Tổng thống Mỹ: Lạm phát đang được kiềm chế
Một số phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau thông tin về CPI:
- Công việc của chúng tôi vẫn chưa tới hồi kết.
- Chúng tôi đã chuẩn bị cho những khó khăn sắp tới, xong tình hình dường như đã cải thiện.
Dự trữ dầu thô tuần của Mỹ tăng vượt mức dự kiến
- Dự trữ dầu thô tuần của Mỹ tăng 5.458 triệu thùng, cao hơn dự kiến 73 nghìn thùng. Con số trước đó ghi nhận tăng 4.467 triệu thùng.
- Xăng giảm 4.978 triệu thùng, giảm ít hơn so với dự kiến 633 nghìn thùng.
- Sản phẩm chưng cất tăng 2.166 triệu thùng, ngược lại so với dự kiến.
- Hiệu suất sử dụng nhà máy lọc dầu tăng 3.3%, cao hơn dự kiến tăng 0.7%
- Nhu cầu xăng dự kiến tăng 9.12 triệu thùng, cao hơn so với 8.54 triệu thùng vào tuần trước.
Dữ liệu API từ cuối ngày hôm qua:
- Dầu thô tăng 2.156 triệu thùng.
- Xăng giảm 627 nghìn thùng.
- Sản phẩm chưng cất tăng 1.376 triệu thùng.
SEC yêu cầu các quỹ đầu tư cung cấp thông tin về chiến lược đầu tư của mình
Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) yêu cầu các quỹ đầu tư cung cấp thông tin về chiến lược đầu tư của mình trong đề xuất được đưa ra vào thứ tư.
Theo đó, các quỹ đầu tư sẽ phải báo cáo chi tiết từng mục, chẳng hạn như các thỏa thuận tổng thể và các quỹ song song. Theo SEC, báo cáo tổng hợp như hiện tại "che khuất mất các rủi ro tiềm ẩn và khiến việc so sánh trở nên khó khăn. Việc so sánh các báo cáo như hiện tại có thể không giúp nhận ra hết các rủi ro tiềm ẩn mà các quỹ đầu tư đang phải gánh chịu.
Thêm vào đó, yêu cầu này sẽ giúp các cơ quan chính phủ, cũng như Hội đồng Giám sát ổn định tài chính, bao gồm các cơ quan quản lý ngân hàng nhận định rõ hơn về cơ hội của ngành công nghiệp này cũng như nguồn của các rủi ro hệ thống. Đề xuất này được áp dụng với các quỹ đầu tư có giá trị tài sản ròng ít nhất 500 triệu USD.
Vàng quay trở lại ngưỡng 1,800
Sau khi đảo chiều giảm, vàng lại tiếp tục quay trở lại ngưỡng 1,800 USD/oz. Có thời điểm được giao dịch tại 1,800.785
DXY chính thức giảm sâu xuống dưới 105.0!
Sau khi hồi phục trở lại trên 105.1, DXY tiếp tục quay đầu giảm. Hiện đang ở ngưỡng 104.845.
Tồn kho bán buôn tháng 6 của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến
- Tồn kho bán buôn tháng sáu của Mỹ +1.8%, thấp hơn con số +1.9% được dự kiến và ghi nhận trước đó là.
- Doanh số bán buôn +1.8%, cao hơn so với +0.5% trước đó (sửa đổi thành +0.7%)
Nga cung cấp dầu trở lại Ukraine sau khi chi phí được trả
Nga tiếp tục cung cấp dầu tới Ukraine thông qua đường ống dẫn đến trung tâm châu Âu ngay sau khi Hungari đứng ra giải quyết vấn đề chi phí vận chuyển.
