- Quyết định giữ nguyên lãi suất phản ánh quan điểm cần duy trì một số hạn chế đối với nền kinh tế
- Vẫn cần kiềm chế lạm phát
- Cán cân động lực kinh tế đã nghiêng về phía cung
- BOE có thể bớt lạc quan hơn về ý tưởng cầu chậm lại sẽ khiến lạm phát quay trở lại thị trường
- Thực sự chưa xem xét ý tưởng cắt giảm lãi suất
Quan chức BOE Pill: Chúng tôi giữ nguyên lãi suất vì cần duy trì sự hạn chế kinh tế
Lãnh đạo Hezbollah: Chiến dịch Gaza được lên kế hoạch 100% ở Gaza
- Cảm ơn các bên đã tham gia vào trận chiến này
- Sẽ bàn luận về dài hạn vào một thời điểm khác
Đáng chú ý là lãnh đạo Hezbollah đang tách mình khỏi hoạt động khủng bố ở Gaza, nói rằng họ không biết gì về điều đó. Ông ấy đã đưa ra những quan điểm ủng hộ bình thường, nhưng nhấn mạnh rằng họ không liên quan, đó là dấu hiệu cho thấy họ không muốn tham gia.
Vàng giảm giá kể từ khi lãnh đạo Hezbollah bắt đầu phát biểu và giá dầu cũng giảm nhẹ.
Chỉ số PMI dịch vụ S&P Global tháng 10 của Canada là 46.6
- Trước đó: 47.8
Sự suy giảm hoạt động kinh doanh mới nhất có liên quan chặt chẽ đến lượng công việc mới giảm. Các công ty báo cáo rằng lượng công việc mới đã giảm trong ba tháng liên tiếp và đây là mức giảm lớn nhất trong hơn một năm qua.
Các thành viên trong hội đồng bàn luận nhiều về việc tăng mức lương vào tháng 10, chủ yếu là để giúp nhân viên trang trải chi phí sinh hoạt và giữ chân nhân viên.
Đây là một công bố mới từ S&P Global nhưng dữ liệu được thu thập cho bản công bố này có từ năm 2017.
Paul Smith, Giám đốc Kinh tế của S&P Global Market Intelligence, cho biết:
“Công bố đầu tiên về chỉ số PMI dịch vụ Canada của S&P Global cho thấy nền kinh tế dịch vụ mạnh mẽ của quốc gia - lĩnh vức đóng góp chính vào tổng sản phẩm kinh tế của Canada, vẫn tiếp tục suy giảm trong tháng 10. Hơn nữa, điều kiện hoạt động mà các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt đang trở nên tồi tệ với tốc độ nhanh chóng, với cả hoạt động và doanh nghiệp mới đều giảm xuống mức đáy kể từ tháng 8 năm 2022.
“Các công ty đã nhận thức rõ những nguyên nhân đằng sau môi trường kinh tế đầy thách thức mà họ hiện đang phải đối mặt. Giá cao, chi phí sinh hoạt cao và lãi suất cao đã khiến khách hàng giảm ngân sách và chi tiêu không bắt buộc.
“Điều này cho thấy thời kỳ tăng lãi suất liên tục của Ngân hàng Canada đang làm giảm hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, dữ liệu từ khảo sát PMI phản ánh những thách thức mà ngân hàng trung ương hiện đang phải đối mặt và lý do tại sao họ tiếp tục giữ vững lập trường diều hâu của mình. Thứ nhất, thị trường lao động vẫn eo hẹp, khảo sát tháng 10 cho thấy các công ty tiếp tục tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là những công nhân lành nghề. Thứ hai, việc tăng trưởng tiền lương nhanh đang dẫn đến lạm phát cao bền bỉ.
“Mặc dù việc công bố dữ liệu PMI mới kịp thời sẽ được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhưng điều này vẫn củng cố quan điểm rằng chính phủ Canada sẽ phải cân nhắc giữa việc giảm lạm phát và tránh suy thoái kinh tế.”
Đồng đô la Mỹ giảm do có dấu hiệu thị trường việc làm đang chững lại
Chắc chắn đã có một số tiếng reo hò ở Nhật Bản sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ ngày hôm nay. Dữ liệu yếu đã ảnh hưởng nặng nề đến đồng đô la, khiến USD/JPY giảm từ 150.00 và xuống mức 149.30.
