Bản tin COVID-19: Ông Biden kêu gọi các công ty yêu cầu nhân viên tiêm vaccine!
- Biden kêu gọi các công ty yêu cầu nhân viên tiêm vaccine sau khi FDA chấp thuận hoàn toàn vaccine Pfizer.
- NYC yêu cầu tất cả giáo viên và nhân viên của trường học phải được tiêm chủng vào cuối tháng Chín.
- Sao Paulo, thành phố đông dân nhất của Mỹ Latinh, sẽ yêu cầu các khách hàng sử dụng dịch vụ phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine để được vào nhà hàng, quán bar và các sự kiện công cộng.
- Pháp có thể bắt đầu cung cấp các mũi tiêm bổ sung cho người cao tuổi vào tháng tới.
- Theo một nghiên cứu mới của chính phủ Ấn Độ, quốc gia này có nguy cơ xảy ra 600 nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày nếu không đẩy nhanh việc tiêm chủng.
Giá Đồng tăng vọt khi số đơn đặt hàng tăng mạnh nhất trong 6 năm!
Giá Đồng tăng vọt khi số đơn đặt hàng tại các kho LME tăng mạnh nhất trong sáu năm - một dấu hiệu cho thấy tắc nghẽn nguồn cung ở Trung Quốc đang làm xói mòn dự trữ trong nước và thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu. Việc các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẵn sàng trả một mức phí cao cũng cho thấy nước này đang trên đà mua vào, giúp củng cố dự báo tăng giá đối với kim loại này.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23/08: Giá vàng cùng các chỉ số chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh !
Chứng khoán Mỹ tăng sau khi chiến dịch tiêm chủng Covid-19 được hỗ trợ bởi các cơ quan quản lý Hoa Kỳ khi họ cấp phép đầy đủ cho vaccine do Pfizer và BioNTech sản xuất.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đã phục hồi từ mức đáy tuần trước khi việc phê duyệt của FDA có thể giúp nhiều người dân tại Mỹ tiêm chủng hơn trong bối cảnh gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta, đe dọa động lực phục hồi kinh tế toàn cầu. Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ hôm thứ Hai cho thấy doanh số bán nhà tháng Bảy cao hơn dự kiến trong khi PMI ngành dịch vụ và sản xuất ở Hoa Kỳ thấp hơn dự báo.
Các đồng High-beta có sự trở lại ấn tượng sau 1 tuần chịu nhiều áp lực do tâm lý Risk-off của nhà giao dịch.
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.11% lên 4479.54 điểm. Chỉ số Nasdaq 100 tăng 1.46% lên 15312.82 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 0.61% lên 35335.70 điểm.
- Trên thị trường tiền tệ, đồng USD chứng kiến đà giảm mạnh đầu tuần. Chỉ số DXY đóng cửa dưới mốc 93.00.
- Tỷ giá GBP/USD tăng lên 1.3708
- Cặp USD/CAD giảm mạnh xuống 1.2645.
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 1.255%.
- Giá dầu WTI tăng 5.3% lên $65.44/thùng
- Giá vàng trên thị trường Futures tăng 1.3% lên $1807.4/ounce sau khi phá qua kháng cự quan trọng 1790-1795.
Tâm lý risk on đưa AUDUSD trở lại 0.72
Cặp tiền này đang tăng mạnh 0.9% trong ngày lên mức 0.7202. Đồng thời, AUDUSD cũng đã vượt đường MA 100 giờ tại 0.7190. Giữ nguyên mức giá trên đường MA này sẽ giúp phe mua chiếm phần kiểm soát, tạo điều kiện cho giá lên vùng swing thứ tư tuần trước tại 0.7227.
CAD đang hưởng lợi từ giá dầu tăng
USDCAD đang là cặp tiền biến động mạnh nhất trong phiên hôm nay khi đã giảm 0.82%. Đà giảm này cũng đã đưa cặp tiền xuống dưới đường MA 100 giờ. Lý do chính cho mức giảm mạnh của USDCAD là dầu thô tăng mạnh. Hiện tại, dầu WTI đã tăng gần 6% lên mức $65.5/thùng, sau 7 ngày giảm liên tiếp.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2709.
