Bộ trưởng Kinh tế Massa: Argentina có thể tăng trưởng trên 3% bất chấp lạm phát cao
Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa cho biết nước này trong năm nay có thể tăng trưởng trên 3% trong khi vẫn đang phải đối phó với lạm phát cao ngất ngưởng.
Massa cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi được đăng trên tờ Perfil vào Chủ nhật : "Chúng ta có thể chống lại lạm phát và điều chỉnh chi tiêu mà không làm nền kinh tế chậm lại và đưa ra những điều chỉnh chính sách gây "đau đớn"." Ông cho biết tổng sản phẩm quốc nội đã tăng “cao hơn khá nhiều” so với mức 5% vào năm ngoái.
Vàng tiến sát $1,880 ngay từ đầu phiên Á
USD suy yếu tiếp tục hỗ trợ vàng đầu tuần này. Vàng đang tăng hơn $12/oz lên 1,877 và phe mua sẽ tiếp tục nhắm tới $1,880. Tại đây vàng có thể gặp chút áp lực chốt lời do đã tăng tương đối mạnh nhưng nếu USD tiếp tục suy yếu và lực mua tiếp tục mạnh, vàng sẽ sớm bứt phá khỏi kháng cự này và chờ kiểm tra $1,900.
Chứng khoán châu Á mở cửa khởi sắc, tiếp nối đà tăng cuối tuần trước tại Mỹ
Lo ngại Fed thắt chặt giảm bớt đã hỗ trợ cổ phiếu châu Á. Thị trường Hong Kong và Hàn Quốc đang tăng mạnh nhất. Hôm nay thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Goldman Sachs nhận định về báo cáo việc làm Mỹ: Hỗ trợ công cuộc hạ cánh mềm
Theo Goldman Sachs:
- Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ dưới xu hướng cần thiết để tái cân bằng nền kinh tế.
- Tăng trưởng tiền lương đang dần giảm tốc, lạm phát giá cả đang giảm khá nhanh.
- Đây là điều đáng khích lệ cho một cú hạ cánh nhẹ nhàng
Fitch điều chỉnh giảm kỳ vọng doanh thu doanh nghiệp - Tăng trưởng chậm hơn, suy thoái nhẹ ở Mỹ, EU
Fitch vẫn chưa lạc quan sau báo cáo NFP:
Fitch dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 1.4% vào năm 2023.
- Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Vương quốc Anh có thể rơi vào suy thoái vào cuối năm 2022, với Hoa Kỳ tiếp theo vào giữa năm 2023 "do lạm phát cao khiến lãi suất tăng nhiều hơn, chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng."
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD tiếp tục suy yếu trong phiên Á
Các trader châu Á đang tiêu hóa 2 báo cáo NFP và ISM, và không khó hiểu khi USD tiếp tục bị bán tháo trên diện rộng. USDJPY hiện giảm gần 80 pip trong phiên.
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh: Thu nhập trung bình có thể giảm hơn 2,000 Bảng
Một viện nghiên cứu tại Anh cho biết các hộ gia đình mới chỉ đi được nửa chặng đường trong hai năm khủng hoảng chi phí sinh hoạt:
- thu nhập trung bình có khả năng giảm hơn 2,000 GBP
- thu nhập khả dụng điển hình của các hộ gia đình trong độ tuổi lao động đang trên đà giảm 3% trong năm tài chính này và 4% trong năm tính đến tháng 4 năm 2024
Tỷ giá USD/CNY tham chiếu hôm nay: 6.8265
Giá đóng cửa trước đó là 6.8235
PBoC bơm 2 tỷ CNY thông qua hợp đồng reverse repo 7 ngày.
43 tỷ CNY đáo hạn hôm nay.
PBoC rút ròng 41 tỷ CNY.
