Các chỉ số chứng khoán chốt phiên tăng nhẹ khi thị trường nhận định cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng đã qua đi, trong bối cảnh bài phát biểu của các nhà hoạch định chính sách Fed hôm qua đều nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc chiến chống lạm phát. Dẫn đầu là chỉ số Dow Jones với hơn 140 điểm. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm thứ Năm chỉ số Nasdaq đã có lúc đạt đỉnh kể từ ngày 16/2 đến nay, sau đó kết phiên ở gần mức mở cửa trong ngày khi tăng hơn 87 điểm.
- Dow Jones +0.43%
- S&P 500 +0.57%
- Nasdaq +0.73% (gần mức mở cửa)
Trên thị trường FX, USD có một phiên giao dịch tồi tệ khi giảm mạnh trên diện rộng và yếu hơn so với tất cả các đồng tiền chính. NZD là đồng tiền tăng mạnh nhất so với USD, khoảng 38 pip. USD lao dốc từ giữa phiên Á và tiếp tục suy yếu mạnh sau các dữ liệu kinh tế không mấy khả quan. Đặc biệt là báo cáo GDP Q4/2022 thấp hơn so với kỳ vọng (2.6% so với dự báo 2.7%) và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước vượt kỳ vọng (198K so với dự báo 196K) khiến thị trường càng củng cố thêm nhận định Fed sẽ giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay. Ở chiều ngược lại, chỉ số CPI sơ bộ tháng 3 của Đức vượt dự kiến (0.7% so với dự báo 0.8%) đã hỗ trợ EUR lên giá. Các traders EUR nhận định tuy CPI toàn phần tại khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm nhưng CPI lõi vẫn ở mức cao. GBP kết phiên gần mức đỉnh trong ngày, mức cao nhất kể từ ngày 3/2 đến nay. Đà lên của CAD được thúc đẩy bởi sự suy yếu của USD và giá dầu tăng mạnh trong phiên.
- Chỉ số DXY -0.46%
- EURUSD +0.56%
- GBPUSD +0.58%
- AUDUSD +0.43%
- NZDUSD +0.62%
- USDJPY -0.14%
- USDCHF -0.54%
- USDCAD -0.27%
Vàng tăng $17.39/oz lên $1980.36 trong bối cảnh lợi suất TPCP các kỳ hạn tiếp tục biến động trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua. Lợi suất TP phản ứng tiêu cực với các dữ liệu lạm phát của Tây Ban Nha và một số bang ở Đức, nhưng sau đó đã quay đầu tăng trở lại dù vẫn kết phiên trái phiếu giữa các kỳ hạn. Lợi suất 2 năm tăng 2.1bp lên 4.124% trong khi lợi suất 10 năm giảm nhẹ 1.5bp xuống còn 3.553%. Dầu WTI tăng $1.40 lên $74.37/thùng.