Doanh số bán nhà tháng Bảy tại Mỹ tăng vượt kỳ vọng
Trong tháng Bảy, doanh số bán nhà tại Mỹ đã tăng 2%, cao hơn kỳ vọng ban đầu 1.3%. Mức tăng này nối tiếp con số 1.6% của tháng Sáu.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Eurozone giảm sâu hơn dự báo
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Eurozone đã giảm 5.3 điểm trong tháng Tám, cao hơn so với kỳ vọng ban đầu là giảm 5 điểm
Số liệu PMI Markit tại Mỹ không đạt kỳ vọng
Theo Markit, trong tháng Tám, PMI ngành dịch vụ tại Mỹ đạt 55.2 điểm, thấp hơn khá nhiều so với kỳ vọng 59.5 điểm. Trong khi đó, PMI ngành sản xuất đạt 61.2 điểm, thấp hơn kỳ vọng 62.5 điểm đôi chút.
Sau tin này, đồng đô la tiếp tục chịu sức ép. Chỉ số DXY ở mức 93.1 điểm.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc ngày đầu tuần
Cả ba chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang ghi nhận mức tăng tương đối ngay từ khi mở cửa. Chỉ số Nasdaq đang tăng mạnh nhất (+0.76%), theo sau là S&P 500 (+0.63%) và Dow Jones (+0.57%). Tại châu Âu, các chỉ số cũng không kém phần khởi sắc khi CAC tăng 0.8%, FTSE tăng 0.23%, FTSE MIB tăng 0.34% và Stoxx 600 tăng 0.37%. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi cuộc họp Jackson Hole trong tuần này để kiếm thêm manh mối về việc Fed thắt chặt.
Đồng bạc xanh đang có phần suy yếu sau những ngày cuối tuần trước chạm mức cao nhất năm. Chỉ số DXY giảm 0.38% xuống 93.1 điểm. Hầu hết các đồng tiền đều đang tăng so với USD: EUR tăng 0.34%, GBP tăng 0.57%, AUD tăng 0.74%, NZD tăng 0.7%, CHF tăng 0.27% và CAD tăng 0.81%. Duy nhất có JPY chưa ghi nhận nhiều thay đổi trong ngày.
Vàng chạm lại mức 1,800 sau hai tuần, hiện giao dịch quanh mức 1,803. Dầu thô tăng gần 5%, tiệm cận mức $65/thùng sau những phiên cuối tuần trước bị vùi dập.
Vàng trở lại mức 1,800 sau hai tuần
Vàng đang tận dụng sự suy yếu của USD và tăng mạnh trong phiên hôm nay, lập đỉnh ngày tại 1,804, mức cao nhất kể từ ngày 6/8, sau khi Mỹ công bố báo cáo NFP. Nếu đóng cửa trên mức 1,800 phiên hôm nay, phe mua sẽ có nhiều cơ hội hơn để đưa giá lên kiểm tra kháng cự tại 1,833.
Hiện vàng đang được giao dịch quanh mức 1,803.
Ngân hàng Israel giữ nguyên lãi suất ở mức 0.1%
Ngân hàng Israel sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 0.1%, cho biết vấn đề dịch bệnh đã tạo ra nhiều sự khó đoán. Ngân hàng này nói thêm rằng kinh tế đang tiếp tục phục hồi nhưng những nguy cơ sức khỏe trong và ngoài nước tiếp tục gây lo ngại. Chính vì vậy, ngân hàng Israel sẽ tiếp tục giữ nguyên lập trường mềm mỏng.
Bà Yellen ủng hộ ông Powell tiếp tục nắm giữ chiếc ghế quyền lực!
Cơ hội của Powell trong nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Fed được cải thiện khi Janet Yellen tán thành ông. Trong khi đó ông Joe Biden vẫn chưa quyết định và có thể đưa ra lựa chọn của mình vào Ngày Lao động. Sự ủng hộ của bà Yellen là động lực cho Powell trước sự kiện Jackson Hole.
