Úc: Doanh số bán lẻ tháng 12/2024 tích cực hơn dự kiến
Theo báo cáo:
- Doanh số bán lẻ tháng 12/2024 tại Úc: giảm 0.1% so với tháng trước (Dự đoán: -0.7%; Trước đó: 0.8%)
Ngoài ra, dữ liệu lao động của ANZ cũng được công bố:
- Quảng cáo việc làm tại Úc tăng 0.5% trong hai tháng vừa qua và hiện cao hơn 1.3% so với mức đáy hồi tháng 8.
- Sự ổn định của chỉ số này tại mức cao hơn 15.0% so với trung bình trước đại dịch cho thấy khả năng chống chịu tốt của thị trường lao động Úc, bất chấp những thách thức kinh tế toàn cầu.
Úc: Số liệu giấy phép xây dựng tháng 12/2024 chưa đạt kỳ vọng
Theo báo cáo:
- Số liệu giấy phép xây dựng tháng 12/2024 tại Úc: tăng 0.7% so với tháng trước (Dự đoán: +1.0%; Trước đó: +0.8%); tăng 12.2% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: +3.2%)
AUD/USD "lao dốc" về mức đáy kể từ đầu năm 2020
Tác động của chiến tranh thương mại từ thuế quan của tân Tổng thống Hoa Kỳ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường châu Á.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 31.01: "Cú hích" thuế quan nhấn chìm chứng khoán Hoa Kỳ trong sắc đỏ, USD biến động mạnh, giá Vàng lần đầu tiên vượt mốc 2,800 USD/oz
Sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, cùng với mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Bảy vừa qua. Trước đó, nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý trước thông tin về thuế quan, khi ông Trump liên tục cảnh báo sẽ sử dụng biện pháp này. Chính vì vậy, sự mơ hồ về tác động của thuế quan đang làm mờ đi triển vọng kinh tế và lạm phát. Phiên giao dịch ngày thứ Sáu cũng đánh dấu tuần lễ bận rộn với loạt báo cáo lợi nhuận quý từ các doanh nghiệp Mỹ. Cổ phiếu Apple giảm 0.7% vào cuối phiên, dù trước đó đã tăng nhờ những nhận định tích cực từ ban lãnh đạo trong báo cáo tài chính công bố hôm thứ Năm. Apple kỳ vọng sẽ phục hồi sau giai đoạn sụt giảm doanh số iPhone khi tung ra các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) mới. Nhóm năng lượng là lĩnh vực giảm mạnh nhất trong chỉ số S&P 500 phiên này. Cổ phiếu Chevron lao dốc 4.6% sau khi công ty công bố lợi nhuận quý IV thấp hơn dự báo, trong khi Exxon Mobil cũng giảm 2.5% sau kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.
- Dow Jones: -0.75%
- S&P 500: -0.51%
- Nasdaq: -0.28%
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất. Tháng 1 khép lại với nhiều biến động, điều không quá bất ngờ khi nước Mỹ có tân Tổng thống. Báo cáo chỉ số PCE mang đến một số tín hiệu tích cực về lạm phát, cho thấy Fed vẫn chưa đủ cơ sở để tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới. Đồng USD ban đầu phản ứng nhẹ với dữ liệu, trong khi thị trường chủ yếu dao động theo dòng tiền chốt sổ cuối tháng. Điều đó dẫn đến những biến động thất thường, khó lý giải. Sau đó, thị trường được định hướng rõ ràng hơn sau công bố về thuế quan. Ban đầu, theo báo cáo của Reuters, Tổng thống Trump có thể sẽ công bố thuế quan, nhưng chúng sẽ chỉ có hiệu lực từ ngày 1/3. Điều này tạo thời gian cho các cuộc đàm phán và miễn trừ. Thị trường đón nhận thông tin này tích cực, khiến đồng USD suy yếu. Cặp USD/CAD giảm 100 pip xuống còn 1.4375, trong khi EUR/USD cũng tăng 60 pip, phản ánh xu hướng đồng nhất trên thị trường FX. Tuy nhiên, khoảng 90 phút sau, Nhà Trắng bác bỏ thông tin này và khẳng định sẽ áp thuế lên Mexico và Canada vào thứ Bảy như kế hoạch. Thị trường lập tức đảo chiều, với USD/CAD tăng mạnh lên 1.4225 và các cặp tiền khác cũng quay về mức cũ. Kết quả cuối cùng, hầu hết các biến động trong phiên giao dịch Mỹ đều trở lại mức tham chiếu.
