Diễn biến các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán châu Âu trước giờ mở cửa: Chứng Âu tiếp tục khởi sắc, chứng Mỹ xanh trở lại
Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ hiện đang khá khởi sắc trước phiên giao dịch hôm nay. Nhìn chung, tại châu Âu, hôm nay tiếp tục là một phiên đầy màu xanh. Tuy nhiên, Mỹ sẽ đáng quan tâm hơn, khi thị trường thường có xu hướng quay đầu trước giờ New York. Cuộc họp Fed tối nay cũng sẽ rất đáng chú ý. Nếu Fed đưa tín hiệu hawkish, từ khả năng tăng lãi suất nhiều lần đến thu hẹp bảng cân đối kế toán sớm, thị trường chắc chắn sẽ không vui vẻ gì.
Dầu thô: Điều chỉnh kết thúc, đã đến lúc bứt phá?
Số liệu từ CME trên thị trường hợp đồng tương lai dầu thô cho thấy thứ Ba có thêm 25.3 nghìn hợp đồng open interest, ngày tăng thứ hai liên tiếp. Khối lượng chấm dứt chuỗi 2 ngày giảm và tăng khoảng 188.5 nghìn thùng.
Sự hồi phục trong phiên thứ Ba của dầu WTI đi kèm với open interest và khối lượng giao dịch tăng, cho thấy đà tăng có thể tiếp diễn trong ngắn hạn. Mục tiêu tiếp theo cho phe bò sẽ là $88/thùng.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Sự yên bình trước cơn bão!
Các đồng G7 đều đang biến động khá nhẹ trước thềm cuộc họp FOMC rất quan trọng đêm nay.
- Đồng USD đi ngang khi chỉ số DXY nằm quanh mốc 95.95.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.03% lên 1.1303.
- Đồng Aussie tăng 0.16% lên 0.7160.
- Cặp USD/JPY dao động quanh mốc 113.90.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Hôm qua, chúng tôi giữ quan điểm rằng EUR có thể kiểm tra mức hỗ trợ chính tại 1.1285 nhưng tỷ lệ cặp tiền phá vỡ mốc này là không cao. Tuy nhiên, EUR đã phá vỡ 1.1285 và giảm xuống 1.1261 trước khi tăng trở lại. Sự phục hồi cho thấy rằng EUR không có khả năng suy yếu thêm. Đối với ngày hôm nay, EUR có nhiều khả năng giao dịch đi ngang trong khoảng 1.1280 đến 1.1335 ”.
Cựu quan chức PBOC cho rằng Trung Quốc có thể tăng trưởng 5.5% vào năm 2022!
“Nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 5,5% vào năm 2022 và các nhà hoạch định chính sách có thể đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn miễn là lạm phát và rủi ro tài chính hệ thống được kiểm soát”, một bài đăng trên blog của Diễn đàn China Finance 40 đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn ý kiến từ Yu Yongding , cựu thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Các nhà phân tích của Moody's lạc quan về sự phục hồi kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bất chấp rủi ro!
- Sự phục hồi dần dần phản ánh sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế nhờ tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng, những chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ được tiếp tục và nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ
- Nhưng chênh lệch tăng trưởng sẽ vẫn còn khi đại dịch, căng thẳng địa chính trị, chuỗi cung ứng sẽ nới rộng sự khác biệt
Đặc phái viên Ukraine tại Nhật Bản nói rằng chiến tranh toàn diện rất khó dự đoán!
Đặc phái viên của Ukraine tại Nhật Bản Sergiy Korsunsky nói rằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn là rất khó dự đoán, nhưng chúng ta có thể thấy nhiều xung đột cục bộ hơn
- chúng tôi hoàn toàn cam kết về giải pháp ngoại giao cho những căng thẳng hiện nay với Nga
- chúng tôi không có kế hoạch tấn công bất kỳ phần nào của lãnh thổ bị chiếm đóng
- nếu Nga được phép gây áp lực bằng vũ trang, chúng ta sẽ thấy nhiều trường hợp như vậy trên thế giới
- nếu bạn có một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu, bạn cũng sẽ có một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Á
Cơ sở sản xuất chất bán dẫn của Samsung ở Tây An (Trung Quốc) trở lại hoạt động bình thường
Một cú đúp tin vui khi một nhà máy sản xuất trở lại và điểm nóng vi rút ở Tây An đang phục hồi.
