Cổ phiếu Mỹ hầu hết tăng khi hàng loạt kết quả kinh doanh của các công ty được công bố. Chỉ số Russell 2000 dẫn đầu đà tăng, trong khi đó Nasdaq giảm nhẹ:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 42,926.97 điểm, tăng 186.55 điểm (+0.44%).
NASDAQ: 18,302.14 điểm, giảm 13.45 điểm (-0.07%).
S&P 500: 5,821.14 điểm, tăng 5.88 điểm (+0.1%).
Russell 2000 (RUSS 2K): 2,284.33 điểm, tăng 34.51 điểm (+1.53%).
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm ở tất cả các kỳ hạn:
Giá vàng tiến đến gần mức cao nhất mọi thời đại 2,685 USD/oz sau đó giảm trở lại, hiện đang ở mức 2,672 USD/oz.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa nhưng kết phiên trái chiều vào hôm thứ Hai. Thông tin First Citizens Bank mua lại các khoản cho vay và tiền gửi của SVB đã hỗ trợ cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tăng trở lại (dẫn đầu là First Republic Bank với +11.81% và chứng chỉ quỹ SPDR Regional Banking ETF +0.87%). Nasdaq chịu áp lực trong bối cảnh cố phiếu của các ông lớn công nghệ rơi vào đà giảm do chịu ảnh hưởng từ việc lợi suất TP tăng trở lại (cổ phiếu của Microsoft và Apple lần lượt giảm 1.49% và 1.25%)
Dow Jones +0.60%
S&P 500 +0.17%
Nasdaq -0.47%
Trên thị trường FX, USD giảm sau 2 phiên liên tiếp nỗ lực phục hồi khi báo cáo về chỉ số sản xuất giảm mạnh từ -13.5 lên -15.7, bất chấp sắc xanh bao trùm lên thị trường trái phiếu. USD yếu hơn hầu hết các đồng tiền chính ngoại trừ NZD và JPY. EUR tăng một phần nhờ các chỉ số kinh tế tích cực, đặc biệt là báo cáo IFO tháng 3 của Đức vượt kỳ vọng (từ 91 lên 93.3) cho thấy môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt ở tất cả các lĩnh vực. GBP tăng một phần nhờ tín hiệu tích cực từ báo cáo doanh số bán lẻ CBI trong tháng 3 của Anh(+1 so với -6 dự kiến).
Chỉ số DXY -0.27%
EURUSD +0.37%
GBPUSD +0.47%
AUDUSD +0.10%
NZDUSD -0.08%
USDJPY +0.65%
USDCHF -0.47%
USDCAD -0.65%
Vàng tiếp tục giảm $20.72/oz xuống còn $1956.18 khi TPCP các kỳ hạn tăng trở lại. Cụ thể, lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 22.4bp và 15.4bp lên gần 4% và 3.534%. Dầu WTI tăng mạnh $3.55 lên $72.81/thùng nhờ tâm lý thị trường được cải thiện.
Bank of America đã đưa ra nhận định về chính sách tiền tệ của Bank of England sau đợt tăng lãi suất 25bp vào tuần trước.
Chúng tôi kỳ vọng sẽ không có đợt tăng lãi suất nào nữa
Lãi suất sẽ không giảm cho đến năm 2024
Biên bản chính sách của BoE ảnh hưởng lớn đến dự báo lãi suất cuối kỳ (là 4.25%) của chúng tôi.
BOE một lần nữa gợi mở về kế hoạch kiềm chế lạm phát trong dài hạn nhưng chúng tôi kiên quyết không đồng tình với hướng đi này
Thông tin thêm từ BoA:
Dự báo của chúng tôi rất dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng dữ liệu, đặc biệt là báo cáo tiếp theo về lạm phát cũng như bất kỳ tác động nào đối với các điều kiện tín dụng từ những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Thành viên hội đồng Fed Philip Jefferson phát biểu về việc "Thực hiện và truyền tải chính sách tiền tệ". Với tư cách thành viên Hội đồng, Jefferson có quyền bỏ phiếu trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
Lạm phát "đã bắt đầu giảm", một phần là do việc tắt chặt chính sách tiền tệ và một phần đến từ các yếu tố khác như sự cải thiện trong chuỗi cung ứng toàn cầu
"Chúng tôi vẫn đang xem xét và đánh giá đầy đủ các tác động của việc tăng lãi suất lên nền kinh tế và lạm phát vì chinh sách tiền tệ thắt chặt có độ trễ dài và biến động khó lường.
