Khảo sát của Citibank cho thấy kỳ vọng lạm phát ở Anh giảm trong tháng 7
Khảo sát gần đây của Citibank (Mỹ) và YouGov cho thấy kỳ vọng lạm phát ở Anh của công chúng nước này tiếp tục giảm.
Cụ thể:
- Kỳ vọng lạm phát trong 5-10 năm giảm từ 4.0% (tháng 6) xuống 3.8% (tháng 7).
- Kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới giảm từ 6.1% xuống 6.0%.
- BoE sẽ tiếp tục quan sát các dấu hiệu của việc áp lực giá gia tăng.
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Đức có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ giảm 1.6% so với tháng trước (kỳ vọng tăng 0.2%)
- Tháng trước +0.6%; sửa đổi thành +1.2%
- Doanh thu bán lẻ giảm 8.8% so với tháng trước
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Dẫn đầu là HĐ quyền chọn EUR/USD mức 1.0300 trị giá 958 triệu euro. Ngoài ra, HĐ quyền chọn hôm nay không có tin tức gì quá đặc biệt.
Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sắp công bố cũng đang được quan tâm.
Phân tích HĐTL dầu thô: Trên đà tích lũy!
Theo dữ liệu của CME Group, trên thị trường HĐTL dầu thô, số vị thế mở đã thêm khoảng 6.5 nghìn hợp đồng vào thứ Sáu. Trong khi đó, khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh khoảng 148.2 nghìn hợp đồng.
Giá WTI đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức tăng khiêm tốn sau khi đạt đỉnh nhiều ngày gần mốc 102.00 USD/thùng.
EUR/USD giằng co sau dữ liệu doanh số bán lẻ của Đức!
EUR/USD giảm nhẹ quanh mốc 1.0215, giảm 0.10% trong ngày.
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Đức lao dốc mạnh hơn kỳ vọng!
Doanh số bán lẻ theo năm của Đức trong tháng 6 giảm 8.8% YoY (kỳ vọng -8% YoY), trong tháng trước là -3.6% YoY.
Doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 6 giảm 1.6% MoM (kỳ vọng 0.2% MoM), trong tháng trước là 0.6% MoM.
EUR/USD giảm nhẹ quanh mốc 1.0215, giảm 0.10% trong ngày.
Doanh số bán nhà của Trung Quốc tiếp tục lao dốc trong giai đoạn tẩy chay thế chấp!
100 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã chứng kiến doanh số bán nhà sụt giảm mạnh trong tháng 7, cho thấy cuộc khủng hoảng tẩy chay thế chấp đang gia tăng, đè nặng thêm niềm tin của người mua.
Theo dữ liệu sơ bộ của China Real Estate Information Corp, doanh số bán hợp đồng giảm 39.7% so với một năm trước xuống còn 523.1 tỷ nhân dân tệ (78 tỷ USD), do nhu cầu giảm trong bối cảnh kinh tế suy thoái bất chấp nỗ lực kích thích mua hàng của chính phủ.
EUR/USD có khả năng chuyển sang giai đoạn tích lũy - UOB
Các nhà chiến lược FX tại UOB Group Lee Sue Ann và Quek Ser Leang lưu ý rằng EUR/USD hiện có khả năng giao dịch trong phạm vi 1.0100 và 1.0285 trong những tuần tới.
Trong 24 giờ tới: “Chúng tôi đã nhấn mạnh vào thứ Sáu tuần trước rằng chúng tôi dự kiến EUR sẽ giao dịch trong khoảng từ 1.0135 đến 1.0235. EUR sau đó đã tăng trong thời gian ngắn lên 1.0254, giảm mạnh xuống 1.0144 trước khi đóng cửa ở mức 1.0218 (+0.22%). Chúng tôi tiếp tục coi hành động giá là một phần của quá trình tích lũy trong khoảng 1.0160 đến 1.0260”.
GBP/USD phục hồi, chờ đợi quyết định từ BOE!
Tỷ giá GBP/USD đang dao động quanh mốc 1.2180, gần như không thay đổi trong ngày!
