Rosatom - Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước của Nga dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm 2022 ở mức 15%
Rosatom của Nga dự kiến tăng trưởng xuất khẩu năm 2022 ở mức 15%, trong khi danh mục đơn đặt hàng nước ngoài của họ vẫn ổn định ở mức 200 tỷ USD, Giám đốc điều hành Alexei Likhachev trả lời phỏng vấn tờ Izvestia của Nga.
"Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 15%. Nhưng mọi người cần hiểu rằng đây hoàn toàn chưa đạt đến mức giới hạn," Izvestia dẫn lời Likhachev nói trong một phát biểu được công bố vào đầu ngày thứ Hai.
Nga sẵn sàng nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua đường ống Yamal-Châu Âu
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng Moscow sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Đường ống Yamal-Châu Âu. "Thị trường châu Âu vẫn có liên quan, vì tình trạng thiếu khí đốt vẫn đang tiếp diễn và chúng tôi có nhiều cách để tiếp tục cung cấp". "Ví dụ, Đường ống Yamal-Châu Âu, đã bị dừng vì lý do chính trị, vẫn chưa được sử dụng."
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD trái chiều, thị trường cẩn trọng trong phiên thanh khoản mỏng
AUD và NZD là 2 đồng tiền biến động mạnh nhất. AUD giảm 0.40% và NZD giảm 0.45%.
JPY cũng đang tăng 0.3% so với USD, trước giờ thống đốc BoJ phát biểu.
Số liệu PPI dịch vụ tại Nhật Bản có gì đáng chú ý?
PPI dịch vụ tại Nhật Bản tăng 1.7% so với cùng kỳ đúng bằng kỳ vọng. Con số này giảm so với mức tháng trước là 1.8%.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23.12: Chứng khoán Mỹ tăng điểm, USD suy yếu trên diện rộng sau báo cáo PCE và khảo sát người tiêu dùng Đại học Michigan
Các chỉ số chứng khoán Mỹ kết thúc ngày giao dịch cuối cùng trước Giáng sinh với một phiên hồi phục tương đối mạnh. Lạm phát PCE hạ nhiệt, cùng khảo sát kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan được điều chỉnh giảm là các yếu tố chính hỗ trợ tài sản rủi ro trong phiên thứ Sáu.
Chỉ số PCE lõi tăng 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng trước 5%) và tăng 0.2% so với tháng trước, cho thấy rằng đang có thêm bằng chứng về việc lạm phát hạ nhiệt. Ngoài ra, khảo sát kỳ vọng lạm phát 1 năm từ Đại học Michigan được điều chỉnh giảm xuống 4.4% (sơ bộ 4.6%) cũng là một tín hiệu đáng mừng.
Sau 2 báo cáo, cổ phiếu đảo chiều tăng nhờ kỳ vọng Fed có thể không phải thắt chặt quá mạnh tay nữa. Tuy nhiên, thanh khoản mỏng cũng đã góp phần khá lớn vào biến động mạnh trong phiên, khi thứ Sáu tuần trước ghi nhận khối lượng cổ phiếu giao dịch thấp nhất trong 1 tháng. Ngoài ra, lợi suất tăng cũng đã cản trở khá nhiều các cổ phiếu công nghệ, với lợi suất 2 năm tăng 5bp lên 4.33%, và lợi suất 10 năm tăng 7bp lên 3.75%.
- Chỉ số Dow Jones +0.53% (cả tuần +0.86%)
- Chỉ số S&P 500 +0.59% (cả tuần -0.20%)
- Chỉ số Nasdaq +0.21% (cả tuần -1.94%)
Trên thị trường tiền tệ, sau 2 báo cáo PCE và khảo sát tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan, đồng bạc xanh suy yếu trên diện rộng. Tất cả các đồng tiền lớn, trừ JPY và CHF, đều tăng so với USD, với các đồng tiền nhạy cảm high-beta tăng mạnh nhất. AUD, NZD và CAD đều hưởng lợi nhờ cổ phiếu hồi phục, trong đó CAD cũng được hỗ trợ bởi báo cáo GDP cho thấy kinh tế Canada vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể bất chấp các đợt tăng lãi suất của BoC. JPY và CHF suy yếu trước việc lợi suất Mỹ tiếp tục tăng và khẩu vị rủi ro được cải thiện.