Đầu tuần, USD/JPY đã ở một vị thế bấp bênh với cuộc họp của BOJ, Fed và báo cáo việc làm của Mỹ. Hiện tại, cả hai ngân hàng trung ương đã đưa ra những quyết định lãi suất mới nhất, khiến cặp tiền này yếu hơn so với thứ Sáu tuần trước.
Nhìn chung, đồng đô la Mỹ giảm 50-80 pips. Các loại tiền tệ hàng hóa khác đang được hưởng lợi khi động thái này đi kèm với việc lợi suất trái phiếu Kho bạc giảm và cổ phiếu tương lai tăng.
Rủi ro tiếp theo đối với đồng đô la sẽ đến chỉ sau nửa giờ nữa khi báo cáo dịch vụ ISM được công bố.
Báo cáo việc làm tháng 10 của Canada tăng 17.5K, dự kiến +22.5K
- Trước đó: +63.8K
- Tỷ lệ thất nghiệp: 5.7% so với dự kiến 5.6%. Tháng trước 5.5%.
- Việc làm toàn thời gian: -3.3K so với +15.8K vào tháng trước
- Việc làm bán thời gian: +20.8K so với +47.9k vào tháng trước.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 65.6% so với 65.5% của tháng trước.
- Lương trung bình mỗi giờ của nhân viên chính thức: 5.0% so với 5.3% y/y
Tăng trưởng tiền lương đang hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng và số lượng việc làm toàn thời gian giảm. Tỷ giá USD/CAD giảm do báo cáo bảng lương phi nông nghiệp yếu nhưng mặt khác, đồng đô la Canada cũng đang hoạt động kém hiệu quả. Các dữ liệu của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy khẩu vị rủi ro vì lợi suất trái phiếu Kho bạc đã giảm; điều đó sẽ tốt cho đồng loonie.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 10 của Hoa Kỳ tăng 150K (Dự kiến: +180K)
- Tháng trước: +336K (được điều chỉnh thành 297K)
- Điều chỉnh ròng hai tháng: -101K so với +119K trước đó
- Tỷ lệ thất nghiệp: 3.9% so với dự kiến 3.8%
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng trước: 3.8%
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 62.7% so với 62.8% trước đó
- Tỷ lệ thất nghiệp mở rộng U6: 7.2% so với 7.0% trước đó
- Thu nhập trung bình mỗi giờ m/m: +0.2% so với +0.3% dự kiến
- Thu nhập trung bình mỗi giờ y/y: +4.1% so với +4.0% dự kiến
- Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần: dự kiến 34.4
- Thay đổi việc làm tư nhân: +99K so với +158K dự kiến
- Thay đổi việc làm sản xuất: -35K so với -10K
- Khảo sát hộ gia đình: -348K so với +86K trước đó
- Điều chỉnh chênh lệch sinh tử: +412K so với -119K trước đó
Trước báo cáo này, thị trường đang định giá 79 bps trong đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào năm tới và trái phiếu kỳ hạn 2 năm được giao dịch ở mức 4.98%, trong khi USD/JPY ở mức 150.14.
Các số liệu của báo cáo này khá yếu, đặc biệt là trong khảo sát hộ gia đình. Điều này đã kích hoạt một đợt mua trái phiếu lớn khác với lợi suất giảm 7 điểm cơ bản ở kỳ hạn 2 năm và 10 điểm cơ bản trong 10 giây xuống còn 4.57%.
Vàng bật tăng sau các dữ liệu quan trọng từ Mỹ
Đã có thời điểm vàng tăng qua 2,002 USD do phản ứng từ tin bảng lương phi nông nghiệp Mỹ.
