Đồng Euro sụt giá sau tin Nga thắt chặt Nord Stream 1
Đồng euro và thị trường chứng khoán Đức suy yếu sau khi Gazprom tiếp tục hạn chế dòng chảy khí đốt tự nhiên qua đường ống Nord Stream 1.
Động thái này củng cố niềm tin rằng Nga sẽ sử dụng khí đốt tự nhiên như một công cụ chính để đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine. Bằng cách cắt giảm đường ống xuống 20% công suất, Đức sẽ không có đủ khí đốt trong mùa đông này nếu không cắt giảm nhu cầu.
Thị trường chứng khoán châu Âu trước đó đã bao phủ bởi sắc xanh nhưng chỉ số DAX nhanh chóng giảm 80 điểm, tương đương giảm 0.50%, sau tin tức này.
AUD/USD tăng cao, chuẩn bị kiểm tra kháng cự đường xu hướng
AUD/USD đang giao dịch gần mức cao nhất trong phiên và chuẩn bị để kiểm tra đường xu hướng giảm trên biểu đồ hàng ngày, hiện đã cắt qua 0.6966.
Vì vậy, trên biểu đồ hàng ngày có một số kháng cự lên đến 0.6993 sẽ giúp xác định động thái tiếp theo của cặp tiền này. Nếu giá có thể phá lên trên, các động thái tăng giá tiếp theo hoàn toàn có thể xảy ra.
Nga dừng tuabin đường ống Nord Stream, cắt giảm nguồn cung hơn nữa
Gazprom tuyên bố sẽ tiếp tục giảm công suất đường ống Nord Stream 1 xuống còn 33 triệu mét khối mỗi ngày sau khi khởi động lại vào tuần trước.
Công ty cho biết họ đang dừng tuabin Siemens.
Chỉ số sản xuất tháng 7 của Fed Dallas giảm so với trước đó
- Chỉ số sản xuất tháng 7 là -22.6.
- Trước đó chỉ số này là -17.7.
- Kỳ vọng chỉ số sản xuất tháng 7 là -12.5.
Tâm lý risk on và lợi suất TPCP Mỹ hồi phục khiến USD/JPY gần chạm đỉnh trong ngày
- USD/JPY hiện giao dịch ở mức 136.501.
- Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 và 30 năm đã quay trở lại trên 3% đã gây áp lực lên JPY, hỗ trợ USD/JPY tăng giá hôm nay.
- Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ-Nhật cùng tâm lý risk-on cũng gây cản trở đồng Yên.
- USD suy yếu gần chạm đáy 2 tuần qua trước thềm FOMC.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán biến động trước thềm công bố báo cáo thu nhập và FOMC, USD giảm mạnh
Thị trường chứng khoán phục hồi ở phiên Á và Âu, song các chỉ số chính lại giảm điểm ngay khi phiên Mỹ mở cửa. Các trader đang đánh giá triển vọng báo cáo thu nhập của nhiều "ông lớn" ngành công nghệ như Alphabet, Apple,.. Quyết định tăng lãi suất của Fed và báo cáo thu nhập các công ty công nghệ lớn sẽ định hình triển vọng của cổ phiếu.
- S&P 500 -0.03%
- Nasdaq -0.22%
- Dow Jones +0.19%
USD mất giá với chỉ số DXY giảm xuống còn 106.312, giao dịch gần mức thấp nhất kể từ ngày 5/7. Sự suy yếu của USD trước thềm FOMC là nguyên nhân chính khiến hầu hết các đồng tiền khác đều tăng giá. Dẫn đầu là GBP, AUD, CAD hồi phục mạnh mẽ ngay khi phiên Bắc Mỹ mở cửa. Tuy nhiên, sự sụt giá của USD lại không hỗ trợ được cho JPY và CHF do tâm lý risk-on, kỳ vọng Fed tăng lãi suất thêm 75bp, chênh lệch lợi suất TPCP, v.v..