- EURUSD +0.21%
- GBPUSD +0.14%
- AUDUSD +0.70%
- NZDUSD +0.45%
- USDJPY +0.34%
- USDCHF +0.20%
- USDCAD -0.45%
Vàng tăng nhẹ hơn $5/oz lên $1,797.7 nhờ USD giảm, nhưng lợi suất tăng cũng đã gây áp lực lên kim loại quý này. Dầu WTI tăng $2/thùng lên $79.56. Thị trường dầu sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng của Nga với việc G7 áp trần giá dầu.
Nhiều thị trường lớn tại châu Á sẽ nghỉ lễ hôm nay
Thị trường Hồng Kông, Singapore, Úc và New Zealand đều sẽ đóng cửa. Thị trường Trung Quốc nội địa và Nhật Bản vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Sáng nay, thống đốc BoJ Kuroda sẽ phát biểu vào lúc 10h50.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Kuroda sẽ phát biểu vào sáng thứ Hai
Phần lớn các trung tâm tài chính lớn sẽ đóng cửa vào ngày hôm nay.
Ông Kuroda sẽ phát biểu vào 10h50 trong cuộc họp của các Ủy viên Hội đồng Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản tại Tokyo. Keidanren là một tổ chức quan trọng ở Nhật Bản có liên kết chặt chẽ với Đảng Tự do-Dân chủ cầm quyền.
Chứng khoán Mỹ hướng tới năm đầu tiên giảm điểm sau 3 năm
Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đang đóng cửa ngày cao hơn và gần mức cao nhất trong ngày.
Đáy trong phiên:
- Dow Jones -213 điểm
- S&P 500 giảm -25.37 điểm
- Nasdaq -114.30 điểm
Chốt phiên, các chỉ số đã hồi phục tương đối mạnh:
- Dow Jones tăng 176.42 điểm (+0.53%) lên 33,203.92
- Chỉ số S&P tăng 22.43 điểm (+0.59%) lên 3,844.81
- Chỉ số NASDAQ tăng 21.75 điểm (+0.21%) lên 10,497.87
Trong tuần:
- Dow Jones +0.86%
- S&P 500 -0.20%
- Nasdaq giảm -2.45%
- Russell 2000 giảm -0,14%
Cả năm:
- Dow Jones -8.63%
- S&P 500 -19.33%
- Nasdaq -32.90%
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu 1.7 nghìn tỷ USD
Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện là 225-201 với một đảng viên Đảng Dân chủ bỏ phiếu 'không' và 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu 'có'.
Dự luật sẽ cung cấp vốn cho chính phủ cho đến tháng 9/2023.
GDPNow Fed Atlanta nâng dự báo tăng trưởng GDP quý IV
GDPNow Fed Atlanta nâng dự báo tăng trưởng GDP quý IV từ 2.7% lên 3.7% sau loạt báo cáo khả quan ngày thứ Sáu.
Số liệu ngân sách Canada tháng 10 có gì đáng chú ý?
Trong tháng 10, ngân sách Canada ghi nhận thâm hụt 1.9 tỷ CAD, giảm so với mức thâm hụt cùng kỳ năm ngoái là 3.68 tỷ CAD. Từ tháng 4 đến tháng 10, ngân sách Canada chỉ thâm hụt 174 triệu CAD, so với con số 72.25 tỷ CAD cùng kỳ năm trước. Ngân sách Canada đã cân bằng hơn rất nhiều, tuy nhiên điều này khó kéo dài lâu do doanh thu dầu khí đóng góp khá nhiều. Nhưng nhìn chung, tình hình tại Canada vẫn tốt hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán kết thúc đà giảm, DXY suy yếu
Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ nhàng trong phiên giao dịch ngày thứ sáu. Nhà đầu tư tiếp tục lo ngại trước việc FED tiếp tục tăng lãi suất sau những dữ liệu kinh tế mới được công bố. Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đồng loạt tăng điểm.
