỡ ngưỡng 0.6200.
Sự tăng giá của USD cũng diễn ra trong bối cảnh chứng khoán lao dốc với các chỉ số chứng khoán châu Âu có nguy cơ thua lỗ liên tiếp khi bắt đầu tuần mới. Hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đang giảm xuống và điều này không giúp ích gì cho tâm lý rủi ro trong ngày.
Trên các thị trường khác, vàng giảm 0.8% xuống còn 2,039 USD và chuẩn bị kiểm tra các mức quan trọng trong ngắn hạn. Dầu tăng nhẹ lên 73 USD khi xu hướng giằng co tiếp tục trong tuần này do các nhà giao dịch vẫn đang quan sát tình hình ở Trung Đông.
Mặc dù các động thái cho đến nay dường như đều theo một hướng, liệu thị trường trái phiếu ngắn hạn có chứng kiến đợt mua mạnh như cuối tuần trước hay không? Điều này có thể đảo ngược dòng tiền đang diễn ra trong ngày.
ING: USD/CAD sẽ giảm về 1.28 trong năm 2024
Đồng USD hồi phục khiến USD/CAD trở lại trên 1.349. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Dữ liệu sắp tới của Mỹ sẽ tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy CAD do mối tương quan cao của nó với tâm lý kinh tế Mỹ.
- BoC sẽ họp vào ngày 24 tháng 1, và chúng tôi cho rằng khả năng cao họ sẽ thể hiện quan điểm giống như Fed, do đó giảm bớt xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Chúng tôi vẫn không mấy lạc quan về triển vọng của CAD vì BoC có xu hướng giảm lãi suất nhiều hơn.
Dự báo tỷ giá USD/CAD:
- Quý 1: 1.35
- Quý 2: 1.35
- Quý 3: 1.33
- Quý 4: 1.28
Giá khí tự nhiên giảm mạnh khi nền kinh tế Đức có dấu hiệu chững lại
- Giá gas tự nhiên giao dịch dưới 2.6 đô la Mỹ/MMBtu
- Nhu cầu gas ở châu Âu giảm sút và đồng USD mạnh lên khiến các nhà giao dịch đẩy giá khí kỳ hạn xuống.
- Chỉ số DXY nhảy vọt lên gần 103.00 sau khi cựu Tổng thống Trump giành chiến thắng vang dội tại Iowa.
GIá khí tự nhiên (XNG/USD) tiếp tục giảm 3% trong phiên giao dịch thứ Ba. Dường như thị trường đã hết lạc quan về việc các NHTW lớn trên thế giới sẽ cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Đức đang chững lại, trong khi các nước khác trong Khu vực eurozone cũng bắt đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu khí gas từ châu Âu có thể suy giảm.
Trong khi đó, thị trường Mỹ đóng cửa vào thứ Hai để nghỉ lễ. Tin tức về việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nghiền nát đối thủ cạnh tranh trong cuộc bầu chọn ứng cử viên sơ bộ tại Iowa đang khiến đồng USD lên giá.
Hiện tại, gas tự nhiên đang giao dịch ở mức 2.57 đô la Mỹ/MMBtu.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 5.2% trong năm 2023
Thủ tướng Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos:
- Nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục
- Nền kinh tế năm 2023 đạt mức tăng trưởng ước tính 5.2%, vượt qua mục tiêu đề ra là 5%.
- Kinh tế Trung Quốc đang tiến triển ổn định và sẽ vượt qua được những thăng trầm trong thời gian tới
- Xu hướng tăng trưởng trong dài hạn vẫn không thay đổi.
Thông thường, con số do các quan chức Trung Quốc công bố sẽ là số liệu thống kê chính thức sau cùng và hát biểu của ông Lý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos càng củng cố điều này. Mặc dù các số liệu có vẻ tích cực, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn trong năm nay, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản.