- EUR/USD +0.31%
- GBP/USD +0.49%
- AUD/USD +0.56%
- NZD/USD +0.33%
- USD/JPY +0.34%
- USD/CAD -0.49%
- USD/CHF +0.32%
Lợi suất TPCP Mỹ liên tục tăng trong hôm nay. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã quay lại trên 3%, kỳ hạn 5 năm và 10 năm duy trì ở khoảng 2.8%.
Tâm lý risk-on cùng lợi suất TPCP Mỹ liên tục tăng mạnh đã gây áp lực lên vàng, khiến vàng giảm 0.59% xuống còn $1717.05/oz.
Giá dầu WTI tăng 1% lên $95.66/thùng.
Giám đốc Kinh tế Commerzbank: Chỉ số môi trường kinh doanh IFO chỉ rõ sự suy thoái của kinh tế Đức
Giám đốc Kinh tế Jörg Krämer của Commerzbank cho biết:
- Chỉ số môi trường kinh doanh IFO giảm từ 92.2 xuống 88.6 phản ánh lo ngại của các doanh nghiêp Đức về khủng hoảng khí đốt.
- Chỉ số này dường như chỉ rõ suy thoái kinh tế ở Đức.
- Nord Stream 1 đang hoạt động với 40% công suất tối đa, nhưng Putin hoàn toàn có thể giảm nguồn cung khí đốt thời gian tới.
- Trên hết, giá năng lượng tăng chóng mặt đã là một thử thách lớn với các công ty Đức.
- Mỹ - đối tác giao dịch quan trọng của Đức - sẽ suy thoái vào nửa đầu 2023, ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty Đức.
- Kinh tế Đức có thể đã rơi vào suy thoái. Nếu nguồn cung khí đốt bị cắt giảm hoàn toàn, suy thoái nặng nề là không tránh khỏi.
Thu nhập thảm hại của Weber (Mỹ) nhấn mạnh sự sụt giảm chi tiêu hộ gia đình cho hàng hóa
Báo cáo của nhà sản xuất lò nướng Weber gây bất ngờ khá lớn, bên cạnh tuyên bố CEO Weber từ chức, rút lại chỉ đạo và tạm dừng chia cổ tức.
Cổ phiếu Weber chủ yếu giao dịch đi ngang trong hai tháng qua và thậm chí còn được hưởng lợi từ đợt ép mua theo kiểu WSB vào tháng 6, hiện đã giảm 20%.
"Công ty hiện kỳ vọng lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) điều chỉnh sẽ có lợi nhuận biên, thấp hơn khá nhiều so với ngân sách nội bộ liên quan đến hướng dẫn EBITDA điều chỉnh đã công bố trước đó. Công ty cũng dự kiến lỗ ròng trong giai đoạn kết thúc vào ngày 30/6/2022. Khả năng sinh lời bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự mất giá tiền tệ đáng kể trong quý, hoạt động khuyến mại để tăng cường bán lẻ, quốc gia có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và kết hợp sản phẩm, cũng như chi phí vận chuyển tăng đáng kể ", báo cáo thu nhập cho biết.
Công ty cho biết họ đang theo đuổi các sáng kiến có thể bao gồm sa thải nhân viên, giảm chi phí và giảm hàng tồn kho.
GBP/USD vượt lên trên mốc 1.2000, chạm định nhiều tuần qua giữa lúc USD mất giá
- Hôm nay, GBP/USD chứng kiến lực mua gần mốc 1.1960 và nhanh chóng phá qua 1.2000, chạm đỉnh của gần 3 tuần qua vào phiên Âu.
- GBP/USD hiện giao dịch ở mốc 1.2071, tăng 0.54%
- Tâm lý rủi ro được cải thiện đã gây áp lực lên USD.
- Rủi ro Brexit có thể giới hạn giá GBP trước thềm công bố quyết định của FOMC tới đây.
