Chủ tịch SEC Gensle: Các khoản đầu tư tiền điện tử có rủi ro đặc biệt
Chủ tịch SEC Gensle kêu gọi các nhà đầu tư thận trọng khi Bitcoin tăng mạnh trong bối cảnh thị trường chờ đợi SEC phê duyệt ETF Bitcoin:
- Đầu tư tiền điện tử có thể có ‘rủi ro đặc biệt’
- Các công ty cung cấp dịch vụ đầu tư tiền điện tử có thể không tuân thủ luật pháp
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1010
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1529
- PBOC bơm 65 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 222 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 157 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 12 của Úc cao hơn dự kiến
- Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 12 của Úc: +2.0% m/m
- Dự kiến: +1.2% m/m
- Trước đó: -0.2% m/m
- Doanh số đạt mức cao kỷ lục hàng tháng với 36.5 tỷ đô la Úc
Lạm phát cơ bản tháng 12 của Tokyo vẫn ở trên mức mục tiêu 3%
- CPI toàn phần tháng 12 của Tokyo: 2.4%
- Trước đó: 2.6%
- CPI không tính giá thực phẩm và năng lượng: 3.5%
- Trước đó 3.6%
- CPI không tính giá thực phẩm tươi sống: 2.1%
- Trước đó: 2.3%
Khảo sát hàng tuần về niềm tin người tiêu dùng Úc đạt đỉnh trong gần một năm
- Cuộc khảo sát niềm tin người tiêu dùng Úc hàng tuần của ANZ-Roy Morgan: 84.8 - mức đỉnh kể từ cuối tháng 1 năm 2023.
- Trước đó: 81.8
- Kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng giảm 0.1% xuống 5.2%
Sự tự tin thường tăng vọt vào đầu tháng 1 tuy nhiên dữ liệu lần này ghi nhận mức tăng trong tháng 1 lớn thứ 3 trong 15 năm.
Quan chức Fed Bowman: Vẫn sẵn sàng tăng lãi suất chính sách tại cuộc họp của Fed trong tương lai
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Bowman có bài phát biểu tại Hội nghị Ngân hàng Cộng đồng năm 2024:
- Lạm phát có thể giảm hơn nữa với lãi suất chính sách được giữ ổn định trong một khoảng thời gian
- Chính sách hiện tại có vẻ đã đủ hạn chế
- Việc hạ lãi suất chính sách của Fed sẽ trở nên phù hợp nếu lạm phát giảm xuống gần 2%
- Cung cầu thị trường lao động ngày càng cân bằng hơn
- Rủi ro lạm phát tăng vẫn còn, bao gồm các điều kiện địa chính trị và tài chính nới lỏng
- Tôi sẽ vẫn thận trọng trong cách tiếp cận của mình khi xem xét những thay đổi về lãi suất chính sách của Fed
- Vẫn sẵn sàng tăng lãi suất chính sách tại cuộc họp của Fed trong tương lai, nếu tiến độ lạm phát bị đình trệ hoặc đảo ngược
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic : Dự kiến sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất 0.25% vào cuối năm nay
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic có bài phát biểu tại Rotary Club:
-
Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng chậm hơn mức bình thường trong trường hợp lạm phát giảm
- Fed hiện đang ở vị thế rất mạnh
-
Fed có thể để chính sách hạn chế tiếp tục phát huy tác dụng làm giảm lạm phát; hy vọng quá trình sẽ vẫn 'có trật tự'
-
Các gia đình đang bắt kịp với sự tăng giá trong quá khứ.
-
Lạm phát hàng hóa đã trở lại mức trước đại dịch
-
Lạm phát dịch vụ đang diễn biến chậm hơn
-
Nhiều biện pháp kinh tế đã trở lại mức như những năm trước đại dịch
-
Tại thời điểm này, các thước đo lạm phát ngắn hạn hơn, chẳng hạn như trong ba và sáu tháng, là quan trọng hơn.
-
Sức mạnh việc làm gần đây tập trung vào một bộ phận tương đối nhỏ của nền kinh tế
-
Tốc độ tăng trưởng việc làm đang chậm lại. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có giảm mạnh hay không.