Nhà máy ở Tây An của Samsung sản xuất chip nhớ flash NAND, Samsung đã cắt giảm sản lượng tại nhà máy Tây An vào tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2021.
Bank of America cho rằng Fed sẽ tiếp tục "hawkish" hơn nữa để kích hoạt một đợt tăng giá khác của USD!
Các chuyên gia tại BofA đưa ra bình luận:
- "Fed sẽ công bố vòng mua tài sản cuối cùng tại cuộc họp FOMC tháng 1 và chúng tôi nhận thấy rủi ro cho một quyết định diều hâu hơn nữa ... Chủ tịch Powell có khả năng sẽ báo hiệu đợt tăng đầu tiên tại cuộc họp tháng 3 và lưu ý rằng mọi cuộc họp đều diễn ra trực tiếp. "
- "Theo quan điểm của chúng tôi, một FOMC "hawkish" trong tuần này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác chính cho một đợt tăng giá khác của đô la Mỹ so với các đồng low-beta."
Dầu tăng trở lại sau đợt giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ đầu năm.
Dầu tăng trở lại sau đợt giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ đầu năm, kể từ năm 2015. Các kêu gọi để giá dầu Brent ở mức 100 USD tiếp tục tăng, với Ngân hàng Saxo dự kiến đó sẽ là mức giá ở nửa cuối năm nay. Niken sụt giá khi các nhà giao dịch cân nhắc triển vọng về nguồn cung mới khi lượng dự trữ giảm. Nhôm và lúa mì đều tăng giá. Gỗ xẻ giảm ngày thứ bảy liên tiếp với lượng cầu quan ngại.
Diễn biến mới nhất về căng thẳng Ukraine: Joe Biden cho biết ông sẽ xem xét việc trừng phạt Vladimir Putin nếu Putin tấn công Ukraine.
Diễn biến mới nhất về căng thẳng Ukraine: Joe Biden cho biết ông sẽ xem xét việc trừng phạt Vladimir Putin nếu Putin tấn công Ukraine, trong khi chính phủ châu Âu cố gắng hòa giải quan điểm đối nghịch của họ trước một cuộc xâm lược có thể xảy ra.
- Emmanuel Macron cho biết ông sẽ nói chuyện với Putin vào sáng thứ Sáu để làm rõ tình hình.
- Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cảnh báo trong một cuộc họp báo chung rằng Moscow sẽ phải trả giá đắt nếu có một cuộc tấn công xảy ra.
- Chính phủ Đức thúc đẩy miễn trừ ngành năng lượng trong tình huống ngăn chặn các ngân hàng Nga xóa các giao dịch bằng đô la Mỹ.
- Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov không đề cao nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược toàn diện và đổ lỗi cho việc làm gia tăng căng thẳng trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Kết quả thu nhập của Microsoft khiến các nhà đầu tư thất vọng.
Kết quả thu nhập của Microsoft khiến các nhà đầu tư thất vọng, cùng với cổ phiếu giảm tới 6% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Trong khi đó, Texas Instruments tăng điểm sau khi đưa ra dự báo lạc quan. Công ty cho biết doanh thu trong quý đầu tiên có thể lên tới 4.9 tỷ USD, vượt qua dự đoán của các nhà phân tích là 4.4 tỷ USD. Tesla sẽ công bố báo cáo vào thứ Tư.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD ít biến động.
Đồng USD ít biến động khi chỉ số DXY giảm nhẹ 0.04% xuống mức 95.931.
- Cặp GBP/USD tăng 0.13% lên 1.3518.
- EUR/USD tăng 0.06% lên 1.1307.
- Tỷ giá USD/JPY dao động quanh ngưỡng mở cửa ở mức 113.88.
- Đồng AUD tăng mạnh 0.20% lên 0.7162 sau khi chỉ số giá tiêu dùng CPI được công bố.
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2022.