Chỉ số hoạt động quốc gia tháng 6 của Fed Chicago giảm mạnh
- Chỉ số hoạt động quốc gia tháng 6 là -0.19, thấp nhất kể từ tháng 2/2021
- Trước đó chỉ số này là +0.01.
Chỉ số hoạt động quốc gia của Fed Chicago là tổng hợp dữ liệu đã được công bố nên không có gì quá mới mẻ nhưng cho thấy bức tranh tổng thể về hướng đi của nền kinh tế. Lực kéo chính đến từ 'sản xuất và thu nhập'.
Phiên Bắc Mỹ mở cửa: GBP mạnh nhất và JPY yếu nhất
- Chỉ số DXY hiện ở mức 106.338.
- GBP/USD phục hồi mạnh mẽ, giao dịch ở mức 1.2065.
- AUD/USD cải thiện ở mức 0.6958.
- NZD/USD ở mức 0.6268.
- EUR/USD ở mức 1.0237.
- USD/CAD giảm liên tiếp xuống mức 1.2854.
- USD/JPY tăng lên mức 136.63. Sức mạnh USD đã suy yếu song cặp tiền này vẫn tăng giá do đồng JPY giảm mạnh mẽ.
- USD/ CHF cũng tăng lên 0.9639 do đồng CHF mất giá.
Nhà đầu tư cho rằng chính trị Anh sẽ làm đồng Bảng Anh suy yếu
- Cuộc đua vị trí lãnh đạo Đảng Bảo Thủ dự kiến sẽ làm nổi bật lên những vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt, tạo ra những áp lực lên đồng GBP.
- Lạm phát cao, lãi suất tăng nhẹ và các vấn đề từ Brexit vẫn kéo dài khiến đồng tiền này giảm từ đầu năm, quanh 1.20, cách mốc đáy hai năm tại 1.1760 không xa.
- Hai ứng cử viên tham gia tranh biện ngày hôm nay - Liz Truss và Rishi Sunak sẽ tranh biện về việc thắt chặt chính sách nhập cư, số đông cho rằng ông Rishi Sunak sẽ là người tiếp theo được lựa chọn cho vị trí Thủ tướng Anh
- Nhà phân tích tại Robobank cho rằng chủ đề tranh biện này sẽ không giúp hai ứng cử viên chiến thắng cuộc bỏ phiếu rộng và cũng không thể thay đổi xu hướng giảm đang cản trở đồng GBP
Vẫn còn quá sớm để nói về "đỉnh Hawkish" của Ngân hàng Trung ương
- Các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ cũng như tăng lãi suất cho vay nhằm giải quyết vấn đề lạm phát trong những tháng gần đây.
- Các nhà hoạch định chính sách đang phải đưa ra những quyết định khó khăn, giữa việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và hậu quả làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà nó để lại sau đó.
- Những dự đoán về việc FED tiếp tục tăng lãi suất lên 75 bps xuất hiện ngày một nhiều trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao - 9.1%. Tuy nhiên, những báo cáo PMI và báo cáo việc làm tại tuần trước lại báo hiệu rằng nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Cập nhật thị trường FX: Sắc xanh bao phủ lên hầu hết các cặp tiền lớn!
- DXY vẫn tiếp tục đà giảm của mình mà chưa có bất kì tín hiệu phục hồi nào.
- Các cặp tiền lớn đồng loạt tăng giá, trong đó GBP/USD ghi nhận mức tăng cao nhất. USD/CAD giường như đi ngược lại xu hướng khi là cặp tiền duy nhất giảm.
DXY suy yếu, trái phiếu chính phủ đồng loạt tăng trước thềm cuộc họp FOMC
- DXY tiếp tục chịu sức ép trước thềm cuộc họp FOMC
- Trái phiếu chính phủ các kì hạn dồng loạt tăng, trái phiếu kì hạn 30 năm ghi nhận mức tăng cao nhất với 7.0 bps
Giá ngũ cốc tăng sau khi Nga tấn công vào cảng Odessa
- Điện Kremlin nhấn mạnh rằng cuộc tấn công này nhắm vào quân đội Ukraine.