Không bình luận gì về căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng gần đây cũng như quan điểm cá nhân về hướng đi của Fed trong thời gian tới
Goldman Sachs đã trích dẫn các tranh cãi trong lĩnh vực ngân hàng và đưa ra nhận định:
Để đối phó với tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây, chúng tôi đã nâng dự báo về khả năng Mỹ suy thoái kinh tế trong 12 tháng tới lên 35% từ mức 25% trước đó.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với bất kỳ tín hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát vẫn dai dẳng
Nếu các tín hiệu về lạm phát trở nên rõ ràng, cần phải tiếp tục thắt chặt chính sách hơn nữa
Các dữ liệu kinh tế đã chỉ ra những tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh
Con đường chống lạm phát sẽ không dễ dàng
Điều chỉnh chính sách tiền tệ sao cho đảm bảo việc lạm phát ảnh hưởng từ nước ngoài sẽ không trở nên dai dẳng
Chúng ta đã chứng kiến một số căng thẳng lớn xuất hiện trong các bộ phận của hệ thống ngân hàng toàn cầu
Chúng ta có thể cảm nhận được đầy đủ các tác động của việc gia tăng lãi suất lên triển vọng lạm phát hiện nay
Tình trạng lao động nghỉ hưu sớm gia tăng dường như đã góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ
Đây là một phần lý do tại sao chúng tôi phải tăng lãi suất ngân hàng nhiều nhất có thể.
Thống đốc Bailey đã đưa ra những bình luận tương đối ôn hòa cho thấy BOE sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng Năm sắp tới. Thị trường nhận định 52% cho một đợt tăng lãi suất nữa và phần còn lại dự báo lãi suất sẽ giữ nguyên không đổi.
Nhà kinh tế trưởng Jan Hazius của Goldman Sachs đã nâng dự báo xảy ra suy thoái ở Mỹ lên 35% từ mức 25% trước đó.
Vào ngày 13 tháng 3, Hazius cho biết:
“Trước tình hình căng thẳng trong hệ thống ngân hàng, chúng tôi không còn kỳ vọng FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 22 tháng 3”. Fed đã tăng lãi suất thêm 25bp sau khi thị trường có tín hiệu cải thiện.
Nhân viên tại Cục Dự trữ Liên bang đã thông báo cho hội đồng Fed về rủi ro lãi suất tại SVB và các ngân hàng khác
SVB được đánh giá là quản trị rủi ro không toàn diện, cơ quan giám sát đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng này vào gần cuối năm 2021
Có vẻ như khủng hoảng lây lan từ SVB sẽ gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng trên diện rộng
Chúng tôi sẵn sàng can thiệp để giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng nếu cần thiết
Các hành động gần đây của chúng tôi nhằm cam kết đảm bảo sự an toàn của tất cả các khoản tiền gửi
Theo báo cáo của Bloomberg, Binance Holdings, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, cùng với Giám đốc điều hành - Triệu Tử Bằng, đã bị CFTC Hoa Kỳ kiện vì vi phạm các quy tắc giao dịch và phái sinh.
Cặp GBP/USD đã giảm xuống dưới mức MA 100 giờ vào thứ Sáu (đường màu xanh trong biểu đồ) và vùng dao động trong khoảng từ 1.22608 đến 1.22823. Tuy nhiên, khi giá kiểm tra vùng dao động thấp hơn trong khoảng từ 1.2191 đến 1.2202, cũng như đường MA 200 giờ (đường màu xanh lục), phe mua đã can thiệp. Lần cuối cùng giá kiểm tra đường MA 200 giờ là vào ngày 15 tháng 3 trong một đợt điều chỉnh.
Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, giá biến động quanh đường MA 100 giờ ở mức 1.22567. Mặc dù giá đã dao động quanh mức này, nhưng hiện cặp tiền đang giao dịch gần mức đỉnh trong ngày tại 1.2279.
Xem xét biểu đồ 4 giờ, mức đỉnh của ngày hôm nay đang kiểm tra ranh giới trên của khu vực dao động gần 1,22823 (xem các vòng tròn được đánh số màu xanh lá cây), từng là mức sàn vào tháng Giêng. Vào tháng 2, phe bán đã tham gia gần mức này, nhưng giá cũng đã vượt qua mức này, đạt mức đỉnh trong tháng 2 ở 1.23428.