Ngay khi nguồn cung dầu được hoạt động trở lại, nó sẽ giải quyết các vấn đề liên quan tới thiếu nguồn cung năng lượng mà châu Âu đang phải đối mặt. Nếu việc ngừng cung cấp diễn ra lâu hơn, Hungary sẽ phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu đường bộ. Tuy vậy, châu Âu vẫn đang phải vật lộn với việc nguồn cung khi đốt từ Nga hạn chế và mực nước sông thấp. Đây là hai yếu tố gây cản trở cho phân phối dầu diesel và than.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán khởi sắc, DXY suy yếu sau CPI
CPI tháng bảy tại Mỹ ghi nhận mức tăng 8.5%, thấp hơn so với dự kiến và không thay đổi so với tháng trước. Dữ liệu CPI khả quan đã tác động tích cực lên thị trường chứng khoán khi các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng. Các chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng đồng loạt tăng ngay từ khi mở cửa.
- S&P500 +1.66%
- Dow Jones +1.50%
- Nasdaq +1.88%
DXY phản ứng tiêu cực với thông tin về lạm phát, giảm xuống dưới 105.0 nhưng sau đó đã hồi phục lại từ mốc này. Thị trường FX diễn biến trái chiều sau thông tin, USD/JPY có thời điểm giảm gần 200 pips ngay sau kho thông tin được đưa ra.
- EUR/USD +1.05%
- GBP/USD +1.23%
- AUD/USD +1.49%
- NZD/USD +1.68%
- USD/JPY -1.87%
- USD/CAD -0.50%
- USD/CHF -1.32%
Vàng tăng vọt lên trên 1,800 USD/oz nhưng sau đó quay đầu giảm về quanh 1,795 USD/oz.
BTC cũng phản ứng tích cực với thông tin CPI khi tăng gần 1,000 USD, chạm 24,042 USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt giảm, lợi suất trái phiếu kì hạn hai năm giảm mạnh nhất với 16.7 bps.
Dầu WTI và dầu Brent cũng lần lượt giảm về các mốc 88.8 USD/thùng và 94.57 USD/thùng.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc ngay khi mở cửa
Nasdaq hiện là chỉ số tăng mạnh nhất trong ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, ghi nhận mức tăng 2.12%.
BTC vượt 24,000 USD!
BTC tiếp tục tăng mạnh sau báo cáo CPI tháng 7 tại Mỹ, chạm ngưỡng 24,157 USD.
Vàng bất ngờ quay xe!
Vàng bất ngờ đảo chiều sau khi vượt mức 1,800 USD/oz. Hiện đang được giao dịch tại 1,795.42 USD/oz.
BTC tăng gần $1,000 sau tin CPI
USD suy yếu cũng đã giúp BTC mạnh lên, nhưng có vẻ đà tăng không thực sự ấn tượng khi BTC vẫn chưa vượt được $24k.
Thị trường chỉ còn định giá hơn 30% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp
Báo cáo lạm phát lần này có vẻ đã thay đổi rất nhiều thứ.
Trước đó, thị trường định giá gần 70% khả năng tăng 75bp.
USD đang đi vào lòng đất trước dấu hiệu lạm phát đã chạm đỉnh
EURUSD bứt phá khỏi biên độ 3 tuần sau báo cáo lạm phát Mỹ
CPI tháng 7 không đổi so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.2%.
USDJPY cũng đang giảm 200 pip trong ngày
Thị trường đang định giá hơn 30% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp, giảm từ 68% ít phút trước.
Các HĐTL cũng đang tăng mạnh, với HĐTL S&P 500 tăng 1.7%
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo CPI
Cả 3 HĐTL đều đang khởi sắc, dẫn đầu là Nasdaq.
HĐTL Nasdaq tăng 2% ngay sau khi báo cáo được công bố.
DXY tiếp tục cằm đầu xuống dưới 105 sau CPI!
- DXY tiếp tục đà giảm sâu sau khi thông tin CPI được công bố, có thời điểm chạm 104.99.
Vàng vượt 1,800 sau báo cáo CPI
Phe mua đã chớp thời cơ USD suy yếu sau báo cáo CPI để đưa vàng trở lại 1,800.
Lợi suất trái phiếu giảm mạnh sau báo cáo CPI
Lợi suất khắp các kỳ hạn giảm mạnh sau báo cáo CPI tháng 7 không đạt kỳ vọng tại Mỹ.