- Sau thông tin về việc Nga tấn công vào cảng Odessa, giá lương thực tăng sau khi suy giảm vào thứ sáu do thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc giữa hai nước được kí kết.
- Những nghi ngờ xung quanh việc liệu thỏa thuận xuất khẩu giữa hai bên có tiếp tục được thực hiện ngày một gia tăng. Trong khi Dimitri Peskov - Thư ký báo chí của tổng thống Putin, phát biểu trước các nhà báo rằng cuộc tấn công này không ảnh hưởng đến thỏa thuận đã được kí kết giữa hai nước.
AUD/USD: Quay trở lại trên mốc 0.6900, gần mức đỉnh của tháng
- AUD/USD đảo chiều tăng trong phiên ngày thứ hai, quay trở lại gần mức đỉnh của tháng.
- Tâm lý ưa rủi ro khiến đồng tiền trú ẩn USD suy yếu và hỗ trợ cho đồng AUD.
- Trader có lẽ sẽ cẩn trọng hơn trước thềm những sự kiện/dữ liệu quan trọng tiềm ẩn rủi ro trong tuần này.
Số liệu kỳ vọng đơn đặt hàng công nghiệp CBI gây thất vọng!
- Con số kỳ vọng đơn đặt hàng CBI thực tế được đưa ra vào ngày hôm nay là 8, thấp hơn nhiều so với mức 13 được dự báo và mức 18 được công bố trước đó
- Con số này được đưa ra thấp hơn so với dự kiến tạo ra những áp lực lên đồng GBP, GBP/USD giảm nhẹ sau khi con số này được công bố.
GBP/USD: Phe bò mong muốn chiếm quyền kiểm soát trước thềm quyết định FOMC
- GBP/USD nhận được lực kéo tích cực vào ngày thứ hai trong bối cảnh USD bắt đầu được bán ra.
- Những đồn đoán về việc BoE tiếp tục tăng 50bps vào tháng tám cũng làm GBP suy yếu.
- Xu hướng tăng vẫn còn bị hạn chế trước thềm quyết định FOMC vào ngày thứ tư.
Thành viên hội đồng thống đốc của BoJ, Takata: BoJ có thể sẽ tiếp tục dovish
BoJ có thể gặp những thách thức như sau đây:
- Biên lợi nhuận ngân hàng giảm, tác động đến chức năng thị trường.
- Kiểm soát đường cong lợi suất có nhiều tác động đến nền kinh tế và giá cả.
Tổng số tiền gửi trực tiếp tại SNB tại thời điểm ngày 22 tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Tổng tiền gửi có ghi nhận sự tăng nhẹ, tính đến ngày 22 tháng 7, con số rơi vào khoảng 746.6 tỷ CHF khi so với 745.4 tỷ CHF trước đó.
- Số tiền gửi nội địa thì giảm nhẹ, 637.0 tỷ CHF so với 639.8 tỷ CHF trước đó
Nhà kinh tế của IFO institute: Nền kinh tế Đức đang trong giai đoạn khó khăn
Đức, nền kinh tế lớn nhất của khu vực đang trên bờ vực khủng hoảng
- Sự không chắc chắn trong các công ty đã tăng lên đáng kể
- Không thể loại trừ khả năng sẽ bước vào suy thoái nếu tình hình tiếp tục xấu như hiện tại
Chỉ số môi trường kinh doanh IFO của Đức trong tháng 7 có gì đáng chú ý?
Chỉ số này đạt mức 88.6 thấp hơn mức kỳ vọng là 90.5, điều này đã áp lực lên đồng EUR. Hiện EUR/USD đang giảm tương đối
Đó là con số thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020 khi nền kinh tế của Đức tiếp tục xấu đi. Các kỳ vọng cũng giảm sâu hơn, nhấn mạnh triển vọng tồi tệ cho những tháng sắp tới. Giá cả tăng và những lo lắng về năng lượng chắc chắn đang gây ra lực cản cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Thành viên hội đồng thống đốc ECB, Martins Kazaks đã phát biểu điều gì đáng chú ý?