Bản tin COVID-19: Anh ký thỏa thuận 35 triệu liều vaccine với Pfizer
- Bác sĩ Vivek Murthy cho biết những người đã tiêm vaccine một liều J&J sẽ "có khả năng" cần tiêm vaccine bổ sung.
- Các trường học ở Hoa Kỳ có thể trở nên không an toàn và là nơi lây nhiễm Covid, một cựu lãnh đạo FDA cho biết.
- Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm cộng đồng mới và New Zealand đã gia hạn lệnh phong tỏa.
- Vương quốc Anh đã ký một thỏa thuận với Pfizer và BioNTech gồm 35 triệu liều.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Các đồng High-beta lấy lại sức mạnh!
- Các đồng High-beta đã lấy lại sức mạnh trong phiên hôm nay sau 1 tuần cực kỳ khó khăn.
- Chỉ số DXY giảm 0.19% xuống 93.28 khi đồng USD suy yếu.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.38% lên 1.3671.
- Cặp AUD/USD tăng mạnh 0.53% lên 0.7167.
Bundesbank cho rằng sự hồi sinh của COVID có thể gây áp lực cho nền kinh tế Đức vào mùa thu!
Bình luận từ Bundesbank:
- Tăng trưởng có thể vượt xa các dự báo trong năm nay
- Những tuần đầu của sự phục hồi có vẻ yếu hơn dự kiến
- Điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cả năm
- Một số hạn chế có thể được đưa ra vào mùa thu nếu số ca nhiễm gia tăng
- Nhưng không có khả năng nghiêm ngặt như trong quá trình phát triển vaccine trong quá khứ
Chuyên gia tại Credit Suisse dự báo như thế nào về tỷ giá GBP/USD?
Đà giảm của GBP/USD đã nhanh chóng bị chặn lại ngay trước ngưỡng hỗ trợ chính ở 1.3571/67. Các nhà kinh tế học tại Credit Suisse dự báo cặp tiền có khả năng phục hồi trong ngắn hạn lên 1.3706/26.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 23/08: Sự lạc quan đã trở lại trên khắp các thị trường
Cổ phiếu châu Âu tăng điểm hôm thứ Hai cùng với hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ khi các nhà giao dịch tận dụng đợt bán tháo của tuần trước để mua vào trong khi vẫn đề phòng rủi ro từ chủng vi rút delta và siết chặt quy định của Trung Quốc.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng 2.2 bps lên 1.28% trong khi vàng vẫn khá vững vàng gần mức $1,790/oz.
Dầu thô bật tăng mạnh mẽ sau chuỗi thua 7 ngày liên tiếp, tăng 3.17% lên 64.11 USD/thùng khi Trung Quốc đã kiềm chế thành công biến thể Delta, làm sáng hơn triển vọng nhu cầu trong tương lai.
Sự lạc quan đã trở lại trên thị trường FX với tất cả các đồng beta cao đều tăng giá và các đồng trú ẩn như USD và JPY bị bán tháo. Một phân đây là rõ hiện tượng chốt lời trước thềm Jackson Hole sau đà tăng rất mạnh vào tuần trước do đó cả EUR và GBP cũng đều mạnh lên bất chấp PMI tại khu vực này không đạt dự báo.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc chạm mức 0 sau 1 tháng hạn chế hà khắc
Chỉ mới hơn một tháng và Trung Quốc lại một lần nữa đánh bại Covid-19, đưa các trường hợp nhiễm bệnh trong nước của họ xuống mức 0.
Lần này khó khăn hơn, mặc dù các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới đã sử dụng cùng một phương thức mà họ làm theo để dập tắt hơn 30 đợt bùng phát trước đó.