Lợi suất 2 năm giảm gần 20bp, chênh lệch lợi suất 2-10 năm đang tăng từ -49bp lên -40bp. Chênh lệch lợi suất 5-30 năm cũng đang ở mức 13bp, sau khi xém đảo ngược lúc báo cáo được công bố.
Chi tiết báo cáo CPI tháng 7
- CPI tháng 7 của Mỹ tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng 8.7%
- So với tháng trước, CPI không đổi
- CPI lõi tăng 5.9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng 6.1%
- So với tháng trước, CPI lõi tăng 0.3%, cũng thấp hơn kỳ vọng 0.5%
Thông tin chi tiết:
- CPI năng lượng -4.6%
- Giá xăng -7.7%
- Giá xe mới + 0.6%
- Giá xe đã qua sử dụng -0.4%
- Giá nhà ở + 0.6%
- Giá thực phẩm +1.1%
- Thu nhập thực hàng tuần + 0.5%
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dollar tụt dốc trước thềm công bố dữ liệu CPI!
Thị trường:
- CHF mạnh nhất, USD yếu nhất
- Thị trườn cổ phiếu châu Âu trái chiều; HĐTL S&P 500 tăng 0.3%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ không đổi ở mức 2.795%
- Vàng giảm 0.1% xuống 1,792.23 USD
- Dầu thô WTI giảm 1.6% xuống 89.03 USD
- Bitcoin đi ngang ở mức 23,130 Dollar
Đây là một phiên giao dịch trầm lắng với sự vắng mặt của các sự kiện quan trọng.
Đây là thời điểm tiếp theo để thị trường đặt cược vào chính sách của Fed kể từ sau báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu tuần trước.
Tỷ giá EUR/USD tăng từ 1.0210 lên 1.0260 nhưng vẫn giữ dưới mức thoái lui 50.0 Fib tại 1.0283. USD/JPY cũng giảm từ 134.90 xuống 134.75 nhưng điều này không có nhiều ý nghĩa khi cặp tiền vẫn dao động quanh 135.00.
Trong khi đó, GBP/USD tăng từ 1.2080 lên 1.2125 và AUDUSD cũng tăng lên 0.6985 mặc cho các mức kỹ thuật vẫn được giữ vững.
Hãy cùng chờ đợi báo cáo CPI!
Cập nhật diễn biến thị trường FX: USD điều chỉnh trước thềm báo cáo CPI
Chỉ số DXY giảm xuống dưới 106 trước tin CPI Mỹ.
NZD và CHF là 2 đồng tiền tăng mạnh nhất.
CAD là đồng tiền duy nhất chưa có nhiều thay đổi, một phần do dầu giảm gây áp lực lên đồng loonie.
EUR/USD trên đà hướng tới 1.0300!
EUR/USD hiện đang thu hút phe Bò xung quanh mốc 1.0250 vào giữa tuần, tăng 0.34% trong ngày!
Mức đỉnh của tháng 8 là 1.0293 (ngày 2 tháng 8) sẽ là kháng cự gần nhất, theo sau là đường MA 55 ngày 1.0377.
Về dài hạn, đà giảm của cặp tiền vẫn chiếm ưu thế khi vẫn nằm dưới đường SMA 200 ngày ở mức 1.0906.
Dữ liệu Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ có gì nổi bật?
Dữ liệu Hồ sơ xin vay thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 5 tháng 8 năm 2022 tăng nhẹ 0.2%, thấp hơn mức 1.2% trong tuần trước đó.
- Chỉ số thị trường 279.8 so với 279.2 trước đó
- Chỉ số mua hàng 205.4 so với 208.4 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn 662.9 so với 640.6 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm 5.47% so với 5.43% trước đó
Sự gia tăng thế chấp là do hoạt động tái cấp vốn không mấy lạc quan trong tuần qua trong bối cảnh số lượng mua nhà lại sụt giảm một lần nữa. Khi cuộc chiến chống lạm phát của Fed tiếp tục diễn ra gay gắt, và cần phải cảnh giác vì điều kiện kinh tế có dấu hiệu xấu đi trong những tháng tới.