- Các đợt tăng lãi suất lớn có thể vẫn chưa kết thúc.
- ECB cởi mở hơn trong việc thảo luận tăng lãi suất.
Đồng euro đang tăng giá nhẹ sau thông tin này, với mức tăng từ 1.0195 lên 1.0220, mức cao nhất trong phiên vào thời điểm hiện tại.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán điều chỉnh, USD chiếm ưu thế, Vàng và dầu sụt giảm nhẹ.
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tiêu cực, dẫn đầu là chỉ số Euro 50 -0.40%
- Chỉ số DAX -0.40%
- Chỉ số CAC -0.26%
- Chỉ số FTSE -0.38%
- Chỉ số IBEX -0.02%
- Chỉ số Euro 50 -0.40%
- Chỉ số Stoxx 600 -0.30%
Trên thị trường tiền tệ, USD đang dao động quanh mức 107 điểm, chiếm ưu thế với đa số các đồng tiền khác.
- Chỉ số DXY +0.16%
- EUR/USD -0.14%
- GBP/USD -0.13%
- AUD/USD -0.06%
- NZD/USD -0.19%
- USD/JPY +0.29%
- USD/CHF +0.4%
- USD/CAD +0.09%
Giá vàng sụt giảm nhẹ 0.03% hiện giao dịch ở mức $1,726/oz. Dầu thô hạ nhiệt khi xuống mức $103/thùng
Phân tích HĐTL khí tự nhiên: Đà phục hồi có vẻ chắc chắn
Theo như dữ liệu từ CME Group, trên thị trường HĐTL khí tự nhiên, số vị thế mở của nhà đầu tư tăng khoảng 11.2 nghìn hợp đồng trong ngày thứ Sáu. Ngược chiều hướng, khối lượng giảm 2 phiên liên tiếp, lần này là khoảng 25.2 nghìn hợp đồng.
Sự tăng giá nhanh trong thứ 6 diễn ra trong bối cảnh OI và khối lượng giao dịch đều tăng cho thấy đà tăng sẽ rất vững chắc trong thời gian ngắn sắp tới. Giá khí tự nhiên có thể sẽ lên tới $9.60/MMBtu.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay có 2 hợp đồng đáo hạn đáng chú ý:
- Hợp đồng EUR/USD ở mức 1.025 ở mức 1.9 tỷ Eur.
- Hợp đồng AUD/USD ở mức 0.700 ở mức 1.1 tỷ Aud.
Tỷ giá EUR/USD có khả năng hoạt động như một giới hạn cho hành động giá nếu cho thấy một số động thái tăng giá trong cặp tiền này. Mức cao nhất của tuần trước xung quanh 1.0269-78 cũng sẽ là điểm kháng cự ngắn hạn cần theo dõi bên cạnh mức kháng cự quan trọng 1.0283.
Cặp AUD/USD đang ở mức quan trọng, sẽ hạn chế mức tăng lớn trong lần phục hồi gần nhất.
Chào mừng đến tuần của Fed!
Cuộc họp của FOMC sẽ là sự kiện quan trọng nhất tuần này.
Cuộc tranh luận giữa việc liệu Fed sẽ tăng lãi suất 75 bps hay 100 bps là chủ đề chính trong vài tuần qua. Nhưng một số nhà hoạch định chính sách của Fed đã gạt bỏ ý tưởng tăng 100 bps cách đây hai tuần.
Fed fund futures đang cho thấy khả năng tăng lãi suất 75 bps ở mức ~ 79%. Điều đó đặt ra những kỳ vọng vào quyết định cuộc họp hôm thứ Tư.