Báo tài chính Trung Quốc đưa tin 6 thành phố đặt mục tiêu GDP 5.5 đến 7% trong năm nay
Nhật báo Chứng khoán Trung Quốc báo cáo về kỳ vọng tăng trưởng ở Trung Quốc, cho biết:
- ít nhất sáu thành phố bao gồm Tế Nam, Thanh Đảo và Trường Sa đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2023, nằm trong khoảng 5.5% đến 7%
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 6/1: Chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ, USD giảm mạnh trước “lo ngại suy thoái”
Phiên thứ Sáu tuần trước là một phiên bị chi phối bởi các dữ liệu kinh tế, tiêu biểu là bảng lương phi nông nghiệp và khảo sát ISM dịch vụ. Báo cáo NFP về tổng thể trái chiều, khiến các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, trước khi đảo chiều sau khoảng 1 giờ. Nhưng sau đó, số liệu PMI dịch vụ giảm từ 56.5 xuống 49.6 (kỳ vọng 55), lần đầu tiên mảng dịch vụ ghi nhận hoạt động thu hẹp (dưới 50) kể từ tháng 5/2020, dấy lên lo ngại về suy thoái tại Mỹ. Tuy nhiên, suy thoái cũng đồng nghĩa với việc Fed sẽ phải sớm nới lỏng, và thị trường có một phiên tưng bừng. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều chốt phiên tăng mạnh, và phiên tăng này cũng đã kéo điểm cho cả tuần, giúp chứng khoán chốt tuần đầu tiên của năm mới trong sắc xanh:
- Chỉ số Dow Jones +2.13%, cả tuần +1.46%
- Chỉ số S&P 500 +2.28%, cả tuần +1.45%
- Chỉ số Nasdaq +2.56%, cả tuần +0.98%
Trên thị trường tiền tệ, sau pha giảm nhẹ đầu tiên sau báo cáo NFP, USD có hồi phục chút ít, nhưng để rồi lại tiếp tục bị bán tháo mạnh sau báo cáo PMI. Cùng với báo cáo NFP, số liệu lao động Canada cũng được công bố với biên chế tăng mạnh 104 nghìn, vượt xa kỳ vọng 8 nghìn. 3 báo cáo này đã khiến USDCAD trở thành đồng tiền giảm sâu nhất từ đỉnh xuống đáy (220 pip). Tất cả các đồng tiền khác đều tăng mạnh so với USD trước việc thị trường hạ định giá lãi suất dài hạn của Fed. Hiện tại, thị trường đang định giá lãi suất dài hạn chỉ còn ở mức 4.95%; đồng thời, lợi suất khắp các kỳ hạn đều suy yếu: lợi suất 2 năm giảm 20bp xuống 4.25%, còn lợi suất 10 năm giảm 16bp xuống 3.56%.
- Chỉ số DXY -1.158%
- EURUSD +1.12%
- GBPUSD +1.54%
- AUDUSD +1.79%
- NZDUSD +1.88%
- USDJPY -0.97%
- USDCHF -0.93%
- USDCAD -0.93%
Vàng tăng $33/oz lên $1,865.5, hưởng lợi nhờ lợi suất và USD suy yếu. Đây là phiên tăng mạnh nhất của vàng kể từ đầu tháng 12 và vàng tiếp tục duy trì gần đỉnh 6 tháng. Dầu WTI biến động mạnh, có thời điểm tăng lên tới hơn $75/thùng, nhưng sau đó thoái lui và chốt phiên gần như không đổi tại $73.77/thùng.
Quan chức BoE cho biết trần giá năng lượng có thể thúc đẩy lạm phát khác
Thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE Catherine Mann đã phát biểu vào cuối tuần.
- “Việc giới hạn giá năng lượng cho phép định hướng lại chi tiêu cho phần còn lại của giỏ hàng tiêu dùng và do đó có khả năng khiến lạm phát cao hơn”
- “Đó là điều chúng tôi xem xét cẩn thận.”
Cao điểm du lịch Tết Nguyên đán của Trung Quốc dự kiến sẽ đón khoảng 2.095 tỷ lượt khách
Trung Quốc đang tiếp tục đối phó với đại dịch COVID-19 . Du xuân lễ hội hàng năm sẽ khiến dịch lan tỏa rộng khắp.
Thị trường dầu mỏ đang chú ý đến việc Trung Quốc mở cửa trở lại vì có khả năng thúc đẩy nhu cầu. Sự lây lan của COVID đã làm chậm quá trình mở cửa trở lại và có thể còn vài tuần hoặc vài tháng nữa mới xảy ra.