Công ty lọc dầu Hungary trả phí vận chuyển để “nối lại” lại dòng chảy dầu từ Nga!
Công ty lọc dầu lớn nhất của Hungary cho biết đã trả phí vận chuyển từ Nga tới Ukraine để giải quyết tranh chấp dẫn đến dòng chảy dầu bị ngừng trệ.
Mol - Công ty lọc dầu đã tiến hành các cuộc đàm phán với các bên Ukraine và Nga về việc nối lại vận tải thông qua đường ống Hữu nghị, đề cập đến liên kết Druzhba từ Nga. Mol cho biết họ đã “chuyển khoản” phí sử dụng đoạn đường ống của Ukraine.
Giá dầu giảm khi đường ống này có vẻ sẽ “tái khởi động” dòng chảy.
Các lệnh trừng phạt Nga của EU liệu có hiệu quả? - Ngân hàng Commerzbank
Trong những tuần gần đây, cuộc thảo luận về sự hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga ngày càng gia tăng.
Thành công hay thất bại?
“Các biện pháp trừng phạt Nga do EU và các nước phương Tây khác áp đặt không dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Nga. Nhưng chúng có thể gây hại đáng kể về lâu dài. Các chỉ số như chỉ số sức mạnh đồng RUB không chứng minh được điều gì cả. "
“Bốn gói trừng phạt đầu tiên của EU tuân theo logic kinh tế là tối đa hóa thiệt hại kinh tế cho quốc gia bị nhắm mục tiêu với thiệt hại tối thiểu cho các quốc gia bị trừng phạt. Thực tế là EU đã phải trải qua các điều khoản khó khăn, trong khi ảnh hưởng của các điều khoản thương mại của Nga là không rõ ràng”.
“Với gói trừng phạt thứ sáu, EU đã chuyển sang hướng đi khác. Mục đích của gói là làm giảm hiệu quả của các biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt từ phía Nga. Mục đích này không thể đạt được hoàn toàn, bởi vì phải cân bằng giữa mục tiêu này và thiệt hại kinh tế trong EU ”.
“Các biện pháp trừng phạt có thể không ngăn chặn được cuộc xâm lược Ukraine. Nhưng điều này vẫn tạo ra được những động thái mạnh mẽ”.
GBP/USD: Đà tăng “mất hút” trong những tuần tới - MUFG
Tỷ giá GBP/USD không thể vượt qua mốc 1.21. Các nhà kinh tế tại MUFG dự đoán bảng Anh sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những tuần tới.
Ngân hàng Trung ương Anh dự báo GDP sẽ giảm trong 5 quý liên tiếp
“BoE đang dự báo GDP tiếp tục giảm trong 5 quý liên tiếp kể từ quý 4 năm 2022 và các giả định cơ bản thậm chí không đưa ra các hạn chế về cung cấp năng lượng dẫn đến mất điện."
“Đồng bảng Anh là đồng tiền hoạt động kém thứ 2 trong rổ G10 cho đến nay và chúng tôi không thấy có lý do gì để hiệu suất đó thay đổi trong những tuần tới”.
Dollar chững lại trước thềm công bố dữ liệu CPI của Hoa Kỳ
Cho đến nay, không có nhiều sự kiện quan trọng trong phiên giao dịch châu Âu. Các đồng tiền chính trầm lắng tuy nhiên Dollar đã giảm nhẹ trong vài giờ qua.
Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ lên 1.0230 nhưng động thái này không có nhiều ý nghĩa trong thời điểm hiện tại. Cặp tiền này vẫn nằm trong khoảng từ 1.0100 đến mức thoái lui Fib 50.0 ở mức 1.0283 và chúng ta sẽ phải xem liệu dữ liệu CPI của Hoa Kỳ có thể là chất xúc tác cho bất kỳ động thái nào khác không. Trong khi đó, USD/JPY vẫn đang trượt dài và quanh mốc 135.00.