Câu hỏi lớn bây giờ sẽ là cách FED nhìn nhận nền kinh tế và liệu họ có thể tiến tới mức lãi suất cuối cùng vào khoảng 3.50% đến 4.00% hay không. Lãi suất huy động của Fed hiện ở mức 1.50% - 1.75%, do đó, một đợt tăng lãi suất 75 bps nữa sẽ đưa mức đó lên 2.25% - 2.50% với ba cuộc họp FOMC nữa sẽ được thông qua trước khi kết thúc năm.
Nếu Fed kiên định trong cuộc chiến chống lạm phát sẽ tạo động lực cho đồng đô la.
Châu Âu hiện đang có vô số vấn đề. Vương quốc Anh đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu tăng lãi suất. Và các loại tiền tệ hàng hóa không có khả năng hoạt động quá thoải mái khi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về sự xoay trục của Fed.
Lịch trình kinh tế ở Châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong vài ngày tới sẽ không có quá nhiều sự kiện quan trọng khi sự chú ý đã đổ dồn vào cuộc họp FOMC vào thứ năm. Mọi con mắt sẽ tập trung vào Fed và có vẻ như các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục tăng lãi suất 75 bps trong tuần này. Nhưng sẽ có những câu hỏi về quan điểm của họ đối với nền kinh tế Mỹ và lãi suất họ sẽ hướng tới trong cuộc chiến chống lạm phát.
Sẽ rất thú vị khi xem liệu có câu hỏi nào về việc cắt giảm lãi suất trong năm tới để giảm rủi ro suy thoái hay không và phản ứng của Fed về điều đó.
Bên cạnh đó, hãy theo dõi thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đang đe dọa phá dưới mức trung bình động 100 ngày lần đầu tiên kể từ cuối năm ngoái và đang ở gần mức thấp gần đây khoảng 2.70% đến 2.72%:
Sẽ không có nhiều điều quan trọng trong lịch kinh tế hôm nay nhưng cuộc khảo sát kinh doanh Ifo của Đức vào tháng 7 gần như chắc chắn sẽ cho thấy tâm lý kinh tế tiếp tục xấu đi khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu bắt đầu rạn nứt dưới áp lực giá cả tăng và cuộc khủng hoảng năng lượng.
- 15h: Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức
- 15h: Tổng số tiền gửi trực tiếp của SNB vào ngày 22 tháng 7
- 17h: Tổng Đơn đặt hàng xu hướng CBI tháng 7 của Vương quốc Anh
Dữ liệu lạm phát quý 2 của Úc sẽ được công bố vào thứ tư ngày 27/7
Dữ liệu CPI quý 2 của Úc (tháng 4 - tháng 6) sẽ được công bố lúc 8h30 ngày 27/7:
- Biên độ mục tiêu RBA đối với lạm phát cơ bản là 2 đến 3% trong suốt chu kỳ. RBA đang dự báo lạm phát cơ bản sẽ giảm trở lại ngưỡng mục tiêu vào năm 2023.
Ngân hàng ASB tại New Zealand dự báo về CPI:
- Kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.9% trong quý đưa tỷ lệ lạm phát CPI hàng năm lên 6.2%/năm do giá xăng dầu cũng như chi phí thực phẩm, nhà ở và năng lượng được dự báo tiếp tục cao hơn.
- Kỳ vọng RBA sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp Hội đồng quản trị tháng 8 vào thứ ba tuần sau.
Trung Quốc lên kế hoạch thành lập quỹ bất động sản để hỗ trợ các nhà phát triển trong lĩnh vực này
Theo Reuters
- Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập một quỹ bất động sản có thể trị giá tới 44.39 tỷ USD
- quỹ đã bảo đảm 50 tỷ nhân dân tệ từ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và cơ sở tái định cư, 30 tỷ nhân dân tệ từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC)
- quỹ có thể được sử dụng để mua các sản phẩm tài chính do các nhà phát triển phát hành hoặc tài trợ cho việc mua lại các dự án
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Cuộc họp báo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sắp diễn ra
Cuộc họp báo của BOJ sẽ diễn ra lúc 15h.