- Chỉ số DXY +0.29%
- EURUSD -0.32%
- GBPUSD -0.20%
- AUDUSD -0.01%
- NZDUSD +0.06%
- USDJPY +0.56%
- USDCHF +0.18%
- USDCAD +0.23%
Giá vàng lần đầu tiên vượt ngưỡng 2,800 USD/oz trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, sau khi nhu cầu tài sản trú ẩn tăng mạnh trước những đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và áp lực lạm phát. Giá vàng giao ngay tăng 0.14% lên 2,797 USD/oz, sau khi chạm mức cao kỷ lục 2,817.23 USD/oz trong phiên. Trong khi đó, giá dầu thô gặp áp lực vào cuối tuần khi giới đầu tư chờ đợi Mỹ áp mức thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico vào thứ Bảy. HĐTL dầu Brent giảm mạnh xuống mức 75.20 USD/thùng trước khi phục hồi về 76.40 USD/thùng. HĐTL dầu WTI chạm đáy trong phiên tại 71.96 USD/thùng, sau đó, phục hồi và đóng cửa tại mức 73.75 USD/thùng. Lợi suất TPCP Mỹ tăng vào chiều thứ Sáu sau khi Nhà Trắng xác nhận kế hoạch áp thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc vào cuối tuần. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 2.3 điểm cơ bản lên 4.543%. Trong khi đó, lợi suất TPCP 2 năm giảm 0.6 điểm cơ bản lên 4.207%.
Dữ liệu PCE lõi của Hoa Kỳ đúng như dự báo
PCE lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng):
- So với cùng kỳ năm trước tăng 2.8% (dự kiến +2.8%, tháng trước +2.8%)
- So với tháng trước tăng 0.2% (dự kiến +0.2%)
Chi tiêu và thu nhập tiêu dùng tháng 12:
- Thu nhập cá nhân tăng 0.4% (dự kiến +0.4%, tháng trước +0.3%)
- Chi tiêu cá nhân tăng 0.7% (dự kiến +0.5%, tháng trước +0.4% - được điều chỉnh thành +0.6%)
- Chi tiêu cá nhân thực tế tăng 0.4% so với tháng trước +0.3%
- Tỷ lệ tiết kiệm ở mức 3.8% so với tháng trước 4.4%
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Dữ liệu lạm phát của Pháp và Đức thấp hơn kỳ vọng, Vàng tiếp đà bứt phá
Phiên giao dịch diễn ra khá bình lặng mà không có biến động lớn nào. Về mặt dữ liệu, các chỉ số lạm phát của Pháp và Đức là dữ liệu nổi bật và chúng đều không đạt ước tính, gây áp lực lên đồng EUR
Vàng đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ hôm qua khi nó đạt đỉnh mọi thời đại mới và hiện vẫn tiếp đà tăng.
Mặt khác, dầu thô đang giảm trong ngày sau nhận xét của Trump về thuế quan đối với Canada và Mexico. Mức hỗ trợ quanh ngưỡng $72,00 vẫn đang giữ vững.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch có thể đang thận trọng khi bước vào cuối tuần khi Trump có khả năng áp đặt thuế quan vào ngày mai.
Trong phiên Mỹ, trọng tâm sẽ chuyển sang Chỉ số PCE lõi và Chi phí Việc làm Quý 4 của Hoa Kỳ.
Đồng USD giữ vững sức mạnh trước thềm dữ liệu PCE Mỹ
Không có biến động lớn nào giữa các đồng tiền chính trong phiên châu Âu.
USD/JPY đã tiếp cận ngưỡng 155.00 trước đó nhưng vẫn bị kìm hãm bởi đường MA100 giờ cùng với lượng lớn hợp đồng quyền chọn đáo hạn hôm nay. Ngoài ra lượng quyền chọn đáo hạn lớn cũng giữ EUR/USD ngay dưới mức 1.0400 cùng với dữ liệu lạm phát yếu hơn của Đức.
Thị trường chứng khoán đang hướng tới việc kết thúc tháng tích cực. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.5% với cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường. Hợp đồng tương lai Nasdaq hiện tăng 0.8%.
Tâm điểm của thị trường hôm nay là chỉ số PCE của Hoa Kỳ.
Trump đe dọa áp thuế 100% đối với khối BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền chung
Mỹ sẽ yêu cầu các nước BRICS không tạo ra đồng tiền chung mới trong khối BRICS, cũng như không hỗ trợ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng USD, nếu không họ sẽ phải đối mặt với mức thuế lên tới 100%.
