USD/CAD giao dịch quanh mức dưới 1.3650 trước dữ liệu PMI của Canada và Mỹ
Cặp USD/CAD giảm nhẹ xuống quanh mức 1.3625 trong đầu phiên Âu. Sự suy giảm của cặp tiền này được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn sau khi công bố dữ liệu PCE của Hoa Kỳ. Nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu PMI Sản xuất S&P Global của Canada và PMI Sản xuất ISM của Hoa Kỳ trong tháng 5, dự kiến sẽ công bố vào thứ Hai.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Tuần này thị trường sẽ đón nhận nhiều sự kiện quan trọng. BoC và ECB sẽ công bố các quyết định chính sách khi cả hai ngân hàng trung ương dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Sau đó, tâm điểm chú ý sẽ chuyển sang dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ với bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu.
Tuy nhiên, hôm nay, đáng chú ý nhất chỉ có một số dữ liệu PMI trong phiên Âu. Báo cáo PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ có thể cung cấp thông tin để các nhà giao dịch hành động vào cuối ngày.
- 14:15 - PMI sản xuất tháng 5 của Tây Ban Nha
- 14:30 - PMI sản xuất tháng 5 của Thụy Sĩ
- 14: 45 - PMI sản xuất tháng 5 của Ý
- 14:50 - PMI sản xuất cuối cùng tháng 5 của Pháp
- 14:55 - PMI sản xuất cuối cùng tháng 5 của Đức
- 15:00 - PMI sản xuất cuối cùng tháng 5 của Eurozone
- 15:00 - Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tính đến ngày 31 tháng 5
- 15:30 - PMI sản xuất cuối cùng tháng 5 của Vương quốc Anh
Giá vàng được giao dịch quanh 2322 USD/oz, tiệm cận mức đáy trong 3 tuần
Giá vàng giảm nhẹ đầu phiên Á, mặc dù kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay tiếp tục gây áp lực lên đồng USD, kỳ vọng này được củng cố bởi dữ liệu lạm phát thấp hơn ở Mỹ. Những rủi ro địa chính trị sẽ là những yếu tố chính hỗ trợ cho tài sản trú ẩn an toàn này.
Tuy nhiên, xu hướng tăng của vàng vẫn bị hạn chế do tâm lý rủi ro nhìn chung tích cực và hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các nhà giao dịch cũng đang chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ vào đầu tháng mới trong tuần này, bao gồm cả báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) vào thứ Sáu. Ngoài ra, các sự kiện quan trọng của ngân hàng trung ương – quyết định chính sách của BoC vào thứ Tư và cuộc họp của ECB vào thứ Năm – sẽ ảnh hưởng đến giá vàng.
USD được cho là đồng tiền yếu nhất trong tháng 5, diễn biến thị trường ngoại hối trong tháng 6 có gì đáng chú ý?
Đồng USD được cho là đồng tiền yếu nhất trong tháng 5 vừa qua. Dưới đây là diễn biến của các đồng tiền chính so với đồng bạc xanh trong tháng:
- EUR +1.7%
- JPY +0.3%
- GBP +2.0%
- CHF +1.9%
- CAD +1.1%
- AUD +2.8%
- NZD +4.3%
Sự sụt giảm này khiến chỉ số đồng DXY chấm dứt chuỗi 4 tháng tăng liên tiếp kể từ đầu năm.
Nguyên nhân được cho là do sự suy yếu của đồng bạc xanh và kỳ vọng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất hai đợt vào khoảng giữa tháng 5. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đồng USD đã phục hồi một phần khi thị trường chỉ dự đoán một đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Hiện tại, các nhà giao dịch đang dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 37bps trong năm 2024.
Thị trường ngoại hối tháng 6: Dự báo theo mùa
Chỉ số DXY: Thông thường, tháng 6 là tháng biến động đối với đồng USD. Tuy nhiên, với những diễn biến khác biệt của năm 2024, đặc biệt là chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương và dữ liệu kinh tế quan trọng, thì khó có thể dự đoán chính xác dựa trên yếu tố mùa vụ.
Đồng Euro: Đồng EUR thường biến động theo hướng ngược lại với chỉ số đồng USD. Với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến cắt giảm lãi suất vào cuối tuần này, Euro là một trong những đồng tiền đáng chú ý. Tuy nhiên, dự báo theo mùa không mang lại nhiều thông tin hữu ích. Quyết định và định hướng chính sách của ECB vào thứ Năm sẽ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến đồng Euro.