-
Dự kiến sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất 0.25% vào cuối năm nay (Fed dự báo sẽ cắt giảm 80 điểm cơ bản trong dot plot gần đây nhất của họ).
-
Rủi ro được cân bằng với việc làm chậm lại nhưng lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu. Vẫn cần thiết duy trì chính sách thắt chặt.
-
Triển vọng bây giờ là lạm phát sẽ không tăng trở lại nhưng Fed vẫn cần chú ý
-
Có kế hoạch làm việc để có cái nhìn rõ hơn về chính sách bảng cân đối kế toán sẽ phát triển như thế nào
-
Các doanh nghiệp nói rằng các hoạt động tuyển dụng đang bình thường hóa cũng như khả năng vượt qua việc tăng giá
-
Rủi ro thị trường lao động cân bằng hơn nhiều; nhiều ngành không tăng trưởng
-
Nhiệm vụ lạm phát và việc làm vẫn chưa xung đột
-
Thị trường lao động nhìn chung vẫn mạnh và cho thấy nền kinh tế tiếp tục có động lực
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08.01: Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD suy yếu, Bitcoin tăng hơn 6% lên trên $47K
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 và Nasdaq Composite đã tăng lần lượt hơn 1% và 2% khi các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn phục hồi sau đợt sụt giảm của tuần trước. Cổ phiếu Nvidia đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi tăng 6.4%. Dow Jones đóng cửa với mức tăng hơn 200 điểm, tương đương gần 0.6% bất chấp việc cổ phiếu của Boeing giảm mạnh sau tin tức Alaska Airlines tạm dừng đội bay Boeing 737 MAX 9 vào cuối tuần trước.
- Dow Jones: +0.58%
- S&P 500: +1.41%
- Nasdaq: +2.02%
Trên thị trường FX, JPY mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD suy yếu khi cuộc khảo sát của Fed New York về kỳ vọng lạm phát cho thấy lạm phát dự kiến giảm mạnh trong 1, 3 và 5 năm. USD/JPY giảm 0.26% xuống 144.20. GBPUSD không thể break qua mức đỉnh ngày thứ 6 ở 1.2770. USD/CAD có thể là bất ngờ lớn nhất do giá dầu giảm. Cặp tiền này đã tăng lên mức 1.3400 trước khi liên tục giảm xuống. Cổ phiếu của các công ty dầu mỏ cũng tăng mạnh một cách đáng ngờ khi một số nhà giao dịch chỉ ra khả năng phục hồi liên tục của đường cong giá dầu thô. Khi khẩu vị rủi ro được cải thiện, USD/CAD giảm xuống 1.3349. EURUSD tăng chạm mức 1.0980 trước khi quay trở lại đóng cửa mức 1.0950.
- Chỉ số DXY +0.02%
- EURUSD +0.09%
- GBPUSD +0.25%
- AUDUSD +0.10%
- NZDUSD +0.10%
- USDJPY -0.26%
- USDCHF -0.25%
- USDCAD -0.06%
Vàng giảm $17 xuống $2,028. Bitcoin tăng hơn 6%, vượt mức $47K khi thị trường tiếp tục tin rằng SEC sẽ phê duyệt ETF Bitcoin. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 3bps xuống 4.01%. Dầu thô giảm mạnh sau khi Saudi Arabia giảm giá ở tất cả các khu vực, làm dấy lên lo ngại rằng thị trường đang dư cung trong khi nhu cầu đang suy yếu. Dầu thô WTI giảm $2.81 xuống $71.00/ thùng.
Xu hướng việc làm tháng 12 của Mỹ là 113.15 so với 113.05 trước đó
- Số liệu trước đó là 113.05 (đã điều chỉnh thành 112.48).
Chỉ số này là tổng hợp của dữ liệu đã được công bố trước đó, vì vậy nó không tác động mạnh đến thị trường nhưng là một bức tranh tương quan khá tốt về tình hình thị trường lao động.
Giá dầu đang ảnh hưởng lớn đến thị trường hôm nay
Giá dầu thô WTI giảm 5% trong ngày hôm nay, sau khi Saudi Arabia giảm giá bán chính thức cho lô hàng dầu Arab Light tháng 2 sang Châu Á thêm 2 USD/thùng.