Ở những nơi khác, USD/CHF giảm 0.4% xuống 0.9500 và các loại tiền tệ hàng hóa cao hơn một chút so với đồng bạc xanh nhưng cả USD/CAD và AUD/USD cũng chỉ giữ trong phạm vi 30 pips.
Giá than tăng “phi mã” có thể kéo dài trong nhiều năm!
Than - từ một nhiên liệu bị quên lãng đã trở thành một trong những mặt hàng “hot” nhất thế giới. Thậm chí, động thái này có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Theo các nhà phân tích của Fitch Solutions, kế hoạch ngừng sử dụng nhiên liệu từ Nga của châu Âu sẽ hỗ trợ thị trường than.
Lệnh cấm của EU đối với than từ Nga bắt đầu vào tháng này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu từ các nước khác như Indonesia và thậm chí là Australia. Trong khi đó, các kế hoạch thay thế việc nhập khẩu khí đốt của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ khiến cho nhiên liệu tồn khó ít hơn, buộc các nước khác phải sử dụng nhiều than hơn.
Trung Quốc: Đài Loan khiến nguy cơ chiến tranh gia tăng!
Trung Quốc cáo buộc đảng cầm quyền của Đài Loan làm tổn hại cơ hội thống nhất hòa bình, khi các nhà chức trách ở Bắc Kinh cố gắng gây sức ép lên Đài Bắc một tuần sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Bắc Kinh cho biết Đảng Dân chủ Tiến Bộ do Tổng thống Tsai Ing-wen lãnh đạo phải thay đổi đường lối để giảm căng thẳng. Ngược lại, báo cáo từ Đài Loan khiến sự việc leo thang bằng cách từ chối chấp nhận rằng cả hai bên đều thuộc “một Trung Quốc”.
Nhiều cửa hàng bán lẻ ở châu Âu tắt đèn, giảm số giờ mở cửa để tiết kiệm năng lượng
Các ông chủ năng lượng và các quan chức chính phủ đã kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm sử dụng điện và đưa ra các phương án dự phòng để họ bớt phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt nếu có sự thiếu hụt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Chi nhánh tại Áo của chuỗi bán lẻ đa quốc gia SPAR Group đang giảm thời gian chiếu sáng cho quảng cáo trước hơn 1.500 cửa hàng trên toàn quốc. Động thái này sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng của nhà bán lẻ xuống một triệu kilowatt giờ mỗi năm.
Ông chủ của Leclerc cảnh báo nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất của Pháp có thể giảm giờ mở cửa tại các cửa hàng của mình để đối phó với tình trạng thiếu điện.
Siêu thị Carrefour (Pháp) đã ký "Điều lệ EcoWatt" với mạng lưới điện quốc gia RTE, nhằm giảm tiêu thụ điện tại các cửa hàng của mình trong những thời điểm có nhu cầu cao.
Nhà bán lẻ Colruyt và Ahold của Bỉ có thể phần nào tránh khỏi sự gián đoạn và hóa đơn năng lượng tăng cao do thực hiện chương trình năng lượng bền vững.
GBP/USD vừa chạm đỉnh trong ngày
- GBP/USD tăng vào nửa đầu phiên Âu, gần chạm mức 1.2100, thiếp lập đỉnh mới trong ngày.
- Lo ngại suy thoái và triển vọng ảm đạm của BoE có thể gây áp lực lên bảng Anh.
- Hầu hết các cặp tiền đi ngang trong lúc chờ đợi CPI Hoa Kỳ.
Elon Musk bán cổ phiếu Tesla trị giá 6.9 tỷ USD
Elon Musk vừa bán cổ phiếu của Tesla trị giá 6.9 tỷ USD, cho biết số tiền này có thể được sử dụng để tài trợ cho thỏa thuận mua lại Twitter nếu ông thua trong cuộc chiến pháp lý với mạng xã hội này.
CEO này đã tweet hôm thứ Ba: "Nếu (hy vọng không xảy ra) Twitter buộc thỏa thuận này phải được thực hiện và một số đối tác cổ đông không thông qua, điều quan trọng là phải tránh bán tháo cổ phiếu Tesla." Musk cũng bình luận thêm rằng sẽ mua lại cổ phiếu Tesla nếu thỏa thuận với Twitter không cần thực hiện nữa.