GDP sơ bộ của Hoa Kỳ trong quý 4 tăng trưởng thấp hơn dự báo
Trong đó:
- Tiêu dùng tăng 2.82% so với mức 2.48% trước đó
- Chi tiêu Chính phủ tăng 0.42% so với mức 0.86% trước đó
- Thặng dư thương mại quốc tế tăng 0.04% so với mức giảm 0.43% trước đó
- Hàng tồn kho giảm 0.93% so với mức giảm 0.22% trước đó
ECB cắt giảm lãi suất điều hành đúng như dự báo
- Lãi suất tiền gửi: 2.75% (Dự kiến: 2.75%, Trước đó: 3.00%)
- Lãi suất tái cấp vốn: 2.90% (Dự kiến: 2.90%, Trước đó: 3.15%)
- Lãi suất cho vay cận biên: 3.15% (Trước đó: 3.40%)
Phát biểu của ECB:
- Quá trình giảm phát đang diễn ra tốt đẹp.
- Lạm phát tiếp tục đúng như dự báo
- Lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2% trong năm nay.
- Việc cắt giảm lãi suất gần đây đang dần khiến việc vay mới trở nên ít tốn kém hơn đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.
- Nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, nhưng thu nhập thực tế tăng lên
- Thực hiện theo cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu, từng cuộc họp để xác định lập trường chính sách phù hợp.
- ECB vẫn chưa cam kết trước một lộ trình lãi suất cụ thể.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Quyết định lãi suất của ECB là tâm điểm
Tin tức:
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chính thức của Eurozone tháng 1 đạt -14.2 so với mức sơ bộ là -14.2.
- GDP sơ bộ quý 4 của Eurozone không tăng trưởng so với quý trước
- GDP sơ bộ quý 4 của Pháp giảm 0.1%
- GDP sơ bộ quý 4 của Đức giảm 0.2% so với mức giảm 0.1% quý trước
- GDP sơ bộ quý 4 của Ý không tăng trưởng
- CPI sơ bộ tháng 1 của Tây Ban Nha tăng 3.0% so với cùng kỳ (Dự báo: 2.9%)
Thị trường:
- JPY dẫn đầu, EUR suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tích cực; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ giảm 6.3 điểm cơ bản xuống 4.492%
- Vàng tăng 0.8% lên 2,779.53 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.2% xuống 72.48 USD
- Bitcoin tăng 1.2% lên 104,972 USD
Đồng USD đang biến động trái chiều hơn trong phiên châu Âu, với rất ít tin tức quan trọng. Các nhà giao dịch vẫn đang đánh giá quyết định của Fed từ hôm qua, nhưng nhìn chung, không có quá nhiều điều để xem xét. USD/JPY đang biến động khá mạnh trong ngày, giảm về mức 154.30 do lợi suất trái phiếu giảm.
Dữ liệu GDP quý 4 của khu vực Eurozone, Pháp và Đức, đã cho thấy sự đình trệ của nền kinh tế trong quý cuối cùng của năm 2024. Điều này đúng như dự đoán và sẽ không làm xáo trộn kỳ vọng về quyết định chính sách của ECB hôm nay.
Trên các thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu đang tìm cách kết thúc tháng ở mức đỉnh trong khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng đang tích cực.
Vàng đang tiến gần hơn tới mức đỉnh tháng 10 là $2,790 USD trong khi Bitcoin vẫn đang dao động trên ngưỡng $100,000.
Triển vọng lãi suất điều hành của các NHTW lớn
Cắt giảm lãi suất:
- Fed: 48 điểm cơ bản (xác suất 80% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- ECB: 93 điểm cơ bản (xác suất 94% cắt giảm lãi suất trong quyết định hôm nay)
- BoE: 71 điểm cơ bản (xác suất 85% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoC: 40 điểm cơ bản (xác suất 64% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBA: 86 điểm cơ bản (xác suất 74% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 105 điểm cơ bản (xác suất 73% cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới)
- SNB: 34 điểm cơ bản (xác suất 76% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Tăng lãi suất:
-
BoJ: 27 điểm cơ bản (xác suất 97% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Úc tăng điểm, phần lớn thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng cửa nghỉ lễ
Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Úc đồng loạt tăng vào phiên giao dịch ngày thứ Năm, trái ngược với diễn biến trên Phố Wall khi các chỉ số chính giảm điểm sau quyết định giữ nguyên nguyên lãi suất của Fed. Nhiều thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0.42%, trong khi chỉ số Topix tăng 0.28% trong phiên giao dịch biến động. Cổ phiếu SoftBank Group giảm 0.5% sau thông tin tập đoàn này đang đàm phán đầu tư đến 25 tỷ USD vào OpenAI. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng với Advantest tăng vọt 5.12% và Tokyo Electron tăng 2.03%.
Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0.7%, kéo dài chuỗi tăng điểm từ phiên trước. Dữ liệu từ Cục Thống kê Úc cho thấy chỉ số giá xuất khẩu tăng 3.6% trong quý IV/2024, nhưng giảm 8.6% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nhập khẩu tăng nhẹ 0.2% trong quý, nhưng giảm 1.9% so với cả năm.
Thị trường Ấn Độ mở cửa tích cực. Tại Ấn Độ, chỉ số Nifty 50 mở cửa tăng 0.19%, trong khi chỉ số BSE Sensex giao dịch quanh mức tham chiếu, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt giảm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư sau khi Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách đầu năm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.47% xuống 6,039.31 điểm, Nasdaq Composite giảm 0.51% xuống 19,632.32 điểm, còn Dow Jones giảm 136.83 điểm (0.31%), chốt phiên ở 44,713.52 điểm.
Cổ phiếu Nvidia giảm mạnh 4.1% sau khi có thông tin từ Bloomberg rằng các quan chức dưới thời chính quyền Trump từng thảo luận về việc hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc. Điều này được cho là nhằm ứng phó với sự phát triển của mô hình trí tuệ nhân tạo DeepSeek tại Trung Quốc, gây áp lực lên cổ phiếu công nghệ.
USD/JPY điều chỉnh giảm xuống 154.3
Sau thông tin về việc Phó Thống đốc BoJ Ryozo Himino sắp có bài phát biểu, tự đoán sẽ có các bình luận hawkish từ phó thống đốc Himino, gia tăng đặt cược BoJ có thể tăng lãi suất vào tháng 5, thúc đẩy đà tăng giá của JPY.
Phó Thống đốc BoJ Ryozo Himino sắp phát biểu, thị trường đang chờ đợi các manh mối
Phó Thống đốc BoJ, ông Ryozo Himino, dự kiến sẽ phát biểu vào lúc 13h00 tại một hội thảo của Đại học Hitotsubashi.
Chủ đề bài phát biểu hiện chưa được công bố, nhưng đây là sự kiện đáng chú ý với các nhà đầu tư và giới tài chính. Lần gần nhất ông Himino phát biểu về chính sách là trước đợt tăng lãi suất vào ngày 24/1. Khi đó, ông đã đưa ra quan điểm rằng BoJ sẽ điều chỉnh lãi suất nếu các dự báo kinh tế của họ được đáp ứng.
Vào lần phát biểu trước đó, đồng yên giảm mạnh ngay sau phát biểu, nhưng nhanh chóng phục hồi, được cho là do tác động từ các giao dịch bán chốt lời trên thị trường liên ngân hàng. Những nhận định của ông Himino khi đó đã được xem là tín hiệu cho động thái tăng lãi suất của BoJ.
Đối với lần phá biểu này, với kỳ vọng ngày càng tăng rằng BoJ có thể tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 5, bài phát biểu sắp tới có thể cung cấp các manh mối quan trọng. Nhà đầu tư đang tìm kiếm gợi ý về định hướng chính sách của BoJ.
USD/JPY giảm mạnh sau thông tin, hiện đang ở 154.37 vào thời điểm viết bài, thị trường được dự báo sẽ nhạy cảm hơn với bất kỳ thông tin hoặc tín hiệu mới nào từ ông Himino.
Đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ bất ngờ giảm mạnh vào tháng 12
- Đơn đặt hàng hàng lâu bền tháng 12 của Hoa Kỳ -2.2%, dự kiến +0.6%
- Đơn đặt hàng hàng hóa vốn phi quốc phòng không bao gồm hàng không +0.5%, dự kiến +0.3%
- Không bao gồm vận tải +0.3%, dự kiến +0.4%
- Không bao gồm quốc phòng -2.4%, dự kiến -0.3%
Cập nhật thị trường phiên Âu: USD giữ vững đà tăng
Phiên giao dịch hôm nay khá trầm lắng khi không có dữ liệu lớn nào được công bố và luồng tin tức hạn chế. USD vẫn đang dao động quanh mức cao nhất trong ngày sau khi tăng vọt do bình luận về thuế quan của Bessent và Trump.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục giảm, cổ phiếu phục hồi nhẹ do tâm lý trên thị trường được cải thiện. Vàng đang dao động quanh vùng hỗ trợ quan trọng, trọng tâm hiện đang chuyển sang quyết định của FOMC vào ngày mai.