Cặp tiền đã chứng kiến động thái pullback sau khi chạm mức đỉnh 1.2198 trong phiên giao dịch châu Á. Hỗ trợ gần nhất đang nằm tại vị trí 1.2180 khi các nhà đầu tư đang chờ đợi một đợt tăng lãi suất nữa của BOE trong tuần này.
BOE có khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản do nền kinh tế Anh đang đi xuống. Chất xúc tác chính đang hạn chế BOE nâng lãi suất mạnh là dữ liệu Thu nhập trung bình hàng giờ thấp hơn.
Các ngân hàng trung ương tiếp tục gây sự chú ý trong tuần này!
Sau Fed vào tuần trước, RBA và BOE sẽ tiếp tục gây sự chú ý bằng cách công bố các quyết định chính sách vào thứ Ba và thứ Năm.
Cả hai ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất 50 bps với thị trường định giá 92% khả năng RBA đưa ra một động thái như vậy và đối với BOE là 84%.
USD/JPY khởi đầu tuần mới đầy khó khăn!
Tỷ giá USD/JPY hiện giảm hơn 0.5%, xuống mốc 132.47!
Cặp tiền vẫn đang chịu áp lực sau khi giảm dưới mốc quan trọng 135.00 kể từ tuần trước. Nếu phiên hôm nay đóng cửa trong sắc đỏ thì đây sẽ là đợt lao dốc tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2022.
Vàng sụt giảm, chờ đợi dữ liệu PMI từ Hoa Kỳ!
Giá vàng tụt dốc đầu tiên sau 3 ngày tăng liên tiếp. Hiện, XAUUSD đang giảm 0.19% trong ngày xuống mốc 1762.00 USD/oz.
Sự sụt giảm của kim loại vàng có do đồng bạc xanh tạm dừng đà lao dốc quanh mức đáy trong một tháng.
Tâm lý risk-off của thị trường trong bối cảnh Mỹ-Trung tranh cãi gay gắt về Đài Loan và bình luận diều hâu từ Chủ tịch Fed Minneapolis Neil Kashkari đã hỗ trợ đồng bạc xanh. Ngoài ra, tâm trạng thận trọng trước Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ vào ngày thứ Sáu cũng ảnh hưởng xấu đến giá vàng.
Cuộc đàm phán về mức lương tối thiểu ở Nhật Bản tiếp diễn!
Vào giữa tháng 7, khả năng tăng 28 Yên là chủ đề nóng hổi - nhưng hiện tại mức tăng 30 Yên mới là thứ mà các nhân viên ở Nhật Bản kỳ vọng theo báo Mainichi.
Và thông qua báo chí Jiji của Nhật:
- Bộ Lao động Nhật Bản cho biết các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào ngày hôm nay.
- Các thành viên của Hội đồng Mức lương Tối thiểu, cơ quan tư vấn cho Bộ Lao động, sẽ họp để thảo luận về mức lương tối thiểu cho năm 2022.
- Trọng tâm là liệu Hội đồng và đại diện lao động có thể thu hẹp khoảng cách giữa họ về quy mô tăng lương.
- Cả hai bên nhất trí về sự cần thiết của việc tăng lương tối thiểu trong bối cảnh lạm phát.
Chỉ số PMI Hàn Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau gần hai năm!
Một dấu hiệu kém lạc quan khác đối với nền kinh tế toàn cầu.
PMI sản xuất của Hàn Quốc giảm xuống mức 49.8 trong tháng 7, trong tháng 6 là 51.3!
- Đây là lần đầu tiên PMI dưới 50 kể từ tháng 9 năm 2020
- Các nhà sản xuất Hàn Quốc báo cáo rằng áp lực lạm phát mạnh và sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài đã cản trở sản xuất và nhu cầu
- Sản lượng giảm trong bốn tháng liên tiếp và với tốc độ cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021
- Số đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên sau 22 tháng
- Xuất khẩu giảm tháng thứ năm liên tiếp
Trung Quốc nỗ lực cắt giảm tiêu thụ năng lượng!
Trung Quốc đang lên kế hoạch phát triển các mục tiêu bảo vệ môi trường, cụ thể là giảm lượng khí thải carbon.
