Westpac: Hoàn toàn có nguy cơ RBNZ sẽ tăng lãi suất trở lại
Bình luận từ Westpac sau quyết định chính sách của RBNZ:
- RBNZ đã tỏ ra diều hâu hơn về triển vọng lãi suất tương lai
- Các dự báo của RBNZ tiếp tục phản ánh nguy cơ lãi suất điều hành (OCR) tăng thêm vào năm 2024. Chu kỳ nới lỏng có vẻ sẽ còn khá lâu nữa mới diễn ra.
- Các dự báo của RBNZ đối với OCR đã được tăng cao hơn 10 bp, với mức đỉnh chu kỳ là 5.69% vào tháng 9/2024, ngụ ý khoảng 75% khả năng tăng lãi suất thêm 25bp.
- Các dự báo cũng gợi ý việc nới lỏng dần dần chính sách từ nửa đầu năm 2025.
- OCR trung bình dài hạn được điều chỉnh tăng 25bp lên 2.5%.
- Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa để đảm bảo lạm phát nhanh chóng quay trở lại mục tiêu 1-3%
Giám đốc Quỹ phòng hộ Bill Ackman: Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến
Giám đốc Quỹ phòng hộ Bill Ackman đã có buổi phỏng vấn trên Bloomberg TV:
- "Tôi nghĩ nền kinh tế đang suy yếu thông qua một số bằng chứng tại nhiều doanh nghiệp khác nhau".
- "Điều thú vị là hãy xem điều gì xảy ra khi người ta phải định giá lại khoản nợ của mình.Trong lĩnh vực bất động sản, thị trường đang giả định rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới, nhưng không phải lúc nào giả định cũng đúng."
- "Tôi nghĩ Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn mọi người mong đợi"
- "Tôi nghĩ thị trường đang kỳ vọng vào khoảng giữa năm tới, nhưng theo quan điểm của tôi thì nhiều khả năng là sớm nhất là vào Q1/2024"
UBS cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp xảy ra do bong bóng tín dụng tư nhân
Vào thứ Ba, Chủ tịch UBS Colm Kelleher đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ngân hàng toàn cầu của Financial Times ở London. Ông cảnh báo rằng bong bóng tín dụng tư nhân ngày càng gia tăng có nguy cơ trở thành nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.
- "Không còn nghi ngờ gì nữa, lĩnh vực tín dụng tư nhân đang chứng kiến bong bóng tài sản với đòn bẩy tăng lên."
- Một sự cố đơn lẻ có thể gây ra "cuộc khủng hoảng niềm tin" và dẫn đến một vụ sụp đổ tài chính lớn với "rủi ro đang gia tăng"
- Cảnh báo có "nhiều bong bóng tài sản khác đang hình thành" (ví dụ như bất động sản thương mại)
Trung Quốc bơm vốn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài sản
Theo trang Reuters đưa tin: Chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ về vốn đối với các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn, đồng thời tìm cách hạn chế rủi ro lan tỏa từ cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc và nền kinh tế chỉ phục hồi chậm chạp.
- Chính quyền địa phương đã bán số lượng trái phiếu chuyên dụng kỷ lục trong năm nay
- Trái phiếu dùng cho mục đích đặc biệt là một hình thức tài trợ nợ ngoài ngân sách được chính quyền địa phương ở Trung Quốc sử dụng
- Chính quyền địa phương có kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt bán trái phiếu mới nhất để mua vốn cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi từ các ngân hàng nhỏ hơn, hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nhằm tái cấp vốn một cách hiệu quả cho các ngân hàng này.
- Tính đến năm 2023 đã huy động được 152.3 tỷ NZD (21.05 tỷ USD) thông qua các đợt chào bán trái phiếu
Thống đốc RBNZ Adrian Orr sẽ có bài phát biểu vào 09:00 sáng nay
RBNZ đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.50% như kỳ vọng, nhưng tăng nhẹ lãi suất thực và cho biết lãi suất điều hành sẽ tăng trở lại nếu cần thiết. Họ cũng cho hiện hài lòng với thiết lập lãi suất hiện tại và sẽ cần phải duy trì ở mức cao.