Dầu chưa có nhiều biến động mạnh đầu tuần này:
Chủ tịch Fed Chicago dự báo tốc độ tăng lãi suất chậm hơn
Theo ông Charles Evans, người cũng sắp nghỉ hưu
- "Fed đang có vị thế tốt sau khi giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 50 điểm cơ bản vào tháng 12"
- "Nếu họ giảm xuống 25 điểm cơ bản một lần nữa, điều đó sẽ cho thêm một chút thời gian."
Thủ tướng Nhật Bản Kishida một lần nữa cho biết sẽ thảo luận với thống đốc mới của BOJ
Ông Kishida cho biết vào cuối tuần:
- "Dưới thời thống đốc mới của BOJ, chúng ta phải thảo luận về mối quan hệ giữa chính phủ và BOJ,"
Nhiệm kỳ của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda kết thúc vào ngày 8 tháng 4. Bản thân Kishida có tiếng nói cuối cùng về việc ai sẽ là thống đốc mới.
Một thỏa thuận mới giữa chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Nhật Bản sẽ mở đường cho việc kết thúc chính sách nới lỏng của BOJ và ít nhiều hỗ trợ đồng yên.
Hoạt động cấp vốn cho các công ty bất động sản Trung Quốc tăng 33% so với cùng kỳ trong tháng 12
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư nền kinh tế của đất nước, và chính phủ đang nỗ lực giải cứu bộ phận này:
- Theo công ty nghiên cứu thị trường CRIC, các công ty bất động sản Trung Quốc đã huy động được tổng cộng 101.8 tỷ nhân dân tệ (14.9 tỷ USD) trong tháng 12, tăng 33.4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự hỗ trợ nhiều hơn của nhà nước đối với lĩnh vực mắc nợ cao.
- CRIC đã khảo sát 100 công ty. Con số cho năm 2022 là 824 tỷ nhân dân tệ, giảm 38% so với năm trước.
Quan chức PBoC cho biết tăng trưởng kinh tế sẽ trở lại bình thường, đồng nhân dân tệ tăng trong trung và dài hạn
Ông Guo Shuqing, Bí thư Đảng ủy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước vào cuối tuần qua.
- Khi chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân để giúp họ phục hồi sau khi chính sách Covid Zero kết thúc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục quá trình "bình thường hóa".
- “Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế là chuyển đổi tổng thu nhập hiện tại sang tiêu dùng và đầu tư ở mức độ lớn nhất có thể”
- Thu nhập sẽ được tăng lên
- Khu vực tài chính nên tăng cường các sản phẩm để cho phép mua xe hơi, mua nhà
- Chính sách tiền tệ cần hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân để mở rộng tăng trưởng tín dụng và cho phép tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn
- Nhân dân tệ sẽ tiếp tục biến động, tăng giá trong trung và dài hạn
- PBOC giám sát lạm phát, lạm phát nhập khẩu
Giám đốc điều hành Citi cho biết Fed sẽ tăng lãi suất lên gần 5.5% vào tháng 5, khả năng suy thoái trong nửa cuối năm 2020
Giám đốc điều hành Citigroup Jane Fraser:
- "lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh, lạm phát dịch vụ tiếp tục dai dẳng.”
- "Chúng tôi dự báo rằng Fed sẽ tăng lãi suất cuối kỳ lên gần 5.5% vào tháng 5 tới và giữ lãi suất ở mức đó cho đến cuối năm sau"
- "Tôi nghĩ rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra ở Mỹ vào khoảng nửa cuối năm 2023"
Trung Quốc đã mua thêm 30 tấn vàng vào tháng 12/2022, sau khi mua 32 tấn vào tháng 11
Theo PBoC:
- Trung Quốc đã mua 30 tấn vàng dự trữ trong tháng 12/2022
- Tổng dự trữ vàng của đất nước đạt 2,010 tấn
Chỉ số S&P đóng cửa dưới MA 200 giờ. Thị trường tập trung vào CPI tuần sau
Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đang đóng cửa cao hơn trong ngày và trong tuần. Tất cả các chỉ số chính đều đóng cửa với mức tăng hơn 2% trong ngày.