Flash PMI dịch vụ tháng 8 của Vương quốc Anh đạt 55.5 so với 59.0 dự kiến
PMI sản xuất 60.1 so với 59.5 dự kiến
Flash PMI dịch vụ tháng 8 của Eurozone đạt 59.7 so với 59.8 dự kiến
PMI sản xuất 61.5 so với dự kiến là 62.0
PMI tổng hợp 59.5 so với dự kiến là 59.7
Flash PMI sản xuất tháng 8 của Đức là 62.7 so với dự kiến 65.0
PMI dịch vụ 61.5 so với 61.0 dự kiến
Trước đó 61.8
PMI tổng hợp 60.6 so với 62.2 dự kiến
Trước đó 62.4
Bộ trưởng tài chính Pháp: Hai tuần đầu tiên của tháng 8 đã chứng kiến mức tăng trưởng 5% trong chi tiêu tiêu dùng
Nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire:
Vẫn hướng tới mức tăng trưởng kinh tế trước đại dịch vào cuối năm
Đó là một diễn biến khá lạc quan nhưng tôi đoán chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những gì Le Maire đang nói khi chúng ta nhận được các chỉ số PMI vào cuối ngày. Hiện tại, vẫn có quan điểm cho rằng sự lạc quan vào mùa hè đang mờ dần vì điều kiện nhu cầu cao điểm đã được đáp ứng ở châu Âu; chưa kể đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx tăng 0.8% đầu phiên giao dịch châu Âu
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.8%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.6%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 1.8% so với mức đóng cửa ngày thứ Sáu, mức thấp nhất trong năm. Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang tăng khoảng 0.4%.
Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Đức tăng lên cao nhất kể từ đầu tháng 6, RKI cảnh báo làn sóng thứ tư đã bắt đầu
Đức báo cáo 3,668 trường hợp vi-rút mới hôm nay
Con số ngày hôm nay thấp hơn do ảnh hưởng của ngày cuối tuần nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày đã tăng lên 56.4 và điều đó sẽ khiến các nhà chức trách Đức cảnh giác vì sự lây lan của đang bắt đầu tăng tốc đáng kể.
Tổng số ca bệnh đang hoạt động trên toàn quốc được ghi nhận là ~ 77,800, cao nhất kể từ ngày 4 tháng 6.
Cuối tuần qua, RKI cảnh báo rằng đợt thứ tư của vi rút đã bắt đầu ở Đức và đây là xu hướng trong các trường hợp lây nhiễm hàng ngày:
Thủ tướng New Zealand: Các lệnh phong toả sẽ kéo dài đến nửa đêm 31/08
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết hôm thứ Hai, các lệnh phong toả sẽ kéo dài đến nửa đêm ngày thứ Sáu. Cụ thể, lệnh phong toả ở Auckland kéo dài đến nửa đêm ngày 31 tháng 8
Phản ứng thị trường
NZD/USD đã giảm từ mức cao hằng ngày tại 0.6856 sau thông báo trên và hiện giao dịch ở mức 0.6841, vẫn tăng 0.25% trong ngày.
37% nhà đầu tư Mỹ sẽ không bán tiền mã hoá ngay cả khi gặp khó khăn tài chính
Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà đầu tư mã hoá của Hoa Kỳ đã phân bổ trung bình 1,707 USD vào các tài sản như vậy. 37% trong số họ thừa nhận họ sẽ không động đến các khoản tiền này ngay cả khi họ phải trang trải một hóa đơn cần thiết hoặc một khoản thanh toán quan trọng. Ngoài ra, khi được hỏi về nhân vân có sức ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, phần lớn đều trả lời rằng đó là Elon Musk.
Giao thương quốc tế Trung Quốc có thể gặp khó khăn, AUD/USD liệu có bị "xáo trộn"?
Tình hình giao thương quốc thế có thể đối mặt với tình hình phức tạp hơn trong năm tới, ”Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Phản ứng thị trường
AUD/USD không bị xáo trộn bởi những nhận xét trên, và vẫn giao dịch gần mức cao hàng ngày là 0.7164 sau khi tăng 0.41% trong ngày.
Những bình luận tích cực từ kinh tế trưởng RBNZ đã tác động đến NZD/USD như thế nào?