Thống đốc RBNZ Adrian Orr sẽ có bài phát biểu vào 09:00 sáng nay (15:00 giờ New Zealand và 21:00 giờ Miền Đông Hoa Kỳ)
Goldman Sachs tăng cường đầu tư vào doanh nghiệp và bất động sản Nhật Bản
Trang Nikkei của Nhật Bản đã có buổi phỏng vấn với Trưởng bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của Goldman Sachs Marc Nachmann:
- Phác thảo kế hoạch của ngân hàng trong một nỗ lực nhằm đẩy nhanh việc tìm kiếm lợi nhuận tại thị trường Nhật Bản
- Dự kiến sẽ thúc đẩy đầu tư vào các doanh nghiệp và bất động sản tại Nhật Bản
Quan chức BOJ Adachi: Vẫn chưa thấy chu kỳ lạm phát tiền lương diễn biến theo kỳ vọng
Thành viên Ban Chính sách BoJ, Seiji Adachi đã dưa ra một số bình luận trái chiều nhưng không hề tỏ ra vội vàng trong việc loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại:
- Nhật Bản vẫn chưa chứng kiến chu kỳ lạm phát tiền lương diễn biến theo hướng đủ tích cực
- Đây là thời điểm thích hợp để kiên nhẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
- Nếu cần thiết BoJ sẽ thực hiện các bước nới lỏng bổ sung
- Việc BoJ trở nên tinh hoạt trong việc kiểm soát YCC trong cuộc họp tháng 10 không nhằm mục đích đặt nền móng cho việc bình thường hóa chính sách
- Kỳ vọng lạm phát của Nhật Bản tăng vừa phải
- Nhận thấy triển vọng lạm phát của Nhật Bản có xu hướng tăng
- Các công ty bắt đầu từ bỏ các phương pháp ấn định giá theo hướng giảm phát
- Khó có thể dự đoán liệu việc tăng lương có tiếp tục trong năm tài chính tiếp theo hay không
- Với sự thiếu chắc chắn cao về triển vọng kinh tế toàn cầu, có nguy cơ lạm phát và tiền lương ở Nhật Bản phải đối mặt với áp lực giảm
- Nếu chu kỳ lạm phát tiền lương tăng cường tích cực, có thể đẩy giá lên cao hơn nữa
RBNZ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.5% như kỳ vọng
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.50% như dự kiến, nhưng khẳng định sẽ vẫn sẽ hạn chế do lạm phát vẫn còn quá cao.
- Lãi suất đang hạn chế chi tiêu trong nền kinh tế và lạm phát giá tiêu dùng đang giảm, đây là điều cần thiết để kiềm chế lạm phát
- Lãi suất sẽ cần phải duy trì ở mức hạn chế trong một khoảng thời gian dài
- Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở mức quá cao và Ủy ban vẫn đang thận trọng với áp lực lạm phát đang diễn ra.
- Nhu cầu đã giảm bớt, nhưng thấp hơn dự báo trong nửa đầu năm 2023, một phần do dân số tăng trưởng mạnh
- Ủy ban tin tưởng rằng mức lãi suất OCR hiện tại đang hạn chế nhu cầu
- Lãi suất OCR sẽ cần phải được hạn chế để tăng trưởng nhu cầu vẫn ở mức thấp và lạm phát sẽ quay trở lại phạm vi mục tiêu từ 1-3%.