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2022, do triển vọng ở Hoa Kỳ và Trung Quốc yếu hơn, cùng với lạm phát dai dẳng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết GDP toàn cầu sẽ tăng 4.4% trong năm nay, giảm so với ước tính 4.9% của tháng 10. Dự báo cho năm 2023 được nâng lên mức 3.8%. Trong khi biến thể Omicron sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên, các nhà kinh tế của quỹ dự kiến các tác động tiêu cực sẽ giảm dần bắt đầu từ quý thứ hai.
Tình hình bán tháo đã làm dấy lên làn sóng sử dụng quyền chọn bán!
Tình hình bán tháo đã làm dấy lên làn sóng sử dụng quyền chọn bán, được các nhà quản lý tiền tệ sử dụng như một biện pháp bảo vệ danh mục đầu tư hoặc một cách để đặt cược cho các khoản thua lỗ. Đối với S&P 500, khối lượng giao dịch vào thứ Hai đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020. Tại châu Âu, nhu cầu đối với các hợp đồng bearish của Chỉ số Euro Stoxx 50 lần đầu tiên đạt mức 1 triệu hợp đồng kể từ tháng 12.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 25/1: Chứng khoán Mỹ đã có một đợt phục hồi ngắn hạn vào phiên chiều qua!
Chứng khoán Mỹ đã có một đợt phục hồi ngắn hạn vào phiên chiều qua, với trung bình hầu hết đều đóng cửa ở mức thấp hơn khi các nhà đầu tư vẫn lo lắng về lập trường chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang và sự đối đầu của Nga đối với vấn đề Ukraine. Việc bán ra trở nên khó khăn hơn sau khi đóng cửa do mức thu nhập đáng thất vọng từ các công ty công nghệ khiến hợp đồng tương lai lao dốc. Theo các nhà hoạch định chiến lược của Goldman Sachs, rủi ro về một “cú sốc tăng trưởng” đối với chứng khoán đang gia tăng. Trước quyết định của Fed hôm thứ Tư về việc dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tháng Ba, họ cảnh báo rằng việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát cuối cùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế, làm tổn thương thị trường chứng khoán. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng thế giới cho năm 2022, do triển vọng của Hoa Kỳ và Trung Quốc suy yếu hơn cùng với lạm phát dai dẳng.
- Chỉ số S&P 500 giảm 1.2%, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng Mười.
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 2.5% sau khi Microsoft công bố tốc độc tăng trưởng chậm của dữ liệu đám mây.
Dầu thô tại Mỹ tăng 2.5% lên $85.36/thùng.
Giá vàng tăng 0.3% lên $1,850.40/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD ít biến động.
- EUR/USD giảm 0.2% xuống mức 1.1303.
- Cặp GBP/USD tăng 0.2% lên 1.3509.
- Tỷ giá USD/JPY dao động quanh mức 113.89.
Unilever trục xuất hàng nghìn quản lý sau một năm đầy khó khăn
Unilever sẽ cắt giảm khoảng 1.500 công việc quản lý và định hình lại hoạt động kinh doanh của mình để tập trung vào năm lĩnh vực sản phẩm chính.
Giám đốc điều hành Unilever, Alan Jope cho biết. "Việc chuyển sang năm nhóm kinh doanh tập trung vào sản phẩm sẽ cho phép chúng tôi phản ứng nhanh hơn với xu hướng của người tiêu dùng, và có trách nhiệm giải trình rõ ràng hơn với khâu phân phối"
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh trong năm 2022 với hiệu ứng Omicron
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm thứ Ba cho biết họ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh trong 2022 từ biến thể Omicron và những hạn chế về nguồn cung, nhưng đã nâng ước tính tăng trưởng vào năm 2023.
IMF dự kiến GDP nước Anh sẽ tăng 4.7% vào năm 2022 và 2.3% vào năm 2023, so với các ước tính vào tháng 10 trước đó là 5.0% và 1.9%
Phố Wall lại quay đầu lao dốc, cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán tháo!