Trong phiên giao dịch của Mỹ, điểm nhấn chính sẽ là báo cáo Niềm tin người tiêu dùng, tuy nhiên thị trường có thể đang chờ quyết định của Fed nhiều hơn.
Bản tin FX châu Á - Thái Bình Dương: Có thêm thông tin về thuế quan từ Trump, USD tăng giá
Hôm nay lại có thêm những cuộc thảo luận về thuế quan từ Tổng thống Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessant.
Bessant trước đó đã tuyên bố có thể sẽ áp dụng mức thuế quan toàn cầu ở mức 2.5%, tăng dần 2.5% mỗi tháng và có thể tăng lên tối đa là 20%. Những bình luận này của Bessant được trích dẫn từ một nguồn không chính thức mà Financial Times đưa tin.
USD tăng giá, và ngay sau đó Trump cũng lên tiếng, bày tỏ sẽ áp thuế đối với các vi mạch máy tính, các nhà sản xuất dược phẩm, đồng thời sẽ xem xét áp thuế với thép và các ngành công nghiệp khác, bao gồm cả nhôm và đồng. USD tiếp tục tăng. Các đồng tiền chính khác như EUR, AUD, GBP, NZD, CAD đều suy yếu.
Sau đó, thị trường có sự ổn định và một đợt phục hồi nhẹ đối với các đồng tiền khác ngoài USD, nhưng ngay sau khi Trump phát biểu lần nữa rằng ông muốn áp thuế cao hơn nhiều so với mức 2.5%, USD mở rộng đà tăng.
USD/JPY là một ngoại lệ, đồng yên Nhật vẫn mất giá trong suốt phiên giao dịch. Mức thấp nhất quanh 154.50 và hiện tại đang hướng tới 155.70.
Về dữ liệu hôm nay, chỉ số PPI dịch vụ của Nhật Bản (tháng 12/2024) thấp hơn một chút so với tháng 11 nhưng vẫn có mức tăng ổn định 2.9% so với cùng kỳ năm trước. Tại Úc, chỉ số niềm tin doanh nghiệp tháng 12/2024 có sự cải thiện nhẹ, nhưng điều kiện kinh doanh đã cải thiện đáng kể.
Ngày mai, Úc sẽ là tâm điểm với kết quả chỉ số CPI quý 4.
Thị trường Trung Quốc đóng cửa do kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán từ hôm nay 28/1 đến 4/2. Thị trường Singapore và Hong Kong sẽ đóng cửa thứ Tư và thứ Năm.
Donald Trump: Có thể áp mức thuế quan "lớn hơn nhiều" so với 2.5%
Lần này, Trump lại lên tiếng về vấn đề thuế quan. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent đã cho biết mức thuế quan có thể bắt đầu từ 2.5% và sẽ tăng dần vào mỗi tháng.
Tuy nhiên, Trump không đồng ý với điều này! Ông cho biết muốn mức thuế quan cao hơn nhiều so với 2.5%, nhưng chưa quyết định mức thuế cụ thể.
USD được mua vào sau thông tin này.
Cập nhật phiên Âu: Tâm lý tránh rủi ro vẫn duy trì, sự ra mắt của DeepSeek kích hoạt đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ
Thị trường:
- JPY dẫn đầu, NZD suy yếu mạnh nhất
- Cổ phiếu Châu Âu giảm; Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 2.2%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ giảm 9 điểm cơ bản xuống 4.522%
- Vàng giảm 0.4% xuống 2,760.93 USD/oz
- Dầu thô WTI giảm 0.4% xuống 74.23 USD/thùng
- Bitcoin giảm 3.5% xuống 98,988 USD
Đây là ngày hiếm hoi thị trường có tâm lý tránh rủi ro do sự kết hợp của nhiều sự kiện xảy ra vào cuối tuần.
Trump đã đưa ra lời cảnh báo về Colombia. Điều này đã khiến thị trường khá lo lắng.
Tâm lý rủi ro không được cải thiện khi cổ phiếu công nghệ lao dốc do tin tức công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc, DeepSeek, đã chiếm vị trí số một trên trang ứng dụng miễn phí của cửa hàng Apple. Công ty đã phát hành mẫu máy chủ lực R1 vào tuần trước và được cho là hoạt động tốt như ChatGPT nhưng với chi phí thấp hơn 30 lần.