- Nếu áp lực lạm phát mạnh hơn dự kiến, lãi suất OCR có thể sẽ cần phải tăng thêm
NZD/USD đã tăng vọt sau cuộc họp chính sách của RBNZ do RBNZ đã nâng nhẹ dự báo lãi suất OCR chính thức và lạm phát:
- Lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.63% vào tháng 3/2024 (trước đó: 5.58%)
- Lãi suất điều hành ở mức 5.66% vào tháng 12/2024 (trước đó: 5,5%)
- Lãi suất điều hành ở mức 5.56% vào tháng 3/2025 (trước đó là 5.36%)
- Lãi suất điều hành ở mức 3.55% vào tháng 12/2026
- Dự báo CPI hàng năm sẽ ở mức 2.5% vào tháng 12/2024 (trước đó: 2.4%)
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1031
- Mức thấp nhất đối với USD/CNY kể từ tháng 3/2023
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1369
- PBOC bơm 438 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 460 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 22 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Dữ liệu công trình xây dựng quý 3 tại Úc tăng mạnh hơn dự kiến
- +1.3% q/q (dự báo: +0.3%, trước đó: +0.4%)
Chỉ số CPI tháng 10 tại Úc giảm vượt kỳ vọng so với cùng kỳ
- CPI (hàng tháng): -0.4% m/m (trước đó: +0.3%)
- CPI (hàng năm): +4.9% y/y (dự báo: +5.2%, trước đó: +5.6%)
- CPI điều chỉnh trung bình: +5.3% y/y (trước đó: +5.4%)
- Lạm phát hàng hóa: +4.6% y/y (từ mức 5,7% trong tháng 9
- Lạm phát dịch vụ: +5% (trước đó: +5.3%)
Lạm phát lõi (đã được điều chỉnh) không giảm nhiều so với số liệu vào tháng 9. Áp lực lạm phát cơ bản vẫn còn dai dẳng
Cập nhật AUD/USD:
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28.11: Chứng khoán khởi sắc, giá vàng tăng bùng nổ và USD tiếp tục bị bán tháo trước kỳ vọng Fed ngừng tăng lãi suất.
Chứng khoán khởi sắc trong bối cảnh lợi suất TPCP Hoa kỳ giảm mạnh khắp cá kỳ hạn và khẩu vị rủi ro được cải thiện khi thị trường suy đoán Fed đã ngừng tăng lãi suất và sẽ sớm nới lỏng chính sách trong năm tới. Thành viên Hội đồng chính sách Fed Waller đã gây bất ngờ khi nói rằng nếu có đủ bằng chứng chỉ ra lạm phát tiếp tục giảm trong vài tháng nữa thì Fed có thể hạ lãi suất chính sách. Đồng thời, bày tỏ niềm tin vào việc chính sách hiện đang được thiết lập tốt để làm chậm lại nền kinh tế và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Đây là lần đầu tiên một quan chức Fed thẳng thắn bày tỏ về việc cắt giảm lãi suất và điều đặc biệt là quan điểm này đến từ một quan chức vốn luôn mang lập trường diều hâu. Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cũng cho biết lạm phát giảm tốc trong năm nay là mức giảm lớn nhất trong 71 năm. Dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tháng 11 tăng cao hơn dự kiến và đã tăng trở lại sau 4 tháng liên tục giảm (102 so với dự báo 101 điểm), được hỗ trợ bởi sự lạc quan về triển vọng của thị trường lao động. Nhóm cổ phiếu công nghệ và bất động sản dẫn đầu đà tăng, trong khi chăm sóc sức khỏe giảm nhiều nhất trong số các lĩnh vực. Kết phiên:
- Dow Jones +0.24%
- S&P 500 +0.10%
- Nasdaq +0.29%
Trên thị trường FX, USD tiếp tục bị bán tháo và chạm đáy 2 tháng. Đà giảm của USD trong phiên Mỹ chịu áp lực sau bình luận gây bất ngờ của quan chức Fed Waller. Giá hồi lại một phần nhờ lợi suất tăng sau cuộc đấu thầu trái phiếu 7 năm ảm đạm, nhưng không đáng kể. Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng CB tháng 11 vượt kỳ vọng cũng không hỗ trợ được gì cho đồng bạc xanh. Chốt phiên, USD ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp. JPY dẫn đầu đà tăng, theo sau là các đồng antipodeans.