Tỷ lệ thất nghiệp của Canada cao hơn dự kiến
Thay đổi ròng Việc làm của Canada: 17.5K (Dự kiến: 25.7K; Trước đó: 63.8K)
Tỷ lệ thất nghiệp của Canada: 5.7% (Dự kiến: 5.6%; Trước đó: 5.5%)
Bảng lương Phi nông nghiệp Mỹ là 150K (Dự kiến: 178K; Trước đó: 336K)
- Thu nhập trung bình theo giờ m/m của Mỹ: 0.2% (Dự kiến: 0.3%; Trước đó: 0.2%)
- Bảng lương Phi nông nghiệp Mỹ: 150K (Dự kiến: 178K; Trước đó: 336K)
- Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ: 3.9% (Dự kiến: 3.8%; Trước đó: 3.8%)
Cập nhật phiên Âu: USD giảm trước thềm báo cáo NFP Hoa Kỳ
Cập nhật các thị trường:
- EUR/USD tăng 28pip lên 1.0648
- Dầu WTI tăng $0.44 cent lên 82.90 USD/thùng
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 2.2bp xuống 4.64%
- CHỉ số STOXX 600 đi ngang
- Vàng tăng $1 lên $1,987
- NZD dẫn đầu đà tăng, USD giảm so với tất cả các đồng tiền chính
Đức ghi nhận thặng dư thương mại mạnh mẽ trong tháng 9, đạt 16.5 tỷ EUR bất chấp xuất khẩu giảm 2.4% m/m. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của Pháp giảm 0.5% m/m, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone tăng vượt dự kiến (6.5% so với dự báo 6.4%). Các dữ liệu không tác động đáng kể đến EUR, nhưng EUR/USD vẫn tăng trong 2 giờ qua, hưởng lợi từ sự suy yếu của USD khi một đợt đấu thầu trái phiếu mới được tổ chức.
GBP nỗ lực vượt đỉnh phiên thứ 5 tại 1.2230, lên mức cao mới trong tuần, trước khi thoái lui một vài pip tại thời điểm này. Dữ liệu từ Vương Quốc Anh phù hợp với dự báo, do đó động lực tăng giá chủ yếu đến từ việc USD suy yếu. Thị trường chỉ kỳ vọng khoảng 16% xác suất BoE tăng lãi suất trong tháng 12 trước khi NHTW này chuyển sang cắt giảm vào nửa cuối năm sau, sau đó tăng lên 25%.
USD/JPY giảm xuống 150.20 sau khi chạm 150.52 trong phiên Á. Phe bán dường như đang chờ quanh vùng 150.50 do giá đã tích lũy tại khu vực này trong nhiều ngày.
Dẫn đầu đà tăng trong ngày hôm nay là NZD, với hơn 24pip và +0.37% trong ngày, bất chấp khẩu vị rủi ro xấu đi khiến cổ phiếu Apple giảm 2.5% hậu báo cáo lợi nhuận kém khả quan.
GBP/USD giao dịch gần mức cao nhất trong tuần
USD đã giảm trong hơn 1 giờ qua, hỗ trợ GBP/USD tăng lên mức cao mới trong tuần. Cặp tiền chỉ đang thấp hơn 1 vài pip so với mức đỉnh phiên thứ Năm tại 1.2225.
GBP đang tăng ngày thứ 3 liên tiếp và tăng 4 trong số 5 ngày giao dịch của tuần. Tuy nhiên, giá vẫn đang duy trì quanh đáy 6 tháng. Triển vọng tiếp theo của GBP sẽ phụ thuộc vào diễn biến của USD. Nếu dữ liệu Hoa Kỳ tối nay kèm kỳ vọng và Fed bày tỏ lập trường trung lập rõ ràng hơn, GBP sẽ được hưởng lợi.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 tại khu vực Eurozone vượt dự kiến
Tỷ lệ thất nghiệp đạt 6.5% trong tháng 9, so với dự báo giữ nguyên mức 6.4% của tháng 8. Nền kinh tế châu Âu rõ ràng đang đi xuống với lượng việc làm giảm đáng kể.
Quan chức BoE Hauser: Các ngân hàng phải đề phòng việc rút tiền gửi nhanh hơn
- Cần đảm bảo rằng bảo hiểm thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đáp ứng được bối cảnh công nghệ thay đổi làm tăng nguy cơ rút tiền gửi lớn hơn và nhanh hơn.
- BoE sẽ tiếp tục tăng cường các nguồn thanh khoản thay thế cho ngân hàng. Đồng thời, xem xét hiệu chỉnh bộ công cụ thanh khoản nhằm khôi phục kỷ luật thị trường trong việc quản lý thanh khoản của ngân hàng.
Không có bình luận nào đáng chú ý liên quan đến chính sách tiền tệ từ ông Hauser.