Đồng thời điều này cũng sẽ giúp giảm chi phí năng lượng trên mỗi đơn vị sản xuất. Mục tiêu của Trung Quốc là cắt giảm 13.5% mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản lượng công nghiệp vào năm 2025 so với mức năm 2020.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán phân hóa, USDJPY tiếp nối đà giảm
Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận sự phân hóa ở các chỉ số, cụ thể các chỉ số chứng khoán Trung Quốc giảm điểm trong khi các nước còn lại cho thấy dấu hiệu hồi phục:
- SHANGHAI -0.03%
- NIKKEI +0.47%
- HSI -0.37%
- SHENZHEN +0.82%
- KOSPI +0.18%
- ASX 200 +0.4%
DXY chưa biến động nhiều trong phiên giao dịch sáng nay, tuy nhiên JPY tăng mạnh khiến USDJPY tiếp tục điều chỉnh về vùng thấp nhất hồi giữa tháng 6 quanh 132.00.
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD+0.02%
- USD/JPY−0.36%
- GBP/USD+0.05%
- AUD/USD−0.01%
- USD/CAD+0.10%
- USD/CHF−0.01%
Vàng điều chỉnh nhẹ $3/oz trong phiên sáng về $1762/oz. Dầu WTI cũng điều chỉnh gần $1/thùng về $97.33/thùng.
Thị trường tiền điện tử chưa ghi nhận nhiều biến động, BTC đang giao dịch quanh $23.3k.
Các ngân hàng ở Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 350 tỷ USD do khủng hoảng tài sản
Con số 350 tỷ USD đang được đưa ra trong trường hợp xấu nhất khi các dự án bị đình trệ làm giảm sút niềm tin của hàng trăm nghìn người mua nhà, gây ra một cuộc tẩy chay thế chấp trên hơn 90 thành phố và cảnh báo về những rủi ro hệ thống rộng lớn hơn.
- Xếp hạng toàn cầu của S&P ước tính rằng 2.4 nghìn tỷ nhân dân tệ (356 tỷ USD), tương đương 6.4% các khoản thế chấp, đang gặp rủi ro
- Deutsche Bank AG đang cảnh báo rằng ít nhất 7% các khoản vay mua nhà đang gặp nguy hiểm
Cho đến nay, các ngân hàng niêm yết đã báo cáo chỉ 2.1 tỷ nhân dân tệ trong các khoản thế chấp quá hạn do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cuộc tẩy chay.
Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái ở Úc trong 12 tháng tới lên đến 25%
Con số này tuy cao nhưng vẫn thấp hơn so với New Zealand (30-35%) và Mỹ hiện tại đã lên đến 50-60%.
Goldman Sachs bình luận thêm:
- “Chúng tôi cho rằng Úc và New Zealand sẽ tránh được suy thoái,”
- “Chúng tôi lưu ý đến những rủi ro giảm giá, bao gồm cả suy thoái do một số kết hợp của hoạt động toàn cầu yếu hơn, lạm phát từ phía nguồn cung và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Markit công bố PMI sản xuất tháng 7 tại Trung Quốc
PMI sản xuất đạt 50.4
- Dự kiến 51.5
- Tháng trước 51.7
- Sản lượng tăng ít hơn
- Việc làm giảm với tốc độ nhanh hơn
- Lạm phát chi phí đầu vào chậm lại đáng kể, giá giảm trở lại
Viện nghiên cứu Melbourne: Lạm phát tháng 7 tại Úc tăng cao kỷ lục!
Đây là dữ liệu lạm phát hàng tháng được khảo sát riêng từ Viện Melbourne:
- Lạm phát tháng 7 +1.2% so với tháng trước và +5.4% so với cùng ký năm ngoái (mức tăng lớn nhất từng được ghi nhận)
- Tháng 6 là + 0.3% so với tháng trước và + 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái
Cuộc họp chính sách RBA diễn ra vào Thứ Ba, ngày 2 tháng 8 năm 2022. Dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50bp.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7467
- CNY là đồng nhân dân tệ trong nước. Tỷ giá USDCNY bị giới hạn biến động trong mức 2% tính từ tỷ giá tham chiếu hàng ngày.
- Mức đóng cửa phiên trước: 6.7433.