Niềm tin về nền kinh tế Đức có dấu hiệu phục hồi
- Chỉ số niềm tin kinh tế Đức ZEW tháng 1: 15.2. (Dự báo: 12. Trước đó: 12.8)
- Chỉ số điều kiện hiện tại: -77.3. (Dự báo: -77.0. Trước đó: -77.1)
- Chỉ số kỳ vọng: 15.2 (Trước đó: 12.8)
Dữ liệu tháng 1 cho thấy tâm lý và kỳ vọng về kinh tế Đức có dấu hiệu cải thiện. Chỉ số kỳ vọng tăng đáng kể, do hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay và hai phần ba số người tham gia cũng kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất trong sáu tháng tới.
Nhật Bản: Tiếp tục xảy ra động đất tại quần đảo phía Tây
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), một trận động đất mạnh 4.8 độ Richter đã xảy ra ở tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. Hiện tại, không có cảnh báo sóng thần nào được ban hành.
Tâm chấn nằm trên đất liền với cường độ rung lắc đạt mức tối đa là 5- . Đây là trận động đất tiếp theo trong suốt 2 tuần qua ở khu vực phía Tây Nhật Bản sau khi bước sang năm mới. Mặc dù cường độ trận động đất này không quá lớn, việc cập nhật thông tin là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân.
Chỉ số CPI tháng 12 tại Ý tăng 0.6% như dự báo sơ bộ
Dữ liệu từ Istat cho thấy:
- CPI: +0.6% (sơ bộ: +0.6%, trước đó: +0.7%)
- HICP: +0.5% (sơ bộ: +0.5%, trước đó: +0.6%)
Lạm phát cơ bản hàng năm được dự đoán sẽ giảm sâu hơn xuống 3.1%, từ mức 3.6% trong tháng 11. Đây là một tín hiệu tích cực đối với ECB nhưng công cuộc xử lý lạm phát vẫn còn nhiều việc phải làm.
Quan chức ECB Centeno: Cần lường trước mọi tình huống, kể cả việc cắt giảm lãi suất
- Dữ liệu gần đây đã xác nhận dự báo được đưa ra trong tháng 12
- Nhưng lạm phát hơi kém kỳ vọng
- Cần lường trước mọi tình huống, kể cả việc cắt giảm lãi suất
Quan chức ECB Villeroy: Động thái tiếp theo sẽ là cắt giảm lãi suất trong năm nay
Bình luận của ông Villeroy tại Hội nghị WEF ở Davos:
- "Không tính đến căng thẳng leo thang tại Trung Đông, hướng đi tiếp theo của chúng tôi sẽ là cắt giảm lãi suất, có thể là trong năm nay. Tuy nhiên tôi sẽ không bình luận cụ thể hơn về lộ trình cắt giảm".
Quan chức ECB Villeroy: Còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát
Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang kỳ vọng lãi suất cắt giảm vào tháng 4, với khoanrg 24% cơ hội lãi suất cắt giảm vào tháng 3.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.5% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức giảm 0.5%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh giảm 0.3%
HĐTL các chỉ số châu Âu giảm trong bối cảnh HĐTL Hoa Kỳ cũng không kém quần bi quan, với S&P 500 hiện giảm 0.4%. Lợi suất TPCP phục hồi mạnh mẽ, với lợi suất 10 năm tăng hơn 5bp lên trở lại 4%, góp phần hỗ trợ USD và làm xấu đi khẩu vị rủi ro trong phiên Âu hôm nay.
CPI tháng 12 tại Đức tăng 3.7% so với cùng kỳ như dự báo sơ bộ
Dữ liệu do Destatis công bố:
- CPI toàn phần: +3.7% y/y (dự báo: +3.2%, trước đó: +3.7%)
- HICP: +3.8% y/y (dự báo: +3.8%, trước đó: +3.2%)
Dữ liệu chính thức không có sự điều chỉnh so với báo cáo sơ bộ do lạm phát toàn phần tại Đức đã tăng cao hơn vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát lõi được cho là đang giảm bớt nên đây sẽ là tín hiệu tốt đối với ECB. Nhìn chung trong năm 2023, lạm phát lõi hàng năm ở Đức là 5.1% - cao hơn nhiều so với mức 3.8% vào năm 2022.