Chỉ số PMI dịch vụ tại Anh tăng nhẹ trong tháng 10
- Chỉ số PMI dịch vụ: 49.5 điểm (sơ bộ: 49.2 điểm, trước đó: 49.3 điểm)
- Chỉ số PMI toàn phần: 48.7 điểm (sơ bộ: 48.6 điểm, trước đóL 48.5 điểm)
Chỉ số PMI dịch vụ phù hợp với dự báo sơ bộ do sản lượng ngành dịch vụ tiếp tục sụt giảm do điều kiện nhu cầu yếu hơn vào đầu quý 4. Đáng chú ý, số lượng công việc mới giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 11/2022. S&P Global lưu ý rằng:
- "Sự suy thoái nhẹ trong hoạt động lĩnh vực dịch vụ của Vương quốc Anh vẫn tiếp diễn trong tháng 10, khi các doanh nghiệp chật vật cải thiện trong bối cảnh điều kiện kinh tế quốc gia ngày càng tồi tệ và ngân sách hộ gia đình sụt giảm."
- "Các chỉ số dự báo cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ vẫn sẽ phải đương đầu với suy thoái. Mức độ lạc quan đối với triển vọng kinh doanh cho đến nay chạm mức thấp nhất trong năm 2023, mặc dù chu kỳ tăng lãi suất đã tạm dừng vào mùa thu này".
- "Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ lớn nhất kể từ tháng 11/2022 do áp lực chi phí sinh hoạt và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Những người tham gia khảo sát cũng lưu ý rằng mô hình đầu tư kinh doanh yếu kém và việc đứng ngoài chờ dự án mới vẫn là những hạn chế đối với số đơn đặt hàng."
- "Doanh số xuất khẩu tăng trở lại là một diễn biến tích cực trong tháng 10, với nhu cầu mạnh mẽ từ khách hàng ở Mỹ và Trung Đông được coi là động lực tăng trưởng trong dài hạn".
- “Điều đáng khích lệ là lạm phát chi phí đầu vào đã chạm mức thấp nhất trong hơn 2.5 năm vào tháng 10, do giá nguyên liệu thô giảm và chiết khấu của nhà cung cấp đã giúp hạn chế áp lực lên chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí tiền lương và hóa đơn nhiên liệu gia tăng vẫn được tính sang cho khách hàng. Điều này đã dẫn đến lạm phát giá bán trung bình tăng với tốc độ mạnh nhất trong ba tháng."
Thị trường thận trọng trước thềm báo cáo NFP Hoa Kỳ
Thị trường FX tiếp tục giao dịch nhạt nhòa trước thềm công bố báo cáo NFP tháng 10 tại Hoa Kỳ tối nay. USD giao dịch với biên độ hẹp, trong khi khẩu vị rủi ro có phần ảm đạm và lợi suất đi ngang trong phiên Âu. HĐTL các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong khi chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau đà tăng mạnh của phiên thứ Năm. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất 10 năm giữ nguyên quanh mức 4.675%, lợi suất 2 năm tăng nhẹ lên 5.003%.
Chứng khoán châu Âu tăng đầu phiên giao dịch
- Eurostoxx: +0.2%
- DAX: +0.3%
- CAC 40: +0.2%
- FTSE: +0.2%
- IBEX: +0.2%
- FTSE MIB: +0.4%
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.2% cùng với hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.4% và hợp đồng tương lai Dow đi ngang. Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào thị trường trái phiếu và bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Cập nhật thị trường: NZD dẫn đầu đà tăng, GBP yếu nhất trong nhóm G7
- NZDUSD hiện đang ở mức 0.5909
- GBPUSD dao động quanh 1.2196
Hợp đồng tương lai Eurostoxx +0.3% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX: +0.3%
- Hợp đồng tương lai FTSE: +0.3%
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.1%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Dow tăng 0.1%.
Cán cân thương mại tháng 9 của Đức tăng so với dự kiến
- Cán cân thương mại tháng 9 của Đức: 16.5 tỷ euro
- Dự kiến:16.3 tỷ euro
- Trước đó:16.6 tỷ euro
Cán cân thương mại của Đức giữ tương đối ổn định trong tháng 9 nhưng xuất khẩu giảm 2.4% trong khi nhập khẩu giảm 1.7% trong tháng.
Giá dầu WTI giữ trên mốc $82
- Giá WTI tăng giá trong phiên khi đồng đô la Mỹ suy yếu.