Đồng Franc Thụy Sĩ: USD/CHF có xu hướng giảm mạnh trong tháng 6. Trong 20 năm qua, đây là tháng tồi tệ thứ hai đối với cặp tiền này, và USD/CHF đã giảm 15 trong 20 tháng vừa qua. Hiện tại, cặp tiền này đang dao động gần mức hỗ trợ 0.9000. Nếu giảm xuống dưới mức này, đà giảm có thể tiếp tục trong tháng mới. Mức hỗ trợ xa hơn là các đường MA quan trọng trên biểu đồ ngày tại 0.8923-0.8928.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á khởi sắc, dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc là tâm điểm chú ý
- Giao dịch ngoại hối đầu phiên diễn ra ít sôi động do thị trường New Zealand nghỉ lễ.
- Quyết định của OPEC+ về việc kéo dài thời điểm cắt giảm sản lượng sang tháng 10 đã chi phối diễn biến thị trường. Phản ứng từ các nhà phân tích trái chiều, một số cho rằng giá dầu sẽ giảm, số khác lại dự đoán tăng. Giá dầu mở cửa giảm nhẹ sau đó ổn định.
- Dữ liệu đáng chú ý nhất hôm nay đến từ Trung Quốc, chỉ số PMI sản xuất của NBS công bố hôm thứ Sáu ghi nhận mức yếu, nhưng con số của Caixin/S&P Global hôm nay lại khả quan hơn. PMI của Caixin đã cao hơn PMI của NBS trong những tháng gần đây do tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp tư nhân và xuất khẩu. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 5 tăng trưởng nhanh nhất trong khoảng hai năm.
- Nhật Bản cũng ghi nhận dữ liệu PMI sản xuất tháng 5 tăng lần đầu tiên sau một năm.
- Tại Úc, lương tối thiểu và lương thưởng tăng 3.75% từ ngày 1/7. Quyết định này cũng phản ánh nỗ lực kiềm chế giá cả tiêu dùng của chính phủ sau khi lạm phát tăng cao hơn dự kiến trong quý 1 năm nay.
- Chứng khoán châu Á giao dịch với sắc xanh, ngoại trừ chứng khoán Trung Quốc. Đà tăng của chứng khoán Úc, Nhật Bản và Hồng Kông đã đẩy chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương lên mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 5.
- Vàng giảm 0.25%, hiện giao dịch quanh mốc 2321 USD/oz.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản: Mức tăng trưởng thực tế ở 1.3% trong năm tài chính 2025 không phải là viển vông
Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản Yoshitaka Shindo cho biết:
- Tăng trưởng kinh tế thực tế 1.3% trong năm tài chính 2025 không phải là quá phi thực tế
- Sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được thặng dư vào năm tài chính 2025
Giám đốc điều hành BoJ Kato: Ngân hàng không có kế hoạch bán ngay cổ phiếu quỹ ETF đang nắm giữ
Giám đốc điều hành Ngân hàng Nhật Bản Kato:
- BoJ không có kế hoạch bán ngay lượng cổ phiếu ETF đang nắm giữ
- Hy vọng sẽ dành thời gian xem xét làm thế nào để dỡ bỏ lượng cổ phiếu ETF đang nắm giữ trong tương lai
Mua cổ phiếu ETF là một phần quan trọng trong chính sách nới lỏng của BoJ.
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng điểm hôm thứ Hai sau khi một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần hai năm.
Cuộc khảo sát của Caixin cho thấy PMI sản xuất đã tăng lên 51.7 trong tháng 5 từ mức 51.4 của tháng trước, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 2022. Cuộc khảo sát tư nhân được đưa ra sau khi dữ liệu chính thức vào thứ Sáu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc bất ngờ suy giảm trong tháng 5.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tập trung vào thị trường Ấn Độ khi các cuộc thăm dò ý kiến cuối tuần qua cho thấy Thủ tướng Narendra Modi và liên minh do Đảng Bharatiya Janata lãnh đạo của ông sắp có nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.
- Hang Seng tăng 2.57%, trong khi CSI 300 tăng 0.22%
- Nikkei 225 tăng 0.94%, trong khi Topix tăng 0.86%.