- Chỉ số DXY -0.44%
- EURUSD +0.37%
- GBPUSD +0.54%
- AUDUSD +0.64%
- NZDUSD +0.64%
- USDJPY -0.81%
- USDCHF -0.26%
- USDCAD -0.31%
Lợi suất TPCP lao dốc trong phiên Mỹ đã hỗ trợ vàng break qua kháng cự quan trọng $2035/oz, sau khi liên tục đi ngang trong biên độ hẹp từ đầu ngày giao dịch. Chốt phiên, vàng tăng $26.86 lên $2040.71/oz và chứng kiến phiên giao dịch tốt nhất kể từ giữa tháng 10 đến nay. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 15.2bp và 6.5bp xuống 4.74% và 5.32%. Dầu thô hồi hơn $1.5 lên $76.40/thùng sau 3 phiên giảm liên tiếp trước thềm diễn ra cuộc họp OPEC. Rầm rộ thông tin cho hay OPEC đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự đồng thuận và cuộc họp có nguy cơ bị trì hoãn một lần nữa.
Quan chức Fed Waller: Ngày càng tin tưởng chính sách hiện tại đang được định vị tốt để làm chậm nền kinh tế
- Cần một số cải thiện trong lạm phát dịch vụ ngoại trừ nhà ở để lạm phát chung đạt 2%.
- Ngày càng tin tưởng rằng chính sách hiện tại được định vị tốt để làm chậm nền kinh tế, đưa lạm phát trở lại 2%
- Không thể chắc chắn liệu Fed đã làm đủ hay chưa
- Hy vọng dữ liệu trong vài tháng tới sẽ cho biết liệu Fed đã làm đủ hay chưa
- Sự nới lỏng điều kiện tài chính gần đây là lời nhắc nhở phải cẩn thận khi dựa vào việc thắt chặt thị trường để hành động của Fed
- Các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại
- Lạm phát vẫn quá cao, còn quá sớm để nói liệu sự chậm lại có bền vững hay không
- Còn quá sớm để dựa vào mức tăng năng suất lao động để định hướng lập trường của chính sách Fed.
- Hoạt động sản xuất và phi sản xuất đã chậm lại.
- Thị trường lao động đang nguội đi, nhưng vẫn khá chặt chẽ và sẽ theo dõi chặt chẽ.
- Sẽ theo dõi chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ trong những tuần tới để xem liệu lạm phát vẫn trên đà giảm hay không.
- Quan chức Waller có quyền biểu quyết vĩnh viễn về chính sách.
- Các bình luận hy vọng cho một sự hạ cánh mềm mại với sự tập trung vào lạm phát.
Chỉ số sản xuất tổng hợp tháng 11 của Fed Richmond là -5, dự kiến 3
- Trước đó: 3
- Chỉ số sản xuất tổng hợp của Fed Richmond: -5, dự kiến 3
- Đơn đặt hàng mới: -5 so với -4 tháng trước
- Chỉ số dịch vụ: 1 so với -11 tháng trước
- Lượng hàng hóa xuất xưởng: -8 so với +9 tháng trước
- Lực lượng lao động: 0 so với +7 tháng trước
- Tiền lương: 25 so với +29 tháng trước
- Khả năng cung cấp các kỹ năng cần thiết: 6 so với -1 tháng trước
- Giá trả: 3.08 so với +3.02 tháng trước
- Giá nhận được: 1.97 so với +2.07 tháng trước
- Hàng tồn kho: -23 so với -17 tháng trước
- Tỷ lệ sử dụng công suất: -5 so với -6 tháng trước
- Thời gian chờ đợi của nhà cung cấp -4 so với -12 tháng trước
- Điều kiện kinh doanh địa phương: -14 so với -9 tháng trước
- Hàng tồn kho thành phẩm: 23 so với 23 tháng trước
- Hàng tồn kho nguyên liệu thô: 18 so với 23 tháng trước
- Chi tiêu cho thiết bị và phần mềm: -4 so với -2 tháng trước
- Chi phí dịch vụ: 0 so với -13 tháng trước
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 11 của Hoa Kỳ là 102.0 so với dự kiến 101.0
- Trước đó: 102.6
Chi tiết:
- Chỉ số tình trạng hiện tại: 138.2 so với 143.1 trước đó
- Chỉ số kỳ vọng: 77.8 so với 75.6 trước đó
- Lạm phát 1 năm: 5.7% so với 5.9% trước đó
- Khó tìm việc làm: 15.4 so với 13.1 trước đó
Euro gần chạm mức 1.10 lần đầu tiên kể từ tháng 8
Euro đang tăng mạnh và được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Ngân hàng Bank of America đã đưa ra lập luận ủng hộ việc mua euro trong một báo cáo về các chủ đề giao dịch cho năm tới.