Động thái giảm giá của Saudi Arabia đã làm gia tăng lo ngại về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu trong quý 1, vốn là giai đoạn cầu yếu nhất trong cả năm. OPEC+ trước đó hy vọng việc cắt giảm sản lượng sẽ khiến thị trường thiếu hụt nguồn cung trong quý 1 hoặc ít nhất là cân bằng cung cầu.
Giá dầu giảm mạnh bất chấp những lo ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông, bao gồm nguy cơ lan rộng sang Lebanon và vấn đề vận chuyển trên Biển Đỏ. Nhìn chung, tình hình thị trường dầu không mấy khả quan, tuy nhiên giá dầu thô vẫn nằm trong biên độ dao động của tuần trước.
Mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào mức $70 và điều này sẽ tiếp tục cho đến khi phiên giao dịch hôm nay kết thúc. Nếu giá giảm xuống dưới mức này, vùng quanh $66 - $68 sẽ là ngưỡng then chốt đối với dầu WTI, vì giá đã chạm đáy ở mức này nhiều lần trong năm 2023.
Trên thị trường rộng hơn, giá dầu giảm mang tính giảm phát và dẫn đến dòng tiền đổ vào trái phiếu. Điều này kìm hãm đồng USD và giúp chứng khoán tăng giá.
Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào lịch đấu giá trái phiếu
Lượng trái phiếu chính phủ lớn đầu tiên được tung ra thị trường sẽ diễn ra vào tuần này, với ba phiên đấu trái phiếu bắt đầu từ thứ Ba.
Tất cả các phiên đấu trái phiếu đều diễn ra vào lúc 1 giờ sáng:
- Thứ Ba: 52 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm.
- Thứ Tư: 37 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
- Thứ Năm: 21 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 30 năm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm trong năm nay, nhưng có người cho rằng điều này phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hơn là nguồn cung trái phiếu. Ban đầu, thị trường dự đoán Fed sẽ nới lỏng chính sách tới 160 điểm cơ bản (bps) trong năm nay, nhưng con số này đã giảm xuống 135 bps khi thị trường cân nhắc về thời điểm Fed bắt đầu nới lỏng (tháng 3 với xác suất 60% hoặc muộn hơn). Ngoài ra, một số cho rằng xu hướng giảm từ 5.0% xuống 3.8% đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm diễn ra quá nhanh và quá mạnh.
Vào thứ Tư, thị trường sẽ thấy dòng tiền thực sự đổ vào trái phiếu kỳ hạn 10 năm như thế nào. Chắc chắn, nhiều người đang hối hận vì đã không chốt lời ở mức 5%.
Lịch kinh tế nhẹ nhàng đón chào các nhà giao dịch Bắc Mỹ
Thứ Hai vui vẻ!
Ít nhất cũng vui vẻ cho những ai "ghét" dữ liệu kinh tế và phát biểu của các chủ tịch ngân hàng trung ương. Tuần trước là một tuần đầy bận rộn với lịch dữ liệu dày đặc, nhưng hôm nay sẽ là một cơ hội để "tiêu hóa" nốt dữ liệu về lương phi nông nghiệp và dữ liệu dịch vụ ISM vì... chẳng có gì trong lịch trình cả.
Lịch kinh tế hôm nay chỉ có báo cáo xu hướng việc làm tháng 12 vào lúc 22 giờ, nhưng đó chỉ là tổng hợp của dữ liệu đã được công bố trước đó và chắc chắn không phải là yếu tố tác động mạnh đến thị trường. Điều đáng chú ý hơn có thể là bài phát biểu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Atlanta, Raphael Bostic, vào lúc 20h30, hy vọng là nó sẽ mang lại điều gì đó thú vị.
Hợp đồng tương lai S&P 500 đi ngang trong khi Dow Jones giảm mạnh do bê bối an toàn của Boeing. Nếu không phải do trụ sở chính đặt ở Mỹ, Boeing chắc chắn sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng hơn. Dù vậy, việc tạm ngừng hoạt động quy mô lớn của Boeing vẫn là rủi ro đối với GDP Mỹ, mặc dù thị trường có thể sẽ không bị ảnh hưởng lâu dài.