Được biết, hai bên sẽ hầu tòa vào ngày 17/10 tới.
Quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành tuần tra chính quy ở eo biển Đài Loan
Nếu phát biểu trước đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gây khó hiểu thì đây là lời phản bác trực tiếp và mạnh mẽ dành cho những người cho rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt áp lực sau chuyến thăm của Pelosi.
Trung Quốc phát biểu mập mờ về các cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không có thông tin gì về việc liệu các cuộc tập trận quanh Đài Loan có tiếp diễn không.
Tình hình không thay đổi quá nhiều kể từ tuần trước. Trung Quốc được cho là sẽ tiến hành các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan trong 4 ngày (từ 4-7/8) nhưng họ vẫn tiếp tục hoạt động cho đến hôm nay. Trước đó, có thông tin cho rằng các tàu hải quân Trung Quốc vẫn hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông và phía tây của Đài Loan vào sáng thứ Tư.
Như đã đề cập, không nên mong đợi Trung Quốc sẽ giảm áp lực và có khả năng họ sẽ duy trì tập trận quân sự xung quanh Đài Loan thời gian tới.
Trung Quốc mở rộng các cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan sau khi bà Pelosi rời khỏi hòn đảo này
- Các tàu hải quân Trung Quốc vẫn đang hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông và tây của Đài Loan vào hôm thứ Tư khi Bắc Kinh tiếp tục các cuộc tập trận quân sự để phản đối chuyến thăm đảo này của bà Pelosi.
- Các cuộc tập trận tuần trước bao gồm phóng tên lửa đạn đạo, một số đã bay qua thủ đô Đài Bắc và mô phỏng các cuộc tấn công không phận và hải phận của Đài Loan.
- Khoảng 20 tàu hải quân Trung Quốc và Đài Loan vẫn đang ở eo biển Đài Loan
Cần để mắt tới thị trường trái phiếu trong tuần này!
Trong khi các giao dịch rủi ro và USD là những lĩnh vực trọng tâm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi CPI Mỹ, trái phiếu cũng là một điểm cần lưu tâm trong tuần này.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm cao hơn kể từ căng thẳng Mỹ-Trung đang di chuyển gần hơn tới đường MA100 (đường màu đỏ) - mốc kỹ thuật chính cần lưu ý trong tuần.
Nếu lạm phát cao hơn dự kiến hoặc thị trường một lần nữa phá vỡ quan điểm của Fed, khả năng cao lợi suất sẽ phá vỡ mức đã đề cập để quay trở lại mức 3% một lần nữa.
Trong mọi trường hợp, hãy theo dõi những mốc này vì nó sẽ có tác động đáng kể đến giao dịch USD/JPY vào cuối tuần. Nếu lợi suất tăng, cặp tiền này một lần nữa có thể hướng tới mức cao hơn 135.00 đáng kể và ngược lại.
USD/JPY 'giậm chân' quanh mức 135.00 khi mọi con mắt hướng đến CPI Hoa Kỳ
- USD/JPY không ghi nhận biến động mạnh nào mà chỉ đi ngang quanh 135.00
- Cặp tiền hiện giao dịch ở mức 134.93.
- Sự phân kỳ chính sách của Fed-BoJ tiếp tục gây áp lực lên cặp tiền.
USD/CHF chạm mức thấp nhất của một tuần qua
USD/CHF hiện giao dịch ở mức 0.9514 - mức thấp nhất kể từ thứ Tư (3/8) tuần trước.
GBP/USD hồi phục, hướng đến mức 1.2100
GBP/USD vừa tăng hơn 10 pip, hiện giao dịch ở mức 1.2089.
EUR/USD đi ngang quanh mốc 1.0210
- USD mất giá dường như không hỗ trợ nhiều cho Euro.
- EUR/USD đi ngang quanh mức 1.0210, không thay đổi nhiều từ trước phiên Âu.