Đồng đô la Mỹ đang suy yếu mặc dù lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ dài hạn có xu hướng tăng nhẹ. Nhìn chung, các động thái không quá lớn và thị trường có thể đang mong chờ một lượng lớn dữ liệu kinh tế và các bài phát biểu củaquan chức Fed:
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng
- Quan chức Fed Richmond
- Quan chức Fed Goolsbee
- Quan chức Fed Waller (10:05 pm)
- Quan chức Fed Bowman (10:45 pm)
Hai quan chức sau cùng là những người thuộc phe diều hâu của Fed và bất kỳ sự leo thang nào về nhu cầu tăng lãi suất hoặc sự lạc quan về vấn đề lạm phát từ họ có thể tiếp tục gây sức ép lên đồng đô la.
Chỉ số giá nhà tháng 9 Case-Shiller 20 thành phố của Hoa Kỳ tăng +0.7% m/m, dự kiến +0.8%
- Trước đó là +1.0% (được điều chỉnh thành +0.8%)
- Giá tăng +3.9% y/y, dự kiến +4.0%
- Trước đó là +2.2% y/y
Thị trường nhà ở Hoa Kỳ đã trụ vững hơn nhiều so với các lĩnh vực khác nhưng có một số áp lực giảm từ lãi suất cao.
NZD/USD có thể duy trì hiệu suất tích cực trong thời gian tới - Commerzbank
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích triển vọng của Kiwi trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ).
"Đồng thuận cho rằng ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ) sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5.50%. Bất cứ điều gì khác sẽ là một bất ngờ lớn.
Theo RBNZ, có nguy cơ trong trung hạn, tăng trưởng toàn cầu và Trung Quốc yếu hơn sẽ có tác động tiêu cực đến giá hàng hóa và doanh thu xuất khẩu của New Zealand. Ngay khi có những dấu hiệu rõ ràng xuất hiện, RBNZ có thể sẽ tiến tới cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mới nhất từ New Zealand và Trung Quốc đã khiến tình hình lạc quan hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp này. Điều đó có nghĩa là NZD có thể duy trì hiệu suất tích cực trong thời gian tới, trên hết là so với USD đang gặp khó khăn.
DXY giảm xuống mức 103.134 trong khi thị trường chờ đợi bài phát biểu từ các quan chức Fed
- DXY giảm xuống mức 103.134 sau đà phục hồi nhẹ
- Các nhà giao dịch Hoa Kỳ sẽ được nghe bài phát biểu từ không dưới bốn quan chức Fed vào thứ Ba này.
Các cuộc đàm phán OPEC + gặp khó khăn, cuộc họp có thể bị trì hoãn thêm
Các cuộc đàm phán OPEC + đang gặp khó khăn và có thể sẽ tiếp tục trì hoãn cuộc họp. Việc gia hạn chính sách hiện tại cũng có thể xảy ra, theo bốn nguồn tin được Reuters trích dẫn.