Cặp USD/CAD đã giảm xuống thấp hơn tại đầu phiên Mỹ, đưa giá xuống mức 1.37184. Các đường MA 200 và 100 giờ hội tụ quanh khu vực 1.3715. Điều này cho thấy phe bán đang áp đảo, ít nhất là trong ngắn hạn
Để duy trì sự kiểm soát này, phe bán cần đảm bảo giá nằm dưới mức 1.37184. Mặt khác, mức đáy trong ngày đạt 1.3699, gần mức hỗ trợ quan trọng trong tuần trước và hỗ trợ tâm lý tại 1.3700. Nếu giá có thể phá vỡ và duy trì dưới mức này, thì mục tiêu tiếp theo cho phe bán nằm trong khoảng từ 1.3650 đến 1.3665 (như được biểu thị bằng các vòng tròn được đánh số màu xanh lam trên biểu đồ).
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ được bao phủ trong sắc xanh trước giờ mở cửa phiên giao dịch ngày thứ hai. Hợp đồng tương lai Dow Jones ghi nhận mức tăng mạnh nhất với hơn 200 điểm.
Nguồn cung dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga vẫn đang duy trì mạnh mẽ, có nghĩa là cam kết của Điện Kremlin về việc cắt giảm mạnh sản lượng của quốc gia vẫn chưa được chứng kiến trên thị trường quốc tế. Các chuyến hàng của quốc gia này giảm 123,000 thùng/ngày xuống còn 3.11 triệu thùng/ngày trong 7 ngày tính đến ngày 24/03/2023, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg. Đây là tuần thứ sáu liên tiếp họ giữ xuất khẩu trên mức 3 triệu thùng/ngày.
S&P Global nâng dự báo tăng trưởng của Eurozone năm 2023 từ 0 lên 0.3%
Đây là một trong những vấn đề được đề cập chậm trễ hơn so với những vấn đề lớn trong Quý 1 năm 2023. Nền kinh tế châu Âu đã khá kiên cường khi thoát khỏi mùa đông ảm đạm và rủi ro suy thoái, chứng khoán khu vực này tăng vọt kể từ đầu năm.
Không chỉ các ngân hàng châu Âu bắt đầu tuần mới một cách thuận lợi, các tổ chức cho vay của Hoa Kỳ cũng đang bắt tay vào hành động với một số tiến triển đáng chú ý.
Các ngân hàng có khu vực hoạt động tốt nhất như First Republic tăng ~28% và PacWest tăng ~12%. Các tổ chức cho vay lớn dẫn đầu như Bank of America tăng ~2.4%, Citigroup tăng ~2.1% và JPMorgan tăng ~1.8%.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức tăng gần 15 bps lên 2.525% trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ hạn 2 năm tăng hơn 14 bps lên 3.923%. Lợi suất tăng lên mức đỉnh trong ngày và đang củng cố đà phục hồi của USD/JPY khi cặp tiền này hiện đang tăng lên mức mới là 131.50 trong phiên giao dịch sáng ở châu Âu
Sau một mùa đông khắc nghiệt, doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh được cải thiện vào tháng 3 với báo cáo phản ánh doanh số tích cực đầu tiên trong bảy tháng. Số dư doanh thu dự kiến cho tháng 4 tăng lên 9, từ -18 trong tháng 3. CBI cho thấy rằng sự phục hồi trong hoạt động là "đáng khích lệ và có dấu hiệu ổn định sau một mùa đông đầy thử thách".
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 3 của Đức: 93.3 (dự kiến là 91.0)
Trước đó: 91.1
Điều kiện hiện tại: 95.4 (Dự kiến là 94.1)
Trước đó: 93.9
Chỉ số Ifo cho thấy sự cải thiện đáng kể trong tháng 3, với các điều kiện kinh doanh được cải thiện bất chấp tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng. Hiện tại, một cuộc suy thoái dường như ngày càng ít có khả năng xảy ra đối với nền kinh tế Đức.
Nguồn cung tiền M3 tháng 2 của Eurozone +2.9% y/y (dự kiến là +3.2%)
Trước đó +3.5%
Tăng trưởng tiền trên diện rộng ở khu vực đồng euro tiếp tục đình trệ khi ECB rút cạn thanh khoản thông qua các chính sách tiền tệ của họ nhưng các nhà hoạch định chính sách đang tái khẳng định rằng các ngân hàng trong khu vực sẽ không gặp phải trường hợp tương tự như SVB.
Nhà hoạch định chính sách của ECB Pablo Hernandez de Cos cho biết trong một cuộc phỏng vấn:
Những căng thẳng gần đây đã tạo ra sự thắt chặt hơn nữa trong các điều kiện tài chính. Điều đó cũng có ảnh hưởng đến triển vọng hoạt động kinh tế, lạm phát.
Ổn định tài chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo mục tiêu ổn định giá cả