Thị trường đang theo dõi ETF Bitcoin, động lực đã thúc đẩy giá BTC tăng 2.5% hôm nay.
Tổng hợp phiên Âu ngày 08/01: USD ổn định, chứng khoán vẫn thận trọng
Các tin chính:
- Bitcoin tăng mạnh do các công ty cạnh tranh giảm phí ETF
- Giá vàng tiếp tục giảm sang tuần mới, -1% trong ngày
- CPI tháng 12 của Thụy Sĩ +1.7% so với dự kiến +1.5% y/y
- Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix của Eurozone tháng 1 là -15.8 so với dự kiến -15.5
- Doanh số bán lẻ của Eurozone tháng 11 là -0.3% so với dự kiến -0.3%
- Cán cân thương mại của Đức tháng 11 đạt 20.4 tỷ euro so với dự kiến 17.9 tỷ euro
- Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức tháng 11 tăng 0.3% so với dự kiến tăng 1.0%
Thị trường:
- JPY dẫn đầu đà tăng, AUD giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu gần như giảm nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.1%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 1.7 điểm cơ bản lên 4.058%
- Vàng giảm 1.3% xuống còn 2,019.64 USD
- Dầu thô WTI giảm 2.7% xuống 71.75 USD
- Bitcoin tăng 2.2% lên 44,945 USD
Phiên giao dịch diễn ra nhẹ nhàng sau đợt biến động mạnh vào thứ Sáu tuần trước, thị trường đang tìm kiếm sự ổn định trong tuần mới và chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ vào thứ Năm. Dự kiến thị trường sẽ chia thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu là trước sự kiện rủi ro quan trọng này và giai đoạn sau vào cuối tuần.
Hiện tại, thị trường đang tiếp tục xu hướng của tuần trước với USD ổn định hơn trong khi các giao dịch rủi ro vẫn thận trọng. Cổ phiếu giảm nhẹ vào đầu phiên Âu trước khi hồi phục nhưng vẫn có vẻ ảm đạm trước phiên giao dịch Mỹ.
Đồng đô Úc và New Zealand giảm mạnh, AUD/USD giảm 0.5% xuống 0.6680 và đang hướng tới ngày giảm thứ sáu liên tiếp. Bên cạnh đó, USD tăng từ 144.30 lên 144.55 so với đồng Yên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giữ vững.
Thị trường hôm nay chứng kiến sự lao dốc của các mặt hàng, dầu giảm hơn 2% và vàng giảm hơn 1%. Trong khi đó, Bitcoin lại hân hoan trước những tin tức liên tục về việc ra mắt ETF. Lần này, các công ty đang cạnh tranh nhau để giảm phí ETF trước ngày ra mắt dự kiến - có thể diễn ra trong tuần này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken gặp lãnh đạo Saudi Arabia, UAE nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh lớn hơn ở Trung Đông
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Saudi Arabia tại các quốc gia này vào thứ Hai.
"Đây là thời điểm vô cùng căng thẳng đối với khu vực. Cuộc xung đột này có thể dễ dàng lan rộng”, ông Blinken nói với các phóng viên ở Qatar.
Chuyến đi Trung Đông diễn ra sau khi căng thẳng của cuộc chiến Israel - Hamas leo thang, bao gồm cả vụ tấn công được cho là bằng máy bay không người lái của Israel giết chết một chỉ huy hàng đầu của Hamas ở Lebanon.
Quan chức ECB Vujcic: Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tránh được suy thoái
Quan chức ECB, ông Boris Vujcic cho biết hôm thứ Hai rằng theo ông khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có thể tránh được suy thoái kinh tế.
Ông Vujcic cũng cho rằng áp lực lạm phát sẽ chậm lại dần dần đồng thời nói thêm rằng họ chưa thảo luận về việc cắt giảm lãi suất và có thể sẽ không hạ lãi suất trước mùa hè này
Bitcoin tăng vọt khi mức phí giao dịch quỹ ETF có khả năng giảm mạnh
BlackRock, gã khổng lồ trong mảng quản lý tài sản đã đề xuất mức phí giao dịch 0.30% cho quỹ ETF Bitcoin giao ngay sắp tới - thấp hơn nhiều so với dự kiến. Việc BlackRock tung ra quỹ ETF với mức phí cạnh tranh cho thấy nhu cầu đối với tài sản này ngày càng lớn, đồng thời mở rộng cửa cho các nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường Bitcoin.