Chứng khoán Hoa Kỳ sau đợt hồi phục mạnh hôm qua thì nay lại tiếp tục quay đầu tụt dốc. Trong đó phải kể đến chỉ số S&P500 đã sụt giảm gần 2% do General Electric là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất khi đã không đạt kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận. Hai chỉ số chính khác là Dow Jones và Nasdaq giảm lần lượt là 1.1% và 1.8%.
Thị trường trái phiếu biến động không mấy tích cực thúc đẩy đà tăng lợi suất trái phiếu, gây nhiều áp lực lên các cổ phiếu công nghệ. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 2 điểm cơ bản lên mốc 1.75%.
Bên cạnh đó, lo ngại về thắt chặt chính sách từ Fed trong cuộc họp sắp tới là động lực thúc đẩy sự ngự trị của USD trong thời gian gần đây. Chỉ số DXY ngày hôm nay đã tăng 0.24%, đồng tiền được coi là mạnh mẽ nhất trong các đồng tiền chính là CAD khi chỉ giảm -0.04%, và theo sau là JPY khi giảm -0.12%. Các đồng tiền bị USD lấn át mạnh như AUD, CHF và NZD khi đã giảm lần lượt là -0.24%, 0.38% và -0.51%.
Thị trường hàng hóa đã có khởi đầu đầy thuận lợi, giá dầu duy trì lại mức ổn định ở mốc $84/thùng. Giá vàng tăng 0.44% lên $1,850/oz. Bitcoin vẫn chưa tìm được đáy, hiện đang ở mốc $36,315 (giảm -1.05%).
Toyota đặt mục tiêu sản xuất lên mức kỷ lục trong năm 2022
Mới đây, Toyota Motor đã đặt kế hoạch sản xuất 11 triệu ô tô vào năm 2022
Được biết, đây là con số kỷ lục của ông "lớn" xe ô tô này, nhưng với điều kiện là nguồn cung chip được duy trì ổn định
Giá dầu ổn định khi áp lực về nguồn cung đã hạ nhiệt
Giá dầu nhìn chung đã ổn định trở lại vào thứ Ba khi các tín hiệu tăng giá từ bức tranh nguồn cung đã phản ứng với một thị trường chứng khoán lao dốc và khả năng tăng lãi suất trong thời gian sớm, điều mà có thể ảnh hưởng tới các tài sản rủi ro như dầu.
Giá dầu Brent tăng 0.3% lên 86.50 USD/thùng lúc 12h49 GMT, dầu WTI giảm nhẹ về mức 83.28 USD/thùng
Bùng phát COVID-19 ở Bắc Kinh đã lan đến tỉnh Hà Bắc
Trung Quốc đang vật lộn để kiềm chế đợt bùng phát mới nhất
Chưa có số liệu hay mức độ ảnh hưởng của Covid đối với đợt lây nhiễm lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại.
Trung Quốc dường như đang bị phân vân giữa việc sống chung với Covid hay tuân theo chính sách không khoan nhượng đối với các trường hợp COVID-19. Hiện tại, chính quyền địa phương không muốn có một làn sóng lây nhiễm lớn cũng như việc đóng cửa các ngành kinh tế chủ chốt trên cả nước.
Singapore: Lạm phát tăng nhanh trong tháng 12 - UOB
Barnabas Gan, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, xem xét số liệu lạm phát mới nhất ở Singapore.
“Giá tiêu dùng của Singapore tăng với tốc độ chóng mặt kể từ tháng 2 năm 2013 ở mức 4.0% so với cùng kỳ năm ngoái (+ 0.5% hàng tháng) vào tháng 12 năm 2021. Đây là mức cao hơn đáng kể so với kỳ vọng của thị trường là 3.7%, tuy nhiên gần với triển vọng của chúng tôi là 3.9%.”
“Rủi ro lạm phát vẫn đang tiếp diễn ở thời điểm này, do lạm phát đã tăng nhanh trong bốn tháng liên tiếp. Với các kết quả lạm phát mạnh hơn dự kiến gần đây, các nhà chức trách đã hạn chế công bố lạm phát năm 2021 và triển vọng lạm phát cơ bản cho năm 2022”.