Quan chức BOE Haskel: Thị trường lao động eo hẹp có nghĩa là lãi suất cao trong thời gian dài
- Tình trạng eo hẹp của thị trường lao động gây áp lực lên lạm phát
- Điều này sẽ cần giữ lãi suất cao trong thời gian dài để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu một cách bền vững
- Triển vọng hiện tại không cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới
- Đây là lý do vì sao quan chức BOE Haskel đã bỏ phiếu ủng hộ giữ lãi suất ở mức cao tại các cuộc họp gần đây
- Với tốc độ thay đổi hiện tại, sẽ mất ít nhất một năm để giảm trở lại mức trung bình trước đại dịch
- Lãi suất sẽ phải được duy trì ở mức cao và trong thời gian dài hơn so với dự kiến
Quan chức BOE Haskel đã đưa ra một số bình luận hawkish.
Tổng hợp phiên Âu ngày 28/11: USD ổn định sau khi giảm nhẹ, trái phiếu tiếp tục là tâm điểm chú ý
Các tin chính:
- USD/JPY thu hẹp đà giảm khi đồng đô la ổn định trong ngày
- Thị trường trái phiếu được chú ý trở lại khi lợi suất trái phiếu kho bạc tiến gần mức quan trọng
- Quan chức ECB Nagel: Việc tăng lãi suất chưa chắc đã kết thúc
- Quan chức BOE Ramsden: ECB không đưa ra bất kỳ cam kết nào về mức lãi suất sẽ ra sao
- Các công đoàn công nhân kim loại Nhật Bản cũng đặt mục tiêu tăng lương cơ bản kỷ lục vào năm tới
- OPEC dự kiến sẽ lên lịch họp trực tuyến trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối tuần này
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng GfK của Đức tháng 12 là -27.8 so với dự kiến -27.9
- Niềm tin người tiêu dùng Pháp tháng 11 là 87, dự kiến 84
- Cung ứng tiền M3 của Khu vực đồng euro tháng 10 là -1.0% so với -0.9% y/y dự kiến
Thị trường:
- CAD dẫn đầu đà tăng, CHF giảm trong phiên giao dịch
- Cổ phiếu châu Âu giảm; S&P 500 giảm 0.1%
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 1.6 bps lên 4.404%
- Vàng ổn định ở mức 2,014.48 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.1% lên 75.70 USD
- Bitcoin tăng 0.4% lên 37,200 USD
Phiên giao dịch diễn ra khá bình lặng, các loại tiền tệ chính không có nhiều biến động. USD đã giảm nhẹ vào đầu phiên, đặc biệt là so với đồng yên và các loại tiền tệ khác. Nhưng khi phiên giao dịch diễn ra, USD đã phục hồi nhẹ với USD/JPY cắt giảm khoản lỗ từ 148.00 xuống 148.70 trước khi tạm ổn định quanh mức 148.40.
Trong khi đó, AUD/USD và NZD/USD đều có khả năng vượt qua các mức kháng cự kỹ thuật quan trọng so với USD nhưng hiện đang ổn định ở mức tương đương so với ngày hôm nay. Triển vọng vẫn khá lạc quan cho cả hai cặp tiền nhưng đà tăng trong ngày hiện đang bị chững lại.
Bên cạnh đó, các loại tiền tệ chính khác không có nhiều biến động, nhưng đồng đô la Canada đang dẫn đầu đà tăng với USD/CAD giảm từ 1.3600 xuống 1.3575 khi giá dầu dần phục hồi, OPEC+ dường như đã giải quyết xong các tranh chấp trong tuần này. Dầu thô WTI tăng hơn 1% trong ngày lên mức 75.70 USD hiện tại.
Trên các thị trường khác, cổ phiếu vẫn ảm đạm với các chỉ số châu Âu giữ ở mức thấp và duy trì xu hướng giảm nhẹ trong tuần. Về trái phiếu kho bạc, nhìn chung mọi thứ đang ổn định hơn nhưng sẽ có một đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 7 năm sắp diễn ra, và điều này có thể kích hoạt một đợt tăng giá khác trong trái phiếu.