Trong tuần, mức tăng từ khoảng 1% đến 1,5% đối với các chỉ số chính.
- Dow Jones tăng 700.53 điểm lên 33,630.62
- S&P tăng 86.98 điểm lên 3,895.07
- Nasdaq tăng 264.06 điểm lên 1,0569.30
- Russell 2000 tăng 39.60 điểm lên mức 1.792.79
Đồ thị S&P 500
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: Dữ liệu ISM tiêu cực làm lu mờ bảng lương phi nông nghiệp
Cập nhật thị trường
- Vàng tăng $34 lên $1,867
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 17 điểm cơ bản xuống 3.55%
- Dầu thô WTI không đổi ở mức 73.67 đô la
- S&P 500 tăng 95 điểm lên 3924
- NZD dẫn đầu đà tăng, USD giảm mạnh
Thị trường bước vào giao dịch năm 2023 với nhiều biến động mạnh, bao gồm cả hôm nay
Đồng đô la trước đó phản ứng tích cực với tin NFP, khi thị trường nhìn vào số liệu biên chế lao động tăng vào tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhưng sau đó, thị trường tập trung vào tốc độ tăng lương chậm hơn đáng kể, và đồng đô la Mỹ giảm giá.
Tuy nhiên phản ứng đó không kéo dài lâu. Chứng khoán Mỹ mở cửa mạnh mẽ nhưng nhanh chóng thu hẹp đà tăng và một số lo ngại rủi ro đã khiến EUR/USD giảm xuống 1.0510 từ 1.0544, áp lực điều chỉnh cũng diễn ra trên các cặp khác.
Bước ngoặt lớn cuối cùng đến từ một báo cáo dịch vụ ISM khủng khiếp. Đó là một chỉ báo sớm cho nền kinh tế, và nó khiến thị trường tin tưởng rằng Fed sắp kết thúc kế hoạch tăng lãi suất. Lợi suất trái phiếu kho bạc sụp đổ cùng với đồng đô la và từ 1.0510, đồng euro tăng mạnh lên 1.0646.
Biên độ USD/JPY hôm nay cũng rất rộng, từ 134.77 ngay trước khi bảng lương phi nông nghiệp giảm xuống mức thấp nhất vào cuối ngày tại 132.07.
S&P 500 mở rộng đà tăng lên 2%, chạm mức cao nhất kể từ ngày 15 tháng 12
S&P 500 vừa chạm mức 3890, phá vỡ mức đỉnh 3889 từ ngày 21 tháng 12 và biên độ được thiết lập từ ngày 15 tháng 12.
CIBC dự báo Ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng này
Báo cáo việc làm thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Canada có thêm 104 nghìn việc làm trong tháng 12, cao hơn nhiều so với mức dự báo là 5 nghìn.
CIBC đã chuyển kỳ vọng của mình sang mức tăng 25 bps sau dữ liệu.
"Thị trường lao động Canada vẫn mạnh hơn nhiều so với dự kiến và (cho đến nay) dường như kiên cường với lãi suất tăng nhanh. Với tuyển dụng mạnh mẽ phản ánh các công ty cần bù đắp cho tình trạng nhân viên vắng mặt ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống gần đáy kỷ lục, chúng tôi dự báo mức tăng 25 bp cuối cùng từ Ngân hàng Canada tại cuộc họp vào cuối tháng này."
Chủ tịch Fed Kansas: Áp lực lạm phát mới từ năng lượng, giá nông sản là điều rất thực tế
- Áp lực lạm phát mới từ năng lượng, giá nông sản là điều có thật
- Cần thắt chặt chính sách thêm bao nhiêu vẫn là khía cạnh thiết yếu trong các cuộc thảo luận của Fed
- Fed sẽ đối mặt với những lựa chọn phức tạp, truyền tải thông điệp khó khăn khi thị trường lao động dịu lại
- Áp lực lạm phát đang diễn ra phản ánh sự thắt chặt của thị trường lao động
- Lạm phát càng duy trì ở mức cao lâu thì chi phí chống lạm phát càng cao
Chủ tịch Fed Atlanta: Doanh số mua sắm trong kỳ nghỉ lễ có thể ảnh hưởng đến quyết định của FOMC
Ông Bostic nói về quyết định tiếp theo của FOMC, 25 hoặc 50 điểm cơ bản, sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Trước đó, ông đã nhấn mạnh số lượng việc làm là thông tin đầu vào quan trọng và giờ đây nói rằng số lượng mua sắm trong kỳ nghỉ lễ cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định nếu người tiêu dùng vẫn kiên cường.