- Suy đoán Fed đã đạt đỉnh trong chu kỳ tăng lãi suất và những căng thẳng chính trị gia tăng là động lực thúc đấy cho giá dầu
- Nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ.
Dầu thô WTI Mỹ hiệnđang giao dịch xung quanh mức $82.60, thể hiện tâm lý tích cực sau đà giảm của đồng USD
Tại cuộc họp tháng 11, FOMC đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%-5.50% như thị trường dự đoán. Kỳ vọng về việc lãi suất đã đạt đỉnh khiến giá dầu tăng cũng như gây áp lực lên đồng bạc xanh. Bên cạnh đó, những căng thẳng chính trị gia tăng giữa Israel và Hamas tiếp tục là động lực tăng giá của dầu với việc nguy cơ xung đột lan rộng khắp khu vực có thể gây gián đoạn đến nguồn cung dầu.
Chỉ số PMI Dịch vụ của Trung Quốc tăng lên 50.4 vào tháng 10 và cao hơn dự báo. Tuy nhiên, PMI Sản xuất Caixin, PMI Sản xuất NBS và PMI Phi sản xuất của quốc gia này đều tệ hơn ước tính. Những dữ liệu này có thể hạn chế đà tăng của vàng đen bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới.
Nhà giao dịch cần theo dõi chặt chẽ dữ liệu việc làm của Mỹ vào cuối tuần. Dự kiến số liệu NFP của Mỹ sẽ tăng 180K việc làm vào tháng 10 từ mức 336K tháng trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ không đổi ở mức 3.8%. Những sự kiện này có thể tác động đáng kể đến giá WTI từ phía của đồng USD.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Điều cần lưu ý là tâm lý thị trường ngày hôm nay sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi thị trường trái phiếu và điều đó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu NFP của Hoa Kỳ vào tối nay.
- Đối với EUR/USD, mức giá đáo hạn 1.0600 có thể giữ được cặp tiền nằm dưới mức này phiên giao dịch ngày hôm nay.
- Với USD/JPY, các mức đáo hạn từ 150.00 đến 151.00 có thể hạn chế đà tăng của nó sau báo cáo việc làm.
- Đối với USD/CAD, báo cáo việc làm của Hoa Kỳ và Canada sẽ là một yếu tố tác động đến thị trường nhiều hơn.
- Cuối cùng là AUD/USD với mức giá đáo hạn 0.6450 không có quá nhiều ý nghĩa. Có thể mức giá dùng để hạn chế sự biến động trước khi số liệu quan trọng nhất trong ngày được công bố.
Số liệu NFP ngày hôm nay ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?
Thị trường trái phiếu đang là động lực chính cho tâm lý nhà đầu tư, vì đà giảm của lợi suất tiếp tục ảnh hưởng đến các tài sản khác kể từ sau cuộc họp của Fed vào thứ Tư. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã giảm từ 5% xuống còn 4.65% khiến đồng đô la trượt dốc và cổ phiếu tăng giá. Câu hỏi được đặt ra là, liệu số liệu NFP có còn quan trọng hay không?
Câu trả lời là có, với việc đó sẽ là yếu tố bổ sung để hiểu được điều gì đang xảy ra trên thị trường trái phiếu hiện tại. Nếu các số liệu về thị trường lao động không ủng hộ triển vọng phục hồi của nền kinh tế, sức ép trên thị trường trái phiếu sẽ còn tăng thêm. Trong trường hợp số lượng việc làm giảm nhẹ và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng đô la có thể cùng sụt giảm. Đồng thời, điều đó là chất xúc tác cho tâm lý risk-off trên thị trường chứng khoán.
Theo nghĩa đó, báo cáo việc làm ngày hôm nay sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề không còn là đánh giá triển vọng của Fed nữa mà hay vào đó là việc đánh giá động lực trên thị trường trái phiếu khi thị trường phản ứng mạnh với mức lợi suất 5% trong tuần này.