USD/CNH: Vẫn có khả năng giảm xuống 6.3180 - UOB
Các nhà chiến lược ngoại tệ của Tập đoàn UOB lưu ý rằng USD/CNH vẫn có nguy cơ giảm xuống mức 6.3180 trong những tuần tới.
Quan điểm 24 giờ tới: “Trong khi chúng tôi dự đoán USD sẽ suy yếu vào ngày hôm qua, chúng tôi vẫn quan điểm rằng‘ bất kỳ sự lao dốc nào đều được hỗ trợ vững chắc tại 6.3300 ’. Sự suy yếu sau đó vượt quá kỳ vọng của chúng tôi khi USD giảm xuống còn 6.3248 trước khi tăng trở lại. Diễn biến hiện tại được coi là một phần của giai đoạn tích lũy và USD có khả năng giao dịch trong khoảng từ 6.3240 đến 6.3430 ”.
Trong 1-3 tuần tới: “Hôm qua chúng tôi đã nhấn mạnh rằng đà giảm đang bắt đầu mạnh lên và khả năng để USD phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 6.3300 đã tăng. Quan điểm của chúng tôi không sai khi USD sau đó giảm xuống còn 6.3248. Đà đi xuống đã được cải thiện, mặc dù không nhiều. Từ đây, USD có thể tiếp tục lao dốc xuống 6.3180. Ở phía tăng điểm, việc phá vỡ mức 6.3500 (ngưỡng kháng cự mạnh là 6.3650 ngày hôm qua) sẽ cho thấy rằng giai đoạn yếu của USD đã kết thúc.”
Dữ liệu đơn hàng Xu hướng Công nghiệp của tháng 1 của Anh vượt dự kiến
Dữ liệu mới nhất do CBI công bố - ngày 25/01/2022 cho thấy chỉ số CBI Các Đơn hàng Xu hướng tháng 1 của Vương quốc Anh đạt 24, vượt xa mốc 22 dự kiến.
Chi tiết của báo cáo cho thấy các nhà sản xuất Anh dự kiến sẽ tăng giá nhiều nhất kể từ năm 1977 trong ba tháng tới, do các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu và tình trạng thiếu lao động tiếp tục gây áp lực giá cả. Thêm vào đó, mức cân bằng kỳ vọng về giá xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ năm 1973.
Trong khi đó, sự lạc quan về tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng cho năm tới đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021 - khi nền kinh tế lâm vào tình trạng bế tắc. Sự sụt giảm triển vọng phần lớn là do các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực lạm phát dữ dội.
ECB: Tác động của Omicron đối với nền kinh tế đang “lu mờ”
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng của ECB, Philip Lane, trong một cuộc phỏng vấn:
• Chỉ có một số rủi ro ngắn hạn liên quan đến omicron.
• Nhưng điều này không phải là một yếu tố sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế của năm nay.
• Chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay.
• Thay vì tập trung vào từng tháng, ECB có tầm nhìn rõ ràng về hướng đi, tức là lạm phát sẽ giảm vào cuối năm nay.
• Cho đến nay, không thấy phản ứng lớn về tiền lương đối với lạm phát.
• Ít có khả năng xảy ra một kịch bản lạm phát dai dẳng, đòi hỏi phải thắt chặt chính sách một cách nghiêm túc.
Số liệu môi trường kinh doanh IFO tại Đức có gì đáng chú ý?
Trong tháng Một, chỉ số môi trường kinh doanh IFO tại Đức đạt 95.7 điểm, vượt kỳ vọng 94.7.
Sau báo cáo này, chuyên gia kinh tế từ IFO đã có một số bình luân:
- Nền kinh tế Đức bắt đầu năm mới với một tia hy vọng
- Còn quá sớm để nói về sự xoay chuyển của tình hình kinh tế
- Khủng hoảng nguồn cung nguyên liệu thô và sản phẩm sơ bộ đã giảm bớt
Chứng Âu khởi sắc, nhưng các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ đang tiếp tục đổ máu
Các HĐTL chỉ số chứng khoán châu Âu đang không mấy thuận lợi khi đều giảm sâu trước những lo ngại về Fed thắt chặt. Các cổ phiếu công nghệ trên sàn Nasdaq tiếp tục là đối tượng bị đạp mạnh nhất, khi mảng này cần lãi suất thấp để phục vụ việc nghiên cứu và phát triển. Khác với hôm qua xanh chuyển đỏ, phiên hôm nay cả 3 đều ngay lập tức đỏ luôn, cho thấy nhiều khả năng chứng khoán Mỹ sẽ chào phiên hôm nay không mấy vui vẻ. Ngược lại, tại châu Âu, đa phần các chỉ số đều trong sắc xanh.