Hiện tại, thị trường đang định giá 75% khả năng tăng lãi suất 25bp và 25% tăng 50bp.
Chủ tịch Fed Richmond: Lộ trình tăng lãi suất từ từ sẽ hạn chế tác hại đối với nền kinh tế
Ông Thomas Barkin:
- Ngân hàng trung ương nới dần lộ trình lãi suất sẽ hạn chế gây hại cho nền kinh tế
- Fed nên điều chỉnh lãi suất một cách có chủ ý hơn trong bối cảnh chính sách bị chậm trễ
- Các nghiên cứu ước tính có thể mất từ 6 đến 12 tháng trước khi nhu cầu giảm làm lạm phát giảm
- Bóa cáo lạm phát của Mỹ trong hai tháng qua đang đi đúng hướng, tuy nhiên giá trị trung bình vẫn ở mức cao
- Fed vẫn kiên quyết với lạm phát, cần kiên quyết đến khi lạm phát bền vững trở lại mục tiêu 2%
- Fed không thể lặp lại chu kỳ những năm 1970 trong cuộc chiến lạm phát
Thành viên hội đồng thống đốc Fed Lisa Cook: Dữ liệu gần đây cho thấy tăng trưởng lương suy yếu
- Lạm phát 'quá cao' và 'rất đáng lo ngại' bất chấp những dấu hiệu đáng khích lệ gần đây
- Dữ liệu giá thuê nhà cho thấy lạm phát nhà ở chậm lại
- Chuỗi cung ứng đang được cải thiện và kỳ vọng lạm phát vẫn ổn định
- Fed cần nghiên cứu thêm về động lực lạm phát
- Không bình luận trực tiếp về lãi suất
Chủ tịch Fed Atlanta: Nền kinh tế Mỹ đang chậm lại
- Nền kinh tế tiến triển như thế nào sẽ định hình những gì Fed phải làm
- Nhà ở và các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất khác đã chậm lại đáng kể, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy thị trường lao động nới lỏng
- Vẫn không dễ tìm lao động nhưng đã dễ hơn trước
- Mất cân bằng cung cầu không thay đổi nhanh chóng, quá trình sẽ mất một thời gian
- Kỳ vọng GDP của Hoa Kỳ ở mức 1% cho năm 2023
- Dấu hiệu cho thấy lạm phát đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực
- Hoa Kỳ có nhiều dư địa để hấp thụ chính sách của Fed và tránh thu hẹp đáng kể
Kinh tế trưởng ECB: Nếu có suy thoái, sẽ chỉ suy thoái nhẹ
Theo ông Philip Lane:
- Nếu có suy thoái, sẽ chỉ suy thoái nhẹ
- Khả năng phục hồi sẽ cao hơn nhiều người mong đợi trong nền kinh tế châu Âu
- Động lực của thị trường lao động là một dấu hiệu cho thấy châu Âu không phải đối mặt với sự thu hẹp quá lớn
- Lạm phát sẽ giảm mạnh trong năm nay
- Nếu giá năng lượng tiếp tục giảm, lạm phát cơ bản và lương thực cũng sẽ nối gót
- Nhìn thấy sự sụt giảm đáng kể trong tiền lương thực tế
- Các cuộc đàm phán tiền lương đang diễn ra sẽ bắt đầu bù đắp cho điều đó, có thể gây áp lực tăng giá trong những năm tới.