USDJPY tiếp tục đà giảm trong phiên châu Á!
Đà giảm của USDJPY bắt đầu sau đợt tăng lãi suất FOMC vào tuần trước và tiếp tục duy trì đến hiện tại.
Tỷ giá đã giảm về gần 132.00 quanh khu vực thấp nhất hồi giữa tháng Sáu.
Việc làm tại Úc giảm trong tháng 7!
- Việc làm tại Úc giảm 1.1% so với tháng trước
ANZ nhận định:
- Ngay cả khi tăng trưởng nhu cầu lao động đang bắt đầu giảm bớt, chúng tôi không nghĩ rằng điều này sẽ ngay lập tức chuyển thành tình trạng sử dụng lao động kém.
- Trên thực tế, chúng tôi dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới 3% vào đầu năm 2023.
Thị trường xe khách tại Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ!
Theo Fitch Ratings:
- Thị trường xe chở khách (PV) của Trung Quốc phục hồi mạnh vào tháng 6 năm 2022, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
- Nguyên nhân là do dỡ bỏ các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, kéo dài ở Thượng Hải cùng với các gói kích thích tiêu dùng mạnh mẽ.
- Sự phục hồi mạnh mẽ có khả năng tiếp tục vào Quý III năm nay.
PMI Sản xuất tháng 7 của Nhật Bản giảm so với trước đó!
Cụ thể:
- PMI Sản xuất đạt 52.1 tháng 7 so với 52.7 ghi nhận vào tháng 6
Tốc độ mở rộng chậm hơn một chút vào tháng Bảy nhưng vẫn tiếp tục mở rộng.
Nhận xét từ Markit:
- Lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đã chứng kiến sự cải thiện "khiêm tốn" . Dòng vốn đầu tư giảm lần đầu tiên trong mười tháng và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2020, góp phần làm sản xuất bị thu hẹp lại - lần đầu tiên kể từ tháng Hai.
- Nhu cầu giảm cũng góp phần làm giảm công suất hoạt động. Công việc tồn đọng tăng ở mức thấp nhất trong 17 tháng, điều này cho thấy sản lượng sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.
- Trước mắt, các công ty vẫn tự tin về triển vọng sản lượng trong năm tới, mặc dù mức độ lạc quan ít thay đổi so với tháng 6. Điều đó cho thấy, rủi ro đi xuống gia tăng từ áp lực giá và nguồn cung vẫn còn rõ ràng. S&P Global ước tính rằng sản xuất công nghiệp sẽ chỉ tăng 0.2% vào năm 2022, có nghĩa là sản lượng bị mất vì đại dịch khó có thể phục hồi cho đến đầu năm 2024.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28.07: Chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, DXY tiếp tục suy yếu
PCE tháng 7 của Mỹ tăng 0.6% so với tháng trước, dự kiến 0.5% cho thấy lạm phát hàng hóa và dịch vụ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng tăng lần đầu tiên từ đầu năm. Trong khi đó thu nhập cá nhân tháng 7 cũng tăng 0.6% cao hơn dự kiến ở 0.5%.
Chứng khoán Mỹ ghi nhận đà hồi phục mạnh mẽ khi có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp để kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của tháng 7:
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.97%
- Chỉ số S&P 500 tăng 1.42%
- Chỉ số Nasdaq tăng 1.88%
Trên thị trường Fx, DXY đã điều chỉnh về vùng đỉnh cũ hồi tháng Sáu năm nay. Chỉ số mặc dù đã hồi phục nhưng kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm 0.36% về 105.828.
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
- EURUSD +0.28%
- GBPUSD -0.05%
- AUDUSD -0.04%
- NZDUSD +0.07%
- USDJPY -0.78%
- USDCHF -0.32%
- USDCAD -0.09%
Vàng cũng ghi nhận phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp lên trên $1760/oz, kết phiên +0.52%. Dầu WTI vượt mốc $101/thùng trong phiên Mỹ nhưng nhanh chóng điều chỉnh trong đêm, kết phiên đạt $98.28/thùng (+1.05%).
Thị trường tiền điện tử không ghi nhận nhiều biến động trong cuối tuần qua, BTC đang được giao dịch quanh $23.3k, thị trường vẫn đang nghiêng về trường hợp tích cực khi chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ giai đoạn vừa qua.