Lập trường chính sách tiền tệ vẫn được giữ vững bất chấp sự bùng nổ của Delta - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) Yuong Ha cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. Cụ thể, "Biến thể Delta làm tăng một số bất ổn kinh tế nhưng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Phản ứng thị trường
Những nhận xét tích cực từ các quan chức RBNZ góp phần tăng thêm sự phục hồi trong cặp NZD/USD khi nó đạt mức 0.6851 sau khi tăng 0.4% trong bối cảnh thị trường vẫn còn rủi ro và sự suy yếu của đồng đô la Mỹ.
Giá dầu có thể giảm nếu Fed thực sự thắt chặt
Trong giai đoạn 2013-2014, khi Fed thực sự "taper", giá dầu đã có quãng thời gian giảm mạnh. Vì vậy các nhà phân tích tại Nordea nhận định rủi ro giảm giá đối với dầu có khả năng hiện hữu, nếu Fed chính thức "taper" vào thời gian tới.
New South Wales ghi nhận thêm hơn 800 ca nhiễm mới
Số ca nhiễm COVID-19 tại bang lớn nhất nước Úc tiếp tục gia tăng. Trong 2 ngày cuối tuần và ngày hôm nay, mỗi hôm NSW ghi nhận lần lượt 825, 830 và 818 ca nhiễm mới, cao nhất trong đợt dịch lần này.
Căng thẳng tại Afghanistan vẫn chưa chấm dứt
Sân bay Kabul vẫn trong tình trạng hỗn loạn. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ đang đặt "ưu tiên hàng đầu" vào việc bảo vệ đám đông tại sân bay đang tìm cách rời Afghanistan trước một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra từ phía tổ chức Hồi giáo. Ông nói với CNN: “Mối đe dọa là có thật, nó nghiêm trọng và đó là thứ mà chúng tôi đang tập trung để có thể ngăn chặn. Trong khi đó, Lầu Năm Góc sẽ yêu cầu các hãng hàng không Hoa Kỳ trợ giúp công dân Mỹ và những người khác sơ tán khỏi Afghanistan bằng cách cung cấp tổng cộng 18 máy bay. Joe Biden cho biết Hoa Kỳ có thể gia hạn thời hạn đến ngày 31/8 để rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan.
New Zealand ghi nhận 35 ca nhiễm COVID-19 mới
Số ca nhiễm COVID-19 mới tại New Zealand trong hôm nay đạt 35 ca, trong đó 33 ca tại Auckland và 2 ca nhiễm tại thủ đô Wellington.
Úc và New Zealand cần xem xét lại chiến lược phòng dịch của mình
Thủ tướng Úc, ông Morrison cho biết đất nước của ông sẽ không bao giờ có thể xảy ra kịch bản "zero cases" (số ca nhiễm trên cả nước bằng 0), và có lẽ nước này sẽ cần chú trọng hơn vào tỷ lệ điều trị hơn là giảm thiểu số ca nhiễm. Trong khi đó, Bộ trưởng Chris Hipkins của New Zealand cho biết, sự xuất hiện của biến thể Delta đang đặt một dấu hỏi lớn trong chính sách phòng dịch của nước này.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 20/08: Chứng khoán Mỹ tăng điểm, USD điều chỉnh giảm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi giảm đáng kể vào giữa tuần, khi các nhà đầu tư lo ngại chính sách thắt chặt của Fed có thể là trở ngại cho nền kinh tế. Dow Jones tăng 0.62%, S&P 500 tăng 0.52% còn Nasdaq tăng 1.19%.
Cũng giống thị trường chứng khoán, sau những ngày đồng USD tăng liên tiếp nhờ kỳ vọng của thị trường vào Fed, đồng bạc xanh đã điều chỉnh giảm, chỉ số DXY giảm 0.11% xuống 93.46 sau khi chạm mức cao nhất 9 tháng. Các đồng tiền khác cũng hồi phục trở lại, EUR/USD tăng 0.22% lên 1.1699, GBP/USD giảm 1.3620.