Đà hồi phục của cổ phiếu liệu có kéo dài?
Chỉ số S&P 500 từng giảm khoảng 16 điểm trong phiên nhưng hiện đã hồi phục về mức tham chiếu trong khi chứng khoán Châu Âu cũng hồi phục. Tuy nhiên, chưa rõ liệu đây có phải là tín hiệu hồi phục vững vàng hay không. Điểm tích cực duy nhất hôm nay là việc đà tăng lợi suất trái phiếu bị hạn chế ở mức 4.034%, phản ánh sự thiếu hụt nhu cầu.
Triển vọng chung của thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào thứ Năm. Nếu lạm phát thấp hơn dự kiến, triển vọng của thị trường có thể đảo ngược.
ING: EUR/USD khó có khả năng tăng lên mức 1.10
EUR/USD hiện giao dịch ở mức 1.0937. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Chúng tôi nhận thấy bất kỳ tác động nào tích cực đến đà tăng của EUR/USD sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
- Chúng tôi đặt mục tiêu cặp tiền này sẽ quay trở lại mốc 1.08 trong suốt quý này.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire: Có thể đạt mức lạm phát dưới 3% trong nửa đầu năm 2024
- Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire bày tỏ quan điểm lạc quan và cho rằng mức lạm phát có thể giảm về dưới 3% trong nửa đầu năm 2024.
- Tuy nhiên, nhận định này trái ngược với tình hình hiện tại khi lạm phát tiếp tục dai dẳng ở mức 3% tại châu Âu, đặc biệt sau dữ liệu lạm phát tháng 12.
- Một số chuyên gia cho rằng tuyên bố của Le Maire có mục đích chính trị và dữ liệu thực tế có thể diễn biến phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố.
Doanh số bán lẻ tại khu vực Eurozone có sự suy giảm
- Doanh số bán lẻ tháng 11 giảm 0.3% so với tháng trước (Dự báo: -0.3%. Trước đó: 0.1%, điều chỉnh: 0.4%)
- So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ giảm 1.1%. (Dự báo: -1.5%. Trước đó: -1.2%, điều chỉnh: -0.8%)
Dưới đây là thay đổi về doanh số các mặt hàng bán lẻ:
Cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực chốt lời
Tuần giao dịch mở màn không mấy khởi sắc đối với thị trường chứng khoán khi:
- Chỉ số Eurostoxx và DAX giảm 0.5%, CAC 40 giảm 0.6% trong phiên.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng chật vật khi giảm 0.4%.
Áp lực chốt lời từ tuần trước vẫn tiếp diễn ngay cả khi lợi suất trái phiếu kho Bạc Mỹ giảm phiên giao dịch châu Âu, với kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 4.045%. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, sự sụt giảm của tuần trước là lần đầu tiên sau 9 tuần tăng liên tiếp. Vì vậy, mức giảm ở thời điểm hiện tại là chưa đáng kể.
Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix tại khu vực Eurozone tiếp tục phục hồi
- Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix của Eurozone tháng 1 đạt -15.8 (Dự báo: -15.5. Trước đó: -16.8)
Con số này đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp tâm lý nhà đầu tư được cải thiện và hiện đạt mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Trong khi đó, kỳ vọng về kinh tế cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm ngoái.
Tuy nhiên, khả năng khu vực Châu Âu phục hồi mạnh mẽ vẫn còn mong manh, đặc biệt đối với Đức khi nền kinh tế hiện vẫn đang chìm trong suy thoái.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tuần trước tại SNB tăng nhẹ
- Đạt 468.8 tỷ CHF (trước đó: 462.9 tỷ CHF)
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tăng nhẹ trong tuần trước, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn nhiều so với dữ liệu ghi nhận trước đó. Quan điểm chính sách của SNB vừa chuyển hướng trung lập nên các nhà đầu tư kỳ vọng tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn sẽ không theo xu hướng giảm quá nhiều trong những tháng tới.