Tâm điểm hôm nay sẽ là số liệu PMI sản xuất của Mỹ công bố vào lúc 21h theo giờ Việt Nam.
Chính quyền Úc nên xem xét hạn chế xuất khẩu khí đốt!
Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) hôm nay đã đưa ra khuyến nghị với Chính phủ liên bang về việc hạn chế xuất khẩu khí đốt.
Ủy ban cảnh báo rằng bờ biển phía đông của Úc có thể đối mặt với sự thiếu hụt khí đốt lớn vào năm 2023. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, hộ gia đình và an ninh năng lượng.
Các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dự kiến sẽ loại bỏ nhiều khí đốt khỏi thị trường nội địa hơn so với dự kiến cung cấp. Dự báo sẽ thiếu khoảng 10% nhu cầu.
Cùng với khuyến nghị trên, ACCC cũng đang thúc đẩy các nhà sản xuất tăng nguồn cung của họ cho thị trường nội địa.
Iran muốn đạt được thỏa thuận hạt nhân với Mỹ và thế giới
Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho biết:
- Chúng tôi đã chia sẻ những ý tưởng được đề xuất của mình, cả về nội dung và hình thức, để mở đường cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán tại Vienna nhằm khắc phục tình hình phức tạp khi Mỹ rút quân đơn phương và trái pháp luật.
- Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác JCPOA của mình, đặc biệt là Điều phối viên, để tạo cơ hội khác cho Hoa Kỳ thể hiện thiện chí và hành động có trách nhiệm. Chúng tôi sẵn sàng kết thúc các cuộc đàm phán trong một thời gian ngắn, nếu bên kia sẵn sàng làm điều tương tự.
PMI sản xuất tháng 7 của Úc giảm so với trước đó
Chỉ số PMI Sản xuất của Nhóm ngành Công nghiệp tại Úc tháng 7 năm 2022 cho thấy tốc độ mở rộng chậm hơn
- Giảm xuống 52.5 từ 54.0 ghi nhận vào tháng 6 tuy nhiên vẫn ở mức tích cực
Gazprom đã cắt nguồn cung khí đốt sang Latvia
Căng thẳng cung cấp khí đốt sẽ không sớm tan biến. Nga đang leo thang thêm:
- Gazprom hôm thứ Bảy cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia
- Họ cáo buộc Latvia "vi phạm các điều khoản đủ để cắt hoàn toàn nguồn cung."
NATO tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào căng thẳng Kosovo
Có suy đoán rằng các cuộc giao tranh được ghi nhận ở biên giới giữa Serbia và Kosovo là dấu hiệu cho thấy Nga đang tìm tới các mặt trận khác trong nỗ lực mở rộng của mình. Serbia là một đồng minh trong quá khứ của Nga.
OPEC+: OPEC+ không kiểm soát giá dầu. Thiếu đầu tư vào lĩnh vực này là một yếu tố quan trọng khiến giá dầu leo thang
Tổng thư ký mới của OPEC Haitham al-Ghais đã được báo Alrai của Kuwait phỏng vấn:
- OPEC không cạnh tranh với Nga
- Nói Nga là một nhân tố chính lớn trong bản đồ năng lượng thế giới
- Cho biết tư cách thành viên của Nga trong OPEC+ là rất quan trọng cho sự thành công của thỏa thuận
- 'OPEC không kiểm soát giá dầu, nhưng chúng tôi thực hành cái gọi là điều chỉnh cung và cầu'
- Cho biết giá dầu tăng gần đây không chỉ liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, mà còn do thiếu năng lực sản xuất dự phòng
- Thị trường dầu mỏ toàn cầu 'rất biến động'
- Cho biết yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá dầu vào cuối năm là thiếu đầu tư vào lĩnh vực này
Một trong những quan chức dovish nhất Fed đang hawkish hơn!
Neel Kashkari là chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis. Ông đã có một số phát biểu.