Giá vàng đi ngang ở mức $1,781/oz, giá dầu tiếp tục những ngày giảm của mình khi chìm sâu xuống mức $62.14/thùng, khi nhu cầu tiêu thụ bị đe dọa do các lệnh phong tỏa mới đây.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa ra sao trong phiên cuối tuần?
Nhìn chung, các chỉ số đều tăng nhẹ nhờ tâm lý risk-on trở lại, trừ FTSE MIB không đổi, nhưng cũng đã hồi phục từ đáy ngày với mức giảm -0.86%:
- Chỉ số DAX, +0.2%. Đáy ngày là -0.71%
- Chỉ số CAC, +0.3%. Đáy ngày là -0.57%
- Chỉ số FTSE 100, +0.4%. Đáy ngày là -0.39%
- Chỉ số Ibex, +0.2%. Đáy ngày là -0.58%
- Chỉ số FTSE MIB, unchanged. Đáy ngày là -0.86%
Trong cả tuần, các chỉ số biến động như sau:
- Chỉ số DAX, -1.2%
- Chỉ số CAC, -4.0%
- Chỉ số FTSE 100 -1.85%
- Chỉ số Ibex -0.7%
- Chỉ số FTSE MIB -2.8%
Chủ tịch Fed Dallas: Trong cuộc chiến với Covid, ta chỉ có vắc xin và khẩu trang
Ông Kaplan coi công cuộc chống Covid như một cuộc chiến, và chúng ta chỉ có vắc xin và khẩu trang làm vũ khí. Ngoài ra, áp lực giá cũng đang gia tăng, gây lo ngại lên nhiều cộng đồng nhỏ và vừa. Ông cũng cho biết thêm thắt chặt sẽ được thực hiện tách biệt với tăng lãi suất, và nếu tình hình dịch bệnh xấu đi, sẽ điều chỉnh chính sách để phù hợp. Ngoài ra, ông nói rằng cần thắt chặt càng sớm càng tốt, do QE không giúp gì cho thị trường lao động.
Fed New York hạ dự báo tăng trưởng GDP quý III
Fed NYC đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ quý III từ 3.8% xuống 3.5%. Lý do cho mức giảm này là bán lẻ (-0.39%), nhà mới khởi công (-0.11%) và số liệu sản xuất tại New York (-0.14%). Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp và năng suất lao động đang bù lại cho các mức giảm này.
Chủ tịch Fed Dallas: GDP sẽ tăng 6.5%, lạm phát PCE sẽ ở mức 3.8-3.9%
Theo chủ tịch Fed Dallas Kaplan trong buổi vấn đáp hôm nay, ông cho rằng GDP sẽ tăng 6.5% trong năm nay, nhưng sẽ để ý kỹ tới chủng Delta. Ông cũng dự báo PCE ở mức 3.8-3.9%, và áp lực giá PCE năm 2022 ở mức 2.5%.
USDCAD thoát lui khỏi đỉnh năm khi tâm lý thị trường thay đổi
Đầu phiên hôm nay, USDCAD đã chạm 1.2949, mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2020, tuy nhiên sau đó đã giảm dần, và hiện đã về mức 1.2855. Có vẻ như tâm lý risk-on đang dần trở lại khi chứng khoán Mỹ bắt đầu tăng mạnh, khiến USD có phần suy yếu nhẹ, và giá dầu hồi phục nhẹ lên $63/thùng cũng đang giúp cho CAD hồi phục.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2858.
Vàng cần vượt 1,792 để lấy lại động lực tăng
Vàng hiện tại đang kẹt trong khoảng 1,780-1,790 hai phiên gần đây. Lúc này, vàng cần vượt lại 1,792 để tìm lại động lực tăng, tuy nhiên trước đó, 1,783 sẽ là mục tiêu gần trước nhất, khi đây là điểm giao cắt của đường MA 100 khung 4h và đường MA 200 khung 15p. Vượt được 1,792, vàng sẽ hướng tới 1,805, và xa hơn nữa là khu vực 1,833. Hỗ trợ cho vàng lúc này nằm tại 1,775, và dưới mức đó là 1,766.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,781.