Cập nhật thị trường nửa đầu phiên Á: Chờ đợi dữ liệu việc làm từ Hoa Kỳ
Tin tức chính:
- USDCHF trung lập trước báo cáo việc làm của Hoa Kỳ
- Thủ tướng mới đắc cử New Zealand Luxon: Đạt được bước tiến không chính thức với các đối tác liên minh
- PMI Dịch vụ Caixin Trung Quốc tháng 10: 50.4 (Dự kiến: 51.2)
- PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1798
- Số liệu bán lẻ Úc quý 3 tăng 0.2% (Dự kiến: -0.2%)
- Bộ trưởng Tài chính Yellen đáp trả những bình luận của tỷ phú Stanley Druckenmiller
- RBA có khả năng nâng lãi suất lên 4.35% v
- Sam Bankman-Fried's bị kết tội lừa đảo khách hàng FTX
- Quan chức ECB Schnabel: Với quan điểm chính sách tiền tệ hiện tại, chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu vào năm 2025
- Báo cáo kết quả kinh doanh của Apple: EPS: 1.46 USD (Dự kiến: 1.39 USD). Doanh thu: 89.5 tỷ USD (Dự kiến: 89.28 tỷ USD)
Nhật Bản nghỉ lễ Ngày Văn hóa, trong khi đó dữ liệu việc làm Mỹ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay khiến thị trường ngoại hối ít biến động trong phiên châu Á.
Dự báo về việc làm ở Hoa Kỳ từ BLS cho thấy:
- Số liệu dự báo: +180K (Trong khoảng từ +125K đến +285K)
- Số liệu tháng 9 +336K
- Dự báo tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.8% bằng với số liệu trước đó
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trước đó là 62.8%
- Thu nhập trung bình theo giờ dự báo tăng 4.0% so với cùng kỳ (Trước đó: +4.2%)
- Thu nhập trung bình theo giờ dự báo tăng +0.3% so với tháng trước (Trước đó: +0.2%)
- Dự báo số giờ làm việc trung bình hàng tuần là 34.4 (Trước đó: 34.4)
Fed đã phát biểu trong tuần này, thể hiện sự hài lòng với việc để nền kinh tế cần thời gian thẩm thấu với chinh sách thắt chặt. Có thể thấy, thị trường đang đi theo đúng hướng mà họ mong muốn.
Điểm qua tình hình thị trường, JPY đang mạnh nhất trong khi AUD là yếu nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, mức biến động 0.11% gần như không nói lên được quá nhiều điều. Trong khi đó, đồng USD có xu hướng giảm nhẹ, không quá mạnh cũng không quá yếu.
Thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ thể hiện tâm lý lạc quan trong ngày hôm qua, với:
- Chỉ số Dow Jones tăng 1.0%, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 2/6
- Chỉ số S&P tăng 1.89%, mức tăng mạnh nhết kể từ 27/4
- Chỉ số NASDAQ tăng 1.78%, mứac mạnh nhất kể từ ngày 28/7
Với chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, có khả năng thị trường sẽ kết phiên trong sắc xanh:
- Chỉ số tổng hợp Shanghai tăng 0.75%
- Chỉ số Hang Seng tăng 2.07%
- S&P/ASX của Úc tăng 1.11%
Vì vậy, mặc dù thị trường vẫn đang trong giấc ngủ say nhưng dữ liệu việc làm công bố vào ngày mai có thể sẽ thay đổi mọi thứ.
Chúc bạn giao dịch may mắn và chúc mọi người cuối tuần vui vẻ và khỏe mạnh.
Giá vàng tiếp tục đi ngang trước báo cáo NFP của Mỹ
- Giá vàng tăng nhẹ trong hai ngày liên tiếp.
- Sự không chắc chắn về chính sách lãi suất của Fed ảnh hưởng đến triển vọng của giá vàng.
- Tâm điểm của thị trường là báo cáo NFP của Mỹ.
Giá vàng (XAU/USD) có diễn biến khá tích cực trong 2 ngày thứ năm và thứ sáu. Tuy vậy, mốc tâm lý 2,000 đô la hiện vẫn chưa bị phá vỡ một cách thuyết phục trong những ngày vừa qua. Hiện thị trường đang chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng từ Hoa Kỳ (Mỹ) để biết có thêm manh mối mới trước khi bắt đầu vị thế của mình.
Khả năng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 năm 2024 cùng với những lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và bất ổn ở Trung Đông đang hỗ trợ cho triển vọng của loại tài sản trú ẩn này. Mặc dù vậy, tâm lý risk-off đang gia tăng, biểu hiện bằng diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, đang là trở ngại đối với đà tăng của vàng.