Kashkari thừa nhận những thiệt hại mà suy thoái gây ra. Ông cho biết, bất kể Mỹ có đang suy thoái hay không, Cục Dự trữ Liên bang vẫn cam kết làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức 2%:
- Điển hình là các cuộc suy thoái cho thấy tình trạng mất việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, đó là những điều khủng khiếp đối với các gia đình Mỹ. Và chúng tôi không thấy bất cứ điều gì như vậy
- Cho dù về mặt kỹ thuật, chúng ta có đang ở trong một cuộc suy thoái hay không không thay đổi thực tế là Cục Dự trữ Liên bang có công việc riêng của họ và chúng tôi cam kết làm điều đó.
- Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tránh suy thoái kinh tế, nhưng chúng tôi cam kết kìm hãm lạm phát và chúng tôi sẽ làm những gì chúng tôi cần làm. Chúng ta còn lâu mới trở lại lạm phát 2%.
Chỉ số PMI sản xuất tháng 7 của Trung Quốc tiếp tục giảm
- PMI sản xuất giảm xuống 49.0, mức thấp nhất trong 3 tháng và đi vào hoạt động trở lại, trong khi mức dự kiến là 50.3 và trước đó là 50.2
- NBS của Trung Quốc cho rằng kết quả này là do sản xuất truyền thống trong thời kỳ thấp điểm, nhu cầu thị trường không đủ và hoạt động yếu kém của các ngành sử dụng nhiều năng lượng.
- PMI phi sản xuất đạt 53.8, dự kiến 53.9, trước đó 54.7
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe nói đến "cung không đủ cầu" là lý do dẫn đến kết quả hoạt động kém hiệu quả của các chỉ số kinh tế của TQ. Các đợt bùng phát đang diễn ra và các hạn chế liên quan đã và đang tiếp tục đóng một vai trò trong việc này.
Điều tích cực là PMI phi sản xuất (hoạt động của các ngành dịch vụ và xây dựng), mặc dù giảm so với tháng 6, cũng đã ghi nhận sự mở rộng đáng kể
Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đang khiến nước này khó thoát khỏi tình trạng của năm 2020! Tuy nhiên, lạm phát trong nước ở mức thấp cho phép các cơ quan tài khóa và tiền tệ duy trì các biện pháp kích thích
Tổng thống Biden lại dương tính với Covid
Ông Biden đã xuất hiện trước công chúng sau một đợt điều trị bằng Paxlovid, nhưng hôm nay ông đã bị nhiễm trở lại.
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: Tháng 7 kết thúc với đà giảm của đồng USD
Đồng USD đang đóng cửa ở mức thấp hơn mặc dù một số thước đo lạm phát tăng cao hơn dự kiến vào đầu ngày. PCE lõi có xu hướng tăng 4.8%, cao hơn mức 4.7% dự kiến. Chỉ số chi phí việc làm tăng 1.3% trong quý, cao hơn kỳ vọng 1.2%. Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan có phục hồi nhưng vẫn đang tiếp tục đi xuống mức thấp trong lịch sử.
Đồng đô la Mỹ yếu nhất trong số các đồng tiền chính, nguyên nhân có thể do hoạt động tái cân bằng danh mục cuối tháng. Trong tháng 7, đồng đô la mạnh hơn so với đồng EUR nhưng thấp hơn so với tất cả các đồng tiền chính khác (đồng bạc xanh không đổi so với đồng GBP).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm, các chỉ số chính có tháng tốt nhất trong năm 2022, S&P và Nasdaq thậm chí đã có tháng tốt nhất kể từ năm 2020.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất hôm nay tương đối trái chiều, lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 2.2 điểm cơ bản, các kỳ hạn dài hơn giảm trung bình 2 điểm cơ bản
Các thị trường khác:
- Vàng đóng cửa ở mốc $1765.34. Tăng 9.14 đô la/oz trong phiên. Vàng đã giảm hơn 120 USD/oz trong tháng 7 nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ và thu hẹp đà giảm
- Bitcoin sẽ kết thúc vào thứ Sáu ở mức $23,935. Mặc dù Bitcoin vẫn còn 2 ngày giao dịch vào cuối tuần, nhưng hiện tại nó đã tăng khoảng $4,000 so với mức đóng cửa cuối tháng 6 tại $19.924
Chứng khoán Châu Âu đóng cửa với mức tăng vững chắc
Các chỉ số chính của Châu Âu đang kết thúc với đà tăng điểm vững chắc trong ngày. Các nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau dữ liệu GDP tốt hơn mong đợi.