Chỉ số thu nhập trung bình tại Anh giảm mạnh so với dự báo
Dữ liệu từ ONS cho biết:
- Số lượng người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp: 11.7K (dự báo: 18.1K, trước đó: 16K)
- Thu nhập trung bình (3 tháng/năm): 6.5% (dự báo: 6.8%, trước đó: 7.2%)
- Thu nhập trung bình không bao gồm thưởng (3 tháng/năm): giảm xuống 6.6% như kỳ vọng (trước đó: 7.3%)
- Tỷ lệ thất nghiệp: giữ nguyên ở mức 4.2% như dự báo
Nhìn chung, phần lớn thị trường lao động ở Anh vẫn đang giữ vững đà tăng trưởng. Số lượng nhân viên được trả lương có thể đã giảm trong tháng 12 nhưng lại điều chỉnh tích cực so với tháng 11.Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ổn định trong khi áp lực tiền lương dường như đang giảm bớt phần nào.
Cập nhật GBP/USD: giảm hơn 20pip sau khi công bố dữ liệu
Donald Trump nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nắm chắc trong tay phần thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa với tỷ lệ bầu chưa từng có và cách biệt, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ với ông Biden vào cuối năm. Theo Edison Research, trong số 95% phiếu baai được kiểm cho đến nay:
- Ông Trump giành được 51.5% số phiếu bầu
- Ứng cử viên DeSantis đứng ở vị trí thứ 2 với 21.2% sô phiếu
Được biết, tỷ lệ giành chiến thắng lớn nhất từ trước dến nay trong số các cuộc bầu cử ở Iowa là 12.8% của Thượng nghị sĩ Bob Dole kể từ năm 1988.
EUR/USD có xu hướng giảm mạnh hơn khi đồng đô la tích cực trên diện rộng
Sau khi ổn định với khoảng từ 1.0900 đến 1.1000 trong hầu hết hai tuần qua, EUR/USD có thể đang tìm cách thoát khỏi phạm vi đó trong tuần này. Sự sụt giảm hôm nay vẫn cho thấy cặp tiền này giữ ở giữa phạm vi trên, nhưng đáng chú ý là nó đang đẩy xuống dưới mức hỗ trợ đường xu hướng chính ở khoảng 1.0923.
Việc phá vỡ dưới mức 1.0900 là một điểm để thực sự củng cố bất kỳ động thái giảm nào vào lúc này. Điều đó sẽ thiết lập cho đợt kiểm tra mức thoái lui Fib 61.8 tại 1.0875 tiếp theo.
Đồng đô la chắc chắn đang được hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ vào đầu tuần, với lợi suất trái phiếu tăng cũng là một trong những nguyên nhân. Thêm vào đó là những diễn biến địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông thời điểm hiện tại. Sự kết hợp của các sự kiện đang đè nặng lên tâm lý thị trường chứng khoán, với hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.3% và đó cũng là một lý do khác củng cố đồng đô la ngày hôm nay.
USD/JPY quay trở lại mức đỉnh tuần trước nhờ động lực của đồng đô la
Sau thời gian chững lại ngày hôm qua, lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện ở mức gần 4%. Đó là một trong số ít lý do hỗ trợ đồng đô la trong tuần này, nhưng lại là động lực chính thúc đẩy tỷ giá USD/JPY tăng cao. Cặp tiền này hiện đang ở mức đỉnh tuần trước, trên 146.00 trước phiên giao dịch châu Âu.
Đỉnh tuần trước chạm 146.41 nhưng đóng cửa thứ sáu lại dưới mức thoái lui Fib 50.0 tại 146.07. Đó sẽ vẫn là mức kháng cự quan trọng trong tuần này.
Nếu phe mua có thể giữ mức đóng cửa ngày trên mức đó, thì cặp tiền này sẽ tiến hành kiểm tra mức thoái lui Fib 38.2 tại 147.45 và đường trung bình động 100 ngày tiếp theo tại 147.39.