- S&P 500 +0.33%
- Dow Jones +0.22%
- Nasdaq +0.05%
Đồng bạc xanh suy yếu, trở về ngưỡng 104.297. Thị trường tiền tệ được bao trùm bởi sắc xanh. USD/CAD là cặp tiền duy nhất giảm điểm trong các cặp tiền chính. NZD/USD là cặp tiền tăng mạnh nhất trong phiên.
- EUR/USD +0.24%
- GBP/USD +0.24%
- AUD/USD +0.50%
- NZD/USD +0.57%
- USD/JPY +0.40%
- USD/CAD -0.27%
- USD/CHF +0.21%
Vàng tăng điểm tích cực, hiện ở ngưỡng 1,799.53 USD/Oz.
BTC hồi phục, giao dịch tại 16,843 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt tại 80.11 USD và 84.06 USD.
Khảo sát tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan: Tâm lý người tiêu dùng cải thiện
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 12 đạt 59.7 điểm, kết quả khảo sát từ Đại học Michigan cho biết
- Con số uớc tính sơ bộ là 59.1 điểm
- Kỳ vọng đạt 59.9 điểm, cao hơn so với 58.4 điểm sơ bộ.
- Kỳ vọng lạm phát 5 năm là 2.9%, giảm so với 3.0% sơ bộ
Doanh số bán nhà mới tháng 11 của Mỹ tăng cao hơn so với dự kiến
- Doanh số bán nhà mới tháng 11 của Mỹ đạt 640 nghìn, cao hơn so với 600 nghìn dự kiến
- Thay đổi doanh số hàng tháng +5.8%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng. Trong đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn năm năm dẫn đầu đà tăng với 6.2 điểm cơ bản.
Thị trường cần sa "chui" tại Mỹ đang gây tổn hại đến các doanh nghiệp hợp pháp
- Thị trường cần sa hợp pháp tại Mỹ đang gặp khó khăn khi phải đối đầu với các doanh nghiệp bất hợp pháp, trốn thuế do những đơn vị này thường đưa ra mức giá tốt hơn với người tiêu dùng, bất chấp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Tại thành phố New York, những biện pháp đang được đưa ra để đối đầu với hàng chục nghìn doanh nghiệp bất hợp pháp đang cạnh tranh trực tiếp với thị trường hợp pháp mới được thành lập tại bang này.
- Các giám đốc điều hành của các công ty cần sa đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đặc biệt là việc thực hiện cải cách ngân hàng liên bang đang bị ngưng trệ tại Quốc hội.
GDP tháng 10 của Canada tăng đúng như dự kiến
- GDP của Canada trong tháng 10 +0.1%, con số sau sửa đổi của tháng trước là +0.2%
- Dịch vụ +0.3%
- Hàng hóa -0.7%
Đơn đặt hàng lâu bên tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 11
- Đơn đặt hàng lâu bền tại Mỹ tháng 11 -2.1%, nhiều hơn so với -0.6% dự kiến
- Đây là lần giảm đầu tiên sau ba tháng tăng liên tiếp
- Con số không bao gồm giao thông vận tải là 0.2%
- Con sô không bao gồm quốc phòng -2.6%
PCE lõi tháng 11 tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- PCE lõi tháng 11 tại Mỹ + 4.7%, con số ghi nhận trước đó là +5.0%
- PCE lõi MoM +0.2%, đúng như mức dự kiến
- PCE tiêu đề +5.5%, trước đó là +6.0% (sửa đổi thành 6,1%)
- Giảm phát MoM +0.1%
Chi tiêu và thu nhập của người tiêu dùng trong tháng 11:
- Thu nhập cá nhân +0.4%, cao hơn so với +0.3% dự kiến. Tháng trước +0.7%
- Chi tiêu cá nhân +0.1%, thấp hơn so với +0.2% dự kiến. Tháng trước +0.8%
- Chi tiêu cá nhân thực tế không thay đổi
Những vấn đề chưa được giải quyết tại cuộc họp quốc hội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ
- Nỗ lực cuối năm nhằm thông qua luật trong phiên họp Quốc hội không mấy khả quan vừa qua đã bỏ qua một số đề xuất có thể đáp ứng được nhu cầu hằng ngày của người dân Mỹ.