- S&P/ASX 200 tăng 0.72%
- Kospi tăng 1.95%
Trung Quốc đã chi 6.4 tỷ nhân dân tệ nhằm trợ giá cho xe điện
Bộ Thương mại Trung Quốc công bố kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho:
- Chương trình trao đổi hàng tiêu dùng
- Nhằm tăng số lượng giao dịch xe cũ lên 45% vào năm 2027
- Sẽ cung cấp trợ cấp cho những chủ sở hữu ô tô từ bỏ xe chạy bằng xăng và chuyển sang dùng xe điện (NEV)
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1086
- Dự kiến: 7.2378
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2425
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
PMI sản xuất Caixin Trung Quốc cao hơn dự kiến
- PMI sản xuất Caixin Trung Quốc: 51.7
- Dự kiến: 51.5
- Trước đó: 51.4
Báo cáo chỉ ra rằng:
- Ghi nhận tháng thứ tư liên tiếp tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực này
- Cung cầu mở rộng
- Sản lượng đạt mức cao nhất trong 23 tháng
- Sản xuất hàng tiêu dùng tăng mạnh
- Số lượng đơn đặt hàng mới tháng tăng trưởng thứ 10 liên tiếp
- Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ 5 liên tiếp dù tốc độ chậm hơn
- Thị trường lao động của ngành vẫn suy giảm tháng thứ 9 liên tiếp
- Giá cả vẫn ở mức thấp. Chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất trong 7 tháng, mặc dù mức tăng ở mức khiêm tốn. Giá bán tiếp tục giảm
- Giá tại cổng nhà máy đối với hàng hóa trung gian tăng cao
Hoạt động sản xuất ở Úc ghi nhận tháng thu hẹp thứ tư liên tiếp
- PMI sản xuất chính thức Úc tháng 5: 49.7
- Trước đó: 49.6
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số ở dưới ngưỡng 50
Tóm tắt báo cáo:
- Ghi nhận mức tăng ổn định trong ba tháng liên tiếp kể từ mức thấp theo chu kỳ vào tháng Hai
- Bắt đầu nhận thấy chỉ số việc làm của ngành được cải thiện, vượt 50.0 lần đầu tiên sau bảy tháng, cho thấy các nhà sản xuất không còn sa thải lao động nữa
- Chỉ số giá đầu vào tăng lên 60.0, mức cao nhất kể từ tháng 11/2022
- Chỉ số giá đầu ra, đại diện cho lạm phát tiêu dùng, tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi: Đang chờ lãi suất giảm thúc đẩy tăng trưởng và nhu cầu dầu mỏ
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi bình luận sau cuộc họp OPEC+:
- Đang chờ lãi suất giảm, quỹ đạo tăng trưởng toàn cầu tốt hơn, điều đó có thể sẽ khiến nhu cầu tăng theo một lộ trình rõ ràng
- Một số bộ trưởng đã tập trung tại Riyadh để đảm bảo nhóm tương tác với nhau và thông điệp được hiểu và thống nhất một cách toàn diện
- Các cuộc thảo luận giữa tám quốc gia thực hiện cắt giảm tự nguyện đã bắt đầu từ hai hoặc ba tuần trước
Goldman Sachs: Kết quả cuộc họp của OPEC+ đang gây bất lợi cho giá dầu
Tóm tắt cuộc họp Chủ nhật của OPEC+:
- Nhóm đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày thêm một năm cho đến cuối năm 2025 (sẽ hết hạn vào cuối năm 2024)
- Đồng ý kéo dài mức cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng cho đến cuối tháng 9 năm 2024 (sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 năm 2024)
- OPEC+ sẽ dần dần loại bỏ việc cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày trong suốt một năm từ tháng 10 năm 2024 đến tháng 9 năm 2025.
Nhìn bề ngoài thì OPEC+ đã đặt ra một kế hoạch rõ ràng để giảm dần mức cắt giảm tự nguyện. Điều này sẽ dẫn đến H2 2024/H1 2025 chặt chẽ hơn những gì được mong đợi. Nhu cầu cũng ngày càng tăng, đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc dần dần cải thiện. OPEC+ ước tính nhu cầu dầu năm nay sẽ tăng 2.2 triệu thùng/ngày
Tuy nhiên, Goldman Sachs cho biết kết quả của cuộc họp gây bất lợi cho giá dầu và cho biết dầu Brent có nguy cơ giảm từ mức ước tính từ 75 USD xuống 90 USD/thùng.
- “Mặc dù kế hoạch sản xuất rõ ràng làm giảm thêm khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh giá cả hoàn toàn và ủng hộ quan điểm cho rằng giá dầu thô sẽ bị giới hạn trong phạm vi, nhưng rủi ro đối với phạm vi đó hiện đang nghiêng về phía giảm giá”
GS trích dẫn:
- Việc cắt giảm sản lượng theo kế hoạch không đủ để hạn chế tình trạng dư cung dầu
- Thỏa thuận OPEC+ vào Chủ nhật cho phép tám quốc gia bao gồm Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iraq dần dần tăng cường sản xuất cho đến cuối năm 2025
- GS ước tính tăng trưởng nhu cầu là 1.5 triệu thùng/ngày, thấp hơn ước tính của OPEC+
Goldman Sachs hoài nghi về lời cảnh báo của OPEC+ rằng việc tăng sản lượng “có thể bị tạm dừng hoặc đảo ngược tùy theo điều kiện thị trường”:
- “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhóm hiện đang công bố lịch trình giảm sản lượng chi tiết trong bối cảnh tồn kho bất ngờ tăng gần đây”
- “Việc thông báo về một kế hoạch chi tiết đến đáng ngạc nhiên nhằm dỡ bỏ các đợt cắt giảm nguồn cung khiến việc duy trì sản lượng ở mức thấp trở nên khó khăn hơn nếu thị trường trở nên yếu hơn so với kỳ vọng tăng giá của OPEC”
Giai đoạn các quan chức Fed bị hạn chế phát biểu trước cuộc họp chính sách tháng 6 đã bắt đầu
- Giai đoạn các quan chức Fed bị hạn chế phát biểu trước công chúng bắt đầu lúc 12:00 sáng theo giờ miền Đông vào thứ 7 thứ hai trước cuộc họp và kết thúc lúc 11:59 tối theo giờ miền Đông vào ngày sau cuộc họp.
- Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng 6.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 31.05: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD suy yếu khi thước đo lạm phát yêu thích của Fed thấp hơn dự kiến
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi dữ liệu PCE lõi thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Tính đến cuối tháng 5, cả ba chỉ số trung bình chính đều ghi nhận tháng tích cực thứ sáu trong bảy tháng. Nasdaq tăng 6.9%, ghi nhận tháng tốt nhất kể từ tháng 11 năm 2023. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sắc đỏ đã bao trùm thị trường trong tuần cuối tháng. Ba chỉ số đều đóng cửa tháng 5 thấp hơn 1% so với mức cao kỷ lục kể cả khi Dow Jones tăng hơn 500 điểm vào thứ Sáu. Nasdaq giảm 1.1% trong tuần do cổ phiếu chip, bao gồm cả Nvidia giảm điểm.
- Dow Jones: +1.51%
- S&P 500: +0.80%
- Nasdaq: -0.01%
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh sau tin PCE trước khi tăng nhẹ trở lại khi đóng cửa. DXY giảm xuống kiểm tra ngưỡng 104.40 nhưng bất thành, đóng cửa tại 104.60. EURUSD tăng vượt mức trung bình động 100 và 200 giờ ở 1.0840 trong phiên Âu và đạt đỉnh trong vùng dao động 1.0876 - 1.0887 ngay sau công bố dữ liệu PCE. ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 6. GBPUSD đóng cửa trên mức trung bình động 100 giờ ở 1.2739 và là mức trung bình động 200 giờ ở 1,2731. Những đường trung bình động đó sẽ là phong vũ biểu quan trọng của GBPUSD trong tuần giao dịch mới. USDJPY cũng đóng cửa trên mức trung bình động 100 và 200 giờ ở lần lượt 157.05 và 156.88.
- DXY: -0.11%
- EURUSD +0.15%
- GBPUSD +0.06%
- AUDUSD +0.29%
- NZDUSD +0.47%
- USDJPY +0.27%
- USDCHF -0.14%
- USDCAD -0.40%
Vàng bật tăng mạnh mẽ sau dữ liệu lạm phát Mỹ, có lúc chạm $2,360 trước khi quay đầu giảm sâu, đóng cửa ở $2,327. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5.1 bps xuống 4.502%. Dầu thô WTI kết thúc tháng 5 với mức giảm 6%, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11, trong khi giá dầu Brent giảm 7.1% trong tháng này. Trong cuộc họp cuối tuần trước, OPEC+ tuyên bố sẽ dần dần loại bỏ việc cắt giảm nguồn cung 2.2 triệu thùng/ngày trong suốt một năm từ tháng 10 năm 2024 đến tháng 9 năm 2025.
Fed Atlanta hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ quý II
Fed Atlanta hạ dự báo tăng trưởng quý II xuống 2.7% từ 3.5% trước đó. Fed Atlanta cho biết:
- Sau những công bố gần đây từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ , sự sụt giảm trong dự báo hiện nay về tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực tế trong quý II từ 3.4% xuống 2.6% được bù đắp một phần bằng sự gia tăng dự kiến trong tăng trưởng đầu tư tư nhân từ 5.1% lên 6.3%. Sự đóng góp của xuất khẩu ròng thực tế vào tăng trưởng GDP thực tế trong quý II đã giảm xuống 0.06 điểm phần trăm.
Dự báo tiếp theo được công bố vào thứ Hai, ngày 3 tháng 6.
Cán cân ngân sách Canada tháng 3: thâm hụt 33.59 tỷ CAD
- Cán cân ngân sách Canada tháng 3: thâm hụt 33.59 tỷ CAD
- Trước đó: thặng dư 8.34 tỷ CAD
- Số liệu theo năm: thâm hụt 50.93 tỷ CAD
- Trước đó: thâm hụt 17.339 tỷ CAD
OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp trực tiếp vào ngày 2 tháng 6 tại Riyadh
OPEC+ lẽ ra sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến nhưng giờ đây đã thông báo rằng nhóm sẽ họp trực tiếp tại Riyadh vào ngày 2 tháng 6.