- Các quyết định chính sách sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, nhưng bất kỳ loại mô phỏng nào cũng cho thấy lãi suất cần phải trên 2%
USDJPY tiếp tục giảm sau khi dữ liệu ISM công bố tiêu cực
USDJPY đã tiếp tục đà giảm sau khi Chỉ số phi sản xuất ISM yếu hơn nhiều so với dự kiến. Việc làm và đơn đặt hàng mới đều di chuyển xuống dưới mức 50. Giá thanh toán giảm xuống 67.6 từ 70.0.
Đô la Mỹ chìm trong nỗi sợ hạ cánh cứng sau khi khảo sát dịch vụ ISM sụt giảm
Cuộc khảo sát lĩnh vực dịch vụ ISM là một trong những chỉ số hướng tới tương lai tốt nhất hiện có và dữ liệu hôm nay đã giảm xuống 49.6 từ 56.5, tệ hơn nhiều so với sự đồng thuận của các nhà kinh tế là 55.0
Tệ hơn nữa, thành phần đơn đặt hàng mới trong cuộc khảo sát giảm rất mạnh
Những người tham gia thị trường đang vật lộn với ý tưởng liệu nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng hay mềm vào năm 2023 và dữ liệu ngày nay minh họa rất rõ cho thách thức này. Báo cáo việc làm tương đối tốt với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3.7% xuống 3.5%, gần mức thấp kỷ lục.
Nhưng việc làm là một chỉ báo trễ, còn dữ liệu dịch vụ ISM thể hiện tương lai, vì vậy thị trường nghĩ rằng việc sa thải lao động ở quy mô rộng hơn sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Điều đó cũng khiến thị trường (một lần nữa) nghĩ rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trên 5% và sẽ không thể giữ lãi suất ở mức cao nhất. Nhà đầu tư đổ xô đến trái phiếu, lợi suất 10 năm giảm 13 điểm cơ bản xuống 3.59%.
Đồng đô la đang bị giảm giá mạnh, tỷ giá USD/JPY hiện giảm xuống còn 132.50 sau khi chạm mức 134.77 trước đó.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ, DXY suy yếu sau các dữ liệu kinh tế mới
Trong phiên ngày hôm nay, thị trường đã liên tục chịu những tác động từ các tin tức về tình hình việc làm và kinh tế tại Mỹ. Dữ liệu NFP cho thấy tình hình việc làm tại Mỹ vẫn còn mạnh, tốc độ thuê nhân công vẫn giữ ổn định trong khi tăng trưởng tiền lương chậm lại có thể giúp ích cho FED trong cuộc chiến chống lạm phát của mình. Chỉ số PMI dịch vụ tại Mỹ tháng 12 được ISM công bố ở mức thấp hơn so với kỳ vọng đã gây tác động tiêu cực đến các tài sản rủi ro.
- S&P 500 +1.12%
- Dow Jones +1.25%
- Nasdaq +0.88%
Đồng bạc xanh không thể duy trì đà phục hồi của mình mà liên tục suy yếu sau hai dữ liệu kinh tế lớn, ở mức 104.528. Trên thị trường FX, USD/CHF ghi nhận mức giảm mạnh trong khi NZD/USD lại có một mức tăng ấn tượng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt giảm, lợi suất kì hạn hai năm giảm mạnh nhất với 14.4 điểm cơ bản
- EUR/USD +0.61%
- GBP/USD +0.82%
- AUD/USD +0.90%
- NZD/USD +1.01%
- USD/JPY -0.42%
- USD/CAD -0.35%
- USD/CHF -0.43%
Vàng tăng điểm mạnh mẽ ngay sau dữ liệu PMI dịch vụ, hiện ở ngưỡng 1,859.64 USD/Oz, tăng gần 27 USD/Oz.
BTC suy yếu, giao dịch tại 16,767 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt ở các ngưỡng 75.02 USD/thùng và 80.11 USD/thùng.
Chủ tịch FED Atlanta: Dữ liệu việc làm hôm nay không thay đổi triển vọng tôi đưa ra
Chủ tịch FED Atlanta, Bostic cho biết:
- Toàn cảnh tình hình việc làm vẫn còn mạnh
- Tiền lương không thúc đẩy lạm phát, nhưng chúng ta cần đi trước nó nếu có gì đó thay đổi
- Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên một chút
- Dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4% trong năm nay (từ mức 3.5% hiện nay)
- Chúng ta vẫn cần duy trì công việc hiện tại, lạm phát đang rất cao.