Chứng khoán châu Âu hồi phục cùng chứng khoán Mỹ trước thềm cuộc họp Fed
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay đang có dấu hiệu hồi phục trở lại sau phiên hôm qua giảm sâu. Nhìn chung, đợt hồi phục hiện tại có vẻ vẫn là tăng trong cảnh giác, khi mọi ánh mắt sẽ đổ vào cuộc họp Fed ngày mai:
- Chỉ số DAX +0.34%
- Chỉ số CAC +0.62%
- Chỉ số FTSE +0.41%
- Chỉ số IBEX +0.55%
- Chỉ số Euro 50 +0.35%
- Chỉ số Stoxx 60 +0.36%
Trên thị trường tiền tệ, về cơ bản vẫn chưa có quá nhiều thay đổi. Đồng đô la hiện vẫn đang củng cố sức mạnh trước thềm Fed. Ngoài ra, rủi ro địa chính trị cũng có thể tạo điều kiện cho các đồng tiền risk-off:
- Chỉ số DXY +0.1% lên 95.9 điểm
- EUR -0.14%
- GBP -0.07%
- AUD -0.07%
- NZD -0.4%
- JPY +0.1%
- CHF -0.37%
- CAD -0.09%
Vàng giảm 0.17% xuống 1,839. Dầu thô giảm 0.6% xuống $83.55/thùng.
Deutsche Bank có nhận định gì vể EURUSD?
Ngân hàng Deutche Bank tiếp tục giữ nguyên quan điểm bullish về cặp EURUSD. Tuy vậy, trong nửa đầu năm nay, cặp tiền này sẽ giảm xuống 1.10 khi ECB thiếu những động thái thúc đẩy sức mạnh của EUR, trước khi tăng lên 1.15 vào cuối năm. Và các năm sau đó, ngân hàng này dự báo EURUSD sẽ đạt 1.20, 1.25, 1.30, lần lượt vào cuối các năm 2023, 2024 và 2025.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1307.
Ngân hàng UOB có nhận định gì về USDJPY?
Theo UOB, động lực giảm của USDJPY có vẻ đã tăng, tuy nhiên, USDJPY phải phá được 113.40 trước khi xuống được 113.00. Khả năng đó hiện tại đang khó xảy ra (USDJPY đã bật lại 113.46), nhưng sẽ tiếp tục tăng nếu cặp tiền không thể vượt được 114.45.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 113.77.
Thống đốc BoJ: Cần giữ tỷ giá hối đoái ổn định để phản ánh đúng cơ bản của nền kinh tế
Theo ông Kuroda:
- Cần giữ tỷ giá hối đoái ổn định để phản ánh đúng cơ bản của nền kinh tế
- Tỷ giá chưa biến động quá mạnh, chưa phải là yếu tố lớn trong việc giá cả tăng
- Tiền lương thực tế có thể chịu áp lực do lạm phát gia tăng trong ngắn hạn, nhưng thu nhập thực tế sẽ tiếp tục tăng và hỗ trợ tiêu dùng
- Lạm phát gần đây tại Nhật Bản chủ yếu do giá hàng hóa toàn cầu thay vì đồng yên yếu
- BOJ phải tiếp tục chính sách nới lỏng vì mục tiêu lạm phát 2% vẫn còn xa
Dầu thô: Dư địa giảm vẫn còn nhiều
Số liệu từ CME trên thị trường hợp đồng tương lai dầu thô cho thấy phiên thứ Hai có thêm 22 nghìn hợp đồng open interest. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tiếp tục giảm phiên thứ 2 liên tiếp, giảm khoảng 66.6 nghìn hợp đồng.