Dầu thô WTI hiện giảm $0.39 xuống $77.53/ thùng
Vàng tiếp đà giảm xuống dưới $2,335
Vàng tiếp tục giảm gần $25 từ $2,360 sau công bố dữ liệu PCE lõi xuống $2,334.68 ở thời điểm hiện tại.
USD hồi nhẹ. DXY tăng trở lại 104.60
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều giờ mở cửa
- Dow Jones tăng 0.12%, trên đà kết thúc một tháng thắng lợi
- S&P 500 giảm 0.4%
- Nasdaq Composite giảm 0.9%.
PCE lõi tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước, phù hợp với dự báo đồng thuận của các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò và tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với dự đoán 2.7% từ các nhà kinh tế.
Ngoài ra, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước, thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế. Được điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu thực tế đã giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước.
Cả 3 chỉ số chính nhiều khả năng sẽ kết thúc tháng 5 một cách tích cực. Dow Jones tăng 0.9% trong tháng khi S&P 500 tăng gần 3.5%. Nasdaq Composite cũng tăng khoảng 6%.
Một phần lợi nhuận của tháng 5 có thể là nhờ sự tăng vọt của cổ phiếu Nvidia sau công bố thu nhập bom tấn vào tuần trước. Mặc dù cổ phiếu Nvidia đã giảm hơn 1% vào thứ Sáu, nhưng cổ phiếu vẫn trên đà tăng gần 27% vào cuối tháng.
Các nhà giao dịch cũng đang xem xét kết quả thu nhập mới nhất của các công ty. Cổ phiếu Dell giảm 17.5% ngay cả sau khi kết quả quý đầu tiên vượt kỳ vọng. Cổ phiếu Zscaler tăng 11.5%, trong khi cổ phiếu MongoDB giảm 24.6%.
Vàng giảm xuống dưới $2,342
Sau khi tăng chạm $2,360 do dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt, vàng hiện quay đầu giảm gần $20 xuống dưới $2,342
GBP/USD phá vỡ mức đỉnh trong hai ngày gần 1.2750
GBP/USD phá vỡ mức đỉnh trong hai ngày gần 1.2750, hiện ở 1.2759 do đợt bán tháo của USD sau khi PCE lõi tháng 4 hạ nhiệt
EURUSD nhắm mục tiêu 1.0900 sau công bố dữ liệu PCE lõi
Áp lực bán ngày càng tăng đối với Đồng bạc xanh tạo thêm cơ hội cho EUR/USD và thúc đẩy cặp tiền nhắm mục tiêu phá vỡ rào cản chính ở mức 1.0900 khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá dữ liệu lạm phát của Mỹ.
EURUSD bật tăng lên 1.0883 sau tin trước khi điều chỉnh nhẹ xuống 1.0874 ở thời điểm hiện tại
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa sau khi thước đo lạm phát ưa thích của Fed thấp hơn dự kiến.
Hợp đồng tương lai Dow Jones tương lai tăng 52 điểm, tương đương 0.1%. Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 tăng lần lượt 0.3% và 0.1%.
Hợp đồng tương lai chứng khoán tăng sau khi PCE lõi tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước, phù hợp với dự báo đồng thuận của các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò và tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với dự đoán 2.7% từ các nhà kinh tế.
Ngoài ra, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước, thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế. Được điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu thực tế đã giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước.
Chris Zaccarelli, giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance, cho biết: “Dữ liệu kinh tế quan trọng nhất trong tuần này đã được công bố mà không sai lệch nhiều so với kỳ vọng. Chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại có thể báo hiệu lạm phát hạ nhiệt."
Thành viên Hội đồng Thống đốc Centeno: Dữ liệu lạm phát hiện tại vẫn cho phép ECB bắt đầu chu kỳ nới lỏng
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Centeno cho biết:
- Có thể tốc độ lạm phát chỉ cao hơn dự báo một chút
- Vẫn cho phép ECB bắt đầu chu kỳ nới lỏng
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm sau công bố dữ liệu PCE lõi
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm 1.7 bps xuống 4.912%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm giảm 3 bps xuống 4.541%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3.8 bps xuống 4.512%
DXY cắm đầu giảm khi thước đo lạm phát yêu thích của Fed thấp hơn dự kiến
PCE lõi của Mỹ hạ nhiệt trong tháng 4, mang đến cho các quan chức Fed một số dấu hiệu tích cực về hướng đi của lạm phát.