Cập nhật thị trường phiên Âu: HĐTL S&P 500 giảm mạnh 2%
Cổ phiếu công nghệ là nguyên nhân chính kéo thị trường đi xuống, riêng cổ phiếu Nvidia giảm khoảng 11% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 2.4%, mức thấp nhất trong ngày, hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 4.2%. Thị trường đang chứng kiến đợt sụt giảm mạnh mẹ. Hợp đồng tương lai Dow cũng giảm 0.9% ở thời điểm hiện tại.
DeepSeek của Trung Quốc có thể làm đảo lộn cục diện ngành công nghiệp AI, nhiều nguồn tin cho thấy công ty này đã đạt được bước tiến quan trọng có thể làm thay đổi cấu trúc chi phí và lợi nhuận trong lĩnh vực này. Nếu DeepSeek thực sự sở hữu công nghệ tiên tiến hơn với chi phí thấp hơn, điều này có thể đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp vốn đang thống trị thị trường chip AI. Các chuyên gia nhận định, diễn biến này có thể làm thay đổi cục diện cạnh tranh và buộc các công ty hiện tại phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi với một môi trường đầy biến động.
Chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm, nhà đầu tư đánh giá dữ liệu kinh tế Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hầu hết tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, khi giới đầu tư xem xét các số liệu về sản xuất và lợi nhuận công nghiệp từ Trung Quốc. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0.14%, trong khi chỉ số Topix tăng 0.68%. Cổ phiếu của các công ty liên quan đến chip tại Nhật Bản giảm mạnh, sau khi startup AI của Trung Quốc, DeepSeek, công bố mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở miễn phí, đe dọa vị thế thống trị AI của Mỹ. Cổ phiếu Advantest giảm 8.2%, Tokyo Electron giảm 4.53%, và Renesas Electron giảm 0.19%.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng mở cửa tăng 0.89%, trong khi CSI 300 của Trung Quốc đại lục tăng 0.28%.
Hoạt động sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc bất ngờ suy giảm trong tháng 1, với chỉ số PMI chính thức đạt 49.1, thấp hơn dự báo của Reuters là 50.1. Tuy nhiên, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 12 tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Úc, Đài Loan và Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Trong nỗ lực hỗ trợ thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn, vào Chủ nhật, Trung Quốc đã đưa ra các sáng kiến nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm đầu tư theo chỉ số. Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) sẽ tích cực hỗ trợ tăng trưởng các quỹ ETF về cổ phiếu và trái phiếu, cùng một số biện pháp khác. Trước đó, vào thứ Năm, CSRC cũng đã khuyến khích các quỹ đầu tư lớn thuộc sở hữu nhà nước và các công ty bảo hiểm mua thêm cổ phiếu.
Hồng Kông cũng dự kiến công bố dữ liệu thương mại tháng 12 trong thời gian tới.
DeepSeek AI - "Kỳ diệu và ấn tượng" dù sử dụng chip kém hiện đại hơn
Silicon Valley đang xôn xao trước cách các lập trình viên của DeepSeek AI gần như sánh ngang với các đối thủ Mỹ dù chỉ sử dụng các loại chip kém hiện đại hơn.
“DeepSeek R1 là một trong những đột phá kỳ diệu và ấn tượng nhất mà tôi từng chứng kiến,” Marc Andreessen, nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng tại Silicon Valley, nhận xét.
DeepSeek AI được đánh giá là đối thủ cạnh tranh sát sao với OpenAI và Google, dù chỉ sử dụng hơn 2.000 chip Nvidia để huấn luyện mô hình V3, so với hàng chục nghìn chip được các đối thủ dùng để phát triển các mô hình cùng kích cỡ.
Việc DeepSeek AI đạt được thành tựu này với số lượng chip ít hơn, và không nhất thiết phải phụ thuộc vào Nvidia, đã tác động không nhỏ đến thị trường HĐTL Nasdaq trong ngày hôm nay.
Nhà Trắng: Colombia đồng ý tiếp nhận người nhập cư bất hợp pháp bị trả về từ Mỹ
Theo tuyên bố từ Nhà Trắng:
Colombia đã chấp nhận tất cả các điều kiện của Tổng thống Trump, bao gồm việc tiếp nhận không giới hạn tất cả người nhập cư bất hợp pháp từ Colombia bị trả về từ Hoa Kỳ. Các biện pháp thuế và trừng phạt theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) đối với Colombia sẽ được giữ dưới dạng dự thảo và không được ký ban hành. Các lệnh trừng phạt về thị thực và các biện pháp kiểm tra tăng cường vẫn sẽ có hiệu lực cho đến khi chuyến bay đầu tiên chở những người Colombia bị trục xuất được thực hiện.