Dầu WTI tiếp tục điều chỉnh trong phiên thứ Hai. Sự suy yếu đi kèm với open interest tăng, cho thấy rằng đà suy yếu có thể sẽ tiếp tục. Hỗ trợ $80/thùng sẽ là mục tiêu trước mắt của phe bán.
Nhà giao dịch huyền thoại Ray Dalio cho rằng tiền điện tử đã được chú ý quá mức!
Ray Dailio cho biết ông chỉ nắm giữ một lượng vị thế crypto rất nhỏ trong danh mục đầu tư của mình.
Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế Trung Quốc!
Bộ Thương mại của Trung Quốc đưa ra dự báo về triển vọng nền kinh tế nước này:
- Trung Quốc dự đoán tình hình ngoại thương khó khăn trong năm nay
- Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang chịu áp lực, điều này sẽ đè nặng lên thương mại
- Lạm phát, áp lực chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động cũng là những yếu tố tiêu cực
- Các vấn đề về chuỗi cung ứng là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu
- Tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng thương mại của Trung Quốc trong năm nay sẽ vẫn ở mức ổn.
Các nhà đầu tư không nghĩ rằng Fed sẽ giải cứu thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư không nghĩ rằng Fed sẽ giải cứu thị trường chứng khoán. Thị trường lãi suất vẫn kiên định với dự đoán rằng FOMC - với cuộc họp đầu tiên trong năm diễn ra vào thứ Ba - sẽ tiến hành thắt chặt ngay cả khi tài sản toàn cầu giảm và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Thị trường hoán đổi cho thấy mức tăng lãi suất một phần tư điểm sẽ được tính cho tháng Ba và gần bằng một phần trăm điểm trên thị trường trong cả năm 2022.
Joe Biden sẽ gọi họp với các nhà lãnh đạo châu Âu để bàn về những khác biệt trong cách đối phó với Nga.
Joe Biden sẽ gọi họp với các nhà lãnh đạo châu Âu bao gồm Emmanuel Macron và Olaf Scholz, bàn về những khác biệt trong cách đối phó với Nga. Hoa Kỳ đã điều động 8,500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao nhằm hỗ trợ các lực lượng NATO ở Đông Âu nếu cần. Các quan chức Ukraine kêu gọi sự bình tĩnh sau cuộc họp cấp cao nhất của Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia ở Kyiv.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD đang trên đà tăng giá.
Đồng USD đang trên đà tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.07% lên mức 95.932.
- Cặp GBP/USD giảm nhẹ 0.04% xuống 1.3480.
- EUR/USD giảm 0.06% xuống mức 1.1317.
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.09% xuống 113.83.
- Đồng AUD tăng 0.14% lên 0.7152 sau khi chỉ số giá tiêu dùng CPI được công bố.
Hoạt động kinh tế tại khu vực đồng Euro tăng với tốc độ chậm nhất trong gần một năm.
Hoạt động kinh tế tại khu vực đồng Euro tăng với tốc độ chậm nhất trong gần một năm khi biến thể Omicron ảnh hưởng lớn đến ngành dịch vụ. Mặc dù sự gián đoạn nguồn cung giảm bớt phần nào đối với các nhà sản xuất, chỉ số PMI đã giảm xuống 52.4 trong tháng 1 từ mức 53.3 trong tháng 12. Ngành dịch vụ gây ngạc nhiên khi ghi nhận tăng trưởng tại Đức. Tại Vương quốc Anh, chỉ số này bất ngờ giảm xuống mức 53.4 từ 53.6.
Thị trường dầu đang khan hiếm nguồn cung khi giá dầu tăng vọt lên gần $90/thùng!
Thị trường dầu đang khan hiếm nguồn cung khi giá dầu tăng vọt lên gần $90/thùng. Khi các kho dự trữ toàn cầu giảm, các nhà giao dịch không cần phải bán nhiều hợp đồng tương lai để bảo vệ những nguồn cung đó. Các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ cho thấy rất ít dấu hiệu về việc sẽ chốt doanh số bán hàng trong tương lai. Trong khi đó, các nhà đầu cơ đang ngày càng bullish về giá và tránh xa vị thế short.