- "Các chính sách nhằm nâng cao đời sống hằng ngày của người có thu nhập thấp cũng như các hộ gia đình đã bị gạt qua một bên, dù nhiều nhà làm luật đã rất nỗ lực." Sharon Parott, Chủ tịch Trung tâm Ưu tiên Chính sách và Ngân sách cho biết. Bà cũng cho biết thêm, các nhà làm luật sẽ tiếp tục phải giải quyết những công việc chưa hoàn thành vào cuối năm
- Một số vấn đề còn tồn đọng và có thể nổi cộm trong năm 2023 bao gồm tăng tín thuế trẻ em (child tax credit), sửa đổi phụ cấp an sinh (supplemental security income), chi cho an sinh xã hội, tăng quỹ khẩn cấp (emrgency savings),...
Nỗi lo suy thoái xảy ra trong năm 2023 ngày càng lan rộng
- Các nhà kinh tế đã viết về suy thoái trong rất nhiều các dự báo cho tình hình năm sau, tuy nhiên mức độ và thời gian cuộc suy thoái xảy ra lại khá đa dạng.
- Điều mà tất cả cùng đồng ý chính là việc tăng lại suất từ FED là nguyên nhân chính cho suy thoái, trong khi đó chính ngân hàng trung ương đã ra tay giải cứu sau hai đợt suy thoái vừa qua.
- "Thường thì chỉ có chúng ta hay nghĩ về suy thoái, còn các CEO thì không bao giờ nói về nó," Nhà kinh tế Mark Zandi từ Moody's Analytics cho biết "Có vẻ như hiện tại các CEO đang thất vọng khi phải nói rằng chúng ta đang rơi vào suy thoái.. Mọi người trên truyền hình đều nói về suy thoái. Suy thoái cũng là điều mà các nhà kinh tế thường nói. Tôi chưa từng chứng kiến điều nào tương tự như vậy."
Đà tăng của AUDUSD đang chậm lại
Đà tăng của AUDUSD có dấu hiệu chậm lại, khi hiện tăng 0.44%, giao dịch ở 0.6694 trong bối cảnh dữ liệu PCE lõi của Mỹ là tâm điểm lúc này.
TDS: Kỳ vọng PCE lõi tháng 11 của Mỹ đạt +0.2% m/m
Các nhà phân tích của TDS cho biết họ kỳ vọng PCE lõi tháng 11 của Mỹ sẽ là +0.2% m/m như dự đoán trước đó.
TDS cũng chỉ ra rằng chi tiêu hàng hóa thực tế vẫn cao hơn mức trước Covid:
- "PCE lõi tháng 11 có thể giảm từ +5.0% y/y trong tháng 10 xuống +4.6% y/y, cho thấy giá vẫn ở mức cao."
- "Chi tiêu cá nhân dự kiến sẽ tăng mạnh: +0.3% m/m. Các chi tiết của báo cáo sẽ rất quan trọng, đặc biệt là sự phân chia giữa chi tiêu hàng hóa và dịch vụ. Lưu ý rằng, mặc dù chậm lại, nhưng chi tiêu hàng hóa thực tế vẫn ở trên mức trước Covid."
Bão mùa đông đổ bộ vào Mỹ có nguy cơ làm gián đoạn xuất khẩu LNG
Một cơn bão mùa đông tàn phá những vùng đất rộng lớn của Hoa Kỳ có nguy cơ tạm thời làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Bờ biển vùng Vịnh, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu LNG lớn và là nhà cung cấp chính cho châu Âu, điều đó có nghĩa là sự gián đoạn cảng có thể có tác động toàn cầu.
Theo thông báo từ Moran Shipping, nhiệt độ thấp và gió lớn cho đến hết ngày 26/12/2022 có thể gây ra sự chậm trễ hoặc đình chỉ các dịch vụ thí điểm cho Sabine-Neches Waterway ở Texas. Tuyến đường thủy này phục vụ nhà ga Sabine Pass, cơ sở xuất khẩu LNG lớn nhất của Hoa Kỳ.