Đồng USD đang điều chỉnh, mất một phần động lực sau thông tin trên.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 24.01: Sắc đỏ bao trùm chứng khoán Hoa Kỳ, đồng USD suy yếu sau dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, các chỉ số chính trên Phố Wall giảm điểm, khi nhà đầu tư tạm dừng giao dịch để đánh giá một loạt dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận trái chiều, đồng thời chuẩn bị cho tuần tới với nhiều công bố kinh tế quan trọng và cuộc họp của Fed. Nhóm cổ phiếu công nghệ là lực cản lớn nhất đối với thị trường khi các cổ phiếu vốn hóa lớn, bao gồm Nvidia – công ty dẫn đầu về chip trí tuệ nhân tạo, đã đảo chiều sau đợt tăng mạnh hồi đầu tuần. Dữ liệu thị trường nhà ở cho thấy tình hình nóng hơn dự kiến, trong khi khảo sát của S&P Global cho thấy hoạt động kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong chín tháng vào tháng 1 do giá cả tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp báo cáo mức tăng trưởng tuyển dụng, củng cố lập trường thận trọng của Fed đối với chính sách tiền tệ trong năm nay. Ước tính cuối cùng của Đại học Michigan về tâm lý người tiêu dùng đã giảm xuống còn 71.1, thấp hơn mức dự báo trước đó là 73.2. Kết thúc một tuần tương đối nhẹ về dữ liệu, các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 28-29/1, đồng thời dự đoán lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6, theo dữ liệu mới nhất từ công cụ FedWatch của CME Group. Kết phiên:
- Dow Jones: -0.32%
- S&P 500: -0.29%
- Nasdaq: -0.58%
Đồng USD hôm nay đang giao dịch ở mức thấp hơn do dữ liệu PMI của S&P và tâm lý tiêu dùng từ Đại học Michigan công bố thấp hơn kỳ vọng. So với đồng bạc xanh, các đồng tiền chính đều tăng giá, dẫn đến USD giảm. Trong số các cặp tiền tệ chính, GBPUSD ghi nhận mức biến động lớn nhất, do phản ứng với dữ liệu PMI mạnh mẽ từ Anh trước khi dữ liệu yếu hơn từ Mỹ được công bố. Một số cặp tiền chính đã vượt qua các mức kỹ thuật quan trọng: EURUSD vượt qua mức thoái lui 61.8% của đợt giảm từ đỉnh tháng 12 tại 1.0456; GBPUSD vượt qua mức thoái lui 38.2% của đợt giảm từ đỉnh tháng 12 tại 1.23689, và mức trung điểm 50% tại 1.2453; NZDUSD vượt qua mức thoái lui 38.2% của đợt giảm từ đỉnh cuối tháng 11 tại 0.5668; AUDUSD vượt qua mức thoái lui 38.2% của đợt giảm từ đỉnh cuối tháng 11 tại 0.62902.
- Chỉ số DXY: -0.60%
- EURUSD: +0.74%
- USDJPY: -0.06%
- GBPUSD: +1.04%
- AUDUSD: +0.42%
- USDCAD: +0.32%
- USDCHF: -0.14%
- NZDUSD: -0.47%
Giá vàng đã tăng hơn 1% vào ngày thứ Sáu, tiến gần đến mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào tháng 10. Đà tăng này đến từ đồng USD suy yếu do Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy chính sách lãi suất thấp hơn, cùng với đó là những bất ổn về thuế quan. Kim loại quý này đang hướng tới tuần tăng giá thứ tư liên tiếp. Kết phiên, giá vàng đóng cửa tại mức 2,770 USD/oz, tăng 0.58%. Lợi suất TPCP Mỹ biến động trong phiên khi các nhà đầu tư phản ứng trước các tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump và chờ đợi các diễn biến tiếp theo của thuế quan. Lợi suất TPCP 10 năm giảm gần 3 điểm cơ bản, xuống còn 4.617%. Lợi suất TPCP 2 năm giảm khoảng 2 điểm cơ bản, xuống mức 4.263%. Giá dầu giữ ổn định nhưng ghi nhận mức giảm theo tuần, kết thúc chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các kế hoạch mở rộng sản xuất nội địa, đồng thời yêu cầu OPEC giảm giá dầu thô. HĐTL dầu Brent tăng 0.60 USD (0.77%), lên mức 78.44 USD/thùng. Trong khi đó, HĐTL dầu WTI tăng 0.30 USD (0.4%), chạm mức 74.53 USD/thùng.