DXY giảm mạnh xuống dưới 104.40:
Vàng tiếp đà tăng sau công bố dữ liệu PCE lõi Mỹ, vượt mức $2,355
PCE lõi - thước đo lạm phát ưa thích của Mỹ thấp hơn dự kiến và tháng trước đó, củng cố kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất của thị trường. Trước đó, dữ liệu cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý I/2024
Vàng hiện tăng vượt mức $2,355
Nền kinh tế Canada trì trệ trong tháng 3
- GDP quý 1 Canada: tăng 1.7% so với cùng kỳ quý trước
- Dự kiến: tăng 2.2% so với cùng kỳ quý trước
- Trước đó: tăng 1.0% so với cùng kỳ quý trước
- GDP tháng 3 không thay đổi so với cùng kỳ tháng trước đúng như dự kiến
- Trước đó: tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước
Thị trường nâng định giá khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong cuộc hợp tới lên 80% từ 65% trước công bố dữ liệu
PCE lõi Mỹ tháng 4 thấp hơn dự kiến
- PCE lõi Mỹ tháng 4: tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước
- PCE: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước; tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước
- Thu nhập cá nhân: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước đúng như dự kiến
- Trước đó: tăng 0.5% so với cùng kỳ tháng trước
- Chi tiêu cá nhân: tăng 0.2% so với cùng kỳ tháng trước
- Dự kiến: tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: tăng 0.8% so với cùng kỳ tháng trước
DXY giảm mạnh xuống 104.51 sau tin trong khi vàng bật tăng lên trên $2,348
Thị trường tiền điện tử sắp đón nhận đợt mở khóa token trị giá 875 triệu USD vào tháng tới
Gần 875 triệu USD token tiền điện tử từ các dự án như Aptos, Arbitrum, Starknet và Sui sẽ được mở khóa vào tháng 6 khi thời gian vesting kết thúc.
Theo dữ liệu từ Token Unlocks, các dự án có lượng token được mở khóa lớn nhất sẽ thuộc về Aptos (APT), Arbitrum (ARB), Starknet (STRK) và Sui (SUI). Vesting là một thông lệ phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử để ngăn chặn các thành viên nhóm dự án hoặc nhà đầu tư của giai đoạn đầu bán tháo token của họ cùng một lúc và gây áp lực lớn lên thị trường..
Mạng lưới Layer 2 Arbitrum của Ethereum sẽ mở khóa 92.65 triệu token ARB trị giá 105.6 triệu USD vào ngày 16 tháng 6. Gần 64 triệu USD token được phân bổ cho nhóm dự án và các cố vấn, trong khi số còn lại sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư. Vào ngày 16 tháng 3, Arbitrum đã phát hành 1.1 tỷ token ARB trị giá 2.32 tỷ USD vào thời điểm đó. Kể từ đó, giá của token đã giảm hơn 50%, xuống còn 1.13 USD tại thời điểm viết bài.
Dự án blockchain Layer 1 là Aptos sẽ phát hành 11.1 triệu token APT trị giá 102.6 triệu USD vào tháng 6 và mở khóa vào ngày 12/06 với lượng token trị giá 29.1 triệu USD cho cộng đồng và 25.5 triệu USD cho các nhà đầu tư.
Vào ngày 1 tháng 6, nền tảng blockchain Layer 1 là Sui sẽ mở khóa 65 triệu token trị giá 66 triệu USD. Theo Token Unlocks, các token sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư vòng Series A và Series B, những người đóng góp ban đầu, kho bạc Mysten Labs và dự trữ cộng đồng. Dự án này trước đó đã phát hành khoảng 1 tỷ USD token tiền điện tử vào tháng 5.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng USD suy yếu trước thềm dữ liệu PCE
Tin tức chính:
- Nhật Bản đã chi gần 10 nghìn tỷ Yên nhằm can thiệp thị trường ngoại hối trong bốn tuần qua
- Bộ trưởng tài chính Nhật Bản cho biết đang theo dõi sát sao biến động tỷ giá
- Chuyên gia BOJ cảnh báo lạm phát vượt mục tiêu, kêu gọi BoJ tiếp tục tăng lãi suất
- CPI sơ bộ tháng 5 khu vực Eurozone cao hơn dự báo
- CPI sơ bộ tháng 5 của Pháp yếu hơn dự kiến
- CPI tháng 5 của Ý đạt kỳ vọng
- GDP chính thức Quý 1 của Ý tăng trưởng nhẹ
- Chỉ số giá nhập khẩu tháng 4 của Đức cao hơn dự báo
- Phê duyệt vay thế chấp tháng 4 của Anh thấp hơn dự kiến
- Chỉ số giá nhà tháng 5 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
Thị trường:
- CAD dẫn đầu, CHF suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu Châu Âu biến động; HĐTL S&P 500 giảm 0.3%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,560%
- Vàng ổn định ở mức $2,342
- Dầu thô WTI giảm 0.1% xuống $77.83
- Bitcoin giảm 0.4% xuống $68,180
Đồng USD suy yếu trước thềm dữ liệu PCE vào lúc 19h30 tối nay. EUR/USD tăng 21 pip, được hỗ trợ bởi báo cáo lạm phát Khu vực Eurozone cao hơn dữ liệu. Trong khi đó, các đồng tiền hàng hóa cũng tăng giá bất chấp khẩu vị rủi ro suy yếu. USD/CAD giảm xuống 1.3635 và AUD/USD tăng lên 0.6645 trong ngày. USD/JPY tăng lên mức 157.30 trong phiên và USD/CHF ghi nhận mức tăng 17 pip.