OPEC sẽ họp trực tuyến trước thềm cuộc họp OPEC+
- Cuộc họp trực tuyến, chỉ dành cho các thành viên OPEC đã được lên lịch vào lúc 17:00 thứ Năm.
- Nguồn tin cho biết cuộc họp nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ, không phải để thảo luận về chính sách.
- Sau đó, cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởng OPEC+ (JMMC) sẽ bắt đầu vào lúc 20h00 trước khi các Bộ trưởng OPEC+ sẽ họp bàn vào lúc 21:00.
- Có vẻ như họ đang cố gắng giải quyết mọi bất đồng có thể xảy ra. Giá dầu đã phản ứng với thông tin đó khi dầu thô WTI tăng 1% lên mức $75.60.
Quyết định lãi suất của RBNZ từ góc nhìn các ngân hàng lớn
- RBNZ sẽ quyết định mức lãi suất vào thứ tư tuần này.
Dưới đây là dự báo của bảy ngân hàng lớn về động thái của RBNZ:
- Standard Chartered:
Chúng tôi dự kiến RBNZ sẽ duy trì lãi suất ở mức 5,50%. Chúng tôi cho rằng quá sớm để bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 11 khi lạm phát hiện vẫn ở mức cao (5.6% YoY). Khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ xảy ra vào 5/2024 khi triển vọng kinh tế có thể hồi phục trong năm2024. Tuy vậy, lạm phát tiếp tục dai dẳng hơn sẽ là rủi ro đối với dự báo này.
- ANZ:
RBNZ sẽ giữ nguyên OCR ở mức 5.50%. Chúng tôi cho rằng dự báo trung hạn của RBNZ sẽ không thay đổi với nội dung chủ đạo tiếp tục là "mọi thứ vẫn đang tốt đẹp"
- Westpac:
Chúng tôi dự kiến RBNZ sẽ giữ nguyên OCR ở mức 5.50%. Nhìn chung, dữ liệu gần đây sẽ khiến RBNZ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp tục quan sát. Lạm phát nhập khẩu đang giảm nhanh hơn so với dự kiến trước đây. Mặc dù vậy, dữ liệu nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng và nhập khẩu vẫn đang yếu kém. Có thể lạm phát trong ngắn hạn sẽ giảm, nhưng dài hạn có thể sẽ không thay đổi nhiều.
- Danske Bank:
Chúng tôi dự kiến lãi suất sẽ không thay đổi.
- TDS:
Chúng tôi dự kiến RBNZ sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.50%. RBNZ dường như hài lòng với chính sách tiền tệ hiện tại và biết rằng bất kỳ đồn đoán về việc nới lỏng sớm có thể ngăn chặn mục tiêu của họ
- Rabobank:
Chúng tôi cho rằng không có bất kỳ thay đổi nào với mức lãi suất hiện tại và các hợp đồng tương lai OIS cho thấy khả năng thay đổi lãi suất gần như là bằng không. Điều thú vị là liệu RBNZ có cập nhật quan điểm của mình về thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên ở New Zealand hay không. Chúng tôi thấy điều này (cắt giảm lãi suất) có khả năng xảy ra ngay trong năm tới.
Giá dầu biến động trước thềm cuộc họp OPEC+
- Dầu WTI hồi phục về mức $75.
- Đồng USD tiếp tục đi ngang quanh vùng đáy gần nhất.
- Giá dầu có thể giảm nếu số liệu của API thể hiện tồn kho tại Mỹ gia tăng.
Giá dầu hiện đã thoát khỏi vùng đáy gần nhất và giúp cho sắc xanh trở lại với hàng hóa này. Lệnh ngừng bắn ở Gaza đã được kéo dài thêm hai ngày nhằm thực hiện trao đổi thêm tù nhân và viện trợ nhân đạo. Trong khi đó, sự chia rẽ trong OPEC+ khiến căng thẳng gia tăng khiến thị trường càng chú ý hơn tới cuộc họp vào thứ Năm tuần này.