Cố vấn của Trump muốn áp thuế lên Canada và Mexico ngay từ 01/02
Theo báo cáo từ Wall Street Journal (nội dung hạn chế):
Đang có động lực ngày càng lớn trong nội bộ các cố vấn của Tổng thống Trump nhằm áp mức thuế 25% lên Mexico và Canada sớm nhất là vào thứ Bảy tuần này. Điều này là đi ngược lại quan điểm chung ở Washington và Phố Wall rằng ông sẽ rút lại lời đe dọa như những lần trước để đổi lấy nhượng bộ.
Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền cho biết, Tổng thống Trump sẵn sàng hành động ngay lập tức, đồng thời nhắc đến việc áp thuế lên Colombia trước đây của ông Trump.
- “Trump coi thuế quan là một ‘công cụ đàm phán hiệu quả’ và ‘hình phạt hữu hiệu’ đối với các quốc gia không tuân theo chương trình nghị sự của ông ấy.
- Tổng thống vẫn giữ lập trường “rất nghiêm túc” về những lời đe dọa đối với Mexico và Canada và kỳ vọng họ sẽ hợp tác.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ UMich chính thức tháng 1 thấp hơn dữ liệu sơ bộ
- Tâm lý người tiêu dùng Mỹ UMich tháng 1 đạt 71.1, dự kiến: 73.2, trước đó: 74.0. Mức yếu nhất kể từ tháng 10 năm ngoái
- Điều kiện hiện tại ở mức 74.0, dữ liệu sơ bộ: 77.9, trước đó: 75.1. Mức yếu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái
- Kỳ vọng đạt 69.3, dữ liệu sơ bộ: 70.2, trước đó 73.3. Mức yếu nhất kể từ tháng 7 năm ngoái
- Lạm phát kỳ vọng 1 năm đạt 3.3%, dữ liệu sơ bộ: 3.3%, trước đó: 2.8%. Mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2023
- Lạm phát kỳ vọng 5 năm đạt 3.2%, dữ liệu sơ bộ: 3.3%, trước đó: 3.0%
Bảng trên cho thấy sự thay đổi theo năm đối với kết quả khảo sát. Tâm lý thấp hơn. Nhiều khả năng là do động cơ chính trị. Điều thú vị là sự sụt giảm sau kết quả bầu cử.
Biểu đồ dưới đây phác thảo lạm phát kỳ vọng.
Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng rằng thuế quan cao hơn sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và ngược lại.
Doanh số bán nhà hiện có tại Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 12
- Doanh số bán nhà hiện có tại Hoa Kỳ trong tháng 12 đạt 4.24 triệu hợp đồng, dự kiến: 4.19 triệu, trước đó: 4.15 triệu được điều chỉnh thành 4.19 triệu
- Doanh số tăng 2.2%, trước đó tăng 4.8%
- Tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2024
- Doanh số tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước nhưng mặc dù vậy, doanh số bán hàng trong năm 2024 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm
- Giá nhà trung bình tăng 6.0% so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số PMI Dịch vụ sơ bộ tháng 1 của Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với dự kiến
- PMI Dịch vụ sơ bộ tháng 1 của Hoa Kỳ ở mức 52.8, dự kiến: 56.5, trước đó: 56.8
- PMI Sản xuất sơ bộ tháng 1 của Hoa Kỳ ở mức 50.1, dự kiến: 49.8, trước đó: 49.4
- PMI Tổng hợp sơ bộ tháng 1 của Hoa Kỳ ở mức 52.4, trước đó: 55.4
- Niềm tin vào tương lai của khu vực dịch vụ đã mất đi một phần ánh hào quang từ mức cao nhất trong một năm rưỡi của tháng 12, nhưng vẫn là mức cao thứ hai được ghi nhận trong năm qua
- Việc làm trong khu vực dịch vụ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 30 tháng
- Chi phí đầu vào tổng hợp và giá bán trung bình tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn tháng
Chỉ số PMI của châu Âu hôm nay mạnh hơn, giúp thúc đẩy EUR và GBP. Đối với Hoa Kỳ, đó là mức giảm khá lớn và đưa chỉ số này trở lại mức của quý 2. Dữ liệu cũng đi ngược lại với câu chuyện của thị trường về sự bùng nổ tâm lý sau bầu cử.