- GDP của Pháp tăng 0.5% so với dự kiến 0.2%
- GDP của Ý tăng 1.0% so với dự kiến 0.3%
- GDP của Tây Ban Nha tăng 1.1% so với dự kiến 0.4%
- GDP của Đức không đổi, so với dự kiến +0.1%
- Nhìn chung, GDP sơ bộ của khu vực đồng euro đạt 0.7% so với 0.2% dự kiến
Chứng khoán Châu Âu đóng cửa:
- DAX của Đức tăng 1.52% lên mức 13,484.04
- CAC của Pháp tăng 1.72% lên mức 6,448.51
- FTSE 100 của Anh tăng 1.06% lên mức 7,423.42
Đồ thị chỉ số CAC của Pháp khung Daily
GDPNOW tại FED Atlanta dự báo quý ba có thể đạt mức tăng trưởng 2.1%
FED Atlanta bình luận về kết quả từ GDPNOW:
- Ước tính ban đầu của mô hình GDPNow cho tăng trưởng GDP thực tế (tỷ lệ hàng năm được điều chỉnh theo mùa) trong quý 3 năm 2022 là 2.1%.
- Con số GDP thực tế quý hai được Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 28/7 vừa qua là -0.9%, cao hơn 0.3 pips so với ước lượng GDPNOW vào ngày 27/7.
- Ước tính tiếp theo sẽ được công bố vào 1/8.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán diễn biến tích cực nhờ kết quả kinh doanh khả quan từ các công ty công nghệ
Thị trường chứng khoán khởi sắc khi kết quả kinh doanh khả quan từ các "ông lớn" Amazon và Apple đã làm lu mờ đi nỗi lo về lạm phát tăng cao. Chủ tịch FED Atlanta - Raphael Bostic cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang "cách xa" suy thoái và ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Thị trường chứng khoán
- S&P500 +1.08%
- Dow Jones +0.52%
- Nasdaq +1.54%
USD bắt đầu tăng từ trước khi chỉ số PCE và chỉ số chi phí lao động được công bố. Các cặp tiền lớn cũng đang có những biến động trái chiều với số lượng cặp tiền chìm ngập trong sắc đỏ chiếm đa số.
Thị trường FX
- EUR/USD -0.22%
- GBP/USD -0.51%
- AUD/USD -0.54%
- NZD/USD -0.58%
- USD/JPY -0.20%
- USD/CAD +0.07%
- USD/CHF +0.13%
Các thị trường khác
- Vàng được giao dịch tại $1.760/oz
- BTC tăng 0.82%, giao dịch ở mức $24,047
- Dầu WTI tăng 4.70%, giao dịch tại 101.83 USD/thùng. Ở chiều ngược lại, dầu Brent giảm 1.12%, đạt 106.39/thùng.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ diễn biến trái chiều. Lợi suất trái phiếu kì hạn 30 năm giảm 2.2 điểm cơ bản trong khi lợi suất trái phiếu kì hạn 2 năm tăng 3.9 điểm cơ bản
Đại học Michigan: Tâm lý người tiêu dùng tháng bảy phục hồi nhẹ
- Tâm lý người tiêu dùng: 51.5, cao hơn con số ước tính 51.1 và con số sơ bộ 50.0.
- Điều kiện: 58.1, cao hơn so với mức sơ bộ 53.8 được đưa ra.
- Kỳ vọng: 47.3, thấp hơn so với con số 47.5 sơ bộ.
- Lạm phát một năm: 5.2%, thấp hơn so với mức sơ bộ 5.3% được công bố. Không có sự thay đổi so với tháng trước
- Lạm phát 5 năm: 2.9%, thấp hơn so với mức sơ bộ 3.1% và cao hơn con số ghi 2.8% ghi nhận tại tháng trước
Dù có sự phục hồi nhẹ vào tháng này trong tâm lý người tiêu dùng, nhưng những dữ liệu được đưa ra vẫn đang gần mức thấp nhất lịch sử.