Trung Quốc ước tính gần 18% dân số nhiễm Covid trong 20 ngày đầu tháng 12
Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc cho biết thêm rằng gần 37 triệu người ở Trung Quốc có thể đã bị nhiễm Covid chỉ trong một ngày trong tuần này. Do đó, Bắc Kinh có vẻ đã từ bỏ việc ngừng chính sách Zero Covid. Nhưng những con số này rất thú vị vì không rõ làm thế nào mà các nhà chức trách lấy được chúng sau khi ngừng xét nghiệm hàng loạt và cũng đưa ra các biện pháp kiểm dịch tại nhà.
Một điểm thú vị trong biên bản cuộc họp gần đây nhất do cơ quan y tế công bố là không có dữ liệu nào về việc có bao nhiêu người có thể đã chết vì đợt bùng phát mới nhất.
Ước tính 37 triệu ca nhiễm/ngày trong 20 ngày đầu tháng 12 vượt xa con số được báo cáo về tổng số ca nhiễm Covid chính thức là 3.049 ca trên cả nước. Thật tốt khi mọi người (và thị trường) không quan tâm đến những con số này nữa.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: AUDUSD duy trì đà tăng
- DXY tiếp tục giảm, hiện giảm 0.18%
- USD suy yếu so với phần lớn các đồng tiền chính: EURUSD tăng 0.26%; GBPUSD tăng 0.44%.
- AUDUSD duy trì đà tăng ngày hôm qua, hiện tăng 0.69%, giao dịch tại 0.6710.
- USDJPY tăng 0.21%, giao dịch ở 132.58 bất chấp thông tin BOJ giữ nguyên chính sách tiền tệ từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản
Phân tích về tăng trưởng tín dụng Úc của ANZ có gì đáng chú ý?
Adelaide Timbrell, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng ANZ đưa ra một phân tích ngắn gọn về tăng trưởng tín dụng của Úc và dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm mạnh hơn cho đến năm 2023:
- “Tín dụng khu vực tư nhân tăng 0.5% m/m trong tháng 11, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho việc tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại rõ rệt hơn cho đến năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế khi lãi suất cao hơn và lạm phát ảnh hưởng đến cả hộ gia đình và doanh nghiệp.”
- “Tín dụng nhà ở chỉ tăng 0.4% m/m trong tháng 11, bằng với tháng 10 nhưng thấp hơn mức trung bình 0.5% m/m trong quý 3 và mức trung bình 0.6% m/m trong quý 2. Giá nhà đất giảm do khả năng vay giảm là nguyên nhân dẫn đến điều này.”
- “Tín dụng kinh doanh đã giảm xuống 0.7% m/m trong tháng 11 so với 0.8% m/m trong tháng 10 và mức trung bình 1.3% m/m trong quý 3. Dữ liệu này rõ ràng mang hàm ý cần thận trọng đối với các khoản cho vay mới.”
- “Tín dụng cá nhân tăng 0.2% m/m, điều này không làm thay đổi quan điểm của chúng tôi về khẩu vị chi tiêu của các hộ gia đình. Theo quan sát của ANZ đến ngày 18/12, nhịp độ chi tiêu chậm chạp và do đó chi tiêu có thể đạt mức cao điểm vào dịp Giáng sinh.”
PCE lõi của Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay
PCE lõi của Mỹ sẽ được công bố trong hôm nay và điều đó có thể tạo ra một bước ngoặt cuối cùng trước kì nghỉ Giáng sinh. Tuy nhiên, kịch bản như vậy khó diễn ra.
PCE lõi ước tính: +0.2% m/m; +4.7% y/y.
Với việc các thị trường đã ổn định bởi kì nghỉ lễ đang đến gần, thật khó để PCE lõi là động lực chính của thị trường nhưng nó vẫn là một phần dữ liệu lạm phát và vì vậy vẫn cần được quan tâm.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản: Chính sách tiền tệ của BOJ sẽ không thay đổi
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết: Chính sách tiền tệ tùy thuộc vào quyết định của Ngân hàng Nhật Bản nhưng đề cập thêm rằng ông không thấy bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách của BoJ, theo báo cáo của Reuters:
- "Sẽ không ngần ngại huy động chi tiêu tài chính để bảo vệ sinh kế của người dân."
- "Tôi nhận thức được thực tế là tình hình tài chính của Nhật Bản rất nghiêm trọng."
- "Sẽ bám sát mục tiêu đạt được thặng dư ngân sách cơ bản vào năm tài chính 2025."