Đồng bạc xanh suy yếu sau thông tin PMI tháng 12!
DXY đã ngay lập tức phản ứng tiêu cực với thông tin PMI Dịch vụ tháng 12 của Mỹ giảm so với dự kiến, hiện ở mức 104.638.
Vàng bật tăng mạnh mẽ sau thông tin PMI
Vàng bật tăng mạnh mẽ sau thông tin chỉ số dịch vụ Mỹ tháng 12 được công bố, chạm mức 1,859 USD/Oz
ISM: Chỉ số dịch vụ của Mỹ tháng 12 thấp hơn so với dự kiến.
- Chỉ số dịch vụ của Mỹ tháng 12 đạt 49.6 điểm, thấp hơn so với 55.0 điểm trước đó
- Con số tại trước đó là 56.5 điểm
- Giá đã thanh toán đạt 67.6 điểm, giảm so với 70.0 điểm tháng trước
- Việc làm đạt 49.8 điểm, thấp hơn so với 51.5 điểm tháng trước
- Đơn đặt hàng mới đạt 45.2 điểm, giảm so với 56.0 điểm tháng trước
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chuyển đỏ
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt chuyển đỏ. Lợi suất trái phiếu kì hạn hai năm ghi nhận mức giảm nhiều nhất với 6.5 điểm cơ bản.
Tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Timiraos chỉ ra bức tranh tiền lương tốt hơn
Tâm lý thị trường đã tiếp tục được cải thiện khi hợp đồng tương lai S&P 500 tăng hơn 40 điểm. Điều này diễn ra sau khi Nick Timiraos đưa ra dòng tweet:
"Các sửa đổi đối với dữ liệu thu nhập trung bình mỗi giờ vẽ ra một bức tranh ít đáng lo ngại hơn đối với FED về tiền lương, so với báo cáo tháng 11. Xu hướng tăng trưởng tiền lương tháng 11 đã được sửa đổi về mức +0.4%. Mức tăng trưởng tiền lương hàng năm tại tháng 12 đang là 4.6%, mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 8.
Cập nhật thị trường FX: Đồng bạc xanh gặp áp lực lớn sau báo cáo NFP tháng 12 của Mỹ
Các dữ liệu lao động vừa được công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục mạnh trong thời gian vừa qua, trước những động thái thắt chặt từ FED. Đồng bạc xanh hiện đang chịu áp lực tại các cặp tiền lớn.
Vàng tiếp tục đà tăng sau báo cáo NFP!
Vàng tiếp tục đà tăng sau khi báo cáo NFP tháng 12 của Mỹ được công bố, hiện ở ngưỡng 1,843 USD/Oz.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản xem xét điều chỉnh tăng dự báo lạm phát
Tờ Kyodo trích dẫn các nguồn quen thuộc với lối suy nghĩ của suy nghĩ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), cho biết BOJ đang xem xét tăng dự báo lạm phát. Một báo cáo tương tự đã được đăng trên Nikkei vào tuần trước và dẫn đến việc đồng yên mạnh lên vào đầu năm.
Báo cáo mới nhất cho biết triển vọng lạm phát cơ bản năm 2022 sẽ tăng từ 2.9% lên 3% và quan trọng hơn cà là dự báo năm 2024 sẽ 'gần' với mục tiêu 2%.
Dự báo 2% cho năm 2024 sẽ là điều kiện tiên quyết cho chính sách bình thường hóa của BOJ. BOJ sẽ họp vào ngày 17 và 18 tháng 1 với những thay đổi đưa ra sau cuộc họp này.
Bất chấp sự thay đổi có thể xảy ra theo hướng hawkish, USD/JPY đã tăng kể từ thứ Ba và hôm nay đã đạt mức cao nhất vào cuối tháng 12 khi cặp tiền này hiện đang thu hẹp khoảng cách thấp hơn so với khi BOJ gây bất ngờ bằng cách thay đổi khung kiểm soát đường cong lợi suất.