Đồng đô la chưa cho thấy tín hiệu quá tích cực khi chỉ số DXY vẫn tiếp tục đi ngang quanh mức 103.21. Nhà giao dịch cần theo dõi phát biểu của các quan chức Fed trong tuần này nhằm tìm kiếm manh mối cho hành động tiếp theo của Fed vào tháng 12 sắp tới.
Dầu WTI đang giao dịch ở mức $75.64 trong khi dầu Brent ở mức $80.67 mỗi thùng
CEO Goldman Sachs: Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục dai dẳng
- CEO của Goldman Sachs David Solomon nói rằng cả hai nước đều có những bất đồng lớn cần giải quyết:
- Trong giai đoạn không ổn định như hiện tại, căng thẳng địa chính trị là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế.
- Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình thế giới.
Sự chia rẽ sâu sắc trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ có tác động lớn hơn nhiều đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong những năm tới.
SocGen: EUR/USD có thể đạt mức 1.10 vào cuối năm
- EUR/USD gặp kháng cự tại 1.0960.
Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Xu hướng cân đối danh mục vào cuối tháng có thể kích thích nhu cầu đối với EUR/USD
- Nhìn lại lịch sử, lợi nhuận trung bình của cặp tiền vào tháng 12 trong 10 năm qua là 1.1%. Nếu điều này diễn ra thì mốc 1.1050 sẽ là đích đến của nó vào cuối năm.
- Các biện pháp kích thích Trung Quốc cùng với đà giảm của giá dầu sẽ là nhân tố hỗ trợ cho đà tăng.
ING: Đồng USD sẽ hồi phục trong thời gian tới
Các phân tích viên tại ING tin tưởng vào triển vọng hồi phục của đồng Đô la trong tương lai gần:
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ sẽ tác động đáng kể đến xu hướng của đồng bạc xanh
- Cần chú ý tới phát biểu của các quan chức Fed bao gồm Austan Goolsbee, Christopher Waller, Michelle Bowman và Michael Barr vào đêm nay.
- Dòng vốn chốt lời cuối tháng có thể ảnh hưởng tới xu hướng hiện tại
- Tuy vậy, các dữ liệu kinh tế cuối năm có thể hỗ trợ cho đà phục hồi của đồng tiền này.
Cung tiền M3 tháng 10 của Eurozone giảm so với dự kiến
- Cung tiền M3 tháng 10 của Eurozone: -1.0% y/y
- Dự kiến: -0.9% y/y
- Trước đó: -1.2% y/y
Tăng trưởng tiền tệ ở khu vực đồng Euro giảm như dự kiến, trong bối cảnh điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Xu hướng này sẽ tiếp tục và gây áp lực lên ECB vì nền kinh tế cũng sẽ chậm lại.
Quan chức BOE Ramsden: Chúng tôi không đưa ra bất kỳ cam kết về việc lãi suất sẽ như thế nào
- Tỷ giá sẽ được duy trì ở mức hạn chế trong một khoảng thời gian dài
- Các quyết định về lãi suất sẽ phải phụ thuộc vào dữ liệu
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trong phiên giao dịch
- Eurostoxx: -0.3%
- DAX: -0,2%
- CAC 40 -0.4%
- FTSE: -0.3%
- IBEX: +0.2%
- FTSE MIB: -0.2%
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.1% trong ngày.
Quan chức ECB Nagel : Việc tăng lãi suất chưa hẳn đã kết thúc
- Sẽ phải tăng lãi suất lần nữa nếu triển vọng lạm phát xấu đi
- Quá sớm để thảo luận về việc cắt giảm lãi suất, mong muốn thận trọng hơn
- Triển vọng lạm phát đáng khích lệ nhưng động lực lạm phát cốt lõi vẫn tiếp tục mạnh
Khả năng phục hồi của nền kinh tế trong Quý 4 vẫn còn gây ra một số nghi ngờ nhưng sẽ cần có sự thay đổi đáng kể về triển vọng lạm phát để đảm bảo việc tăng lãi suất nhiều hơn trong giai đoạn này.