- "Sẽ cố gắng cải cách tài chính để duy trì niềm tin của thị trường vào tài chính công của Nhật Bản."
- "Sẽ đảm bảo sử dụng trái phiếu xây dựng cho các tàu quốc phòng, không nới lỏng kỷ luật tài khóa."
Trước thông tin trên, tỷ giá USD/JPY không có nhiều biến động, hiện tăng 0.28% trong ngày ở mức 132.70.
GDP quý 3 chính thức của Tây Ban Nha có gì đáng chú ý?
- GDP quý 3 chính thức của Tây Ban Nha: +0.1% q/q
- Sơ bộ: +0.2% q/q
- GDP: +4.4% y/y
- Sơ bộ: +3.8% y/y
Phó Thủ tướng Nga Novak: Vẫn có nhu cầu về năng lượng của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt
Theo Phó Thủ tướng Nga Novak:
- Đã có khoản đầu tư dưới mức lớn trong ngành dầu mỏ trên toàn cầu
- Lệnh cấm vận của EU có thể khiến giá các sản phẩm dầu ở châu Âu tăng vọt
Xét cho cùng, thị trường là một chức năng của cung và cầu, vì vậy trong khi giá trần dường như đang hoạt động để giảm bớt áp lực lên tiêu dùng, thì nhu cầu tăng sẽ gián tiếp giữ giá được củng cố.
Triều Tiên được cho là đã phóng tên lửa đạn đạo
Đã có thông tin về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo. Quốc gia này chắc chắn đã tăng cường các hành động khiêu khích - ít nhất là về mức độ táo bạo và thử tên lửa - trong suốt năm nay.
Chủ tịch SEC Hoa Kỳ Gary Gensler: Cuộc "đàn áp" tiền điện tử chỉ mới bắt đầu
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ hy vọng các khoản phí đang chờ xử lý đối với Sam Bankman-Fried sẽ là lời nhắc nhở tới cộng đồng tiền điện tử.
- Gary Gensler lập luận rằng các nhà phát hành và giao dịch tiền điện tử cần đảm bảo tuân thủ luật chứng khoán hiện hành.
- Cơ quan quản lý tài chính Hoa Kỳ tuyên bố họ đã giải quyết các cáo buộc gian lận dân sự với hai cựu giám đốc điều hành của sàn giao dịch FTX đã phá sản.
AUD/USD tăng trở lại mốc 0.6700 trong bối cảnh tâm lý risk-on tích cực
- AUD/USD lấy lại một số lực kéo tích cực hôm nay trong bối cảnh đồng USD suy yếu nhẹ.
- Tâm lý risk-on tích cực đã làm suy yếu đồng đô la và hỗ trợ cho đồng AUD vốn nhạy cảm với rủi ro.
- Kỳ vọng diều hâu của Fed, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng sẽ hạn chế tổn thất sâu hơn của USD.
- Các traders cũng có thể muốn đợi dữ liệu PCE của Hoa Kỳ trước khi đưa ra động thái mới.
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
EUR/USD
- 1.0500 (1.2 tỷ euro)
- 1.0800 (1.0 tỷ euro)
USD/JPY
- 130.00 (391 triệu USD)
- 132.00 (347 triệu USD)
- 134.00 (350 triệu USD)
- 135.00 (1.7 tỷ USD)
GBP/USD
- 1.2000 (400 triệu bảng Anh)
USD/CHF
- 0.9240 (450 triệu USD)
- 0.9750 (700 triệu USD)
USD/CAD
- 1.3665-75 (518 triệu USD)
AUD/USD
- 0.6650 (499 triệu đô la Úc)
Có một số hợp đồng giá trị lớn đối với EUR/USD và USD/JPY nhưng cách khá xa so với mức giao ngay hiện tại. Do đó, chúng không có khả năng có nhiều ảnh hưởng đến hành động giá trong ngày.
Nhận định USD/JPY: Điều gì sẽ xảy ra sau pha tích lũy hậu đợt sụt giảm vào thứ ba?