Chứng khoán Châu Âu trái chiều trong khi khi HĐTL Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm trong tuần. Lợi suất trái phiếu không biến động nhiều, nhưng xu hướng sau đó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu PCE của Mỹ cùng động thái của dòng tiền tái cơ cấu danh mục cuối tháng
USD/JPY tăng tốt trong phiên sau một tuần biến động
Đồng USD/JPY hiện đang tăng lên mức 157.30 khi phe mua nắm quyền chủ động vào ngày giao dịch cuối trong tuần này
Hiện tại, cặp tiền đang tiếp tục đà tăng và tiến gần hơn tới vùng giá mà Tokyo nhiều khả năng sẽ can thiệp. Bộ Tài chính Nhật Bản vừa xác nhận rằng họ đã chi gần 10 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ đồng Yên trong bốn tuần qua. Vì vậy, điều này có khả năng khiến thị trường thận trọng hơn một chút
Tuy nhiên, hãy chờ xem liệu dữ liệu PCE của Mỹ được công bố vào 19h30 tối nay sẽ tác động đến USD/JPY ra sao
Nhật Bản đã chi gần 10 nghìn tỷ Yên nhằm can thiệp thị trường ngoại hối trong bốn tuần qua
- Bộ Tài chính Nhật Bản xác nhận rằng đã can thiệp thị trường để hỗ trợ đồng Yên trong giai đoạn từ 26/4 đến 29/5.
- Tổng ngân sách dành cho nghiệp vụ này là 9.8 nghìn tỷ Yên.
Theo dự báo, hai thời điểm quan trọng mà Nhật Bản can thiệp có thể là vào ngày 29/04 và rạng sáng ngày 02/05 giờ Tokyo.
Lượng hợp đồng quyền chọn Bitcoin và Ethereum trị giá 8.2 tỷ USD sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
Vào ngày 31 tháng 5, 69,000 quyền chọn Bitcoin trị giá 4.7 tỷ USD và 920,000 quyền chọn Ethereum trị giá 3.5 tỷ USD sẽ hết hạn. Việc đáo hạn hợp đồng quyền chọn tiền điện tử sẽ ảnh hưởng tương đối đến loại tài sản nảy
Theo dữ liệu từ Deribit, tỷ lệ put/call cho các quyền chọn BTC là 0.61 trong khi quyền chọn ETH có tỷ lệ 0.46. Bên cạnh đó, mức giảm giá tối đa (Max pain) của Bitcoin và Ethereum lần lượt là $66,000 và $3,300
Hàng triệu hợp đồng quyền chọn đang ở các vị thế mua với mức giá thực hiện lần lượt là $70,000, $75,000, $80,000 và thậm chí là $100,000. Tổng giá trị danh nghĩa (OI) của tất cả các hợp đồng quyền chọn BTC hiện đang lưu hành là 19 tỷ USD.
Thống kê lượng hợp đồng chưa đáo hạn theo giá thực hiện (strike price). Nguồn: Deribit
Hồng Kông chính thức đóng cửa tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử không được cấp phép
Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC) của Hồng Kông yêu cầu tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử chưa nộp đơn xin cấp phép phải ngừng hoạt động ngay lập tức theo quy định pháp luật.
Trước đó, cơ quan này đã đưa ra tối hậu thư rõ ràng cho các sàn giao dịch tiền điện tử: nộp đơn xin cấp phép trước ngày 29/02 hoặc ngừng hoạt động trong vòng ba tháng.
Trong thời gian này, hơn 22 sàn giao dịch tiền điện tử đã nộp đơn xin cấp phép nhằm duy trì hoạt động tại khu vực. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch trong số này cuối cùng đã quyết định rút đơn ngay trước thời hạn.
Chỉ riêng trong tháng 5, sáu sàn giao dịch tiền điện tử, bao gồm các tên tuổi lớn như OKX và Huobi HK, đã rút khỏi thị trường Hồng Kông.
Trong khi hầu hết các sàn giao dịch không cung cấp bất kỳ lý do nào, sàn Gate.HK có trụ sở tại Hồng Kông cho biết cần phải “đại tu toàn diện” nền tảng giao dịch của mình trước khi có thể tuân thủ các yêu cầu quản lý của Hồng Kông. Sau khi rút giấy phép, Gate.HK cho phép người dùng hiện tại có thời gian đến ngày 28 tháng 8 để rút tiền.