Các thành viên mới được bổ nhiệm của hội đồng chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Takata và Tamura đang phát biểu.
Takata đã đặt ra câu hỏi về bất lợi của nhiều năm nới lỏng tiền tệ và viết một cuốn sách về cách thoát khỏi chính sách thích ứng.
Luồng tin nhẹ nhàng vào cuối tuần và đầu tuần ở châu Á.
USD mất điểm. USD/JPY đã tăng lên hơn 136.50 trước khi giảm trở lại dưới 136.00 sau tin tức về cuộc họp báo của BOJ.
Không có quá nhiều điều cần chú ý liên quan đến các tỷ giá ngoại hối chính.
Các cuộc đình công gia tăng đe dọa các ngành công nghiệp trên khắp thế giới!
Các cuộc đình công gia tăng đe dọa các ngành công nghiệp trên khắp thế giới, đặc biệt là những ngành liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, con người và năng lượng. Nhân viên đang đòi hỏi một thỏa thuận tốt hơn khi lạm phát ăn vào lương của họ, vì bất kỳ sự gián đoạn nào do tranh chấp lao động gây ra cũng có thể trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng vọt.
WHO ban hành cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ!
WHO đã ban hành cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ theo lệnh của Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Việc chỉ định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm mở đường cho việc tăng cường hợp tác toàn cầu. Nhà Trắng cho biết Mỹ - nước cũng có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp - có thể ngăn chặn căn bệnh này bằng sự kết hợp giữa xét nghiệm và tiêm chủng. Tại châu Á, Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm thứ tư.
Nhận định trước thềm GDP quý II Mỹ được công bố
GDP quý II Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm với kỳ vọng tăng 0.5%, sau quý I giảm 1.6%. Tuy vậy, BE dự báo một quý kinh tế thu hẹp nữa, đổ thêm dầu vào ngọn lửa suy thoái. Báo cáo PCE, thước đo lạm phát chính của Fed, cũng sẽ được công bố vào thứ Sáu
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ họp báo giới thiệu thành viên Hội đồng thống đốc mới!
- Các thành viên mới được bổ nhiệm của ban chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 3:00 chiều nay
Takata và Tamura là những người mới.
- Takata đã đặt ra câu hỏi về tác động bất lợi của nhiều năm nới lỏng tiền tệ và đã viết một cuốn sách về cách thoát khỏi chính sách điều chỉnh.
Naoki Tamura là cố vấn cấp cao của Ngân hàng Sumitomo Mitsui.
Ban Chính sách của BOJ bao gồm chín thành viên:
- thống đốc,
- hai phó thống đốc
- sáu thành viên khác
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7543
Mức đóng trước đó là 6.7518
Thủ tướng Australia lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại
Thủ tướng Australia Albanese trước đó đã kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại nhắm vào nước này, ông cũng lặp lại điều này vào tối thứ Sáu. Ông nói rằng việc không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ có nghĩa là một "mối quan hệ có vấn đề" với Trung Quốc.
- Trung Quốc có các biện pháp trừng phạt chống lại Úc cần được gỡ bỏ.
- Chúng đang gây tổn hại cho nền kinh tế và công ăn việc làm của Úc, đồng thời, cũng khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại.
Cập nhật AUD:
Người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo cho biết ECB sẽ xem xét nền kinh tế khi tăng lãi suất
Holzmann là người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo và nằm trong ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu:
- "Nền kinh tế sẽ tăng trưởng kém mạnh mẽ hơn, các dự báo đưa ra theo hướng này khiến chúng tôi có phần thận trọng"
- " Tình hình kinh tế vào mùa thu sẽ được xem xét. Sau đó, chúng tôi có thể quyết định xem có tăng thêm 50bp hoặc ít hơn hay không."