Động thái bất ngờ của BOJ vào đầu tuần đã khiến cặp tiền này quay cuồng, giảm từ 137.15 trước khi có quyết định chính sách xuống mức thấp nhất là 130.56. Đã có một sự phục hồi từ mức đó khi tỷ giá này đóng cửa ngày cố gắng duy trì trên mức thấp nhất ngày 16 tháng 6 là 131.49. Đó là một mức đáng chú ý cần cảnh giác khi phe mua giữ cho hành động giá không giảm trở lại mốc 130.00.
Hiện tại, USD/JPY đang biến động chậm và ổn định lên các mức 132.60-70 nhưng phe bán vẫn kiểm soát rất nhiều. Đường trung bình động 100 giờ hiện ở mức 133.24 và sẽ là mốc quan trọng trong ngắn hạn để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về tâm lý/động lượng.
Nếu có dấu hiệu dù là nhỏ nhất cho thấy BOJ đang xoay chuyển tình thế và nhắm vào mục tiêu chống lạm phát, thì USD/JPY rất có thể hướng tới mức 100 hoặc 110 một lần nữa trong nháy mắt.
EIB: Châu Phi có thể tạo ra 1 nghìn tỷ euro hydro xanh mỗi năm
Châu Phi có tiềm năng sản xuất hydro xanh trị giá 1 nghìn tỷ euro (1.06 nghìn tỷ USD) mỗi năm vào năm 2035, cho phép châu Phi xuất khẩu nhiên liệu và thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương, theo một nghiên cứu do Ngân hàng Đầu tư châu Âu hỗ trợ. EIB và các đối tác của mình - Liên minh châu Phi và Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế cho biết trong báo cáo được công bố hôm thứ Tư
- Sản xuất có thể sẽ được tập trung ở ba trung tâm địa lý
- Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, Mauritanie, Namibia có thể được hưởng lợi
Chứng khoán chịu áp lực trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
Trước khi phục hồi muộn vào ngày hôm qua, S&P 500 có nguy cơ phá vỡ mức thoái lui Fib 50.0 tại 3,796. Chỉ số vẫn đóng cửa ở mức thấp hơn 1.4% nhưng đã ngăn chặn được sự sụt giảm đáng kể dưới mức hỗ trợ quan trọng.
Sau khi gặp ngưỡng kháng cự kỹ thuật của đường xu hướng chính trong năm nay và sau đó là mô hình hai đỉnh gần 4,100, chỉ số xuống khoảng 3,760 trước khi chạm mức thấp nhất trong tháng 11 là 3,698.
Úc đang tăng cường thương mại với Ấn Độ
- Hiệp định thương mại Australia-Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 29/12
- Thỏa thuận giúp thúc đẩy các lĩnh vực từ giáo dục đến rượu vang và du lịch
Úc đang để mắt đến tầng lớp trung lưu đang phát triển của Ấn Độ để giúp bù đắp thiệt hại kinh tế đối với một số mặt hàng xuất khẩu chính của nước này do tác động kép của dịch Covid-19 và những hạn chế nặng nề do đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc áp đặt.
Theo Pew Research, các lĩnh vực từ giáo dục, rượu vang và du lịch của Úc đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và quan hệ ngày càng xấu đi với Trung Quốc.
Một cơn bão mùa đông đổ bộ vào phần lớn nước Mỹ đe dọa hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng
Một cơn bão mùa đông đang tàn phá những vùng đất rộng lớn của Hoa Kỳ có nguy cơ tạm thời làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Bờ biển vùng Vịnh, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu.
Mặt trận Bắc cực, dự kiến sẽ tiếp tục trong vài ngày, đang gây ra các cảnh báo nghiêm trọng từ Maine đến Vịnh Mexico. Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu LNG lớn và là nhà cung cấp chính cho châu Âu, điều đó có nghĩa là sự gián đoạn cảng có thể có tác động toàn cầu.
Theo thông báo từ Moran Shipping, nhiệt độ dưới mức đóng băng và gió lớn cho đến hết ngày 26 tháng 12 có thể gây ra sự chậm trễ hoặc đình chỉ cho các dịch vụ thí điểm cho Đường thủy Sabine-Neches ở Texas. Tuyến đường thủy phục vụ nhà ga Sabine Pass, cơ sở xuất khẩu LNG lớn nhất của Hoa Kỳ.