Tính đến ngày 31/05, đã có 18 sàn giao dịch tiền điện tử nộp đơn xin cấp phép hoạt động tại Hồng Kông. Theo SFC, danh sách các sàn được chấp thuận giao dịch sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 6. Tại thời điểm hiện tại, chỉ có hai sàn duy nhất được phép hoạt động là là HashKey và OSL Exchange.
Quan chức ECB Panetta: Dữ liệu lạm phát hôm nay không quá tốt hay quá xấu
Quan chức này bình luận về dữ liệu lạm phát mới nhất của khu vực Eurozone:
- Các con số này vẫn phù hợp với dự báo của chúng tôi
Kỳ vọng của thị trường không thay đổi quá nhiều và hiện các nhà giao dịch đang dự báo ECB sẽ cắt giảm 0.56% lãi suất trong năm nay, so với 0.57% trước khi dữ liệu CPI được công bố
CPI tháng 5 của Ý đạt kỳ vọng
Theo số liệu mới nhất được ISTAT công bố vào ngày 31/05/2024:
- CPI tháng 5: 0.8% y/y (Dự kiến: 0.8%, trước đó: 0.8%)
- CPI tháng 5: 0.2% m/m (Dự kiến: 0.2%, trước đó: 0.1%)
- CPI cân đối: 0.8% y/y (Dự kiến: 0.7%, trước đó: 0.9%)
- CPI cân đối: 0.2% m/m (Dự kiến: 0.2%, trước đó: 0.5%)
Sự ổn định của tăng trưởng CPI ẩn chứa những xu hướng trái ngược nhau: giá của Thực phẩm đã qua chế biến (bao gồm rượu và thuốc lá) (giảm từ +2.5% xuống +2.1%), Dịch vụ vận tải (giảm từ +2.7% xuống +2.4%) và Dịch vụ nhà ở (giảm từ +2.8% xuống +2.6%) đều giảm. Ngược lại, giá của Sản phẩm năng lượng không kiểm soát (tăng từ -13.9% lên -13.5%), Sản phẩm năng lượng được kiểm soát (tăng từ -1.3% lên 0%) và Thực phẩm chưa qua chế biến (tăng từ +2.2% lên +2.3%) đều tăng lên.
Tháng 5 năm 2024, lạm phát lõi (không bao gồm năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến) cũng giảm xuống, tương tự như lạm phát loại trừ năng lượng (cả hai đều giảm từ +2.1% xuống +2.0%).
Tỷ lệ tăng trưởng theo năm của Hàng hóa là -0.8% (từ -0.6% trong tháng 4) và của Dịch vụ là +2.7% (từ +2.9%). Do đó, khoảng cách lạm phát giữa Dịch vụ và Hàng hóa vẫn ổn định (ở mức +3.5 điểm phần trăm).
Giá cả Thực phẩm và Thực phẩm chưa qua chế biến tăng 0.6% theo tháng và 2.0% theo năm (giảm so với mức +2.3% của tháng trước).
Tăng trưởng theo tháng chủ yếu do giá của Thực phẩm chưa qua chế biến (+ 1.5%), Sản phẩm năng lượng được kiểm soát (+ 1.2%) và Dịch vụ giải trí, bao gồm sửa chữa và chăm sóc cá nhân (+ 1.0%); mặt khác, giá của Sản phẩm năng lượng không kiểm soát (-1.1%) và Hàng hóa bền (-0.3%) giảm.
CPI sơ bộ tháng 5 khu vực đồng euro cao hơn dự kiến
- CPI lõi sơ bộ của khu vực euro : 2.9% y/y (Dự kiến: 2.7%. Trước đó: 2.7%)
- CPI sơ bộ của khu vực euro: 2.6% y/y (Dự kiến: 2.5%. Trước đó: 2.4%)
Diễn biến lạm phát gây khó khăn cho nhưng ECB quyết định cắt giảm lãi suất. Lạm phát lõi hàng năm cũng tăng nhẹ trong tháng 5 và lo ngại hiện nay là lạm phát có thể trở nên dai dẳng ở mức 3% thay vì 2% trong những tháng tới. Hiện tại, điều này không làm thay đổi kế hoạch của ECB cho tháng 6, nhưng chúng ta hãy xem điều gì xảy ra nếu dữ liệu tiếp tục diễn biến như vậy trong những tháng tiếp theo.
Đồng Euro đã tăng nhẹ trước thềm quyết định, với tỷ giá EUR/USD hiện tăng 0.1% lên 1.0843. Cặp tiền này đã giảm xuống khoảng 1.0818 vào đầu phiên giao dịch sáng Châu Âu. Bên cạnh đó, EUR/CHF cũng tăng 0.4% lên 0.9823, phục hồi nhẹ sau cú giảm của ngày hôm qua.