Như vậy, rất nhiều điều vẫn sẽ phụ thuộc vào thị trường trái phiếu. Trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang tìm cách đẩy lùi mức trên 4%, thì đường trung bình động 200 ngày tại 4.077% vẫn khó nắm bắt trong thời điểm hiện tại.
Người đứng đầu liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu các công ty đẩy mạnh việc tăng lương
Phát biểu của Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), Masakazu Tokura.
- Keidanren chịu trách nhiệm hướng mục tiêu tăng trưởng tiền lương vượt xa lạm phát.
- Yêu cầu từng doanh nghiệp xem xét, thực hiện tăng lương càng nhiều càng tốt.
- Tương lai kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc vào việc liệu có thể tăng trưởng theo hướng tăng lương cơ cấu từ năm nay trở đi hay không.
- Áp lực từ chính phủ chắc chắn đè nặng lên các hoạt động vận động hành lang của các doanh nghiệp lớn. Toàn bộ hoạt động hiện nay là đạt được kết quả mạnh mẽ nhờ các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, nhằm cho phép BOJ có khả năng bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Căng thẳng leo thang ở Trung Đông và đồng đô la Mỹ tăng mạnh
Tình trạng thù địch leo thang đáng kể ở Trung Đông, tập trung vào việc Iran bắn tên lửa vào Iraq, dẫn đến nhiều thương vong. Các báo cáo cho biết ít nhất một tên lửa đã va chạm rất gần Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Erbil.
Tin tức cũng cho biết các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), một nhánh của Lực lượng Vũ trang Iran, đã đóng quân cùng với những kẻ khủng bố Houthi ở Yemen để hỗ trợ sát hại các thủy thủ đang buôn bán trên các tàu buôn ở Biển Đỏ.
Khi thanh khoản châu Á tăng, đồng USD được hỗ trợ. EUR, AUD, NZD, CAD, CHF, GBP, JPY, đều mất giá.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm khoảng 0.6% sau khi tăng đáng kinh ngạc lên mức đỉnh trong hơn 30 năm những ngày qua. Chứng khoán Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề, Shanghai Composite cũng giảm khoảng 0.6%, trong khi Hang Seng của Hồng Kông giảm gần 2%. Có thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các nhà đầu tư hạn chế bán ra và quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc cũng cho biết điều này sẽ giúp ổn định thị trường.
Về mặt dữ liệu, PPI tháng 12 của Nhật Bản gây bất ngờ khi đạt mức cao hơn dự kiến. Trong khi đó, tổ chức Keidanren đang kêu gọi các thành viên tăng lương để hỗ trợ chấm dứt tình trạng giảm phát, đồng Yên suy yếu trong ngày.
Trên chính trường Mỹ, cựu Tổng thống Trump đã giành chiến thắng trong cuộc họp kín ở Iowa. Ông sẽ lấy 20 đại biểu, trong đó Desantis lấy 8, Haley 7, Ramaswamy 2 (vừa tuyên bố rút khỏi cuộc đua) và 3 đại biểu không may mắn vẫn chưa được phân bổ.
Goldman Sachs dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3
Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2024:
- lên 2.3% từ mức 2.1% trước đó.
- GS cho biết họ thấy nguy cơ suy thoái thấp hơn nhiều so với các nhà phân tích khác.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) nêu quan điểm rằng:
- Lãi suất Fed sẽ ổn định tại cuộc họp tháng 3 năm nay.
- Tổng cộng sẽ có năm lần cắt giảm vào năm 2024 (Quỹ Fed hiện ở mức 5.25% đến 5.5%, năm lần cắt giảm 25 điểm cơ bản sẽ đưa chúng xuống mức 4% đến 4.25%).
- “Fed sẽ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất, rất có thể là vào tháng 3. Chủ tịch Powell đã nói trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 12 rằng ủy ban sẽ muốn cắt giảm trước khi lạm phát giảm xuống 2%.” chuyên gia kinh tế Jan Hatzius của Goldman đã viết trong một ghi chú nghiên cứu.
- “Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán ‘chỉ’ có 5 lần cắt giảm trong năm nay, thấp hơn mức cắt giảm 6 đến 7 lần dự kiến trước đó.”